Khái quát về nguồn gốc kinh A-hàm
Thích Nguyên Hiền
Cuối thế kỷ XIX, các học giả phương Tây bắt đầu nghiên cứu các kinh điển Pàli, lấy Phật giáo phương Nam làm chính. Trước đó, các học giả Trung Quốc và Nhật Bản chẳng những không biết có sự tồn tại của Thánh điển Pàli mà cũng chưa hiểu rằng Thánh điển này giống với Kinh A-hàm, tức Kinh Phật Hán dịch xưa nay được quen gọi là "Kinh Tiểu Thừa". Vì thế, kể từ khi Kinh A-hàm bị phán thích là kinh điển thuộc về Tam Tạng giáo của Tiểu thừa, có giáo nghĩa thấp nhất trong "Ngũ thời Bát giáo" của Ðại sư Trí Khải đời Tùy cho đến nay thì giá trị Kinh A-hàm bị các học giả và các nhà tôn giáo xưa nay coi thường.
Về tên gọi và thời đại của Phật giáo Nguyên thủy, trong giới học giả có nhiều ý kiến khác nhau. Ðầu tiên, học giả người Anh là Thomas William Rhys Davids (1843 - 1922) gọi là Early Buddhism. Sau đó, một học giả người Nhật Bản là Kimura Taiken chính thức dịch từ ngữ "Early Buddhism" là Phật Giáo Nguyên Thủy (trong tác phẩm Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận, xuất bản năm 1924). Tiếng Anh của "Phật giáo Nguyên thủy" đáng lẽ phải là "Primitive Buddhism", nhưng vì từ Primitive ngoài các ý nghĩa: Ðầu tiên, trước nhất, nó còn bao hàm các nghĩa: Nguyên thủy, Thời kỳ đầu chưa được khai hóa... Do đó dễ bị xem là từ ngữ có hàm ý thấp kém, vì thế các học giả phương Tây thường tránh dùng, mà sử dụng từ ngữ "Early Buddhism".
Một học giả người Nhật khác là ông Tỷ Kỳ Chánh Trị thì cho rằng nếu Early Buddhism chỉ cho Phật giáo ở thời kỳ đầu tiên (tức thời đại của Phật và các đệ tử của Ngài) thì đáng lẽ phải dịch là "Phật giáo Căn bản" (Basic Buddhism). Các học giả khác của Nhật Bản và Trung Quốc, nổi tiếng như ngài Ấn Thuận... cũng đồng quan điểm trên.
Nói theo các văn hiến hiện còn thì thời đại Phật giáo Căn bản, 4 bộ (hoặc 5 bộ) A-hàm chưa được kiết tập, cho nên nói một cách nghiêm túc, do sự thiếu sót các văn hiến Phật giáo Căn bản, nếu không tìm tòi trong các Thánh điển được tập đại thành vào thời đại Phật giáo Nguyên Thủy thì không thể nào mở ra con đường nghiên cứu Phật giáo Căn bản. Các học giả Trung Quốc, Nhật Bản gần đây thường căn cứ vào các tạng kinh bằng tiếng Pàli, tiếng Hán, tiếng Phạn và tiếng Tây Tạng để nghiên cứu Phật giáo Căn bản. Còn các học giả phương Tây do thiếu khả năng xem đọc tiếng Hán nên phải nghiên cứu bằng tiếng Pàli, khiến cho kết quả nghiên cứu có chỗ chênh lệch, nhưng nhờ sự trợ giúp của Ngôn ngữ học, Khảo cổ học và Tư tưởng sử trên tinh thần và phương pháp học thuật có khuynh hướng nghiên cứu với thái độ phê phán, nên rất được xem trọng.
Bất luận Căn bản hay Nguyên thủy, tư tưởng trọng tâm của giáo pháp Ðức Phật chính là học thuyết Duyên Khởi. Tư tưởng "Nghiệp" và "Giải thoát" y cứ vào Áo Nghĩa Thư của Ấn Ðộ, đồng thời sử dụng tư tưởng "Chúng sinh bình đẳng" của Kỳ-na giáo và sự sáng tạo độc đáo của việc cầu đạo chứng ngộ. Tất cả giáo pháp của Ðức Phật đều lấy luận thuyết Duyên Khởi làm tiêu chuẩn, gồm 4 phần:
1- Ba pháp ấn (hoặc 4 pháp ấn).Ở Ấn Ðộ, tuy các tư tưởng triết học đã thịnh hành rất sớm, nhưng tuyệt nhiên không có luận thuyết Duyên Khởi, các tôn giáo hoặc triết học khác trên thế giới cũng không có, nên Duyên Khởi được xem như đặc trưng cơ bản của Phật giáo. Từ nhận định cơ bản trên, ta bắt đầu đi vào nghiên cứu Kinh A-hàm. Có lẽ việc xác định vị trí, thời gian của một kinh điển nào đó ra đời là cách tốt nhất để tránh lầm lạc, chắp vá và thiên kiến.
2- Mười hai nhân duyên.
3- Bốn đế.
4- Ðạo tám Chánh.
Từ "A-hàm" (Agama) được các học giả cận đại giải thích là: Lai trước, Thú quy, Tri thức, Thánh ngôn, Thánh huấn tập, Kinh điển. Hán dịch của từ Agama cũng rất nhiều: Pháp quy, Pháp bản, Pháp tạng, Giáo pháp, Giáo phần, Chủng chủng thuyết, Vô tỷ pháp, Truyền giáo, Tịnh giáo, Thú vô, Giáo, Truyền, Lai, Tạng v.v...
Thiện Kiến Luật Tỳ-Bà-Sa 2 thì cho A-hàm nghĩa là dung chứa, tụ tập. Nhưng nghĩa này có thể là chỉ cho từ "Nikàya" trong tiếng Pàli (nghĩa là tập hội, toản tập) chứ không phải từ Agama.
Pháp Hoa Luận Sớ có nêu lời giải thích của ngài Ðạo An đời Ðông Tấn rằng A-hàm là "Thú vô", vì tất cả pháp đều hướng về pháp "Không" cứu cánh. Còn ngài Tăng Triệu thì giải thích A-hàm là Pháp quy. Thực ra, những lối giải thích trên đều không đúng với chánh ý của A-hàm.
A-hàm thuộc về giáo thuyết truyền thừa, được tập đại thành sau khi Ðức Phật nhập diệt. Ðây là nội dung của Kinh Tạng (Phạn: Sùtrànta-pitaka) trong 3 tạng, chia làm Tứ A-hàm hay Ngũ A-hàm.
"Tứ A-hàm" là Trung A-hàm, Trường A-hàm, Tăng Nhất A-hàm và Tạp A-hàm (hoặc Tương Ưng). Ðây là từ ngữ được các kinh sau đây đề cập đến: Kinh Bát-nê-hoàn quyển hạ, Hữu Bộ Tỳ-nại-da Tạp Sự 39, Luận Ðại Trí Ðộ, Luận Du-già-sư-địa 85, kinh Ðại Bát-niết-bàn 13 (bản Bắc), Kinh Ðại Thừa Ðại Tập Ðịa Tạng Thập Luân 2 v.v...
"Ngũ A-hàm" là Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tăng-thuật-đa (Tương Ưng), Ương-quật-đa-la (Tăng Nhất) và Khuất-đà-ca (Tạp loại). Từ ngữ này được ghi trong Thiện Kiến Luật Tỳ-bà-sa 1, Ðại A-la-hán Nan-đề-mật-đa-la Sở Pháp Trụ Ký v.v...
Luật Ngũ Phần 30, Luật Ma-ha Tăng-kỳ 32, Luật Tứ Phần 5, Luận Phân Biệt Công Ðức 1 v.v... gọi Khuất-đa-ca A-hàm là Tạp Tạng trong 5 bộ A-hàm. Năm bộ này tương đương với 5 bộ kinh (Pãnca-Nikàya) trong kinh Phật bằng tiếng Pàli.
Theo Tỳ-nại-da Tiểu Phẩm (Vinaya-cùlavagga), Nhất Thiết Thiện Kiến (Samanta-pàsàdika 1) và bài tựa của Trường Bộ Kinh Chú (Sumangala-vilàsinĩ), 5 bộ kinh là: Digha-Nikàya, Majjhima-Nikàya, Samyutta-Nikàya, Anguttara-Nikàya và Khuddaca-Nikàya, tương đương với 5 bộ: Trường, Trung, Tương Ưng, Tăng Chi và Tiểu Bộ Kinh hiện nay.
Về sự truyền thừa của hệ A-hàm, theo bài tựa của Trường Bộ Kinh Chú, sau khi kết tập lần thứ nhất, Trường Bộ Kinh do hệ thống A-nan, Trung Bộ Kinh do hệ thống Xá-lợi-phất, Tương Ưng Bộ Kinh do hệ thống Ðại Ca-diếp, Tăng-chi Bộ Kinh do hệ thống A-na-luật xếp loại mà truyền thừa riêng biệt nhau.
Theo Pháp Hoa Huyền Tán 1, Ðại Thừa Pháp Uyển Nghĩa Lâm Chương 4, Hoa Nghiêm Kinh Sớ Sao Huyền Ðàm 8 v.v..., cả 4 bộ A-hàm và Luật Ma-ha Tăng-kỳ đều do Ðại Chúng Bộ truyền. Còn theo Câu-Xá Luận Kê Cổ quyển thượng thì Trung A-hàm và Tạp A-hàm do Tát-bà-đa Bộ truyền, Tăng Nhất A-hàm do Ðại Chúng Bộ truyền, Trường A-hàm do Hóa Ðịa Bộ truyền, Biệt dịch Tạp A-hàm là do Ẩm Quang Bộ truyền. Tóm lại, A-hàm là do mỗi bộ phái tự truyền riêng, nhưng sau khi Ðại thừa phát triển, kinh điển A-hàm được xem là một tên khác của kinh điển Tiểu thừa. Nhưng Luận Ðại Trí Ðộ thì cho từ A-hàm cũng chỉ chung cho Ðại thừa, nên Kinh Bát-nê-hoàn 6 có từ ngữ "Phương Ðẳng A-hàm". Thuật ngữ Phương Ðẳng A-hàm này chỉ cho kinh điển Ðại thừa.
I. Nguyên Do và Sự Thành Lập Kinh A-Hàm
Thời đại Phật giáo Nguyên thủy, đệ tử Phật và các tín đồ đối với giáo pháp đã nghe thường dùng thể thơ hoặc những đoạn văn xuôi ngắn gọn, hoặc dùng hình thức truyền miệng lẫn nhau để ghi nhớ truyền thừa. Nhưng vì đệ tử Phật tiếp thu không đồng nên mỗi bộ phái đều có tư tưởng khác nhau. Vì thế, khi giáo đoàn được xác lập, vấn đề chỉnh lý và thống nhất các giáo thuyết của Ðức Phật là một việc làm tất yếu. Nhờ đó, giáo thuyết của Ðức Phật được hoàn bị, lần lần phát triển thành một hình thức văn học riêng biệt, cuối cùng trở thành Thánh điển. Ðó là nguyên do từ đâu có Kinh A-hàm.
Kinh A-hàm được thành lập từ lúc nào, phải căn cứ vào số lần kiết tập để luận bàn.
* Kiết tập lần thứ nhất
Sau khi Phật nhập diệt, vào một mùa hạ, 500 vị A-la-hán tập hợp trong hang Thất Diệp ngoài thành Vương Xá. Ðại chúng cử Tôn giả Ca-diếp làm thượng thủ, cử hành kiết tập lần thứ nhất. Tôn giả A-nan tụng Pháp (Kinh), Tôn giả Ưu-ba-ly tụng Luật. Nguồn gốc sâu xa của Kinh A-hàm bắt nguồn từ lúc này.
* Kiết tập lần thứ hai
Sau khi Phật nhập diệt khoảng 100 năm, 700 Tỳ-kheo tập hợp tại thành Tỳ-xá-ly. Ðại chúng cử ngài Da-xá làm thượng thủ, cử hành kiết tập lần thứ hai. Lần kiết tập này chủ yếu tụng Luật tạng.
* Kiết tập lần thứ ba
Sau khi Phật nhập diệt khoảng 236 năm, tức là thời Vua A-dục, đại chúng tập hợp tại thành Hoa Thị, cử ngài Mục-kiền-liên-tử-đế-tu làm thượng thủ, tổ chức kiết tập lần thứ ba. Ðến đây Tam Tạng giáo pháp mới hoàn thành.
* Kiết tập lần thứ tư
Sau khi Phật nhập diệt 400 năm, dưới sự hộ trì của Vua Ca-nị-sắc-ca, đại chúng tập hợp tại nước Ca-thấp-di-la, cử Hiếp Tôn giả và ngài Thế Hữu làm thượng thủ, cử hành kiết tập lần thứ tư. Lần kiết tập này chủ yếu là luận thích Tam Tạng.
Tóm lại, Kinh A-hàm được tụng vào lúc kiết tập lần thứ nhất, từ lần kiết tập thứ hai về sau, tức vào khoảng thế kỷ III trước Tây lịch là thời kỳ Kinh A-hàm chính thức được thành lập.
II. Hình Thức Văn Học của Kinh A-Hàm
Các nhà phán giáo về sau đã căn cứ vào thể loại của văn kinh mà chia Kinh A-hàm thành hai thứ: Chín thể loại và Mười hai thể loại:
a. Chín thể loại (Cửu bộ kinh)
1- Kinhb. Mười hai thể loại (Thập nhị bộ kinh) Mười hai là gồm chín loại kể trên, cộng thêm Nhân duyên, Thí dụ và Luận nghị. Chín thể loại thành lập sớm hơn mười hai thể loại, nhưng về bộ loại văn học của Thánh điển Phật giáo thì lấy mười hai thể loại làm luận cứ chắc chắn.
2- Trùng tụng
3- Ký thuyết
4- Kệ tụng
5- Cảm ứng kệ
6- Như thị ngữ (Bản sự)
7- Bản sanh
8- Phương quảng
9- Vị tằng hữu pháp.
III. Sự Truyền Thừa của Kinh A-Hàm
Sau khi Phật nhập diệt khoảng 100 năm, giáo đoàn thống nhất của Phật giáo Nguyên Thủy chia thành Ðại Chúng Bộ và Thượng Tọa Bộ. Sau đó lại chia thành 20 bộ phái Tiểu thừa, mỗi bộ phái đều có Kinh Tạng truyền thừa riêng biệt. Theo những tư liệu hiện còn thì lúc ấy ít nhất cũng còn tồn tại những kinh điển do Thượng Tọa Bộ (ở phương Nam), Hữu Bộ, Hóa Ðịa Bộ, Pháp Tạng Bộ, Ðại Chúng Bộ, Ẩm Quang Bộ và Kinh Lượng Bộ truyền. Nhưng đến nay, chỉ có kinh điển của Thượng Tọa Bộ ở phương Nam là hoàn toàn được bảo tồn, gồm có 5 bộ: Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, Tăng-chi Bộ, Tiểu Bộ (tức Khuất-đà-ca A-hàm) chép bằng văn Pàli. Ðây là 5 bộ A-hàm Nam truyền.
Về mặt Bắc truyền, do gom góp các kinh điển rời rạc riêng lẻ của các bộ phái mà tạo thành bốn bộ A-hàm: Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tăng Nhất A-hàm và Tạp A-hàm. Bốn bộ kinh này được ghi bằng Phạn văn. Ðây là bốn bộ A-hàm Bắc truyền. Trong đó Trường Bộ, Trung Bộ của Nam truyền tương đương với Trường A-hàm của Bắc truyền; còn Tương Ưng Bộ tương đương với Tạp A-hàm, Tăng-chi Bộ tương đương với Tăng Nhất A-hàm.
Năm bộ Nam truyền được ghi bằng văn Pàli, gần với ngôn ngữ thường dùng ở thời Phật, cho nên các học giả thường cho rằng Nam truyền giàu sắc thái nguyên thủy hơn Bắc truyền.
IV. Khảo Sát từng Bộ Kinh
Ðể có một cái nhìn tường tận về danh nghĩa, nội dung và các bản dịch của từng bộ kinh, thiết tưởng phải khảo sát từng bộ kinh thì mới có thể hiểu rõ nguồn gốc của chúng. Nếu là một tiểu luận được trình bày kỹ lưỡng lẽ ra phải liệt kê từng phẩm kinh để đối chiếu dịch giả, thời đại phiên dịch để thấy được giá trị của từng bộ. Nhưng phạm vi bài viết này chỉ muốn khái quát về nguồn gốc và nội dung chung, nên chỉ nói tóm lược 4 bộ hay 5 bộ mà thôi. Ðể tiện đối chiếu, ta nên trình bày chung các bộ Nam truyền và Bắc truyền hầu giúp người đọc thẩm định được rõ hơn. Trong quá trình phiên dịch, có lúc bản Phạn hoặc Pàli được phát hiện trong những thời gian khác nhau, thời đại phiên dịch (tân, cựu) cũng khác nhau, nên có những bản kinh Biệt sanh (Biệt dịch), trùng dịch, thất dịch... khác nhau. Từ đó, đôi lúc nghĩa lý hay văn cú cũng có thể chênh lệch nhau, đó là điều khó tránh khỏi. Trong phần này, chúng ta dùng tên kinh Bắc truyền làm gốc để đối chiếu, bởi lẽ tên kinh Bắc truyền gần gũi với chúng ta hơn, vì Phật điển Việt Nam hầu hết ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn sử dụng chữ Hán và thuộc hệ Bắc truyền.
1. Kinh Trường A-Hàm
Kinh Trường A-hàm, tiếng Phạn là Dìghàgama, tiếng Pàli là Digha - nikàya, gồm 22 quyển, do Ngài Phật-đà Da-xá và Trúc Phật Niệm cùng dịch vào năm Hoằng Thỉ thứ 15 đời Dao Tần (413), hiện được xếp vào Ðại Chánh Tân Tu Ðại Tạng Kinh tập 1. Sở dĩ nói "Trường" là vì do soạn tập những kinh điển dài nhất trong A-hàm mà thành. Theo Tứ Phần Luật 54, Ngũ Phần Luật 30, Luận Du-Già-Sư-Ðịa 85, nguyên do có chữ "Trường" là vì tổng tập những kinh lớn (dài). Tát-Bà-Ða Tỳ-Ni Tỳ-Bà-Sa 1 thì cho rằng Trường A-hàm là phá dẹp các tà thuyết của ngoại đạo. Luận Phân Biệt Công Ðức thì cho rằng "Trường" nghĩa là nói những việc lâu xa, nghĩa là trải qua nhiều kiếp vẫn không dứt. Nói chung về phần định danh, các kinh luận nói khác nhau, xong đại để vẫn vậy.
Toàn kinh chia làm 4 phần, gồm 30 kinh. Trong đó, phần thứ nhất nói về bản thủy và sự tích của Ðức Phật; phần thứ hai nói về việc tu tập các hạnh và cương yếu giáo pháp của Phật thuyết; phần thứ ba nói về các luận nạn đối với ngoại đạo và dị thuyết; phần thứ tư ghi chép về tướng trạng khởi nguyên của thế giới (Vũ trụ).
Kinh này tương đương với Trường Bộ (Pàli: Digha-Nikàya) trong 5 bộ của hệ Nam truyền. Trường Bộ gồm có 3 phẩm, 34 kinh, tức Giới Uẩn Phẩm (gồm 13 kinh), Ðại Phẩm (10 kinh) và Pàli phẩm (11 kinh). Nhưng Thế Ký Kinh trong Trường A-hàm thì không có trong Trường Bộ. Theo Mục Lục Tam Tạng (Anh văn) của học giả Nhật Bản là Nanjò Fumio, nếu đối chiếu 34 kinh bản Pàli với 30 kinh bản Hán dịch thì chỉ có kinh thứ 6 bản Hán dịch và kinh thứ 10 bản Pàli là có mối quan hệ rõ ràng, còn các kinh khác thì không nhất trí với nhau. Nhận xét của một số học giả nổi tiếng khác của Nhật Bản thì ôn hòa hơn, tức cho rằng các kinh tương tợ nhau.
Ðặc biệt có Kinh Thất Phật trong Trường A-hàm (Trung Quốc gọi là Biệt Sanh Kinh) được trích riêng ra để dịch rất nhiều (21 loại). Các học giả Tây phương thường dùng bản chép tay Pàli, hiệu đính, phiên dịch rồi xuất bản cũng nhiều, như Dialogues of Buddha, 1909 - 1921, do học giả người Anh là Rhys Davids và phu nhân là J.E. Carpenter phiên dịch; Dic Reden des Gotamo Buddhos, 1907 - 1918, do K..E. Newmann dịch sang tiếng Ðức; Das Buch der langen Texte des Buddhist Kanon Leipzig, 1913, do O. Franke dịch sang tiếng Ðức. Ngoài ra còn có bản chú thích Trường Bộ Sumangalavilàsinì của Ðại luận sư của Tích Lan sống vào thế kỷ V là ngài Phật Âm (Buddhaghosa), được hai vợ chồng Davids xuất bản vào năm 1986.
Trong các bản Sankrit mới phát hiện ở Tân Cương, Trung Quốc có kinh tương đương với Chúng Tập Kinh (Sangìti-sutta) - kinh thứ 9 của bản Hán dịch, và tương đương với một đoạn kinh Atànàtiya-sutta - kinh thứ 32 bản Pàli, được học giả R.Hoernle thu lục trong tác phẩm Manuscrip Remains of Buddhist Literature found in Eastern Turkestan,Vol.1.
Ngoài ra trong Ðại Tạng Kinh của Tây Tạng có Hdus-pa chen-pohi md tương đương với Ðại Hội Kinh - kinh thứ 19 trong Trường A-hàm; Tshans-Pahi dra-bahi mdo tương đương với Phạm Ðôĩng Kinh - kinh thứ 21 trong Trường A-hàm; Lcan-lo-can-gyi pho-bran-gi mdo tương đương với Aụtànàtiya-sutta trong Trường Bộ.
2. Kinh Trung A-Hàm
Kinh Trung A-hàm, tiếng Phạn là Madhyamàgama, gồm 60 quyển, do ngài Cùụ-đàm Tăng-già-đề-bà dịch sang Hán văn vào đời Ðông Tấn (317-419), Trung Quốc, được xếp vào Ðại Chánh Tân Tu Ðại Tạng Kinh tập 1. Sở dĩ nói "Trung" là vì nó không lớn cũng không nhỏ, không dài cũng không ngắn. Trung A-hàm là bộ kinh tổng tập những kinh điển vừa phải, không lớn lắm cũng không nhỏ lắm.
Theo Tát-Bà-Ða Tỳ-Ni Tỳ-Bà-Sa 1, Kinh Trung A-hàm là một bộ kinh Ðức Phật giảng nói các nghĩa lý sâu xa cho hàng chúng sinh lợi căn nghe. Toàn kinh gồm có 5 phần tụng (Ngũ tụng), 18 phẩm và 222 kinh. Ngũ tụng gồm Sơ tụng, Tiểu độ thành tụng, Niệm tụng, Phân biệt tụng và Hậu tụng. Ở đây xin lượt phần liệt kê tên phẩm và tên kinh.
Kinh này lấy việc tự thuật giáo nghĩa của Ðức Phật và các đệ tử của Ngài là chính. Trong đó thỉnh thoảng cũng nói về những điều răn dạy của Ðức Phật đối với các đệ tử, các bậc vương giả, cư sĩ và các ngoại đạo. So với Kinh Tạp A-hàm, kinh này tiến một bước rất lớn trong việc phân biệt về pháp tướng, xem Ðức Phật là một phân thân Phật có đầy đủ 32 tướng. Nếu Tạp A-hàm được xem như một bộ kinh đúng như ý nghĩa của danh từ, thì Trung A-hàm lại có cái khí vị của một bộ luận nhiều hơn.
Kinh này tương đương với Trung Bộ (Pàli: Majjhima-Nikàya) trong 5 bộ kinh thuộc Nam truyền. Trung Bộ gồm có 3 tụ, 15 phẩm và 152 kinh. Tụ thứ nhất gồm 5 phẩm, mỗi phẩm có 10 kinh; tụ thứ hai cũng gồm 5 phẩm, mỗi phẩm có 10 kinh; tụ thứ ba có 5 phẩm, 3 phẩm trước mỗi phẩm có 10 kinh, 2 phẩm sau mỗi phẩm có 11 kinh. Theo tác phẩm The Four Buddhist Agamas in Chinese (Bốn bộ A-hàm bản Hán dịch) của học giả Tỷ Kỳ Chánh Trị người Nhật Bản, Kinh Trung A-hàm (bản Hán dịch) chỉ có 98 kinh tương đồng với Trung Bộ (bản Pàli), nhưng thứ tự của các phẩm và các kinh ấy cũng không hoàn toàn phù hợp với nhau.
Ðồng bản dị dịch (tức cùng một bản Phạn nhưng khác người dịch, tất nhiên là dịch sang Hán Văn) của kinh này có bản dịch của Ðàm-ma-nan-đề (59 quyển), bản dịch của Tăng-già-đề-bà (60 quyển).
Trong các bản kinh tiếng Phạn mới được phát hiện gần đây ở tỉnh Tân Cương, Trung Quốc, có kinh tương đương với Kinh Thỉnh Thỉnh (Pravàranà-sùtra), kinh thứ 121 trong Trung A-hàm bản Hán dịch; có bản tương đương với Kinh Ưu-ba-li (Upàli-sùtra), kinh thứ 133; có bản tương đương với Kinh Anh Vũ (Súka-sùtra), kinh thứ 170 trong Trung A-hàm, được học giả R.Hoernle thu lục trong tác phẩm Manuscrip Remains of Buddhist Literature found in Eastern Turkestan,Vol.I.
Trong Ðại Tạng Kinh của Tây Tạng có Mdo Chen-po gzugs-can snin-pos bsu-ba shes-bya-ba tương đương với Kinh Tần-bà-sa-la Vương Nghinh Phật, kinh thứ 62 trong bản Hán dịch; Las rnam-par hbyed-pa tương đương với Kinh Anh Vũ, kinh thứ 170 bản Hán dịch; Khams-man-pohi mdo tương đương với Kinh Ða Giới, kinh thứ 121 bản Hán dịch; Mdo Chen-po ston-pa-nid ses-bya-ba tương đương với Kinh Tiểu Không, kinh thứ 190 bản Hán dịch; Mdo Chen-po ston-pa nid chen-po shes-bya-ba tương đương với Kinh Ðại Không, kinh thứ 191 bản Hán dịch.
Các học giả hiện đại phần nhiều cho rằng Kinh Trung A-hàm do Tát-bà-đa bộ truyền.
3.Kinh Tăng Nhất A-Hàm
Kinh Tăng Nhất A-hàm, tiếng Phạn là Ekttarikàgama, tiếng Pàli là Anguttara-Nikàya, gồm 51 quyển, do ngài Cù-đàm-tăng-già Ðề-bà dịch vào đời Ðông Tấn (317-419), Trung Quốc, được xếp vào Ðại Chánh Tân Tu Ðại Tạng Kinh tập 2.
Theo Thiện Kiến Luật Tỳ-Bà-Sa 1, Ngũ Phần Luật 30, Tứ Phần Luật 54, sở dĩ nói "Tăng Nhất" là vì bộ kinh này phân loại và tập đại thành thứ tự của các pháp số từ 1 đến 11 pháp. Theo Tát-Bà-Ða Tỳ-Ni Tỳ-Bà-Sa, Tăng Nhất A-hàm là một bộ kinh tổng tập những bài thuyết pháp của Ðức Phật tùy thời giảng nói cho chư thiên và chúng sinh nghe. Toàn kinh gồm 52 phẩm, 472 kinh. Kinh này có sắc thái Ðại thừa rất đậm, được thành lập trễ nhất trong 4 bộ A-hàm.
Nội dung kinh này ban đầu nói phẩm Tựa, thuật lại chuyện ngài A-nan truyền tụng kinh điển, sự kết tập của kinh này, nhân duyên Ưu-đa-la thọ pháp v.v... Sau đó nương theo thứ tự tăng dần của các pháp số mà phân loại và gom tập. Ðặc biệt trong bộ kinh này, sau các phẩm hoặc các kinh phần nhiều có phần tổng tụng, tức phần đại yếu của mỗi phẩm hoặc mỗi kinh.
Về số phẩm và số quyển của Kinh Tăng Nhất A-hàm, 3 bản đời Tống; đời Nguyên và đời Minh có 52 phẩm, 50 quyển; trong Cao Ly tàng bản thì có 50 phẩm, 51 quyển. Về pháp số được trình bày theo thứ tự tăng dần trong kinh này có hai thuyết:
1. Theo Luật Ma-ha Tăng-kỳ 32, Luận A-tỳ-đàm Tỳ-bà-sa 10 và Hữu Bộ Tỳ-nại-da Tạp Sự 39, Kinh Tăng Nhất A-hàm vốn trình bày thứ tự tăng dần từ 1 pháp đến 100 pháp, nhưng về sau bị mất mát hết nên chỉ còn 10 pháp. 2. Theo Luật Ngũ Phần 30, Luật Tứ Phần 54 và Luận Phân Biệt Công Ðức 2, Kinh này trình bày thứ tự tăng dần từ 1 pháp đến 11 pháp. Thuyết này phù hợp với nội dung của Kinh Tăng Nhất A-hàm hiện còn.Kinh này tương đương với Tăng Chi Bộ (Pàli: Anguttara-nikaya) trong 5 bộ kinh hệ Nam truyền. Tăng Chi Bộ gồm 11 tụ, 171 phẩm, 2203 kinh. Theo tác phẩm The Four Buddhist Agamas in Chinese của học giả người Nhật, trong 472 kinh của Tăng Nhất A-hàm (Bản Hán dịch chỉ có 136 kinh là tương đương hoặc có thể đối chiếu so sánh với Tăng Chi Bộ Kinh), Tăng Chi Bộ Kinh không có bao hàm tư tưởng Ðại thừa như trong bản Hán dịch, lại ít có dấu hiệu của sự thêm thắt sửa đổi; cho nên có thể niên đại hoàn thành bộ này trước bản Hán dịch, tức khoảng thế kỷ thứ I Tây lịch. Ngoài ra, theo phần đề giải Kinh Tăng Nhất A-hàm trong Phật Quang Ðại Tạng Kinh, Tăng Nhất A-hàm có 153 kinh tương đương hoặc gần giống Tăng Chi Bộ Kinh. Kinh Biệt Sanh (Kinh được trích dịch riêng) của Tăng Nhất A-hàm có Kinh A-la-hán Cụ Ðức 1 quyển, kinh này có đến 18 bản dịch khác nhau. Trong các bản Phạn văn mới phát hiện được ở Tân Cương có kinh tương đương với kinh thứ 5 trong phẩm Thiện Tụ của bản Hán dịch, được Học giả R. Hoernle thu lục vào tác phẩm Manuscript Remains of Buddhist Literature found in Eastern Turkestan, vol 1.
Ngoài ra trong Ðại Tạng Kinh Tây Tạng có Kinh Byams-pas shus-pahi lehu (Từ Thị Sở Vấn Phẩm) tương đương với Thiện Tri Thức Phẩm, Kinh thứ 6 bản Hán dịch; Mdo Chen-po rgyal-mtshan dam-pa shes-bya-ba (Ðại Vi Diệu Tràng Kinh) tương đương với Kinh thứ nhất của Cao Tràng Phẩm bản Hán dịch; Lden-pa-bshihi mdo (Tứ Ðế Kinh) tương đương với Kinh thứ nhất trong phẩm Tứ Ðế bản Hán dịch; Byams-pa bsgom-pahi mdo (Từ Quán Tưởng Kinh) tương đương với Kinh thứ 10 trong phẩm Phóng Ngưu.
Các học giả cận đại cho rằng Kinh Tăng Nhất A-hàm là do một phái nhỏ sau cùng của Ðại Chúng Bộ truyền.
4. Kinh Tạp A-Hàm
Kinh Tạp A-hàm, tiếng Phạn là Samyuktàgama, tiếng Pàli là Samyutta-Nikàya, gồm 51 quyển, do ngài Cầu-na Bạt-đà-la dịch sang tiếng Trung Quốc vào đời Lưu Tống, được xếp vào Ðại Chánh Tân Tu Ðại Tạng Kinh tập 2.
Về tên gọi Kinh Tạp A-hàm, theo Ngũ Phần Luật 30, Tứ Phần Luật 54, kinh này do Ðức Phật giảng thuyết về Tứ Thánh Ðế, Bát Thánh Ðạo, Thập Nhị Nhân Duyên... cho các thính chúng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Thiên tử, Thiên nữ v.v... Nay gom tập lại thành một bộ nên gọi là Tạp A-hàm. Theo Luật Ma-Ha Tăng-Kỳ 32, do gom tập những câu văn phồn tạp nên gọi là Tạp A-hàm. Ngoài ra, theo Tát-Bà-Ða Tỳ-Ni Tỳ-Bà-Sa 1, Tạp A-hàm là bộ kinh xiển dương các loại thiền định, là pháp môn mà người tu tập thiền định phải thực hành. Theo Luận Du-Già-Sư-Ðịa 85, do tất cả sự tướng đều tương ưng với giáo, gom hết những nghĩa lý đó nên gọi là Tạp A-cấp-ma (Tạp A-hàm).
Toàn kinh này gồm 50 quyển, 1362 tiểu kinh (theo số mục được biên tập trong Ðại Chánh Tân Tu Ðại Tạng Kinh), nội dung tương đương với Tương Ưng Bộ (Samyutta-Nikàya, gồm 2858 tiểu kinh, 203 phẩm, 516 thiên, 5 tụ) bản Pàli thuộc hệ Nam truyền. Ðây là bộ kinh lớn nhất trong 4 bộ A-hàm bản Hán dịch. Về thời kỳ thành lập, kinh này cũng được thành lập sớm nhất trong 4 bộ A-hàm. Nếu phân loại theo tính chất của từng phẩm thì toàn kinh có thể chia ra 3 bộ phận lớn:
1. Tu-đa-la: Gồm các phẩm nói về Uẩn, Xứ, Duyên khởi, Thực, Ðế, Giới, Niệm, Trụ v.v... 2. Kỳ-dạ: Gồm những lời vấn đáp được trình bày theo lối kệ tụng.Ba bộ phận nói trên, theo thứ tự tương đương với 3 loại "Sở thuyết", "Sở vi thuyết" và "Năng thuyết" được nêu trong Luận Du-Già-Sư-Ðịa 85. Kinh Tạp A-hàm là bộ kinh còn bảo tồn được phong cách của Phật giáo Nguyên Thủy. Trong đó, tuy có những phần do đời sau biên soạn, nhưng hầu hết là được thành lập vào thời kỳ sớm nhất. Những câu pháp trong kinh này phần nhiều đơn giản. Ðối với pháp môn tu hành thực tiễn thì có các phẩm nói về Niệm, Trụ, Uẩn, Giới, do Ðức Phật và các đệ tử trực tiếp đối thoại với nhau mà có sự khác nhau về Tứ song, Bát bội, nương theo 8 chúng mà giảng nói "Chúng tương ưng", khiến cho các hàng tại gia, xuất gia, nam nữ lão ấu cho đến các đại đệ tử đều lãnh thọ được giáo pháp.
3. Ký thuyết: Những lời của Phật và các đệ tử của Ngài tuyên thuyết.
Các học giả cận đại nghiên cứu về 4 bộ A-hàm rất nhiều, đầu tiên là các học giả Tây phương, sau đó các học giả Nhật Bản tiến thêm một bước là luận cứu về văn kinh, phần lớn đều đặc biệt chú trọng nghiên cứu bằng bản Pàli, cho đó là Thánh điển Nguyên Thủy và xem nhẹ những ngữ văn khác. Kinh A-hàm bản Hán dịch do pho quyển quá nhiều, các chương phẩm lại trùng lặp, từ ngữ mâu thuẫn, văn dịch lại có chỗ thừa có chỗ thiếu, do những yếu tố đó nên không được phổ cập. Sau khi Trung Quốc chú trọng nghiên cứu Phật học thì các học giả mới có xu hướng tham khảo lại tư tưởng A-hàm. Như Kinh Tạp A-hàm, do nội dung của bản hiện còn vốn không hoàn chỉnh, thứ tự lại lộn xộn, thất lạc, kinh văn lại khó hiểu, nên các học giả cận đại phải chỉnh lý kinh này. Trước mắt có "Tạp A-hàm Kinh" của Phật Quang Sơn sử dụng cách chấm câu theo thể thức mới, từng đoạn được trình bày rõ ràng, chú trọng đối chiếu giữa bản Pàli, bản Hán dịch và các bản khác, phân định lại thứ tự của các quyển, sau mỗi tiểu kinh đều có giải thích ý của kinh, những chỗ khó hiểu trong kinh thì chua thêm bản Pàli, hoặc dịch thành tân văn (văn Bạch thoại). Ngoài ra, bản này được hiệu đính nghiêm túc, chú giải tỉ mỉ, dẫn chứng đầy đủ, đó là điểm đặc sắc của bản này. Tạp A-Hàm Kinh Luận Hội Biên của ngài Ấn Thuận thì đối chiếu Kinh Tạp A-hàm với Du-già-sư-địa Luận, đó là điểm đặc sắc nhất của bản này. Ngài Ấn Thuận sử dụng cách phân loại theo nội dung của kinh giống như cổ lệ ở Ấn Ðộ, không phân quyển theo phương pháp truyền thống của các bản Hán dịch, gồm 7 phần tụng, 51 tương ưng.
Theo tác phẩm Hán Ba Tứ Bộ Tứ A-Hàm Hổ Chiếu Lục của một học giả Nhật Bản là Xích Chiểu Trí Thiện, giữa Tương Ưng Bộ của hệ Nam truyền và Kinh Tạp A-hàm bản Hán dịch thuộc Bắc truyền, không những số kinh được ghi chép khác nhau mà nghĩa lý trong đó trái ngược nhau cũng không ít. Một học giả Nhật Bản khác là Tỷ Kỳ Chánh Trị cũng tham chiếu giữa các kinh như Tương Ưng Bộ bản Pàli, Kinh Tạp A-hàm bản Hán dịch, Hữu Bộ Tỳ-nại-da Tạp Sự v.v...Trong tác phẩm "Hán Dịch Tứ A-hàm" (The Four Buddhist Agamas in Chinese) của ông, ông đã phân chia nội dung thành 8 phẩm, 63 bộ.
Ngoài ra, 3 phẩm A-dục Vương Nhân Duyên Kinh, Pháp Diệt Tận Tướng Kinh, A-dục Vương Thí Bán A-ma-lặc Quả Nhân Duyên Kinh trong hai quyển 23 và 25 nói trên, nếu căn cứ trên nội dung, nghĩa lý của kinh mà nói thì không nên biên nhập vào Kinh Tạp A-hàm. Cho nên trong hai bản mới của Trung Quốc đều loại bỏ ba phẩm kinh này ra khỏi Kinh Tạp A-hàm. Riêng bản của Phật Quang Sơn thì xếp ba phẩm này vào phần Phụ Lục để các độc giả tham khảo. Số kinh đầy đủ của bản này là khoảng 1300 tiểu kinh, tức là bao hàm cả các kinh trong hai quyển 23 và 25 nói trên. Phật Quang Ðại Tạng Kinh ngoại trừ 3 kinh nói trên, còn 1359 kinh, đồng thời hiệu chỉnh lại pho quyển và đặt lại tên kinh mới. Trong "Tạp A-hàm Kinh Luận hội biên" của ngài Ấn Thuận thì sau mỗi kinh đều có liệt kê những kinh có liên quan đến kinh ấy, tức tổng cộng toàn bộ gồm hơn một vạn kinh. Trong "Quốc Dịch Nhất Thiết Kinh" của Nhật Bản cũng sử dụng phương pháp của ngài Ấn Thuận, nhưng tổng số kinh so với bản của ngài Ấn Thuận thì có khác nhau.
Kinh Tạp A-hàm bản Hán dịch có đến 3 loại, các kinh Biệt Sanh thì có đến hơn 30 loại, tổng cộng là 33 loại. Ngoài ra, từ năm 1884, nguyên văn của Tương Ưng Bộ bản Pàli liên tục được dịch ra tiếng Anh, tiếng Ðức, tiếng Nhật Bản, hiệu đính và sửa chữa rất nhiều. Ðặc biệt vào năm 1924, ông W. Piyattisa đã xuất bản tác phẩm chú thích Tương Ưng Bộ (Pàli: Sàratthappakàsini) của Ðại Luận sư Phật giáo Tích Lan thế kỷ V là ngài Phật Âm (Pàli: Buddhaghosa).
Trong những bản Phạn mới phát hiện được ở tỉnh Tân Cương, Trung Quốc cận đại cũng có những đoạn tương đương với Kinh Tạp A-hàm bản Hán dịch. Các học giả hiện đại rất chú trọng nghiên cứu các bản Phạn này.
Về sự truyền thừa Kinh Tạp A-hàm, theo Pháp Hoa Kinh Huyền Tán 1, Ðại Thừa Pháp Uyển Nghĩa Lâm Chương 4, Hoa Nghiêm Kinh Sớ Sao Huyền Ðàm, Kinh Tạp A-hàm đều do Ðại Chúng Bộ truyền, nhưng Câu Xá Luận Kê Cổ quyển thượng thì cho rằng Kinh Tạp A-hàm và Trung A-hàm là do Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (tức Tát-bà-đa Bộ) truyền. Còn ngài Ấn Thuận thì cho rằng Kinh Tạp A-hàm bản Hán dịch là do Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ truyền, Tương Ưng Bộ bản Pàli là do Xích Ðồng Diệp Bộ truyền, Kinh Tạp A-hàm bản biệt dịch là do Ẩm Quang Bộ truyền.
V. Kết Luận
Kinh điển A-hàm là kinh điển có hình thái nguyên thủy nhất. Trên phương diện Văn học sử, người ta tìm thấy ở đây hình ảnh sống động nhất và chân thật nhất về cuộc đời Ðức Phật và giáo đoàn Phật giáo ngày xưa. Do không được tiếp cận với các văn bản cổ cũng như các bản Pàli, một số hệ tư tưởng Bắc truyền từ lâu đã xem nhẹ Kinh A-hàm. Tất nhiên về mặt Tư tưởng sử, họ không tìm thấy những quan niệm như Phật tánh, Tam thân v.v... trong kinh điển Nguyên Thủy, nhưng phương pháp mà Phật chỉ dạy để liễu sanh thoát tử, chứng nhập Niết-bàn thì không thể không nghiên cứu trong Kinh A-hàm mà có thể tìm hiểu chính xác được. Do vậy, sự tìm tòi, đối chiếu, phân loại cũng như hiệu đính các bản kinh của một số học giả và danh tăng cận đại là việc làm vô cùng ý nghĩa.
Tại Việt Nam nói riêng, đã đến lúc chấm dứt quan niệm cho rằng Kinh A-hàm là Tiểu thừa. Ðại và Tiểu không có ranh giới trong kinh điển, chỉ có trong chính quan niệm của chúng ta thôi. Hãy lật lại từng trang kinh đã từ lâu phủ bụi thời gian, để cho Thánh pháp dựng hình sống động và miên viễn giữa lòng đời trái đắng mật đen này./.
- Ðại Chánh Tân Tu Ðại Tạng Kinh.
- Phật Quang Ðại Từ Ðiển.
- Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận (Kimura Taiken - HT. Quảng Ðộ dịch).
- Bài tựa Kinh Trường A-hàm (HT. Thiện Siêu dịch).
- Phật Giáo Thánh Ðiển (HT. Thánh Nghiêm).
Khái quát lịch sử truyền bá kinh điển
và những đặc điểm của Kinh tạng Nikàya
Kinh tạng Nikàya, Pàli và A-hàm Hán tạng là những bộ kinh thuộc Phật giáo truyền thống, còn gọi là Kinh tạng Nguyên thủy. Ðó là những bộ kinh chứa đựng những gì Ðức Phật đã dạy suốt trong 45 năm truyền giáo, gồm những giáo lý căn bản như Tứ diệu đế, Duyên khởi, Vô ngã... Các nhà nghiên cứu Phật học, các Sử gia đều coi Kinh tạng Nguyên thủy là tài liệu đáng tin cậy nhất và gần gũi nhất để xác định những gì mà Ðức Phật tuyên thuyết.
I. Lịch sử kiết tập kinh điển
Sau khi Ðức Phật nhập Niết-bàn 3 tháng, một đại hội được triệu tập để tụng đọc lại những lời Ðức Phật dạy nhằm giữ gìn kho tàng Pháp bảo. Ðây là lần kiết tập kinh điển đầu tiên.
Sau khi Phật nhập diệt 100 năm, một đại hội khác được triệu tập để minh định lại những gì là đúng với lời Phật dạy và những gì đi lệch hướng; chủ yếu là một vài vấn đề tranh cãi về giới luật, có 10 điều mới phát sinh: Diêm tịnh, chỉ tịnh, tụ lạc gian tịnh, trụ xứ tịnh, tùy ý tịnh, cửu trụ tịnh, sinh hòa hiệp tịnh, bất ích lũ ni sư đàn tịnh, thủy tịnh, kim tiền tịnh. Những vị cho 10 điều trên là phi pháp đã tách riêng thành Thượng tọa bộ, những vị chủ trương thực hiện 10 điều cải cách thì tách riêng thành Ðại chúng bộ - Sự phân chia đầu tiên của giáo đoàn Phật giáo. Những kinh điển của cả hai bộ phái vẫn là kinh điển Nguyên thủy và vẫn duy trì bằng phương thức đọc tụng thuộc lòng chứ không viết thành văn. Ðây là lần kiết tập kinh điển thứ hai.
Lần kiết tập kinh điển thứ ba vào khoảng năm 200 đến 234 năm sau khi Ðức Phật nhập Niết-bàn. Hai bộ phái chính là Thượng tọa và Ðại chúng sản sinh ra nhiều bộ phái, gồm khoảng 20 bộ phái. Giáo lý được giải thích tùy theo khuynh hướng của bộ phái. Trong đó, Ðại Thiên (Mahadeva), một học giả Phật tử khá nổi tiếng đã đưa ra 5 điều giới hạn của quả vị a-la-hán: Dư sở dụ, vô tri, do dự, tha linh nhập và đạo nhân thanh cố khởi. Ðiều đó làm mọi người hoang mang. Từ ảnh hưởng chủ trương của Ðại Thiên và mặt khác - ảnh hưởng của giáo nghĩa Bà-la-môn lẫn lộn vào giáo lý Phật giáo, vua A-dục quyết định ủng hộ triệu tập đại hội Phật giáo dưới sự chủ tọa của ngài Moggalipputta Tissa (Mộc-kiền-liên Ðế-tu), thầy của vua A-dục. Kỳ này gọi là lần kiết tập thứ ba, chấn chỉnh lại sự pha tạp trong giáo lý. Thượng tọa bộ lúc bấy giờ được gọi là Phân biệt thuyết bộ (Vibhajyavada), được vua A-dục đỡ đầu và ủng hộ mạnh mẽ. Phân biệt thuyết bộ là cha đẻ của Ðồng diệp bộ, chính Ðồng diệp bộ (Tamrasatiyah) đã kiết tập 5 bộ Nikàya rất đầy đủ. Năm bộ Nikàya này được hoàng tử Mahinda sau khi xuất gia đem khẩu truyền ở Tích Lan.
Một hệ phái khác khá mạnh cũng phát xuất từ Thượng tọa bộ là phái Thuyết nhất thiết hữu bộ (Sarvastivada) không được vua A-dục ủng hộ vì họ chủ trương luận lý hơn là kinh luật. Họ chuyển dần lên Ðông bắc Ấn, đặt căn cứ địa tại Ca-thấp-di-la (Kasmira), dần dần họ truyền bá chánh pháp toàn cõi biên cương phía Bắc và sang các nước lân cận. Ðến đời vua Ca-nị-sắc-ca (Kaniskha), nhà vua hết lòng ủng hộ và tổ chức đại hội kiết tập kinh điển. Ðây được coi như lần kiết tập kinh điển thứ tư, vào khoảng đầu thế kỷ thứ II sau Tây lịch. Truyền thống Phật giáo Bắc tông được truyền bá từ phái này qua 4 bộ A-hàm, Luật tạng và một số luận thư. Kỳ kiết tập này mới được chép thành văn.
Riêng 5 bộ Nikàya được Mahinda mang qua Tích Lan vẫn giữ phong cách truyền khẩu cho đến khi một đại hội kiết tập được tổ chức tại Tích Lan ở làng Aluvihata. Ðây là lần đầu tiên 3 tạng Pàli được chép bằng chữ trên lá buông vào năm 83 trước Tây lịch. Lần này gọi là lần kiết tập kinh điển thứ tư (Kinh tạng Nikàya).
II. Các Bộ A-Hàm và Nikàya
1. A-hàm (Agama) dịch là Pháp quy hay Vô tỷ pháp, gồm có 4 bộ:
a/. Trường A-hàm (Dirghagama), 22 quyển, do ngài Phật-đà-da-xá (Buddhayasas) và Trúc Phật Niệm dịch (412 TL, y cứ Pháp tạng bộ). b/. Trung A-hàm (Madhyamagama), 60 quyển, do ngài Tăng-già-đề-bà (Sanghadeva) dịch vào khoảng năm 397 TL. Bộ này là nền tảng của Hữu bộ.2. Nikàya bộ gồm 5 quyển:
c/. Tạp A-hàm (Samyukta-agama), 50 quyển, do ngài Cầu-na-bạt-đà-la (Gunabhadra) dịch năm 435 TL (y cứ của Hữu bộ.
d/. Tăng Nhất A-hàm (Ekottara-agama), 50 quyển.
a/. Trường bộ kinh (Dìgha-Nikàya). b/. Trung bộ kinh (Majhima-Nikàya).Trường A-Hàm tương đương với Trường Bộ - chép những bài pháp dài. Trung A-Hàm và Trung Bộ chép những bài pháp bậc trung. Tương Ưng Bộ tương đương với Tạp A-Hàm - chép những lời kinh có nội dung tương tự nhau. Tăng Nhất và Tăng Chi - chép những bài sắp xếp theo con số. Riêng Tiểu Bộ Kinh thì Pàli tạng mới có - ghi chép những câu kệ vắn tắt. III. Những Ðặc Ðiểm của Giáo Lý Nguyên Thủy
c/. Tương ưng bộ kinh (Samyutta-Nikàya).
d/. Tăng chi bộ kinh (Angttara-Nikàya).
e/. Tiểu bộ kinh (Khuddaka-Nikàya).
1. Cả hai truyền thống A-hàm và Nikàya đều thuộc truyền thống Nguyên thủy, mặc dù con đường truyền bá có khác nhưng nội dung thì không khác nhau mấy. Tư tưởng của hai truyền thống đều giữ được phong cách và hương vị của thời Nguyên thủy Phật giáo.
2. Cả hai được giữ gìn bằng phương thức khẩu truyền suốt một thời gian khá dài khoảng 400 năm sau Phật nhập diệt.
3. Thể loại văn tường thuật, ký sự, dùng điệp từ và trùng cú nên rất dễ chán khi đọc. Tuy nhiên kinh phản ánh tư tưởng, học thuật, sinh hoạt, tập quán, tôn giáo... của xã hội đương thời.
4. Diễn đạt tư tưởng Phật học một cách thiết thực gần gũi với tâm lý con người, những ví dụ dễ hiểu và lý luận giản đơn nhưng rất chặt chẽ. Nhất là những định nghĩa căn bản của thuật ngữ Phật học rất rõ ràng.
5. Kinh chứa đựng rất nhiều những lời dạy phản ánh quan điểm của Phật về các vấn đề tu tập, phương cách sống, lối ứng xử, về các vấn đề lý luận, xã hội... rất dễ trích dẫn và dễ nhớ.
6. Tư tưởng Nguyên thủy chứa đựng tư tưởng gốc hay tư tưởng nền của tư tưởng Ðại thừa.
IV. Vấn Ðề Ðại Thừa và Tiểu Thừa
Trước đây ta thường cho rằng giáo lý Nguyên thủy là giáo lý Tiểu thừa không đưa đến quả vị tối hậu thành Phật, chỉ có giáo lý Ðại thừa mới là giáo lý chân chính của Phật. Ngược lại, các nhà sư Nguyên thủy thì cho rằng giáo lý Nguyên thủy mới chính truyền là của Phật, còn giáo lý Ðại thừa là ngoại đạo. Sự bất đồng quan điểm ấy đã làm băng giá mối quan hệ của hai truyền thống cả ngàn năm. Ngày nay với những phương tiện tiến bộ, mọi mặt trong xã hội đều thay đổi, những quan điểm Tiểu thừa và Ðại thừa không còn thích hợp. Qua nghiên cứu, cho thấy rằng:
1. Thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy cho đến thời kỳ Bộ phái (sau Ðức Phật 400 năm) chưa có danh từ Ðại thừa hay Tiểu thừa. Danh từ Ðại thừa và Tiểu thừa xuất hiện đồng thời với kinh điển Ðại thừa khoảng thế kỷ thứ I trước hoặc sau Tây lịch.
2. Danh từ Tiểu thừa không nên hiểu là Thượng tọa bộ, mà là chỉ cho giai đoạn Bộ phái, sự tranh chấp về đường lối hành đạo mà lúc bấy giờ các Bộ phái quá chú trọng về lý luận và hình thức.
3. Ngày nay không có hệ Tiểu thừa nào có mặt trên thế giới. Năm 1950, Hội Phật Tử Thân Hữu Thế Giới (World Fellowship of Buddhists, WFB) họp tại Colombo (Tích Lan) đã nhất trí quyết nghị loại bỏ danh từ Tiểu thừa khi nói đến Nam tông Phật giáo.
4. Giáo lý được phân làm hai truyền thống: Truyền thống Nguyên thủy và truyền thống Phát triển. Về mặt địa lý, truyền thừa thì gọi là Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Nam tông. Sử dụng từ ngữ Nguyên thủy và Phát triển nói lên tính xuyên suốt của cây đại thọ, giáo lý đạo Phật, mà phần gốc, rễ là Nguyên thủy; phần thân ngọn cành lá là Phát triển. Không một cây nào có thể gọi là cây khi không có gốc hay ngọn. Sự nhất quán trong hệ thống giáo lý phải được thiết lập và không ra ngoài hai hệ thống Nguyên thủy và Phát triển - cả hai bổ sung cho nhau. Những tư tưởng Phật giáo Phát triển đều phải mang tính kế thừa giáo lý Nguyên thủy, nếu không thì giáo lý Phát triển sẽ mất đi giá trị của nó.
5. Mặc dù truyền thống Nguyên thủy và Phát triển có những khác biệt, tuy nhiên, những khác biệt ấy không cơ bản. Trái lại, những điểm tương đồng lại rất cơ bản như sau:
a/. Cả hai đều nhìn nhận Ðức Phật Thích-ca Mâu-ni là bậc Ðạo sư. b/. Cả hai đều chấp nhận và hành trì giáo lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Duyên khởi...; đều chấp nhận pháp ấn Khổ, Không, Vô ngã; đều chấp nhận con đường tu tập: Giới-Ðịnh-Tuệ.Tóm lại, Kinh tạng Nguyên thủy là kinh tạng ghi chép lại những lời Phật và Thánh chúng một cách đầy đủ nhất. Kinh tạng này mang tính thiết thực gần gũi với tâm lý con người và sự sinh hoạt của xã hội. Ðây là cơ sở giáo lý mà chúng ta lấy làm nền tảng cho mọi nghiên cứu, thực tập và nhất là hiểu một cách đúng đắn tư tưởng đạo Phật phát triển. Tuy nhiên, trải qua hơn 400 năm khẩu truyền và hơn 2000 năm truyền bá, kinh giáo không tránh khỏi sự thiếu sót hoặc thêm thắt của người thọ trì, nghĩa là vẫn không mang tính Nguyên thủy thuần túy. Nghiên cứu kinh điển Phát triển mà không nắm vững hệ thống Nguyên thủy thì độ chuẩn xác không cao. Nếu coi Kinh tạng Nguyên thủy là thấp kém thì rất là sai lầm và nguy hiểm. Cây đại thọ giáo pháp phải là một cây hoàn hảo từ gốc rễ cho đến ngọn ngành./.
c/. Cả hai đều từ chối về một đấng tối cao sáng tạo và ngự trị thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét