Học Thiền Nguyên Thủy thời Đức Phật ở đâu?

THÔNG BÁO CỦA THIỀN VIỆN NGUYÊN THỦY


Thiền Viện Nguyên Thủy sẽ tổ chức một khóa thiền Vipassana.
Vào ngày: 17/ 07/2011 đến ngày 26/07/2011 (mười ngày)
Tại Thiền Viện Nguyên Thủy: số Số 33A, Đường 10, KP.1, P. Cát Lái, Q. 2, Tp.HCM, Tel: 37420214
Kính mời Tăng Ni, Phật tử và các hành giả đăng kí tham dự khóa tu Thiền, kể từ ngày ra thông báo này với ban tổ chức Thiền Viện theo địa chỉ trên.
Số điện thoại liên lạc: Cô Tu nữ Hạnh Chánh  0902.533.086


ĐIỂU KIỆN ĐĂNG KÝ THAM DỰ KHOÁ TU:


a ) Quý vị chỉ cần 1 đơn xin đăng ký tham dự khoá thiền ( khi tới xẽ phát )
b) mang theo chứng minh nhân dân hợp lệ và hai ( 02 )bản photo chứng minh nhân dân không cần công chứng.
c ) đồ dùng cá nhân,



Qúy vị nên tới từ  chiều ngày 16/ 7 / 2011
quý vị có thể đăng kí trực tiếp với cô Hạnh Chánh
Dđ: 0902.533.086 (Cô Hạnh Chánh)


chú ý :
vì phòng có hạn chế mong quý vị đăng ký sớm để ban tổ chức dễ dàng sắp xếp chổ nghỉ.


Cát Lái, ngày 21 tháng 06 năm 2011
Ban tổ chức Thiền Viện Nguyên Thủy


Thượng Tọa Pháp Chất
chi tiết xem tại
Cát Lái, ngày 21 tháng 06 năm 2011
Ban tổ chức Thiền Viện Nguyên Thủy


Thượng Tọa Pháp Chất
chi tiết xem tại http://rungthienvienkhong.wordpress.com/rung-thien-vien-khong/thong-bao-khoa-thien/

NỘI DUNG TU THIỀN TỨ NIỆM XỨ

TẠI THIỀN VIỆN NGUYÊN THỦY
1. LỊCH SỬ THIỀN VIỆN NGUYÊN THỦY: Thiền viện được thành lập năm 1968 do Hoà Thượng Hộ Tông sáng lập. Diện tích khoảng 3 hecta nằm trên địa bàn Quận 2 Tp. Hồ Chí Minh. Khung cảnh rất thích hợp cho những vị chân tu sống đời phạm hạnh, lại càng thích hợp với những nguời tu tập pháp môn thiền quán. Hoà Thượng thành lập chùa có hai chủ ý: Một là thành lập trường đại học Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam, hai thành lập trung tâm Thiền Tứ Niệm Xứ quốc tế, tuy nhiên duyên lành chưa hội đủ nên Hoà Thượng chỉ kiến tạo được một ngôi chánh điện và một khu tăng xá có khoảng 28 phòng dành cho chư tăng tu học. Kiến trúc chánh điện khá quy mô và vĩ đại  theo phong cách Thái lan.
Thượng toạ Pháp Chất được Giáo hội bổ nhiệm trụ trì năm 1993, từ lúc bổ nhiệm cho đến nay thượng toạ đã làm được nhiều phật sự tại thiền viện như: Trùng tu Chánh điện, Tăng xá, đặc biệt là xây dựng mới một dãy thiền xá cho hành giả thiền sinh tu học, và tổ chức nhiều khoá tu Tứ niệm xứ quốc tế. Thượng toạ dự kiến sẽ xây dựng một đại chánh điện mới để đáp ứng nhu cầu hành thiền cho Tăng ni và phật tử. Hiện nay, Thượng toạ là Phó ban Ban Nghi lễ TW GHPGVN đặc trách Nam tông Kinh, Ủy viên Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Tp. HCM.
2. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ 2 THIỀN SƯ: Từ năm 2007 đến nay, Phật giáo Nguyên thủy nói chung và thiền viện Nguyên thủy nói riêng vinh dự đuợc Ban Tôn Giáo chính phủ cho phép mời nhiều vị thiền sư nguời nước ngoài vào Việt nam dạy thiền tại thiền viện Nguyên Thủy.
Năm nay 2010, thiền viện tiếp tục được Ban Tôn Giáo chính phủ cho phép mời 2 vị thiền sư người nước Myanmar đến mở khoá thiền trong năm 2010 bằng công văn số 693/TGCP-HTQT đề ngày 06/09/2010.
Đây là tiểu sử tóm lược 2 vị thiền sư Myanmar:
- Thiền sư U TEJINDA, Sanh năm 1976 tại Myanmar, một quốc gia có truyền thống phật giáo Nguyên thuỷ lâu đời trong lịch sử Phật giáo. Thiền sư có văn bằng Đại học ở đại học Mawlamyine, Mon State, Myanmar. Năm 2004, được trở thành thiền sư, phụ tá giảng dạy cho các thiền sinh ở trung tâm thiền Pa Auk (Pa Auk Meditation Center).
- Thiền sư VEN NA NA VAMSA sanh năm 1974 tại Myanmar. Thiền sư có văn bằng Đại học Toán (B.S.c) ở đại học Yangon, Myanmar. Năm 2004, được trở thành thiền sư, phụ tá giảng dạy ở trung tâm thiền Pa Auk (Pa Auk Meditation Center). Thiền sư còn dạy Pàli, Abhidhamma cho các Thiền sinh trong và ngoài nước tại Thiền viện Pa Auk.
3. PHƯƠNG PHÁP HÀNH THIỀN VIPASSANĀ (TỨ NIỆM XỨ PA AUK):
Đây là phương pháp thiền Tứ Niệm xứ do Đức Phật giảng dạy cách đây hơn 25 thế kỷ. Phương pháp này được ghi lại trong Kinh Đại Tứ niệm xứ thuộc Trường bộ kinh, và trong Kinh Tứ niệm xứ, và Kinh Nhập tức xuất tức niệm thuộc Trung bộ kinh.
Phương pháp thiền Pa Auk nầy do thiền sư Pa Auk Sayadaw (Àcinna), người Myanmar, chủ xướng. Thiền viện Pa Auk có nhiều chi nhánh quốc tế. Nhiều hành giả thiền sinh thành đạt cao trong phương pháp nầy, và trở thành thiền sư quốc tế.
Thiền sư Pa Auk hướng dẫn phương pháp thiền Vipassanā, Tứ niệm xứ Pa Auk, khởi đầu từ đề mục Hơi thở vô hơi thở ra. Khi hành giả tu tập cho đạt đến tứ thiền, rồi Thiền sư sẽ cho tu tập lần lượt các đề mục Niệm xứ khác còn lại. Hành giả sẽ tu tập lần lượt các đề mục trong phần Định (40 đề mục) và phần Tuệ (16 Tuệ Vipassanā) theo Kinh Visuddhimagga (Thanh tịnh đạo).
Đây là phương pháp hành thiền đúng theo chánh Tạng, vô cùng lành mạnh và bổ ích cho những ai áp dụng tu tập. Thiền Tứ Niệm Xứ còn được gọi là Thiền Vipassanā nhằm giúp chúng ta thanh lọc tâm, nhổ tận gốc rể phiền não, chấm dứt sanh tử luân hồi, đạt được quả vị.
Đối tượng tham dự khoá thiền: Chư Tăng ni và Phật tử. Đặc điểm của dòng Thiền nầy là tất cả hành giả thiền sinh đều phải trì giới nghiêm túc, có tâm trí thật sự trong sáng, tinh tấn hành thiền, và phải tuân thủ đúng nội quy – thời khoá biểu mới có thể đạt được kết quả cao trong phương pháp nầy.
4. THỜI KHOÁ BIỂU
Thời khoá biểu, thiền sinh phải tuyệt đối tuân thủ liên tục trong suốt thời gian thực tập, nó sẽ giúp thiền sinh tiến bộ trên bước đường tu thiền.
03:30 sáng                      : chuông báo thức.
04:00 đến 05:00 sáng   : Ngồi thiền (đợt 1).
05:00 đến 05:45            : Tụng Kinh sáng_hoặc nghe pháp (nếu có).
06:00 đến 07:30            : Đi bát, ăn sáng _ sinh hoạt cá nhân.
07:30 đến 09:00 sáng   : Ngồi thiền (đợt 2).
09:00 đến 10:30 sáng   : Trình pháp.
10:30 đến 13:00 trưa    : Đi bát, ăn trưa và nghỉ ngơi.
13:00 đến 14:00            : Ngồi thiền (đợt 3).
14:00 đến 14:30            : Đi thiền.
14:30 đến 16:00            : Ngồi thiền (đợt 4).
16:00 đến 17:45 chiều : Trình pháp_Hỏi pháp.
18:00 đến 18:30            : Tụng Kinh tối. Đi thiền.
19:00 đến 21:00 tối      : Ngồi thiền (đợt 5)_ hoặc nghe pháp (nếu có).
21:30 tối                        : Chỉ tịnh.
5. ẨM THỰC VÀ CHỖ Ở
- Ẩm thực: Thức ăn và thức uống ban tổ chức hoàn toàn lo liệu cho tất cả thiền sinh. Hành giả chỉ đến đây với tâm tư thật sự trong sáng, dành thời gian trọn vẹn để tu thiền, không phải bận tâm đến việc ăn uống. Để hành thiền tốt, quý vị có thể ăn thức đạm bạc của ban tổ chức, nhưng bảo đảm vệ sinh và sinh dưỡng cao.
- Chỗ ở: Thời gian hành thiền rất nhiều theo thời khoá biểu, nên việc ngủ nghỉ cũng hạn chế rất nhiều, không giống như quý vị ở gia đình. Vì phòng ốc hạn chế nên mong thiền sinh hoan hỷ với điều kiện ở tập thể.
6. ĐIỂU KIỆN ĐĂNG KÝ THAM DỰ KHOÁ TU:
a ) Quý vị chỉ cần 1 đơn xin đăng ký tham dự khoá thiền ( khi tới xẽ phát )
 b) mang theo chứng minh nhân dân hợp lệ và hai ( 02 )bản photo chứng minh nhân dân không cần công chứng.
c ) đồ dùng cá nhân,
Qúy vị nên tới từ  chiều ngày 16/ 7 / 2011
quý vị có thể đăng kí trực tiếp với cô Hạnh Chánh
Dđ: 0902.533.086 (Cô Hạnh Chánh)
chú ý :
 vì phòng có hạn chế mong quý vị đăng ký sớm để ban tổ chức dễ dàng sắp xếp chổ nghỉ.
 Thiền viện Nguyên Thủy, địa chỉ số 33A, đường 10, Phường Cát Lái, Quận 2, Tp. HCM. ĐT:
(08)-3742.0214 gặp Ban Tổ chức (Cô Hạnh Giàu).
Dđ: 0902.533.086 (Cô Hạnh Chánh)
0932.445.530 (cô Hạnh Giác) để được hướng dẫn.
Chánh điện Thiền Viện Nguyên Thủy
Thiền viện Nguyên Thủy
Khóa Thiền Tứ niệm xứ Pa-Auk
NỘI QUY KHÓA THIỀN DÀNH CHO THIỀN SINH TẠI
THIỀN VIỆN NGUYÊN THỦY
Để khóa thiền đạt được kết quả tốt đẹp. Một nguyên tắc cơ bản về đạo đức cư xử tại Thiền viện Nguyên Thủy đã được thể hiện rõ nét về tinh thần và cốt lõi nhất trong mọi quy định đặt ra ở đây được chấp hành nghiêm chỉnh và luôn thể hiện sự tôn trọng và chính chắn trong mọi cư xử với nhau ở mọi nơi. Như lời của Đức Phật dạy các đệ tử của mình: “Hãy sống hoà thuận với nhau với lòng tôn trọng, chớ đừng có tranh cãi, hòa hợp như nước với sữa và hãy luôn nhìn bằng đôi mắt từ ái”.
A)- Khi Đến / Khi Đi:
Thiền viện Nguyên Thủy hoan hỷ đón nhận hành giả có nhu cầu tu học về với Thiền viện, hoan hỷ hướng dẫn quý vị khi đến cũng như khi đi theo nội quy của Thiền viện.
a)       Quý vị đến tu học xin vui lòng đến gặp Ban tổ chức để đọc kỹ về thư cam kết và nội quy, sau khi đồng ý quý vị sẽ làm thủ tục đăng ký, kê khai lý lịch.
Khi đến đăng ký tu học xin vui lòng mang giấy Chứng minh nhân dân để làm thủ tục đăng ký tạm trú. Ban tổ chức sẽ sắp xếp nơi nghỉ, phân phát vật dụng cần thiết cho quý vị.
b)      Tuân thủ theo các quy định nội quy. Nếu quý vị xin đi về trước thời hạn đăng ký thì lần sau không được chấp nhận tu học lại.
Khi rời khoá thiền, xin vui lòng hoàn trả lại cho Thiền viện vật dụng đã giao khi mới đến.
Không được đi vắng qua đêm và mang theo vật dụng mà Thiền viện giao. Không mang theo tiền bạc, tư trang, đồ quý giá. Nếu có xin vui lòng gởi Ban tổ chức. Nếu tự giữ lấy rủi có mất mát thì ban tổ chức không chịu trách nhiệm.
c)      Khi ra về không được bỏ vật dụng cá nhân lại. Kiểm tra hành trang của mình và không mang đồ vật của Thiền viện ra đi.
d)      Tránh quan hệ, giao thiệp với những người ngoài Thiền viện hay người không quen biết. Trừ khi cần thiết có lý do chính đáng và có sự đồng ý của Thiền sư hay Thiền viện trưởng. Nếu các vị Thiền sư đồng ý thì báo Ban tổ chức. Nếu đi lâu hơn ở qua đêm cho biết cụ thể khi nào đi, ở đâu, phương tiện gì và khi nào trở lại Thiền viện.
B)- Y Phục:
1)      Đối với y phục của quý chư Tăng Ni thiền sinh hay Tu nữ thiền sinh thì mặc theo hệ phái của mình.
2)      Đối với cư sĩ, Phật tử nữ, nam sẽ mặc đồng phục theo mẫu Thiền viện. Nam: áo trắng, quần nâu.
Nữ: áo trắng, váy nâu, khăn giới nâu và mỗi Thiền sinh phải có toạ cụ để ngồi khi hành thiền hay khi đi trình pháp (đồng phục có bán tại Ban tổ chức, quý vị mua hay tự may)
3)      Ăn mặc lịch sự trang nghiêm, không ăn mặc luộm thuộm, dơ bẩn khi đi hành thiền hay tới nơi đi bát
4)      Vật dụng giao cho quý vị gồm có: mùng, mền, móc áo, ghế bố (chiếu), bát dùng để ăn cơm, … Khi về vui lòng giặt giũ và gởi lại Ban tổ chức. Nếu để hư hao hay mất xin vui lòng bồi hoàn lại (vì vật dụng thuộc về Tam Bảo). Tại Thiền viện có dịch vụ giặt ủi.
C)- Về Cốc Liêu:
Hãy chấp nhận sự sắp xếp chỗ ăn, nghỉ của Ban tổ chức, không được tự ý dời chỗ cho nhau khi chưa có sự đồng ý của Ban tổ chức.
Bất cứ ai có vấn đề nhu cầu liên quan chỗ ở, chỗ nghỉ xin vui lòng liên hệ Ban tổ chức.
D)- Tài Sản:
Tài sản Thiền viện là của Tam bảo. Vì thế mong quý vị lưu ý bảo quản tài sản Thiền đường, Thiền xá như tài sản của cá nhân mình.
E)- Về Giới:
Vì lợi ích của mọi người cũng như sự thực hành của quý vị, xin hãy luôn giữ gìn tám (8) giới ( XEM  )và tuân thủ nghiêm túc. Mọi người được khuyến khích giữ giới đúng. Đối với Phật tử và hành giả việc giữ giới là bắt buộc. Ngoại trừ giới thứ sáu (ăn sái giờ) là phải xin phép Thiền sư chỉ trong trường hợp dạ dày, bao tử có vấn đề nghiêm trọng.
F)- Hướng Dẫn Chung:
1)      Hút thuốc, uống rượu, sử dụng các chất kích thích, an thần đều bị tuyệt đối cấm. Nếu quý vị bị phát hiện thì sẽ được mời ra khỏi Thiền viện.
2)      Vui lòng tôn trọng môi trường: không xả rác, không lãng phí điện nước.
3)      Giữ vệ sinh chung ở Thiền đường, Thiền xá, nhất là phòng vệ sinh.
4)      Không được nói chuyện trong Thiền đường, Thiền xá, phải hạn chế nói chuyện với nhau, nhất là khi xếp hàng đi bát, thọ thực.
5)      Khi đi bát theo thứ tự hạ lạp, người cư sĩ cao tuổi được ưu tiên và đi trong chánh niệm. Chỉ nhận đủ cho mình số lượng thức ăn, không nên nhận nhiều quá.
6)      Thuốc uống đặc trị phân chia liều lượng gởi Ban tổ chức, khi cần cấp cứu Ban tổ chức sẽ giúp đỡ. Thiền viện chỉ có những thuốc thông thường: cảm, sổ mũi, nhức đầu…
7)      Nếu quý vị muốn cúng dường bữa ăn cho Thiền sư hay Thiền sinh hoặc chư Tăng Thiền viện, quý vị vui lòng liên hệ Ban tổ chức để được giúp đỡ.
8)      Không được tự ý dâng thức ăn, thức uống đến Thiền sư. Nếu muốn cúng dường xin vui lòng gặp Ban tổ chức để được hướng dẫn dâng cúng đúng pháp, đúng luật.
9)      Nếu có nhu cầu mua sắm vật dụng cá nhân hãy đến gặp Ban tổ chức (Cô Hạnh Giàu) nhờ giúp đỡ.
10) Đồ dùng được giao: Bát, mùng, móc áo, dép… quý vị nhận, bảo quản và lúc về giao lại sau khi đã giặt sạch. Nếu thất lạc xin bồi hoàn lại (của Tam bảo)
11)  Mọi vật dụng: nơi để giày dép, lối đi dành cho nam, nữ phân biệt có quy định xin vui lòng chấp hành đúng. Nơi nghỉ, ngủ khi sáng thức dậy sắp xếp gọn đẹp và không treo áo quần nơi phòng ngủ.
12)  Giữa 7 giờ và 7 giờ 30 sáng, Thiền sinh phải dọn dẹp sạch sẽ cốc liêu nơi chỗ mình ngủ, nghỉ, quét dọn khu vực quanh lối đi hay khu vực gần đó, hoặc phụ giúp quét dọn Thiền đường, Thiền xá, Chánh điện, khu vực công cộng, lối đi, nhà vệ sinh…
13)  Nam hành giả không được tiếp nữ hành giả trong cốc liêu hay trong khu vực mình ở và ngược lại cho nữ giới.
14)  Mọi việc nói chuyện nam – nữ phải được diễn ra nơi công cộng.
15)  Một người nữ không được tiến đến 1 vị Tăng mà không có người nam bên cạnh để hiểu hai bên nói gì, cho dù 2 hay nhiều phụ nữ hơn đến gần Tăng cũng không được, dù trong cốc hay ngoài khu vực khác.
16)  Yoga, khí công và các loại hình khác và thể dục chỉ được thực hiện nơi cá nhân, riêng tư, không được phép thực hiện ở nơi công cộng và tuyệt đối không được dạy hoặc phổ biến những bài tập này cho thiền sinh.
17)  Phải giữ chánh niệm liên tục, chỉ nói chuyện khi cần thiết, không bàn luận thời sự, chính trị, gia đình, chuyện người khác. Cố gắng chuyên tâm tu tập.
18)  Điện thoại di động mang theo yêu cầu không được sử dụng, phải gởi đến Ban tổ chức, nếu phát hiện cất giữ sẽ được mời ra khỏi Thiền viện.
19)  Những thực phẩm được phép sử dụng sau bữa trưa: nước nóng và lạnh, nước trái cây tươi, nước sâm, trà gừng, nước mía, trà thuốc được dùng sau 17:00 hàng ngày.
-  Trường hợp bệnh cần uống thuốc theo toa bác sĩ hay mệt mỏi được phép sử dụng mật ong (liên hệ Ban tổ chức)
-  Khi có sự hiểu lầm xảy ra, hãy báo cho Ban tổ chức để kịp thời giải quyết.
Việc Hành Thiền:
3h30 sáng: thức dậy vệ sinh cá nhân.
-       Mỗi thiền sinh phải ngồi 90 phút tập trung tại Thiền đường (không được ngồi ở cốc liêu, thiền xá), có thể ngồi dưới gốc cây hay bất cứ nơi nào thích hợp ôû ở chung quanh khuôn viên Thiền viện.
-       Thời gian ngồi thiền tập trung từ:
-       4:00 đến 5:00 sáng.
-      7:30 đến 9:00 sáng.
-      9:00 đến 10:30 sáng.
-      13:00 đến 14:30 chiều.
-      14:30 đến 16:00 chiều.
-      18:30 đến 21:00 tối.
-       Giờ trình pháp sẽ được Ban Tổ chức ấn định, vui lòng theo đúng lịch trình pháp đã được sắp xếp.
-       Sẽ có 2 thời thuyết pháp: 1 thời sáng, 1 thời tối.
-       Tiếng chuông điện reo là báo giờ ngồi thiền. Ăn sáng, ăn trưa trong 2 thời: Lúc 6 giờ ăn sáng và  Lúc 10:45 thiền sinh đi bát, ăn cơm trưa và tự rửa bát cất giữ.
-       Thiền sinh được khuyến khích tiếp tục thực hành trong mọi lúc bằng cả 2 cách: Ngồi thiền hoặc đi thiền kể cả trong thời gian ngoài chương trình và cả giờ cá nhân, nên ai có muốn tiếp tục thực hành trong Thiền đường thì Ban Tổ chức vẫn sẵn sàng hoan nghênh đón nhận.
-       Những thiền sinh mới đến, Ban tổ chức sẽ sắp xếp gặp Thiền sư để được hướng dẫn căn bản kỹ thuật hành thiền.
-       Thiền sinh bắt buộc phải trình pháp với Thiền sư theo sự sắp xếp của Ban tổ chức.
-       Thiền sinh bắt buộc phải thực hành theo lời dạy của Thiền sư, không nên hành những phương pháp Thiền khác.
-       Và để việc tu tập có kết quả tốt cho bản thân cũng như tỏ lòng tôn trọng Thiền sư, thiền sinh hãy diễn tả những kinh nghiệm hành thiền với sự chân thật tuyệt đối. Cách trình pháp phải ngắn gọn, súc tích và phản ánh được sự trải nghiệm của chính mình.
-       Tuyệt đối không được thảo luận việc thực hành thiền của mình với người khác hoặc nói về những thành tựu chứng đắc của mình. Những câu hỏi liên quan đến việc hành thiền chỉ được phép đưa ra đến vị Thiền sư trực tiếp hướng dẫn mình mà thôi.
-       Luôn luôn giữ chánh niệm trong mọi oai nghi: đi, đứng, di chuyển chậm rãi và nhẹ nhàng khi rời khỏi Thiền đường, đến chỗ ở của mình. Bất cứ việc gì làm hay nói cũng phải nghĩ đến người khác, nên tôn trọng người khác, đừng làm phiền người chung quanh mình.
-       Không mang bất cứ sách vở, tài liệu ngoài bài học liên quan đến khoá thiền, chai, lọ, túi nylon vào Thiền đường, Thiền xá, Chánh điện.
-       Không được làm ồn khi cầm chìa khoá, khi di chuyển cây mắc mùng, cũng như các động tác bật mở quạt và chú ý có những Thiền sinh khác ngồi hành thiền.
-       Không sử dụng các loại dầu gió nặng mùi, hay đồng hồ báo thức tại Thiền đường.
-       Phép lịch sự: Trong khi trình pháp, hãy giữ khoảng cách nhất định từ vị trí chỗ ngồi của Thiền sư và tuân thủ sự khiêm cung trong mọi hành xử.
-       Tham dự lễ bái Tam bảo vào mỗi buổi sáng và buổi chiều. Ngày Bát quan trai giới, Tu nữ tham dự xin giới vào buổi chiều.
-       Trong suốt khoá thiền, thiền sinh tạm ngưng thắp nhang đèn, chỉ tinh tấn hành thiền.
-       Thiền sinh không được vào bếp của Thiền viện.
-       Thiền sinh có nhu cầu gì cần giải quyết xin vui lòng liên hệ Ban tổ chức hoặc cô Hạnh Giàu.
Ban tổ chức rất hoan nghênh đón tiếp thiền sinh ưa thích tu tập và chấp hành tốt nội quy của Thiền viện để khoá tu đạt được kết quả tốt đẹp.
Xin vui lòng đọc kỹ trước khi đăng ký tu học.
Namo Buddhāya
Thiền viện trưởng Thiền viện NGUYÊN THỦY
Thượng Tọa Pháp Chất

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét