I. ĐỊNH NGHĨA.
Tâm lộ chiêm bao là sự diễn tiến tâm khách nơi ý môn trong lúc chúng sanh ấy đang ngủ.
Thông thường chúng sanh đi vào giấc ngũ, dòng hữu phần trôi chảy bình thưòng.
Khi cơ thể có biến động, khiến dòng hữu phần bị dao động làm sanh khởi một quy trình sinh diệt của một số tâm khách và sự kiện này lại xảy ra khi ngũ nên gọi là tâm lộ chiêm bao (supinacittavīthi).
II. NHÂN SINH LỘ CHIÊM BAO.
Có bốn nhân phát sanh tâm lộ chiêm bao:
1. Do rối loạn tiêu hóa vật thực.
Chính sự rối loạn tiêu hóa vật thực làm tứ đại trong thân bất hòa, khiến người ta mộng thấy những cảnh tượng hải hùng như: bị rơi từ trên núi xuống, bị rượt đuổi bởi thú dữ, người dữ...
Cũng do rối loạn tiêu hóa vật thực, chiêm bao phát sanh lên:
- Do gió kích thích.
Máu lưu thông dễ dàng là do gió đưa đi, khi gió bị rối lọan, khiến máu bị nghẽn hay dồn dập, kích thích mạnh đến sắc ý vật, phát sanh cảnh lạ trong giấc ngũ, tạo thành sự diễn hoạt tâm lộ.
Khi mật quá ít hay dư thừa làm thay đổi cơ chế của máu và nó kích thích đến sắc ý vật, tạo thành cảnh lạ trong giấc ngũ.
Ba nhân này gọi chung là cittāvaraṇa (tâm bị chướng ngại).
(Cittāvaraṇa = citta + āvaraṇa, chữ āvaraṇa nghĩa là bị ngăn cản).
Bấy giờ chất lửa trong cơ thể không được điều hòa, khiến bị sốt cao hoặc bị rét lạnh, kích thích đến sắc Ý vật trong lúc ngũ, khiến dòng tâm thức bị xáo trộn bởi cảnh lạ, sanh khởi một quy trrình diễn hoạt mới.
2- Do những kinh nghiệm quá khứ trạng lại.
Người nằm mộng thấy những gì đã từng thấy, nghe những gì đã từng nghe, hoặc đang sử dụng những gì đã từng sử dụng...
3- Do thần lực chư thiên (devasaṃharana).
Nói rõ hơn loại chiêm bao này phát sanh là do tha lực tác động, tha lực này có thể là chư thiên như vị chư thiên báo mộng cho Hoàng hậu Asandhimittā (vợ vua Adục), hay vua trời Đế thích báo mộng... hoặc do thần lực của người tác động như trường hợp thôi miên thuật, hay do ngạ quỷ kích động như giấc mộng của vua Bình sa vương...
4- Do Nghiệp tác động (còn gọi là điềm nghiệp).
Tức là quả tốt hay quả xấu sắp trổ cho chúng sanh ấy, nghiệp lực tác động đến như điềm báo trước, ví như mây đen kéo đến báo hiệu sắp có mưa. Sự báo hiệu này xảy ra trong thời điểm chúng sanh ấy ngủ, phát sinh lộ chiêm bao.
Trong bốn loại mộng này:
- Mộng do tha lực có khi đúng có khi không, chư thiên khi phẫn nộ, thường cho thấy những cảnh sai sự thật như một mưu mẹo gây tai họa cho người nằm mộng.
- Mộng do điềm nghiệp báo, sẽ diễn ra sau này y như giấc mộng.
Tâm lộ chiêm bao có được 12 lộ như sau:
Cảnh cực rõ có 6 lộ:
- Chót đổng lực có 2 lộ: Không HPVQ và có 1 HPVQ.
- Chót hữu phần Khách có 2 lộ: Không HPVQ và có 1 HPVQ.
- Chót hữu phần Khách có 2 lộ: Không HPVQ và có 1 HPVQ.
Cảnh mơ hồ: có 1 lộ.
Tổng cộng có 12 lộ tâm chiêm bao.
IV. THÍCH GIẢI.
1. Thời điểm nào có tâm lộ chiêm bao?
Dĩ nhiên đối với những người đang tỉnh táo sẽ không có tâm lộ chiêm bao, đối với người ngủ say lộ chiêm bao cũng không khởi lên.
Lộ chiêm bao chỉ khởi lên trong thời điểm gián đoạn giữa hai giấc ngủ, tức là vào lúc giấc ngủ chập chờn.
2. Có cho hạng người nào?
Lộ chiêm bao chỉ cho có 4 phàm nhân và 3 quả Hữu học. Vị Thánh A La Hán không bao giờ có trạng thái mộng mị, cho dù Ngài có bị dị ứng vật thực làm rối loạn cơ thể sinh bệnh hoạn, nhưng tâm các Ngài đã tận diệt mọi phiền não, không có lực nào có thể làm rối loạn tâm các Ngài được.
Chúng sanh khi ngủ là do tác động của tâm sở hôn trầm và tâm sở thụy miên, vị A La Hán tuy cũng nghỉ ngơi, nhưng không do 2 tâm sở này chi phối. Sau thời gian hoạt động, sắc pháp là cơ thể của Ngài cần nghỉ ngơi, bấy giờ tâm vị A La Hán đi vào hữu phần ngay có thế thôi. Một số cây cũng biểu lộ sự nghỉ ngơi của sắc pháp như co cụp lá lại... sắc thân của vị A La Hán cũng thế.
Vị Thánh Tam quả đã viên mãn Định, lẽ ra các Ngài cũng không có lộ chiêm bao, nhưng vì các Ngài còn bị chi phối bởi phiền não vô minh và phiền não ái nên vẫn có thể phát sinh lộ chiêm bao.
Mặt khác, chúng sanh ở địa ngục không nằm mộng bao giờ, vì lửa địa ngục đốt thiêu suốt đêm ngày. Chư Thiên cũng không nằm mơ được, vì sắc nghiệp (kammajarūpa) của họ quá vi tế, vả lại trên Thiên giới không bao giờ có một trong 4 nhân trợ sanh chiêm bao: chướng ngại tâm (cittavaraṇa), do tha lực (devasaṃharaṇa), dị ứng vật thực và do nghiệp tác động.
Vật thực của Chư Thiên là loại tịnh thực, khi vào cơ thể sẽ tan biến tất cả rồi lan khắp cơ thể, không lưu cặn bã như người địa cầu và không hề bị bịnh như nhân loại.
Nói về điềm nghiệp, tuy cõi chư Thiên vẫn có hiện tượng báo tử của vị chư Thiên như: Vòng hoa trang điểm héo úa, Y phục bị bạc màu thành cũ, hào quang từ thân bị phai nhạt, mồ hôi từ nách nhảy ra, tâm dã dượi sầu muộn.
Điềm nghiệp báo tử này khởi lên lúc thường nhật, không phải trong giấc ngủ.
3. Tâm lộ có hữu phần Vừa qua
Những tâm lộ chiêm bao có HPVQ chỉ khởi lên khi sắc thành tựu hiện tại làm cảnh.
Trường hợp đang ngủ có người kêu hoặc lay động thân, khi ấy chỉ khởi lên lộ nhĩ môn hoặc lộ thân môn, tiếp theo là lộ nối tiếp (atītaggahaṇavīthi) rồi dứt, không có những tâm lộ khác nối tiếp, bấy giờ mới có lộ chiêm bao và tâm nhận cảnh thinh hoặc cảnh xúc, đó cũng là loại sắc thành tựu hiện tại, nên có HPVQ.
4. Vì sao chỉ có 1 mà không có 2 hay 3 HPVQ
Vì sắc thành tựu làm cảnh trong lộ chiêm bao là loại sắc thô. Trong trạng thái chập chờn, chúng tác động đến dòng hữu phần đang muội lược, nên chỉ cần 1 sát-na HPVQ thì tâm hữu phần bị Rúng động ngay.
Mặt khác sắc tế không thể hiển lộ sức mạnh để làm cảnh cho dòng tâm thức đang trong trạng thái muội lược.
Khi nào sắc tế làm cảnh cho tâm khi ấy mới có nhiều HPVQ.
Điều nên ghi nhận rằng: Tuy tâm lộ chiêm bao vẫn có đổng lực sanh khởi, nhưng chúng không tạo thành quả dị thục, vì khi ấy tâm có trạng thái muội lược, bị xáo động nên Tư tâm sở (cetanācetasika) không có sức mạnh lưu giữ chủng tử (bīja) tạo thành nghiệp dị thời.
-ooOoo-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét