Hoa VÔ ƯU (Asoca)

Hoa VÔ ƯU (Asoca)

Văn hóa Ấn Độ thường cho rằng cây vô ưu là điềm lành.Theo truyền thuyết Thái Tử Tất Đạt Ta sanh ra dưới cây Adu-ca trong vườn Lâm Tì Ni. Vì mẹ con được an ổn nên cây này được gọi là cây Vô Ưu.
Phạn : Asoca (A-du-ca)
Hán dịch : Vô Ưu Thọ, A-thúc-ca-thọ, A-thủ-ca-thọ Tên Khoa Học : Joine Asoka Roxk Lọai thực vật họ đậu, sống ở các nơi như Hymalaya, Tích Lan, bán đảo Mã Lai Thân cây thẳng đứng giống như lá Hòe Lá mọc từng cặp giống như cánh chim, dài từ 9 – 20cm.
Hoa nở khỏang 6 – 10cm, màu đỏ tươi, khiến cho người phải để mắt

Hoa vô ưu

Trái hình bầu dục, dài khỏang 20cm

Trái Vô Ưu
Hoa Vô Ưu Đang Nở Rộ vào Tháng 3 Và Tháng 4 Năm 2007, tại Câu lạc bộ Trần Nhân Tông thuộc Trung tâm UNESCO Nghiên Cứu và Ưng Dụng Phật Học Việt Nam, Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
vu013
Hoa Vô Ưu
vubest010
Hoa Vô Ưu

2. Hoa Ưu Đàm (Udumbara)

Ưu đàm cũng là một loại cây có hoa nhưng là loại cây thiêng (linh thọ). Theo Phật giáo, hoa Ưu đàm nở là một điềm lành. Ưu đàm, Phạn ngữ Udumbara, Hán ngữ phiên âm thành Ưu đàm ba la, Ưu đàm bà la, Ô đàm bạt la, Ô đàm bát la, Uất đàm v.v… Hoa Ưu đàm có tên Ưu đàm bát hoa hay Ưu bát hoa gọi tắt là Đàm hoa, dịch nghĩa là Linh thụy hoa, Thuỵ ứng hoa, Không khởi hoa. Theo Từ điển Phật học Hán Việt, NXB Khoa Học Xã Hội, thì: “Cây Ưu đàm không thuộc loại hoa quả, mọc ở các nơi như núi Himalaya , cao nguyên Đê-can và nước Xây-lan v.v… Thân cây cao hơn một trượng, lá có hai thứ: một thứ phẳng trơn, một thứ thô nhám, cả hai thứ đều dài khoảng 4,5 tấc nhọn đầu. Hoa lưỡng tính rất bé, mọc kín ở lõm sâu trong đài hoa, nên thường nhầm là loại cây không hoa. Hoa xếp như nắm tay hoặc như ngón tay cái, thành chùm hơn chục đóa, ăn được nhưng vị không ngon”. Sách Huyền Lâm Ứng Nghĩa, quyển 21 mô tả về Ưu đàm “Lá cây hoa này tựa như lá cây lê, quả to bằng nắm tay, vị ngọt, có hoa nhưng ít xuất hiện, khó trồng”. Đặc biệt, hoa Ưu Đàm có mùi thơm xông khắp vô lượng thế giới (Vô Lượng Thọ kinh). Cứ vào các đặc điểm được mô tả về thân, lá, hoa và quả của Ưu đàm và Vô ưu thì chắc chắn Ưu đàm và Vô ưu là hai loại cây hoa hoàn toàn khác biệt nhau.
Đúng là Thái tử Tất Đạt Đa được sinh ra dưới cội Vô ưu. Tuy nhiên, khi nói về Phật đản sanh lại lấy hoa Ưu đàm làm biểu tượng là do một nguyên nhân khác. Hoa Ưu đàm, theo quan niệm của Phật giáo là một loài hoa linh thiêng, cực kỳ quý hiếm “ba ngàn năm mới nở một lần” nên mang ý nghĩa hy hữu, hiếm có, khó gặp. Mặt khác, hoa Ưu đàm nở là điềm lành báo hiệu Đức Phật ra đời hay có bậc Luân Vương xuất thế, vì lẽ ấy mà hoa Ưu đàm được gọi là hoa Linh thụy. Theo Pháp Hoa văn cú: “Ưu đàm là loại hoa thiêng, ba ngàn năm mới nở một lần, mỗi lần hoa nở thì có Đức Phật ra đời”. Do các đặc điểm này, hoa Ưu đàm thường được làm ảnh dụ cho sự kiện xuất thế hy hữu của Đức Thế Tôn trong văn học và kinh điển Phật giáo.
Nguồn: http://www.quangduc.com/hoidap/h-hoavouu.html
Nếu đúng là Hoa Ưu Đàm 3000 năm mới nở một lần, thì chắc chắn ở thời điểm này không ai có thể biết thực sự cây Ưu Đàm và Hoa Ưu Đàm hình dạng ra sao.
Tuy nhiên có một loài hoa lạ, mọc và nở hoa trên tất cả các vật thể như tượng Phật, đá, gỗ, thủy tinh, kim loại v.v..mà hiện nay Pháp luân công gọi hoa này chính là Udumbara ?



Udumbara

Udumbara

Udumbara

Udumbara

3. SALA LONG THỌ

Khi Đức Phật nhập diệt, tương truyền ngài chọn nằm giữa hai cây Sala.
Ở Việt Nam, cây Sa la còn gọi là cây đầu lân. Giới chơi cây cảnh gọi là Ngọc kỳ lân
Tên khoa học: Couroupita surinamensis Mart. ex Berg.
Họ: Lộc vừng Lecythidaceae
Bộ: Sim Myrtales

salalongtho
Cây Sa La

Cây Sa La (Sa La Long Thọ)

Hoa Sa La

Cây Sa La nhiều trái tại Thiền Viện Nguyên Thủy
img_5135
Cây Sa La tại Thiền Viện Nguyên Thủy đang thay lá
Phạm Doãn sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét