Sơ lược Phật Giáo Nguyên Thủy tại Việt Nam
THỐNG KÊ:
Theo Tuần báo Giác Ngộ, số 188 (04-09-2003), ở Việt Nam có 38.866 Tăng Ni, gồm:- 28.365 tu sĩ Bắc tông,
- 2.354 tu sĩ Khất sĩ.
- Với 14.401 tự viện, gồm: 12.036 tự viện Bắc tông, , 361 tịnh xá, 467 tịnh thất, và 998 Niệm Phật đường.
- Phật giáo Nam tông chỉ có 8.147 tu sĩ
trong đó chỉ có 650 tu sĩ Nam tông người Việt gồm 450 Tỳ kheo và 200 Tu nữ (60 chùa người Việt). Còn đa số 7.497 tu sĩ là người người Khmer ( 479 chùa Khmer)
Phật giáo Nguyên thủy Việt nam
có một lịch sử còn ngắn ngủi chưa đến 100 năm.Bắt đầu từ một số trí thức miền Nam Việt nam và những người Việt sống tại Cambodia, Đạo Phật nguyên thủy được hình thành rất khó khăn trong bối cảnh một quốc gia Đạo Phật bị ảnh hưởng Trung Quốc. Tại sao phải chọn lựa Đạo Phật nguyên thủy, điều đó chắc chỉ trong thâm tâm những người đã lựa chọn mới biết được rõ ràng. Riêng đối với cụ bác sĩ thú y Lê văn Giảng, mà sau là trưởng lão Hộ Tông, Maha Thera Vansarakkhita, thì có tài liệu trước 1975, kể rằng ngài đã chứng ngộ và đắc nhiều thần thông từ khi còn là cư sĩ tại gia. Thày Hộ Tông-Mahathera Vansarakkhita, được coi như là người có nhiều công đức nhất cho việc hình thành Đạo Phật Nguyên Thủy ở Việt Nam. Ngoài ra cũng còn nhiều tu sĩ đã lựa chọn con đường tu tập này vào thời điểm thập niên 1930:
- Người đầu tiên tu theo Phật giáo nguyên thủy là Hòa thượng Thiện Luật, thế danh Ngô Bảo Hộ, sinh năm 1898 tại Sa Đéc, xuất gia Sa di năm 1934 và xuất gia Tỳ kheo năm 1937. Người thứ hai là Hòa thượng Huệ Nghiêm, thế danh Hồ văn Viên, sanh tại Sa Đéc, xuất gia năm 1938. Người thứ ba là Hòa thượng Bửu Chơn, thế danh Phạm văn Tông sinh 1914 tại Hội An, Sa Đéc, xuất gia ngày 19 tháng 7 năm 1940. Người thứ tư, Hòa thượng Hộ Tông, thế danh Lê văn Giảng sinh 1893 quận 7, Phnom- Penh, xuất gia ngày 15 tháng 10 năm1940.
- Phật giáo nguyên thủy (còn gọi là Nam tông) là một trong chín hệ phái Đạo Phật ở Việt Nam. Giáo hội Tăng già Nguyên thuỷ Việt Nam được thành lập vào năm 1957, hoạt động rất tích cực trong vòng 24 năm, đến năm 1981 trở thành một thành viên trong GHPGVN và tồn tại cho đến ngày nay.
- Kinh Điển:
Nguồn kinh điển của Phật giáo Nam tông có lịch sử truyền thừa rất lâu đời trong lịch sử kết tập kinh điển Phật giáo. Nguồn tài liệu này được các vị Thánh tăng tổ chức kết tập từng thời kỳ khác nhau. Có tất cả 6 kỳ kết tập kinh văn, ba kỳ tổ chức ở Ấn Độ, một kỳ tổ chức ở Sri Lanka, hai kỳ tổ chức ở Myanmar. Kỳ kết tập lần thứ sáu ở Myanmar với kết quả là kinh điển được viết lên giấy trắng mực đen vào năm 1956, trong kỳ này có đại diện phái đoàn Phật giáo Nam tông Việt Nam tham dự. Điểm đáng lưu ý là kỳ này vẫn còn 6 vị Thánh tăng thuộc lòng Tam tạng, đó là 45 cuốn chánh tạng và 92 cuốn chú giải. Toàn bộ kỳ kết tập kinh văn này đuợc viết bằng tiếng Pàli và tiếng Myanmar. Và từ nền tảng căn bản kinh điển này, Phật giáo Nam tông truyền bá đến quốc gia nào cũng dịch từ 45 quyển chánh tạng và 92 quyển chú giải ra tiếng bản xứ của mình để y cứ tu hành. Tại Việt Nam, tạng kinh đã được Hòa thượng Thích Minh Châu phiên dịch, Thắng pháp do Hòa thượng Tịnh Sự phiên dịch và Luật tạng do Hòa thượng Hộ Tông, Hòa thượng Bửu Chơn, Hòa thượng Giới Nghiêm và TT.Giác Giới phiên dịch, tuy nhiên phần chú giải các công trình đó vẫn còn khuyết và hiện nay nhiều vị giáo phẩm đang nghiên cứu để chuyển ngữ. Nếu toàn bộ Tam tạng và chú giải Pali dịch sang tiếng Việt sẽ giúp ích cho Tăng Ni một kho tàng giáo lý phong phú để nghiên cứu và ứng dụng.
Di ảnh Chư Tổ
Hàng trên, từ trái sang phải:
Hòa thượng Thiện Luật, Hòa thượng Hộ Tông, Hòa thượng Narada
Hàng giữa, từ trái sang phải:
Hòa thượng Bửu Chơn, Hòa thượng Giới Nghiêm, Hòa thượng Ẩn Lâm, Hòa thượng Tịnh Sự
Hàng dưới, từ trái sang phải:
Pháp sư Thongkham, Hòa thượng Tối Thắng, Hòa thượng Giác Quang, Thiền sư Hộ Pháp
Source: Chùa Pháp Luân, Houston, Texas, Hoa Kỳ (2-2005)
Các danh tăng và cư sĩ tiền bối
Vài trang web tư liệu:
- HT Hộ Tông Vansarakkhita (1893-1981)
- Chúng tôi nhớ về tổ Hộ Tông
- http://www.trungtamhotong.org/
- Vài nét về thiền Vipassana ở Việt Nam hiện nay
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét