BẢO THÁP BOROBUDUR MỘT KỲ QUAN CỦA PHẬT GIÁO

BẢO THÁP BOROBUDUR
MỘT KỲ QUAN CỦA PHẬT GIÁO


Thích Nguyên Tạng



Borobudur là một bảo tháp hùng vĩ và lớn nhất của PG thế giới và được xem là một trong 70 kỳ quan của thế giới được Tổ chức Unesco ghi nhận là một Thánh tích quan trọng và đã tài trợ để trùng tu vào năm 1973.

Bảo tháp hiện nay tọa lạc ở quận Borobudur, miền Nam Magelang, Trung tâm Java, Indonesia. Quần thể kiến trúc độc đáo này được xây dựng trên một ngọn đồi cao 27 mét (rộng 2 cây số rưỡi), với chiều cao của tháp 32 mét, gồm có 9 tầng *, 1.600.000 phiến đá chạm trổ, 504 tượng Phật, 72 tháp hình quả chuông và 1500 tháp hình tứ giác. Bảo tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 7 và 8 Tây lịch. Theo các nhà khảo cổ thì công trình vĩ đại này phải mất 100 năm để xây dựng hoàn thành.

Ý nghĩa và tên gọi của Bảo Tháp Borobudur:




Ở Ấn Độ gọi Tháp là Stùpa hay Thùpa;Trung Hoa gọi là Phù Đồ hay Phật Đồ;  Tích Lan gọi là Dagola, Miến Điện gọi là Pagoda, Tây Tạng gọi là Chorten hay Tumulus, tiếng Anh gọi là Tower... nghĩa là chỗ cao ráo trang nghiêm, nơi hội tụ công đức, ngôi lăng mộ lớn,  nơi để tôn thờ xá lợi của Phật và các vị A La Hán. Bảo Tháp đầu tiên được xây dựng tại Ấn Độ ngay sau Phật nhập diệt tại thành Câu Thi Na và Ma Kiệt Đà và về sau nó trở thành một biểu tượng quan trọng của Phật giáo.
Danh hiệu Borobudur (Bà La Phù Đồ) phát xuất từ nguyên ngữ Sanskrit, có nghĩa là  "Ngôi chùa ở trên đồi" (Buddhist Monastery on the hill), và nhiều nghĩa khác nhau là : "Borobudur là Borobudur", nghĩa là Borobudur chỉ là một cái độc nhất vô nhị theo kiểu cách của chính nó, không giải thích, không bàn cãi được. Theo họa sĩ Nieuwenkamp thì cho rằng "Borobudur như là một đóa sen lớn rực rỡ nổi lên giữa hồ"  (a big lotus flower bud ready to bloom was floating on a lake). Ý kiến này được nhà khảo cổ N. Rangkuti (1987) đồng ý rằng hình ảnh của Borobudur trông nổi bật so với tất cả những phong cảnh bao quanh nó. Rồi từ những nghiên cứ về địa lý, các chuyên gia chứng minh rằng Borobudur vào thời điểm ấy được thiết kế ở giữa một cái hồ rất lớn, tất cả những làng mạc xung quanh Borobudur đều ở độ cao 235m so với mặt biển. Mực nước này hiện nay vẫn giống nhau so với mực nước của một cái hồ cạnh Borobudur.

Rồi dựa trên bản khắc năm 842 TL, nhà khảo cổ Casparis cho rằng "Borobudur là một nơi để cầu nguyện" (a place for praying). Borobudur là "Vô lượng Phật" (Countless Buddhas), là "Núi công đức của các Bồ tát" (A mountain of the virtues of the Bodhisattava). Đối với người Indonesia thì định nghĩa đơn giản hơn, Borobudur có nghĩa là " ngôi chùa ở Bobur " ( Monastery at Budur), vì Budur là địa danh của Java (Indonesia cũ) và Boro được biến thể từ chữ Bara và Byhara, phát xuất từ chữ "Vihara" (chùa), một từ của Sanskrit.

Kiến trúc của Borobudur:





Borobudur quay mặt về hướng đông, có 4 cửa và 9 tầng; tầng thứ nhất  được thiết tạo những tháp hình tứ giác với những hình tượng Phật và Bồ tát được chạm trổ lên đó, đặc biệt là ghi lại toàn bộ lịch sử của Đức Phật Thích Ca Mưu Ni, vị khai sáng đạo Phật, với những quan cảnh từ đản sinh, xuất gia, thành đạo, giáo hóa và Niết bàn. Tầng thứ hai, chạm trổ những chuyện tiền thân của Phật Thích Ca được mô tả trong Jataka. Tầng thứ ba, bốn và năm là trình bày hình ảnh của các vị Bồ tát như Quan Âm, Địa Tạng, đặc biệt là chuyện Sudha gặp Bồ tát Di Lặc (Maitreya) được diễn tả trong Kinh Hoa Nghiêm. Và bốn tầng tháp còn lại phía trên là phần tháp hình quả chuông. Trong mỗi tháp đều có tôn trí hình tượng Phật. Toàn bộ 1.600.000 phiến đá lớn nhỏ của Borobudur được điêu khắc và chạm trổ một cách tinh tế, sắc sảo và đẹp đẽ đã tạo nên một vẻ đẹp hùng tráng cho Borobudur.

Về mặt tổng thể, Borobudur được nhìn từ trên cao xuống trông giống như một đồ hình Mandala, biểu trưng cho cấu trúc của vũ trụ theo quan điểm của PG, trời tròn đất vuông (xin xem hình của Borobudur).

Thời gian xây dựng Tháp Borobudur:





Borobudur được xây dựng từ năm 750 đến 850 TL trong khoảng thời gian của hai triều đại Sailendra và Sanjaya.

Triều vua Sailendra trị vì một phần lớn ở Sumatra và tầm ảnh hưởng của hoàng gia này kéo dài đến miền Đông Ấn Độ. Các vị vua của triều đại này đều là tín đồ thuần thành của PG Đại Thừa, một tông phái PG xuất phát từ bắc Ấn Độ, kinh điển viết bằng ngôn ngữ Sanskrit. Triều đại này đã phát tâm kiến tạo công trình vĩ đại này vào năm 750 TL như để dánh dấu sự vững mạnh của PG tại Indonesia vào thời bấy giờ.

Thời gian khám phá và trùng tu tháp Borobudur:





Bảo tháp Borobudur được khám phá vào năm 1814 do công của Toàn quyền Anh quốc tại Indonesia, ông Thomas Stanford Raffles, trong một tình trạng bị đổ nát và chôn vùi dưới một vùng cây cối um tùm. Người ta tin rằng bảo tháp đã bị mất tích sau cơn núi lửa xảy ra tại vùng này vào thế kỷ thứ 14. Sau đó, toàn quyền Raffles đã cho dân làng khai quật và mọi ngưòi đều sửng sốt trước “một ngôi vườn tháp” của Java vĩ đại như thế mà bấy lâu họ không hề biết.

Đến năm 1900, chính quyền Hòa Lan tiếp thu Indonesia và họ đã thành lập một Ủy ban bảo trì Borobudur, một dự án trùng tu lại Borobudur được thực hiện ngay lập tức vào năm 1907 đến 1911 bởi tiến sĩ Th. Van Erg, một kỹ sư quân sự Hòa Lan. Công trình trùng tu này đã bị ngưng lại vì những biến động của thế chiến thứ nhất (1913-1917). Trong hai thập niên 1950 và 1960, chính quyền Indonesia có nhiều chương trình trùng tu nho nhỏ. Đến năm 1967, giáo sư Soekmono, chủ tịch Viện Khảo cổ Indonesia, kêu gọi tổ chức Unessco cứu vãn Borobudur, và tổ chức Giáo dục, Khoa học cùng Văn hóa của Liên hiệp quốc này đã ghi nhận Borobudur là một di tích lịch sử quan trọng của thế giới và đã tài trợ để trùng tu lại thánh tích này từ năm 1973 đến 1983. Công việc đại trùng tu này kéo dài ròng rã 10 năm, với 700 công nhân làm việc toàn thời, sáu ngày mỗi tuần, để khai quật, cạo rửa, tô đắp và sắp xếp lại phiến đá bị đánh cắp... đặc biệt hãng máy tính IBM đã tài trợ cho ban trùng tu một máy điện toán để giúp tính toán đo đạc và thay thế những phiến đá chạm trổ bị đánh cắp vào những chỗ trống sao cho cân xứng.

Cuối cùng công việc trùng tu đã hoàn mãn với tổng chi phí là 25 triệu đô la, tăng gấp ba lần so với dự tính ban đầu. Trong ngày khánh tạ Borobudur, 23 tháng 2 năm 1983, Tổng thống Indonesia, ông Suharto đã phát biểu rằng : "Chính quyền Indonesia luôn quan tâm đến những di sản của lịch sử và có những kế hoạch để bảo trì. Từ nay Borobudur đã có thể chịu đựng với thời gian một ngàn năm nữa...."

Lời  kết:

Nhiều nhà khảo cổ học và sử học tin rằng ngôi bảo tháp vĩ đại này được xây dựng bởi vua Sailendras như để biểu dương sức mạnh chính trị của mình. Cũng có ý kiến cho rằng Borobudur chỉ là sản phẩm của những vị vua Phật Giáo chuyên chế, tự nhận mình là những vị Bồ tát để thực hiện công trình vĩ đại này để vinh danh PG và cũng để tôn vinh chính mình. Cho dù mục đích của người tạo dựng ra nó là gì, Borobudur vẫn là Borobudur như thuở nào mà người Phật tử Indonesia thường gọi như vậy để nói lên niềm tự hào của mình.

Borobudur được xem là hòn ngọc của vùng Nam bán cầu, rõ ràng Borobudur đã trở nên nổi tiếng từ khi tổ chức Unessco biết đến, hằng năm có nhiều chục ngàn người đổ xô về chiêm bái thánh tích này.  Bốn khách sạn lớn được dựng lên ở một thành phố gần Borobudur để cung ứng cho nhu cầu du lịch nơi vùng này.

Ngày nay Borobudur nằm giữa một thung lũng được bao quanh bởi những ngọn đồi thấp, và đặc biệt là nằm ở giữa hai con sông lớn của Indonesia là Progo và Elo. Borobudur cách 90 km về hướng Đông Nam của tỉnh Semarang và khoảng 42 km hướng Tây Bắc của thành phố Yogyakarta. Du khách có thể chọn xe Taxi hoặc xe buýt để viếng thăm Thánh tích nổi tiếng này.

Tổng hợp theo các tài liệu:

- Chris Scarre (1999), The Seventy Wonders of the Ancient World, Thames and Hudson Ltd, London.
- Robert Storey (1992) Indonesia, A Travel SurvivalKit, Lonely Planet, Australia
- Gerald Cubitt and Christopher Scarlett (1995), This is Indonesia, New Holland Publishers, Sydney.
-  Bedrich Forman (1980) Borobudur, The Buddhist Legend in Stone, Octopus, London.
- Mitra, D (1971), Buddhist Monuments, Culcutta, India

Thích Nguyên Tạng
*
*   *
Ghi chú của TTM

*  Có tài liệu khác cho rằng chiều cao của Tháp khi chưa được trùng tu là 42 mét và sau khi trùng tu là 34.5 mét.  Bảo tháp gồm 10 tầng, khi trùng tu, dùng tầng cuối cùng để bảo vệ móng đã bị hư hoại.

Bài đọc thêm bằng Anh ngữ - Theo yogyes.com

Who does not know Borobudur? This Buddhist temple has 1460 relief panels and 504 Buddha effigies in its complex. Millions of people are eager to visit this building as one of the World Wonder Heritages. It is not surprising since architecturally and functionally, as the place for Buddhists to say their prayer, Borobudur is attractive.
Borobudur was built by King Samaratungga, one of the kings of Old Mataram Kingdom, the descendant of Sailendra dynasty. Based on Kayumwungan inscription, an Indonesian named Hudaya Kandahjaya revealed that Borobudur was a place for praying that was completed to be built on 26 May 824, almost one hundred years from the time the construction was begun. The name of Borobudur, as some people say, means a mountain having terraces (budhara), while other says that Borobudur means monastery on the high place.
Borobudur is constructed as a ten-terraces building. The height before being renovated was 42 meters and 34.5 meters after the renovation because the lowest level was used as supporting base. The first six terraces are in square form, two upper terraces are in circular form, and on top of them is the terrace where Buddha statue is located facing westward. Each terrace symbolizes the stage of human life. In line with of Buddha Mahayana, anyone who intends to reach the level of Buddha's must go through each of those life stages.
The base of Borobudur, called Kamadhatu, symbolizes human being that are still bound by lust. The upper four stories are called Rupadhatu symbolizing human beings that have set themselves free from lust but are still bound to appearance and shape. On this terrace, Buddha effigies are placed in open space; while the other upper three terraces where Buddha effigies are confined in domes with wholes are called Arupadhatu, symbolizing human beings that have been free from lust, appearance and shape. The top part that is called Arupa symbolizes nirvana, where Buddha is residing.
Each terrace has beautiful relief panels showing how skillful the sculptors were. In order to understand the sequence of the stories on the relief panels, you have to walk clockwise from the entrance of the temple. The relief panels tell the legendary story of Ramayana. Besides, there are relief panels describing the condition of the society by that time; for example, relief of farmers' activity reflecting the advance of agriculture system and relief of sailing boat representing the advance of navigation in Bergotta (Semarang).
All relief panels in Borobudur temple reflect Buddha's teachings. For the reason, this temple functions as educating medium for those who want to learn Buddhism. YogYES suggests that you walk through each narrow passage in Borobudur in order for you to know the philosophy of Buddhism. Atisha, a Buddhist from India in the tenth century once visited this temple that was built 3 centuries before Angkor Wat in Cambodia and 4 centuries before the Grand Cathedrals in Europe.
Thanks to visiting Borobudur and having supply of Buddha teaching script from Serlingpa (King of Sriwijaya), Atisha was able to improve Buddha's teachings after his return to India and he built a religion institution, Vikramasila Buddhism. Later he became the leader of Vikramasila monastery and taught Tibetans of practicing Dharma. Six scripts from Serlingpa were then summarized as the core of the teaching called "The Lamp for the Path to Enlightenment" or well known as Bodhipathapradipa.
A question about Borobudur that is still unanswered by far is how the condition around the temple was at the beginning of its foundation and why at the time of it's finding the temple was buried. Some hypotheses claim that Borobudur in its initial foundation was surrounded by swamps and it was buried because of Merapi explosion. It was based on Kalkutta inscription with the writing 'Amawa' that means sea of milk. The Sanskrit word was used to describe the occurrence of disaster. The sea of milk was then translated into Merapi lava. Some others say that Borobudur was buried by cold lava of Merapi Mountain.
With the existing greatness and mystery, it makes sense if many people put Borobudur in their agenda as a place worth visiting in their lives. Besides enjoying the temple, you may take a walk around the surrounding villages such as Karanganyar and Wanurejo. You can also get to the top of Kendil stone where you can enjoy Borobudur and the surrounding scenery. Please visit Borobudur temple right away...
Text: Yunanto Wiji Utomo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét