Đọc : "Đạo Công giáo với vấn đề mê tín và tệ nạn xã hội" của Ts.Phạm Huy Thông
(TG&DT) - Từ “tôn giáo” quá tổng quát, không thể viết như vậy, vì không ai có thể tổng quát hóa bất cứ điều gì cho tất cả các tôn giáo trong thế gian. Cho nên TS Phạm Huy Thông không thể viết “đồng nhất tôn giáo với mê tín, lạc hậu”. Do đó, câu mà TS Phạm Huy Thông trích dẫn từ GS Đặng Nghiêm cũng trở nên vô nghĩa
Tôi vừa đọc bài “Đạo Công Giáo Với Vấn Đề Mê Tín Và tệ nạn Xã Hội” của TS Phạm Huy Thông do một thân hữu gửi đến, lấy từ conggiaovietnam.net. Nội dung bài viết của TS Phạm Huy Thông không ngoài mục đích đề cao Công Giáo như là một tôn giáo rất tiến bộ và văn minh, chủ trương bài trừ mê tín và tệ nạn xã hội.
Nhưng thật đáng tiếc, TS Phạm Huy Thông chỉ nhìn thấy cái kim trong mắt người khác mà không nhìn thấy cái đà trong mắt mình [Chúa Giê-su dạy: "Hãy lấy cây sà trong mắt ngươi ra trước rồi hãy lấy cây kim trong mắt người khác ra sau. Đừng phê phán ai để ngươi cũng không bị phê phán."] Nhưng tệ hơn nữa là TS đã không hiểu rõ về chính đạo Công giáo của mình cũng như về truyền thống xã hội và văn hóa của Việt Nam. Rất cường điệu, ông ta mượn lời của Alexandre de Rhodes, cho rằng những gì trái ngược với Công giáo đều là mê tín mà không xét đến bối cảnh lịch sử của Việt Nam qua các thời đại. Sau đây chúng ta hãy đi vào phần phân tích một số tư tưởng của TS Phạm Huy Thông [PHT].
PHT: Có một số người vẫn đồng nhất tôn giáo với mê tín, lạc hậu. Ngay trong cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ do Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành năm 2000 viết: “ Mê tín: Tin một cách mù quáng vào thần thánh, ma quỷ, số mệnh và những điều huyền hoặc” ( tr.628). Thế nhưng, ngày nay nhiều nhà nghiên cứu cho rằng không phải tôn giáo là đồng nhất với mê tín, lạc hậu mặc dù chúng đều tồn tại trên cơ sở niềm tin. GS Đặng Nghiêm Vạn- nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu tôn giáo cho rằng: “Cũng cần thấy niềm tin tôn giáo không phải là niềm tin mê muội cuồng tín, thiếu suy nghĩ…Người tín đồ tôn giáo trước hết là người hiểu một cách “ trí tuệ” điều mình tin, điều mình coi là thiêng liêng. Niềm tin tôn giáo cũng không thể xem là những hiện tượng phản văn hoá, trái với tiến bộ, văn minh” ( 1). Chúng ta có thể xem xét vấn đề này qua trường hợp của đạo Công giáo.
TCN: Trước hết, từ “tôn giáo” quá tổng quát, không thể viết như vậy, vì không ai có thể tổng quát hóa bất cứ điều gì cho tất cả các tôn giáo trong thế gian. Cho nên TS Phạm Huy Thông không thể viết “đồng nhất tôn giáo với mê tín, lạc hậu”. Do đó, câu mà TS Phạm Huy Thông trích dẫn từ GS Đặng Nghiêm cũng trở nên vô nghĩa, vì GS Đặng Nghiêm đã coi mọi tôn giáo đều như nhau ! Hiển nhiên khi chúng ta nghiên cứu về vấn đề tôn giáo thì chúng ta thấy mọi tôn giáo đều khác nhau, thuộc các nền văn hóa khác nhau, có tôn giáo là tôn giáo của trí tuệ, có tôn giáo là tôn giáo của đức tin, có tôn giáo thờ thần, có tôn giáo chủ trương nhân bản và nhân chủ v…v…, cho nên từ “tôn giáo”, viết một cách thiếu suy nghĩ của TS Phạm Huy Thông cũng như của Giáo sư Đặng Nghiêm đều không nói lên được điều gì.
Vậy, vấn đề là, khi chúng ta muốn nói về tôn giáo thì chúng ta phải quy định đó là tôn giáo nào và tìm hiểu xem niềm tin tôn giáo đó thuộc loại nào, có phải là niềm tin dựa trên sự hiểu biết, hay chỉ là niềm tin mê muội cuồng tín, thiếu suy nghĩ. Từ đó chúng ta mới có thể quyết định tôn giáo đó có thuộc loại mê tín, lạc hậu hay không?
Câu cuối cùng trong đoạn văn trên của TS Phạm Huy Thông hàm ý là niềm tin Công giáo không phải là mê muội cuồng tín, thiếu suy nghĩ mà là hiểu một cách “trí tuệ” điều mình tin… Nhưng trong suốt bài, TS Phạm Huy Thông không đưa ra bất cứ một luận cứ nào để chứng minh Công giáo không phải là mê tín dị đoan, mà chỉ đề cao Công giáo là đã “nghiêm cấm các hành vi mê tín, dị đoan” [sic], và “phê phán những tập tục lạc hậu, tệ đoan xã hội”, và nghĩ rằng như thế cũng đủ để chứng tỏ niềm tin Công giáo không phải là mê muội cuồng tín, thiếu suy nghĩ mà là hiểu một cách “trí tuệ” điều mình tin… Nhưng sự thực có phải như vậy không? Ai cũng biết, Công giáo là đạo của “đức tin” (faith), mà theo định nghĩa thì “đức tin” là:
1) tin vào những gì mà những người có đầu óc ngay thẳng [right mind] không tin được;
2) tin vào những gì không chắc có thực;
3) tin vào một đấng siêu nhiên cai quản vũ trụ và muôn loài.
Và như vậy TS Phạm Huy Thông đã cố ý tránh né, không bàn đến căn bản giáo lý đã tạo nên niềm tin Công giáo.
Điều đáng trách là TS Phạm Huy Thông đã dùng một tài liệu từ thế kỷ 17 của tên thừa sai thực dân ngu dốt bịp bợm là Alexandre de Rhodes. [Xin đọc bài “Di Hại Của Nền Đạo Lý Thiên La Đắc Lộ” trên http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN50.php]. Cái tên thừa sai Công giáo ngu dốt này đã viết cuốn “Phép Giảng Tám Ngày” mà nội dung đầy những điều thuộc loại mê tín, đồng thời còn xuyên tạc hạ thấp Đức Phật và Đức Khổng Tử, nguyên do chỉ vì một niềm tin mù quáng và sự cuồng tín của hắn về môn thần học mê hoặc lừa dối của Công giáo trong thời đại mà Âu Châu còn nằm dưới sự thống trị của Công giáo, một thời đại mà ngày nay các học giả Tây phương đã gọi là “Thời đại Trung Cổ” (The Middle Ages), hay “Thời Đại Đen Tối” (The Dark Ages) hay “Thời đại của sự man rợ và đen tối trí thức” (The Ages of barbarism and intellectual darkness)..
Trong bài “Di Hại Của Nền Đạo Lý Thiên La Đắc Lộ”, [“Đạo Lý Thiên-La Đắc-Lộ” là cụm từ Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang dùng để chỉ những ảnh hưởng tai hại của Thiên Chúa Giáo La Mã (Thiên-La) mà giáo sĩ Alexandre de Rhodes (Đắc-Lộ) đã mang đến đầu độc đầu óc lớp người dân thấp kém nhất trong xã hội Việt Nam trong thế kỷ 17; Xin đọc Chương 15 trong cuốn Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư (1954-1963) của Giáo sư Quang] tôi đã phân tích cuốn Hành trình Truyền Giáo của Đắc Lộ và chứng minh rằng:
- Về lịch sử, Rhodes cũng chỉ biết lõm bõm.- Về sinh hoạt người dân thì cũng chỉ là những nhận xét phiến diện, hời hợt.- Về văn hóa địa phương thì Rhodes mù tịt.- Và đặc biệt về truyền giáo thì Rhodes có những mánh lới xảo quyệt dụ đạo những người ngu, những điều này thể hiện ngay trong những từ ngữ mà Rhodes dùng trong cuốn sách, trong những mánh lới này chúng ta thấy những niềm tin nhảm nhí về ma quỉ, những phép lạ không thể tin được, và những lý luận ẩu tả, phi lý và láo lếu.
Sau đây tôi xin nhắc lại một đoạn phê bình điển hình về sự bịp bợm của Alexandre de Rhodes:
Trang 74: Với thánh giá Chúa, với nước phép, giáo dân tốt lành đã thông thường đuổi ma quỉ, chữa các thứ bệnh tật. Chỉ cho uống 4,5 giọt nước thánh mà chữa được người mù và cho 2 người chết sống lại. Họ ra đi, cắm thánh giá ở đầu, ở giữa và cuối xóm. Họ đến thăm bệnh nhân, đọc kinh và cho bệnh nhân uống vài giọt nước phép. Không đầy 5 ngày đã chữa khỏi 272 người.
Trang 77: Họ rất quí trọng nước phép, cứ 5, 6 ngày họ lại đến lấy.. Họ cho bệnh nhân uống với những thành quả lạ lùng. Mỗi chủ nhật, tôi buộc lòng phải làm phép với 5 vại lớn, để thỏa mãn lòng sốt sắng của họ.
TCN bình luận: Nước phép hay nước thánh là nước thường đã được ông linh mục bi bô đọc vài câu tiếng La-Tinh để biến nó thành nước phép hay nước thánh. Rhodes đã thông thạo môn thần học bịp bợm dân ngu, nhưng chính ông ta cũng lại ngu không thể tả được mới viết lên được những đoạn trên. Chỉ với 4, 5 giọt nước phép là có thể chữa được người mù, người chết sống lại, và chữa khỏi mọi bệnh tật. Nhưng mỗi chủ nhật ông ta phải phù phép biến 5 vại nước lớn thành nước thánh hay nước phép để thỏa mãn nhu cầu của giáo dân. Một vại lớn có bao nhiêu lít nước? Một lít nước có bao nhiêu giọt nước. Nếu tính ra thì 5 vại nước phép đó có thể chữa cho cả nước Pháp của ông ta khỏi mù, vì trong thế kỷ 17, cả nước Pháp đang mù vì là toàn tòng Công Giáo. Nhưng ngày nay, chẳng cần đến nước phép hay nước thánh (holy water) gì đó mà Pháp cũng đã ra khỏi cảnh mù rồi.
Giáo dân Việt Nam dùng loại nước phép đó đã mù lại càng mù thêm vì cái đạo lý Thiên-La Đắc-Lộ bịp bợm hoang đường quá lố lăng chẳng có ai có thể tin được...Vì thế ngày nay chẳng còn ai tin là nước phép hay nước thánh có bất cứ một tác dụng gì ngoài bản chất là nước thường như mọi nước thường khác. Ngày nay, không ai chữa bệnh bằng nước thánh, mà đi khám bác sĩ, hay đi nhà thương, và nhiều khi còn tin thuốc ta hơn là nước thánh. Alexandre de Rhodes viết như trên chỉ để lừa bịp dân ngu vì chính ông ta cũng không tin ở nước thánh. Trong cuốn Hành Trình Truyền Giáo ông ta viết: khi ông ta bị sốt nặng nhưng lại không dùng nước thánh của ông ta để làm cho hết sốt mà lại phải nhờ một Đông Y sĩ cho uống thuốc ta mới hết sốt.
Điều đáng nói là sự di hại của nền đạo lý Thiên-La Đắc Lộ vẫn còn kéo dài cho đến ngày nay khi TS Phạm Huy Thông dùng cuốn Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài của Rhodes để chứng minh là “đạo Công Giáo nghiêm cấm các hành vi mê tín, dị đoan và phê phán các tập tục lạc hậu, tệ nạn xã hội.”. Đọc cuốn trên của Rhodes ta có thể thấy lại những nhận định của tôi về cuốn Hành Trình Truyền Giáo của Rhodes. Cũng như trong cuốn Phép Giảng Tám Ngày, trong cuốn Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài, Rhodes lại xuyên tạc viết láo lếu về Đức Khổng Tử, Đức Phật, Lão Tử trong Quyển Một, Chương 18, 19 và 21.
■ Về Khổng tử, Rhodes viết: “Khổng tử không phải là thánh nhân, bởi vì, theo tôi, nếu ngài được gọi là thánh nhân, thì ngài phải biết có một đức Chúa trời dựng nên trời và đất” [sic] (trang 39). [Chuyện “có một đức Chúa trời dựng nên trời và đất “ ngày nay đã trở thành một trò cười cho thiên hạ trước những bằng chứng khoa học bất khả phủ bác về nguồn gốc vũ trụ và con người mà chính Tòa Thánh cũng đã phải công nhận. TCN]
■ Về Đức Phật, Rhodes viết: “Đức Thích Ca chưa đầy 17 tuổi thì đã kết duyên với một công chúa trẻ tuổi tên là Adulala, con gái một vua Ấn khác. Hai năm sau thì sinh hạ được một con gái tên là Hầu La…. Đức Thích Ca bực tức vì không được kết quả trong công việc, liền dựa vào lời bàn của thần thánh quen thuộc để gieo rắc một thứ truyện hoang đường về thần thánh. Thế là có thành quả ngay đến nỗi trong 40 năm hoạt động, vừa dựa vào quyền thế, vừa dựa vào ma thuật, ngài đã cho thành lập và phổ biến khắp Ấn Độ tín ngưỡng trước đây chưa ai biết” (trang 42) [Chúng ta thấy rõ, Rhodes đã dựa vào chính những sắc thái của Công Giáo để suy diễn và bài bác Đức Phật. Vì “gieo rắc một thứ truyện hoang đường về thần thánh” (Chuyện Giê-su sinh ra từ một trinh nữ, làm các phép lạ, chết rồi sống lại và bay lên trời), và “dựa vào ma thuật” (nước thánh, các bí tích) chính là những sản phẩm lừa bịp dân ngu của Công Giáo, chứ trong giáo lý của Đức Phật, không hề có những thứ mà Rhodes bịa ra. TCN]
■ Về đạo Lão, Rhodes viết: “Lão tử, nhà ma thuật đời xưa rất danh tiếng, đã có và còn có rất nhiều đồ đệ có uy tín cới Chúa [Trịnh] và tất cả kẻ sang trọng trong nước. Chẳng có gì đáng khen, chính Chúa và các quan trong phủ cũng bị truyền nhiễm. Là giáo phái thịnh hành ở Đàng Ngoài, vì rất phổ thông và rất liên quan tới ma quỉ.” [Rhodes hiển nhiên không biết đến Đạo Đức Kinh của Lão Tử. Nếu ông ta biết và hiểu thì ông ta phải vứt cuốn Thánh Kinh của ông ta vào “recycle bin” alias “trash”. TCN]
Một cuốn sách viết láo lếu như vậy mà ngày nay TS Phạm Huy Thông còn dùng nó để chứng minh là Công giáo rất tiến bộ. Bây giờ chúng ta hãy đi vào vài đoạn của TS Phạm Huy Thông [PHT]:
PHT:1. Đạo Công giáo nghiêm cấm các hành vi mê tín, dị đoan. [Thật vậy sao??]
Công giáo là một tôn giáo độc thần, vì vậy giáo lý của đạo nghiêm cấm việc thờ các thần linh khác và tất cả các hành vi có ảnh hưởng đến căn tính được ghi trong điều răn thứ nhất: Thờ phượng một Chúa Trời và kính mến Chúa trên hết mọi sự. Do đó, các hiện tượng vốn được coi là quen thuộc với phong tục dân gian ở Á Đông và Việt Nam như lên đồng, bói toán, chọn ngày tốt xấu, chọn đất chôn táng, đốt vàng mã…đều bị đạo Công giáo cấm tín đồ tham gia. Ai dù vô tình hay cố ý tham gia đều coi là lỗi phạm giới răn thứ nhất và buộc phải sám hối, xưng tội trước toà giải tội.
TCN: Công giáo là một tôn giáo độc thần, đúng vậy. Nhưng thần đó là thần như thế nào, có đáng để con người thờ phụng không? Tôi nghĩ rằng, niềm tin tôn giáo của TS Phạm Huy Thông thực sự không phải là do “hiểu một cách “ trí tuệ” điều mình tin, điều mình coi là thiêng liêng” mà là một niềm tin mù quáng về một vị thần của dân tộc Do Thái mà người Công giáo Việt Nam gọi là Thiên Chúa hay Chúa Trời. Nhưng thật ra Thiên Chúa của Công Giáo là như thế nào? Có lẽ TS Phạm Huy Thông không hề đọc Thánh Kinh và cũng không biết đến một số nhận định về Thiên Chúa của Công Giáo của những người đã đọc kỹ Thánh Kinh như sau:
1) Tổng Thống Thomas Jefferson của Mỹ, sau khi đọc cuốn “Thánh Kinh”, đã nhận định về Thiên Chúa của Ki Tô Giáo là “một nhân vật có tính tình khủng khiếp – độc ác, ưa trả thù, đồng bóng, và bất công” [Thomas Jefferson describes The God of Moses as “a being of terrific character – cruel, vindictive, capricious and unjust].
2) Giám mục John Shelby Spong:Cuốn Thánh Kinh đã làm cho tôi đối diện với quá nhiều vấn đề hơn là giá trị. Nó đưa đến cho tôi một Thiên Chúa mà tôi không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng. [ John Shelby Spong, Rescuing The Bible From Fundamentalism, p. 24: A literal Bible presents me with far more problems than assets. It offers me a God I cannot respect, much less worship.]
3) Linh mục Công giáo James Kavanaugh viết về “Huyền Thoại Cứu Rỗi” trong cuốn Sự Sinh Ra Của Thiên Chúa (The Birth of God),xin đọc: http://sachhiem.net/TCNtg/TCN36.php :
Nhưng đối với con người hiện đại. chuyện hi sinh của Giê-su chẳng có ý nghĩa gì mấy, trừ khi hắn đã bị reo rắc sự sợ hãi và bị tẩy não từ khi mới sinh ra đời(But to modern man, it makes far less sense unless he has been suitably frightened and brainwashed from birth). Đối với tôi (Linh mục James Kavanaugh), đó là một huyền thoại “cứu rỗi” của thời bán khai, miêu tả một người cha giận dữ [Thiên Chúa], chỉ nguôi được cơn giận bằng cái chết đầy máu me của chính con mình. Đó là một chuyện độc ác không thể tưởng tượng được của thời bán khai (It is a primitive tale of unbelievable cruelty).
4) Nhưng đặc biệt hơn cả là khi đọc Richard Dawkins trong cuốn “The God Delusion”, ấn bản 2008, tôi thấy tác giả đưa ra tới 16 nhận định về Thiên Chúa của Ki Tô Giáo rất đáng để chúng ta nghiên cứu để tìm hiểu sự thật. Mở đầu Chương 2, trang 51, về “Giả Thuyết Về Thiên Chúa” [The God Hypothesis], tác giả Richard Dawkins viết:
Không cần phải bàn cãi gì nữa, Thiên Chúa trong Cựu Ước là nhân vật xấu xa đáng ghét nhất trong mọi chuyện giả tưởng: ghen tuông đố kỵ và hãnh diện vì thế; một kẻ nhỏ nhen lặt vặt, bất công, có tính đồng bóng tự cho là có quyền năng và bất khoan dung; một kẻ hay trả thù; một kẻ khát máu diệt dân tộc khác; một kẻ ghét phái nữ,sợ đồng giống luyến ái, kỳ thị chủng tộc, giết hại trẻ con, chủ trương diệt chủng, dạy cha mẹ giết con cái, độc hại như bệnh dịch, có bệnh tâm thần hoang tưởng về quyền lực, của cải, và toàn năng[megalomaniacal], thích thú trong sự đau đớn và những trò tàn ác, bạo dâm [sadomasochistic], là kẻ hiếp đáp ác ôn thất thường. [1]
Tôi nghĩ rằng, tất cả những tác giả trên phải có lý do gì mới dám viết ra những điều như vậy, vì có tới gần 1/3 nhân loại, nghĩa là khoảng gần 2 tỷ người, tuyệt đại đa số thuộc thành phần thấp kém, ít hiểu biết trong xã hội, tin và thờ phụng Thiên Chúa của Ki Tô Giáo, và nhất là họ lại viết và xuất bản ngay trên nước Mỹ, một nước văn minh tiến bộ nhất nhưng lại lạc hậu nhất về niềm tin Ki Tô Giáo còn sót lại trên thế giới. Và khá lạ lùng, cuốn The God Delusion của Richard Dawkins lại là một cuốn sách thuộc loại bán chạy nhất ở phương trời Âu Mỹ. Những nhận định của Richard Dawkins như trên không hề sai, chúng đã được chứng minh rất đầy đủ qua những trích dẫn từ cuốn Thánh Kinh của Công giáo: http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/3NGOI/TCN64_2.php.
Như vậy, thần của Công giáo so với các thần cổ xưa trong dân gian Việt Nam như thần cây đa, thần bình vôi v…v… thì thần nào có hại cho nhân loại hơn. Bản chất của thần cây đa, hay thần bình vôi không khác gì thần của Công giáo, vì cùng là những đối tượng của một niềm tin, nhưng những người tin vào thần cây đa, thần bình vôi chưa hề làm hại ai, trái lại những người tin vào thần của Công giáo đã gây ra 7 núi tội ác đối với nhân loại mà Giáo hoàng John Paul II cùng Bộ Tham Mưu của ông ta đã phải xưng thú cùng thế giới ngày 12 tháng 3 năm 2000 tại Vatican.
Do đó giáo lý Công giáo “nghiêm cấm việc thờ các thần linh khác và tất cả các hành vi có ảnh hưởng đến căn tính được ghi trong điều răn thứ nhất: Thờ phượng một Chúa Trời và kính mến Chúa trên hết mọi sự” chỉ là nhắc lại huyền thoại của dân tộc Do Thái về một vị thần của họ trong thời bán khai, một vị thần đang bị đẩy lui vào hậu trường ở Âu Châu trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại. Điều đáng nói ở đây là các tín đồ Công Giáo Việt Nam đã bị mê hoặc để đi thờ phụng một thần không đáng thờ phụng, và vì thiếu hiểu biết, nên đã nhắm mắt tuân theo.
Theo TS Phạm Huy Thông thì giáo lý Công giáo nghiêm cấm việc thờ các thần linh khác. Nhưng những phong tục dân gian ở Á Đông và Việt Nam như lên đồng, bói toán, chọn ngày tốt xấu, chọn đất chôn táng, đốt vàng mã không phải là thờ thần linh khác và không ai bắt ai phải tin những phong tục như vậy. Những việc như trên, khi người dân hiểu ra thì họ sẽ không còn thực hành nữa. Vậy tại sao Công giáo phải nghiêm cấm? Phải chăng Công giáo chủ trương bài bác tất cả những phong tục tập quán trong nền văn hóa khác không phù hợp với nền văn hóa độc thần trịch thượng của Công giáo. Nhưng thực ra, một số trong những phong tục trên không phải là không có ý nghĩa.
Đạo Công giáo cấm tín đồ tham gia vì không hiểu ý nghĩa của các phong tục dân gian, và vì theo sách lược độc tôn, độc thần. Những gì không phù hợp với chủ thuyết Công Giáo đều bị nghiêm cấm, thí dụ như tục lệ thờ cúng tổ tiên hay những nghi thức về cưới hỏi, tang lễ trong dân gian. Đó chính là sự ngu xuẩn của Công giáo trong một thế giới mà các nền văn hóa đều khác nhau. Nhưng thực ra Công giáo không chỉ nghiêm cấm tín đồ không được thờ các thần linh khác mà còn ra lệnh cho tín đồ phải tìm cách tiêu diệt những người thờ thần linh khác, phá hủy đền thờ miếu mạo của những người thờ thần linh khác. Đó là sự man rợ của Công giáo. Và đây cũng là điều TS Phạm Huy Thông tránh né không đụng tới. Chứng minh?
Giáo lý Công giáo bắt nguồn từ đâu? Có phải là từ cuốn Thánh Kinh không? Chúng ta hãy đọc vài đoạn trong Cựu Ước về lệnh lạc của Thiên Chúa của Công giáo mà TS Phạm Huy Thông tin rằng phải “thờ phượng và kính mến trên hết mọi sự”:
PHỤC TRUYỀN 6:17; 7:1-5:PHẢI TUYỆT ĐỐI TUÂN HÀNH CÁC ĐIỀU RĂN, LUẬT LỆ CỦA THIÊN CHÚA... KHI ĐỨC CHÚA TRỜI DẪN CÁC NGƯƠI VÀO VÙNG ĐẤT MÀ CÁC NGƯƠI SẼ CHIẾM HỮU…CÁC NGƯƠI PHẢI TẬN DIỆT HỌ, KHÔNG ĐƯỢC LẬP GIAO ƯỚC, KHÔNG ĐƯỢC THƯƠNG XÓT... KHÔNG ĐƯỢC GẢ CON GÁI MÌNH CHO CON TRAI HỌ, HOẶC CƯỚI CON GÁI HỌ CHO CON TRAI MÌNH VÌ HỌ SẼ DỤ CON CÁI CÁC NGƯƠI THỜ CÚNG CÁC THẦN CỦA HỌ MÀ BỎ CHÚA HẰNG HỮU.. CÁC NGƯƠI PHẢI ĐỐI XỬ VỚI HỌ NHƯ SAU: PHẢI PHÁ HỦY NHỮNG BÀN THỜ CỦA HỌ, PHẢI ĐẬP PHÁ NHỮNG CỘT TRỤ THIÊNG LIÊNG CỦA HỌ, ĐẬP NÁT NHỮNG HÌNH TƯỢNG BẰNG GỖ, ĐỐT SẠCH CÁC TƯỢNG CHẠM CỦA HỌ..
PHỤC TRUYỀN 20: 12-18: LÚC KÉO QUÂN ĐẾN TẤN CÔNG MỘT THÀNH NÀO, NẾU THIÊN CHÚA CHO CÁC NGƯƠI HẠ ĐƯỢC THÀNH ĐÓ, PHẢI GIẾT HẾT ĐÀN ÔNG TRONG THÀNH, NHƯNG BẮT GIỮ ĐÀN BÀ, TRẺ CON, SÚC VẬT, VÀ CHIẾM GIỮ CÁC CHIẾN LỢI PHẨM...BÊN TRONG LÃNH THỔ CHÚA BAN CHO, PHẢI DIỆT HẾT MỌI SINH VẬT. PHẢI TẬN DIỆT DÂN HÊ-TÍT, A-MO, CA-NA-AN, PHÊ-RẾT, HÊ-VÍT VÀ GIÊ-BU NHƯ CHÚA ĐÃ TRUYỀN DẠY. NHƯ VẬY HỌ KHÔNG CÒN SỐNG ĐỂ DỤ DỖ ĐỒNG BÀO HỌ LÀM TỘI ÁC, THỜ CÚNG THẦN CỦA HỌ MÀ MANG TỘI VỚI CHÚA.
Có phải là Công giáo Việt Nam đã từng theo sát những luật lệ này không? Cho đến ngày nay, Công giáo vẫn ép người ngoại đạo phải học giáo lý nhồi sọ của Công giáo trước khi lập gia đình với người có đạo. Chúng ta hãy bỏ qua những gì Công giáo đã thực hành các điều răn trên khi xâm lăng các nước trên thế giới như ở Mỹ Châu, Nam Mỹ và Phi Châu, và hãy đọc một chút về lịch sử xâm lăng của Công giáo vào Việt Nam.
Một trong những tài liệu có tính cách tổng hợp về sự xâm lăng của Công Giáo vào Việt Nam là của Helen B. Lamb, trong cuốn Vietnam's Will to Live. Sau đây là vài đoạn trong đó, xin độc giả để ý đến những lời văn châm biếm rất ý nhị của tác giả.. và chúng ta có thể thấy trong đó tất cả những sắc thái trong tài liệu của Alexandre de Rhodes mà TS Phạm Huy Thông sử dụng:
"Những sự giao tiếp giữa Pháp và Việt Nam từ thế kỷ 17 trở đi đều theo một mô thức cổ điển xâm nhập Á Châu của Tây phương. Mới đầu là các thừa sai và con buôn. Rồi các nhà ngoại giao đến can thiệp, nhân danh cả hai, và cuối cùng, quân lính tiến vào, áp đặt sự thống trị của ngoại quốc - lẽ dĩ nhiên là để làm tốt cho dân bản xứ.
Động cơ chính để một nước đi chiếm thuộc địa và những vùng ảnh hưởng là sự chiếm hữu một cái gì đó, quyền lực, uy tín, của cải, hay những thứ cưỡng đoạt được...Trong trường hợp nước Pháp, họ đặt nặng vấn đề tôn giáo. Là những người cầm đuốc soi sáng cho những người khác về chủ thuyết Công giáo, người Pháp đã lao mình vào một cuộc Thánh chiến để mang tới cho dân Việt Nam món quà vô giá, cơ hội để sống đời đời, bất tử.
Chỉ khi nước Pháp trở thành thế tục hơn trong thế kỷ 19, họ mới đặt nặng chiêu bài "nhiệm vụ văn minh hóa" - trong những quốc gia mà niềm tự hào về nền văn minh cổ của họ rất là chính đáng.
...Dù các con buôn bị đối đãi lạnh nhạt đến đâu thì các thừa sai Tây phương còn bị nghi ngờ hơn nữa. Sau năm 1645, khi Alexandre de Rhodes bị bắt cầm tù và rồi bị trục xuất, theo những con buôn người Anh tới giao thương ở Việt Nam thì các thừa sai phải ngụy trang dưới dạng con buôn.
...Một triết gia Đông phương hiện đại, khi giải thích về sự đối kháng của Á Châu đối với những nhà rao bán Phúc Âm Ki Tô Giáo (truyền giáo), đã nhấn mạnh đến thái độ kiêu căng điển hình của thừa sai Ki Tô như sau:
"Cái óc Tây phương của các ông thường quá bị ám ảnh bởi ý tưởng chinh phục và chiếm hữu, cái thói quen dụ người khác vào đạo đã ăn sâu trong đầu óc các ông cũng là một hình thức chinh phục và chiếm hữu... Rao giảng về giáo thuyết của các ông chẳng phải là một sự hi sinh, mà là đắm mình trong một sự xa xỉ nguy hiểm hơn mọi xa xỉ vật chất rất nhiều. Nó nuôi dưỡng trong tâm các ông một ảo tưởng là các ông đang làm bổn phận - rằng các ông khôn ngoan hơn và giỏi hơn đồng loại của các ông.."
Sự phỉ báng tất cả những gì của Á Châu được thấy rõ, ngay từ lúc đầu, trong thái độ của những thừa sai Pháp đối với những tôn giáo ở Việt Nam, như chúng ta đã thấy trong những thư từ liên lạc và tác phẩm của họ. [Đó là những gì Alexandre de Rhodes đã làm và ngày nay TS Phạm Huy Thông còn đưa nó ra như để chứng minh Công giáo là đạo tiến bộ]
...Bất kể là những sự khác biệt giữa các tôn giáo ở Việt Nam như thế nào, chúng thật không đáng kể so với cái vực thẳm ngăn cách những tôn giáo này với giáo hội hiếu chiến Công giáo.. Các Vua Việt Nam coi chủ thuyết Công giáo như là một sự đe dọa đến quyền hành của họ, và coi những người Việt Nam theo đạo như thuộc hạng chót trong một hệ thống quyền lực tôn giáo chặt chẽ dưới quyền những giám mục ngoại quốc. (Bị ngoại nhân hoàn toàn thống trị đến độ giáo hội Gia Tô Việt Nam không có một giám mục Việt Nam nào được bổ nhiệm cho tới thập niên 1930, 400 năm sau khi những giáo sĩ thừa sai Gia Tô đầu tiên tới Việt Nam) Ở trên những giám mục ngoại quốc là một giáo hoàng ngoại quốc ở tận La Mã xa xôi, và những tín đồ Việt Nam này trung thành và tuân lệnh giáo hoàng thay vì hoàng đế Việt Nam. [Ông Tổng Ngô Quang Kiệt, trong vụ Tòa Khâm Sứ, đã nghe lệnh của Vatican và coi thường lệnh của chính quyền Việt Nam]
Những thừa sai thì hoàn toàn xa lạ với Việt Nam và với ý tưởng hòa hợp giữa các lý tưởng tôn giáo khác nhau. Đối với dân ngoan đạo Công giáo thời đó thì chỉ có hai quan điểm đối ngược, hoặc đúng hoặc sai, không thể có một sự thỏa hiệp hay đối thoại nào giữa hai quan điểm trên. Các thừa sai coi thường tín ngưỡng và cách hành đạo địa phương, cho chúng là sai lầm... [Đây là những gì Rhodes viết trong cuốn Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài]
Nhiều bản báo cáo thời đó mô tả sự việc các thừa sai đã mang vào Việt Nam một số lượng lớn Âu dược chữa bệnh cho dân chúng để "chiếm lòng họ." (Linh mục de Courtaulin, trích trong tác phẩm của Taboulet, trg. 42). Nhưng trong những hoạt động dụ người vào đạo, các thừa sai Công giáo đã khai thác sự sợ hãi và hi vọng của đám dân ngu dốt và nhẹ dạ cả tin. Những kẻ tân tòng coi Ki Tô Giáo như là một hệ thống ma thuật mới. Nước thánh Công giáo được dùng với hi vọng có thể đuổi được quỷ ám, cứu người chết sống lại, làm cho người mù sáng mắt trở lại v...v.. [Đây chính là sự bịp bợm phóng đại đến độ ngu xuẩn của Rhodes khi viết về tác dụng của nước thánh].
Tin vào sự không thể sai lầm của Công giáo, những hội viên trong Hội Truyền Giáo Hải Ngoại đã tấn công Phật Giáo, coi Phật Giáo như là vô thần và thờ hình tượng, và chỉ trích nặng nề Khổng giáo về tục lệ thờ cúng tổ tiên. [Đây chính là những gì Rhodes viết trong những cuốn Phép Giảng 8 Ngày, Hành Trình Truyền Giáo, và Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài]
...Đối với những nhà lãnh đạo Việt Nam, toàn thể giáo thuyết Ki Tô bị coi là không thực. Theo quan điểm của Nho gia thì bản chất con người là tốt; chỉ cần được huấn luyện cho tốt để có thể sử dụng lý trí của mình mà phân biệt giữa tốt và xấu. Con người không cần phải được "cứu rỗi" bởi sự can thiệp của Chúa Ki Tô hay Thiên Chúa, và nếu cho rằng Chúa Ki Tô có khả năng như vậy thì đối với giới Nho sĩ, đó cũng không khác gì một sự mê tín.
Giáo điều Ki Tô, ngoài tính chất thô thiển và không hợp lý, còn bị coi như là thật sự nguy hiểm, vì nó làm cho con người xa cách với gia đình để tìm sự giải thoát cho riêng mình.
... Bằng sự đe dọa hỏa ngục và sự đày đọa đời đời, các giáo sĩ thừa sai bắt buộc những đàn chiên Việt Nam của họ phải theo đuổi ly rượu Thánh cho sự sống đời đời của mình trong một thế giới sau thay vì làm những bổn phận hiếu thảo trong đời này. Những nhà cấm quyền Việt Nam đặc biệt lo ngại về giáo điều xưng tội của Công Giáo, coi đó như là một cách áp đặt quyền lực trên giáo dân. (Không những thế, đây cũng là một cách lấy tin tức tình báo quân sự rất hữu hiệu. TCN).
...Như là một sự thách đố đối với thiên tài của Khổng giáo trong việc hòa hợp các tín ngưỡng khác nhau, Công giáo đã chứng tỏ là một tôn giáo hoàn toàn không thể tiêu hóa nổi. Trong bốn thế kỷ, Công giáo vẫn còn như là một lực lượng chia rẽ trong xã hội Việt Nam. Để tăng cường cái vực thẳm ý thức hệ giữa những tín đồ Công giáo và đại khối dân tộc, những tín đồ Công giáo thường sống trong những làng mạc riêng biệt, dưới quyền thống trị của các linh mục, y như những làng mạc trong thời Trung Cổ ở Âu Châu cách đây 500 năm. [Linh Mục Trần Tam Tĩnh đã gọi những làng mạc riêng biệt này là những “ốc đảo ngu dốt”]
Về mặt văn hóa cũng vậy, những người Việt Nam tân tòng Công giáo trở thành cô lập với nền văn hóa chủ đạo. Để phổ biến giáo lý Công giáo, các thừa sai đã nghĩ ra một dạng chữ mới theo mẫu tự La Mã gọi là Quốc Ngữ, một cách phiên âm tiếng Việt họ dùng để dạy những đàn chiên của họ. Họ dịch những sách cầu nguyện hay kinh sách Công giáo khác ra loại chữ mới này, nhưng không dịch văn chương Việt Nam. Điều này có nghĩa là những tín đồ Công giáo Việt Nam, vì không còn học ở các trường làng do các thầy Nho dạy, không thể đọc được tiếng Việt, gọi là chữ Nôm, hay chữ Hán được dùng trong mọi văn kiện công cộng. Chữ Quốc Ngữ là một trong vài đóng góp có ảnh hưởng lâu dài vào nền văn minh Việt Nam của Tây phương, nhưng ảnh hưởng tức thời của nó là chia rẽ quốc gia và đánh thẳng vào gốc rễ văn hóa của Việt Nam.
Đối với một quốc gia mà lý tưởng là sự hòa đồng trong cộng đồng và lối sống theo những qui định giao thiệp giữa con người với nhau, sự xâm nhập của Công giáo biểu thị cho sự xáo trộn và bất hòa trong xã hội.
Ngay từ ngày đầu, những người xây dựng Công giáo ở Việt Nam đã cố ý coi thường chính quyền Việt Nam và đã dùng đến phương cách hối lộ và gian lận để đạt được những mục đích của họ." [2]
Đọc lại lịch sử Việt Nam trong giai đoạn Francis Garnier chiếm thành Hà Nội và các tỉnh lân cận như Phủ Lý, Nam Định, Hải Dương v..v.. chúng ta sẽ thấy sự thực về vai trò cộng tác, tiếp tay, hỗ trợ của giáo dân Công giáo Việt Nam cho những đoàn quân xâm lăng ngoại quốc như thế nào, và họ đã làm những gì để tuân theo luật của Thiên Chúa. Mark L. McLeod, viết trong cuốn The Vietnam Response to French Intervention, 1862-1874, trg. 114-122:
"Bản chất và mức độ hỗ trợ những đoàn quân viễn chinh Pháp của những tín đồ Gia Tô là như thế nào?
Những thư từ liên lạc và phúc trình của Balny và Harmand, được Garnier phái đi chinh phục nhiều tỉnh lỵ và những điểm trọng yếu trong miền đồng bằng, cho chúng ta thấy một kiểu hỗ trợ đáng kể của những tín đồ Công giáo bao gồm - nhưng không chỉ giới hạn ở - những nhiệm vụ hành chánh và quân sự. Những nguồn tài liệu này cũng cho chúng ta thấy một kiểu xoay sở lẫn nhau giữa các sĩ quan Pháp và các thừa sai Công giáo với kết quả là những kẻ "tình nguyện" thường cũng được lợi bằng hay hơn những sĩ quan Pháp.
... Để giúp chúng ta hiểu rõ hơn, chúng ta hãy xét tới những hành động của Balny tại Phủ Lý và Hải Dương và của Harmand ở Nam Định, và nhấn mạnh đến sự liên hệ giữa Bộ Truyền Giáo Công giáo và các lực lượng quân sự Pháp. Sự phân tích những hành động này cho thấy, trong những cuộc tấn công vào những cứ điểm của chính quyền Việt Nam, quân đội Pháp đã nhận được một mức độ hỗ trợ rất đáng kể từ những thừa sai và những tín đồ Công giáo Việt Nam. Hơn nữa, những phương pháp mà các sĩ quan Pháp và những cộng tác viên Công giáo dùng tuyệt đối không thể coi là có đạo đức cao theo những tiêu chuẩn đương thời của ngay chính họ, vì những phái bộ truyền giáo Công giáo đã dùng sức lao động (của tín đồ Công giáo bản xứ; TCN), tài nguyên, và tin tức tình báo, đổi lấy hậu thuẫn của Pháp để thực hiện sự tàn sát liên miên người "lương", mạo phạm những công trình xây dựng của Phật Giáo, thiêu hủy những làng mạc phi-Công giáo, và cướp bóc những thành phố của nhà Vua. Sự cộng tác với chủ nghĩa đế quốc Pháp của những tín đồ Công giáo thường không được các sử gia nhận biết đầy đủ, nhưng đó chính là một yếu tố đáng kể góp phần thắng lợi cho Pháp ở Bắc Kỳ." [3]
Chúng ta thấy, TS Phạm Huy Thông đã bỏ sót những ảnh hưởng và hành động tai hại của Công giáo Việt Nam khi ông ta chỉ viết rằng giáo lý Công giáo nghiêm cấm tín đồ thờ các thần linh khác. Chúng ta hãy đọc tiếp TS Phạm Huy Thông:
PHT: Ngay từ những buổi đầu truyền giáo đến Việt Nam, nhiều giáo sĩ dù nhận ra ở xứ sở này có nhiều điều tốt đẹp từ truyền thống gia đình đến văn hoá, xã hội nhưng cũng chỉ ra nhiều phong tục mê tín, dị đoan. Alexandre de Rhodes ( Đắc Lộ) đã dành hẳn chương 25 trong cuốn Histoire du Royaume de Tunquin ( Lịch sử Vương quốc Đàng Ngoài) để nói về những tập tục lạc hậu này. Ông viết: “Người Đàng Ngoài có tâm tình hiếu thảo rất đặc biệt đối với cha mẹ đã qua đời và tiêu phí quá đáng để cúng giỗ. Vì thế không những họ đâm ra nghèo túng mà còn làm cho họ mắc nợ nần, bởi muốn theo tục lệ và phép xã giao nên không những phải chi dụng về cỗ bàn mà còn về các nghi lễ khác, vừa vô ích vừa phù phiếm, nhưng theo phép xử thế, họ không sao tự miễn cho mình được. Thí dụ, họ đua nhau dựng nhà, sắm các dụng cụ bếp núc bằng tre nứa và giấy hoa rồi đem đi đốt. Họ điên dại tin rằng nhờ đồ vàng mã này người quá cố được nhà đẹp, đồ dùng tươm tất trong thế giới các người tới. Cũng điên dại như thế, vào ngày cuối năm, họ sắm quần áo cũng làm bằng giấy hoa rồi đem đốt. Họ kỳ khôi tưởng rằng hàng mã này sẽ hoá thành áo mới, vải đẹp để dùng trong năm mới. Vì thế chúng tôi đã công khai công kích dị đoan và chế diễu tập quán kỳ dị này” (2). Đọc những dòng trên, chúng ta có lẽ cũng ngạc nhiên, vì đến tận hôm nay, không ít người “ vẫn điên dại” và chắc là điên dại hơn vì họ sống ở thời kỳ khoa học hiện đại, có trình độ học thức gấp nhiều lần những người dân Đàng Ngoài sống cách đây gần 400 năm, xong họ vẫn đốt và còn đốt vàng mã nhiều hơn, kỳ dị hơn từ ô tô cho đến người mẫu, từ tiền giả đến tiền thật.
TCN: Trích dẫn Alexandre de Rhodes trong cuốn Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài, TS Phạm Huy Thông đã dùng kiến thức của một thừa sai Công Giáo trong thế kỷ 17, một kiến thức không thể gọi là kiến thức, về tôn giáo và những phong tục tập quán của Việt Nam như tôi đã chứng minh ở trên. Rhodes cho rằng người Việt Nam đã tiêu phí quá đáng để cúng giỗ, và con chiên Phạm Huy Thông ngày nay cũng cho rằng như vậy. Nhưng người Việt Nam có nghĩ như vậy không. Vấn đề là người dân Việt Nam đã bao nhiêu đời theo tục lệ cúng giỗ tổ tiên mà Công giáo độc thần cho là một hình thức thờ phụng thần linh cho nên đã cấm đoán qua bao thế kỷ. Người Công giáo bị cấm không cho thờ cúng tổ tiên mà chỉ được thờ Chúa của Do Thái nên cho rằng cúng giỗ là tiêu phí quá đáng. Đối với họ, để 10% lợi tức đóng cho nhà thờ của Chúa với hi vọng sẽ được lên thiên đường (mù), thì không phải là tiêu phí trong khi cả mấy tỷ đô-la Giáo hội đã phải bỏ ra để bồi thường cho các nạn nhân tình dục của các “Chúa thứ hai” (Alter Christus). Cúng giỗ không phải là tiêu phí quá đáng vì đó là một nếp sống trong dân gian, và cúng giỗ như thế nào tùy theo hoàn cảnh kinh tế của người dân. Trước hết, đó là để tỏ lòng hiếu thảo, nhớ đến những người đã quá cố. Thứ đến, những thức ăn cúng giỗ chính người sống hưởng, vậy tiêu phí ở chỗ nào? Ngoài ra, những giỗ chính còn là dịp để hội họp gia đình, con cháu, có thể từ phương xa, về đóng góp cúng giỗ. Và sau cùng, trong các làng mạc còn là dịp để thể hiện lòng tương thân tương ái của dân làng. Rhodes làm sao hiểu được những điều này, và con chiên Phạm Huy Thông cũng không hiểu nốt cho nên mới trích dẫn Rhodes. Thật là tội nghiệp.
Ai cũng biết là đốt vàng mã là sự phí phạm, mang tiền thật đổi lấy tiền giả. Phật Giáo thường xuyên khuyên nên bỏ tục lệ này, và khuyên con người nên dùng tiền vào những việc công ích hơn như là từ thiện, bố thí, mua sách vở cho học sinh nghèo v…v…. Nhưng tục lệ này đã ăn sâu trong tâm thức người Việt Nam, và sự phí phạm là cho cá nhân, nếu họ có khả năng phí phạm. Ngày nay, tục lệ này phát triển trở lại không những ở Việt Nam mà còn ở ngoại quốc, nhất là ở Mỹ. Cho nên, tôi có một cái nhìn khác về việc đốt vàng mã. Trong thời chiến, người dân nghèo, ăn không đủ, chẳng có ai nghĩ đến chuyện đốt vàng mã. Ngày nay, tục lệ đốt vàng mã lại lan tràn trong dân gian, không chỉ trong các tư nhân mà còn cả ở trong một số cơ quan, công sở, xí nghiệp. Tại sao vậy? Vì “phú quý sinh lễ nghĩa”. Phải có tiền thật mới mua được tiền giả. Hiện tượng đốt vàng mã phát triển mạnh chứng tỏ người dân nay có tiền, đời sống vật chất của người dân đã lên cao, và giới làm vàng mã cũng có công ăn việc làm, giúp cho kinh tế nước nhà. Do đó, bản thân tôi cũng cho đốt vàng mã là phí phạm và là một tục lệ nên bỏ, vì tiền mua vàng mã có thể dùng cho nhiều việc công ích hơn. Nhưng trong bất cứ xã hội nào, con người thường chỉ nghĩ cho bản thân chứ số người nghĩ đến công ích thực sự là thiểu số. Vì vậy tôi không phản đối việc đốt vàng mã, vì ai có tiền muốn phí phạm thì cứ phí phạm, chúng ta không thể xía vào đời tư của họ để mà công kích dị đoan và chế diễu tập quán kỳ dị này như tên Alexandre de Rhodes. Chúng ta chỉ có thể khuyên họ là không nên phí phạm như vậy, họ có nghe hay không là quyền của họ. Trong xã hội, có nhiều chuyện còn phí phạm hơn nhiều về xa xỉ, về ăn uống, về quần áo v..v… nhưng đó không phải là những tục lệ nên chẳng ai nói tới. Nhưng bản chất sự việc thì giống nhau, đều là những cách hành xử cá nhân. Khác nhau là ở chỗ, việc đốt vàng mã thể hiện lòng tưởng nhớ và quan tâm đến những người đã quá cố và có tác dụng làm an lòng người sống.
Chúng ta hãy đọc thêm một đoạn của TS Phạm Huy Thông:
PHT:Một hiện tượng phổ biến trong đời sống của người Việt xưa là là người đàn ông có “ năm thê bảy thiếp”. Hình như ai càng có nhiều thê thiếp càng danh giá, quyền quý: Trai chính chuyên thường dăm bảy vợ; Gái chính chuyên chỉ có một chồng. Nhưng chính lối sống đó đã đẩy bao phụ nữ vào cảnh bị ngược đãi...
Giáo lý Công giáo quy định hôn nhân một vợ một chồng. Đây là quan niệm tiến bộ ngay cả với thế giới văn minh ngày nay…
Nhiều hương ước của các làng Công giáo cổ trước đây đều có quy định khá nghiêm ngặt về hôn nhân chung thuỷ. Hương ước của làng Vĩnh Trị ghi trong điều 103: “ Làng toàn tòng Công giáo chỉ được phép nhất phu nhất phụ thôi. Vậy ai còn vợ cả mà lấy vợ hai thì làng không ăn ngồi với nữa để khỏi làm gương xấu cho kẻ khác”. Hương ước làng Nam Am, điều 67 viết: “Lại dân toàn tòng, theo luật tôn giáo, không được phép lấy vợ lẽ, ai phạm đến cũng như tội thông dâm, nếu có con thì đứa con ấy cũng như ngoại tình. Con ngoại tình, con vợ lẽ, là con giai khi đến tuổi nhập bạ thì phải nộp phạt cho làng 5đ.000”.
TCN: Chế độ đa thê của Việt Nam khi xưa (ngày nay người ta không gọi là vợ lẽ mà là “bồ nhí”) là phù hợp với hoàn cảnh xã hội. Chế độ này chỉ có trong lớp người có tiền, giàu có như phú ông, hương chức v..v.. chứ nông dân nghèo khó làm gì có tiền để cưới vợ lẽ, khoan nói đến năm thê bảy thiếp. Trong các ốc đảo Công giáo ở Việt Nam, chuyện có khả năng để có năm thê bảy thiếp là chuyện không tưởng, chẳng cần phải cấm. Mặt khác, trong một xã hội mà trai thiếu gái thừa, nhất là lại đối với các con gái nhà nghèo thì làm thê làm thiếp là một cách để giải quyết vấn đề sinh kế hợp pháp thay vì phải đi làm những nghề bất đắc dĩ mất nhân phẩm như gái lầu xanh để kiếm ăn. Đây là một vấn đề xã hội không liên quan gì đến vấn đề đạo đức tôn giáo của Công giáo, nếu Công giáo có cái gọi là đạo đức. Tôi biết là Công giáo có quan niệm “một vợ một chồng” . Tôi cũng biết là giáo luật Công giáo cấm ly dị. Tại sao? Vì vợ chồng là do Chúa kết hợp qua cái gọi là “bí tích” (sacrament) hôn phối, mà “bí tích” là Chúa đặt ra, cho nên không thể ly dị. Nhưng quan niệm một vợ một chồng kèm theo với giáo luật cấm ly dị của Công giáo chẳng phải là một quan niệm tiến bộ, mà là sự tổng hợp của mê tín, vì tin rằng chính Chúa đã đặt ra “bí tích” hôn phối, và sự ngu xuẩn của Giáo hội vì giáo hội chỉ quan tâm đến luật lệ chứ không quan tâm đến thực trạng xã hội trong đó có những cặp vợ chồng không hợp với nhau, hoặc người vợ bị hành hạ, bạc đãi, coi như nô lệ v..v…bị bắt buộc sống với nhau thì cũng chẳng khác gì sống trong địa ngục. Thực tế là, trong thế giới Âu Mỹ, thế giới của Ki Tô Giáo, tỷ lệ những cặp vợ chồng do Chúa kết hợp rồi ly dị lên tới trên dưới 50%. TS Phạm Huy Thông cũng nói đến tệ nạn ly hôn ở Việt Nam. Nhưng TS có biết là mỗi năm có bao nhiêu tín đồ Công giáo xin hủy bỏ hôn ước [annulment] không? Giáo hội cấm ly dị nhưng có biện pháp hủy bỏ hôn ước, gọi là “annulement”. Thưa với TS, mỗi năm trung bình có trên 50000 (năm mươi ngàn) cặp vợ chồng Công giáo được tòa xử của Công giáo (Catholic trials) cho phép hủy bỏ hôn ước. Theo lời giải thích lắt léo của Giáo hội thì Annulment là một tuyên bố của tòa xử Công giáo rằng hôn ước giữa hai người đã được Chúa kết hợp trong “bí tích” (sacrament) hôn phối trở thành vô hiệu (void) vì chưa từng xảy ra chứ không phải là ly dị. [Annulment means that in the view of canon lawyers no marriage has taken place: it is not a divorce, it is a statement that the marriage, as a sacrament, was null and void] Đó là giáo luật “một vợ một chồng” rất tiến bộ của Công giáo đấy.
TS Phạm Huy Thông đưa ra Hương ước của làng Vĩnh Trị cũng như Hương ước làng Nam Am, với những luật lệ riêng, nghiêm cấm những chuyện hợp pháp ở Việt Nam, đã chứng tỏ những lời Helen B. Lamb viết ở trên là đúng:
Trong bốn thế kỷ, Công giáo vẫn còn như là một lực lượng chia rẽ trong xã hội Việt Nam. Để tăng cường cái vực thẳm ý thức hệ giữa những tín đồ Công giáo và đại khối dân tộc, những tín đồ Công giáo thường sống trong những làng mạc riêng biệt, dưới quyền thống trị của các linh mục, y như những làng mạc trong thời Trung Cổ ở Âu Châu cách đây 500 năm. [Linh Mục Trần Tam Tĩnh đã gọi những làng mạc riêng biệt này là những “ốc đảo ngu dốt”] Vì ngu dốt và cuồng tín, Công giáo đã không biết đến những tình trạng xã hội trong đất nước Việt Nam, cho nên đã ngăn cấm giáo dân những điều không đáng cấm, những điều mà đối với người dân Việt Nam đều là hợp Pháp. Đó không phải là Công giáo tiến bộ mà là mù quáng tuân theo những luật lệ của Giáo hội, nhiều khi trái ngược với truyền thống xã hội của Việt Nam. Đọc lịch sử các Giáo hoàng Công giáo, chúng ta thấy không thiếu những vị, không phải là chỉ có năm thê bảy thiếp, mà còn hoang dâm vô độ, loạn luân, ngủ cả với mẹ và con, ngoài những chuyện độc ác như giết người v…v…. Xin đọc trong: http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN20.php, bài “Đây!! Những “Đức Thánh Cha”, Đại Diện Của Chúa Trên Trần Và Là Chủa Chăn Của Giáo Hội Công Giáo “Thiên Khải, Duy Nhất, Thánh Thiện, Tông Truyền”. Sau đây là một đoạn điển hình trong đó:
Trong thời đại này, không phải là Thánh Linh tuyển chọn giáo hoàng mà là, theo Hồng y Baronius, những cô gái điếm (scortas). Đó là “luật lệ của những cô gái điếm hạng sang” (rule of the courtesans), đôi khi còn được gọi là “chế độ điếm trị” (Pornocracy), hay là triều đại của các cô gái điếm (reign of the whores). Trong số điếm này có một người mà Baronius gọi là “con điếm vô liêm sỉ”, Theodora, và đứa con gái vô liêm sỉ không kém là Marozia. Cả hai mẹ con đều có con với giáo hoàng Sergius III, và cả hai đều đưa những đứa con hoang của mình lên ngai giáo hoàng - John XI và John XII. John XI bị cầm tù và John XII đã “biến dinh Lateran(nơi giáo hoàng ở, trong Vatican. TCN)thành một ổ điếm”. Không có một tội ác nào mà John XII không làm - giết người, khai gian, thông dâm, loạn luân với hai em, đâm chém và thiến kẻ thù v..v.. Hắn ta chết trong tay của một người chồng bị xúc phạm(vì bị bắt quả tang đang thông dâm với vợ người này.)
Tôi chẳng muốn phê bình tiếp TS Phạm Huy Thông, vì những điều ông ta viết chẳng có gì đặc biệt để chứng tỏ Công giáo là đạo tiến bộ, văn minh. Nhưng có một câu tôi không thể bỏ qua.
GS Phạm Huy Thông viết: Đạo Công giáo nghiêm cấm các hành vi mê tín, dị đoan. Vậy tôi xin có vài vấn đề đặt với ông TS: Tại sao Công giáo không nghiêm cấm những hành vi cực kỳ mê tín như sau:
1) “Các tín đồ Công Giáo, khi ăn một cái bánh nhỏ mà họ thường được dạy là “bánh thánh”, tin rằng mình đã thực sự ăn thịt và uống máu Chúa Giê-su. Như vậy có phải là một hành vi mê tín, dị đoan không? Họ tin rằng một mẩu bánh làm bột thường, sau khi được ông linh mục hoa tay làm phép, lẩm bẩm vài câu bằng tiếng La-Tinh, mẩu bánh đó đã được thánh hóa và trở thành đích thực là thịt và máu Chúa của họ. Đó là niềm tin dựa vào “trí tuệ” hay chỉ là niềm tin mù quáng, nghe theo những lời lừa bịp của giới chăn chiên. Đối với người ngoại đạo chúng tôi, đó là những hành vi mê tín, dị đoan hơn bất cứ hành vi mê tín dị đoan nào khác.
2) Người Công giáo hàng ngày làm dấu cái mà họ gọi là “thánh giá”, tin rằng đó là biểu tượng “cứu rỗi”, nhưng không hề biết là cây gỗ hình chữ thập dùng để đóng đinh Chúa Giê-su chỉ tượng trưng cho một loại hình phạt tra tấn và hành quyết man rợ nhất của La Mã khi xưa. Như vậy có phải là mê tín dị đoan không? Nếu trong lịch sử loài người, chỉ có một mình Giê-su bị đóng đinh trên cái giá chữ thập thì may ra, may ra thôi, còn có người có thể tin đó là một biểu tượng “cứu rỗi” nếu họ nhắm mắt tin theo nền thần học của Ki Tô Giáo. Những Tân Ước viết rất rõ là Giê-su bị đóng đinh trên giá hình chữ thập cùng lượt với hai tên ăn trộm ở hai bên. Ngoài ra trong lịch sử còn có không biết bao nhiêu người cũng đã bị hành quyết như vậy. Vậy cái giá nào gọi là “thánh giá”, tại sao chỉ tôn sùng một cái giá mà Giê-su bị đóng đinh trên đó trong khi thực sự chẳng ai biết cái giá đó là cái nào, có gì khác biệt với các giá khác không. Và cái giá đó thánh ở chỗ nào.
3) Người Công giáo mang những đứa con sơ sinh chưa biết gì ngoài việc bú, ị, ngủ, tè và khóc, đến nhà thờ cho các ông linh mục “rửa tội”, cái tội nó không hề có. Nếu bảo đó là tội tổ tông thì Giáo Hoàng John Paul II đã dứt khoát bác bỏ khi Ngài công nhận thuyết Big Bang về nguồn gốc vũ trụ, và thuyết Tiến Hóa về nguồn gốc con người. Hơn nữa, ông linh mục có thể trên người đầy tội lỗi như trên 5000 linh mục đã can tội hiếp dâm các “sơ” trên 23 quốc gia và ấu dâm với trên 10000 trẻ em. Như Linh mục Nguyễn Hữu Trọng đã viết: Ở Việt Nam có những ông Linh mục không lo truyền đạo mà chỉ lo truyền giống. Mang con nít đi rửa tội có phải là mê tín hay không khi mà thuyết sáng tạo đã sụp đổ và tội tổ tông truyền xuống từ Adam và Eve chỉ là những huyền thoại cổ xưa của dân tộc Do Thái. Không những thế, tất cả những “bí tích” mà Giáo hội Công giáo đưa ra đều là mê tín cả, những bí tích mà John Walters đã liệt vào hạng “mê tín tàn bạo” (sadistic superstition) và mục đích chỉ là tạo quyền lực cho giới chăn chiên.
4) Người Công giáo tin rằng Chúa của họ được sinh ra từ một nữ trinh và bà ta còn trinh vĩnh viễn [perpetual virginity] tuy rằng sau Giê-su bà ta đã sinh ra thêm ít nhất là 6 người con nữa. Người Công giáo cũng còn tin là sau khi bị đóng đinh, chết và táng xác, ông ta lại sống lại và sau 40 ngày, tự nhiên bay lên trời mà không có sức đẩy của một hỏa tiễn đeo trên lưng. Như vậy có phải là mê tín hay không, hay đó là những niềm tin dựa vào sự hiểu biết “trí tuệ” điều mình tin? Tôi xin nhắc lại định nghĩa về mê tín mà TS viết ở trên: “ Mê tín: Tin một cách mù quáng vào thần thánh, ma quỷ, số mệnh và những điều huyền hoặc”. TS nói Công giáo là tôn giáo độc thần, vậy thần của Công giáo có thuộc loại thần thánh không? Trong Công giáo cũng còn không biết là bao nhiêu thánh mà tín đồ thường tin, có phải không?
Vậy Công giáo có mê tín dị đoan hay không? Chúng ta hãy đọc nhận định của Leon Tolstoy trong vô số các nhận định khác:
Leo Tolstoy :Tôi tin chắc rằng giáo lý của giáo hội Công Giáo là một sự nói láo xảo quyệt và xấu xa theo lý thuyết, và là sự pha trộn của sự mê tín thô thiển nhất và trò ma thuật về phương diện thực hành (I am convinced that the teaching of the Catholic church is in theory a crafty and evil lie, and in practice a concoction of gross superstition and witchcraft.) .
Xin TS Phạm Huy Thông đừng có nói là những niềm tin tôn giáo thuộc loại đặc biệt, không thể lý giải, khác với những niềm tin trong dân gian. Người Công giáo muốn tin cái gì là quyền của họ, nhưng khi họ lên tiếng cho rằng những gì không hợp với niềm tin của họ là mê tín dị đoan, trong khi đạo của họ thuộc loại cực kỳ mê tín và dị đoan thì đúng là họ không hề theo lời dạy của Chúa của họ: "Hãy lấy cây sà trong mắt ngươi ra trước rồi hãy lấy cây kim trong mắt người khác ra sau. Đừng phê phán ai để ngươi cũng không bị phê phán." Nhất là khi sự mê tín của Công giáo đã gây ra bao nhiêu tác hại cho nhân loại như chính Giáo hoàng John Paul II và bộ tham mưu của ông ta đã phải xưng thú cùng thế giới 7 núi tội ác của Công giáo đối với nhân loại tại Vatican ngày 12 tháng 3 năm 2000, trong khi sự mê tín mà không hẳn là mê tín về những tục lệ như cúng giỗ, đốt vàng mã, cúng cô hồn, xem ngày lành tháng tốt, hay xem đất để mai táng [thuộc khoa phong thủy mà nay người Tây phương cũng tin] chẳng gây hại đến bất cứ ai. Đó là sự khác biệt giữa hai loại mê tín.
Để kết luận, tôi có vài lời với các trí thức Công giáo như TS Phạm Huy Thông. Ngày nay tất cả những sự thật về bản chất, giáo lý, ảnh hưởng v..v… của Công giáo đã được phơi bày cho quần chúng. Quý vị không thể che dấu được bất cứ điều gì. Quý vị có thể nói tất cả những gì tốt đẹp về Công giáo trong các nhà thờ hay trong các ốc đảo Công giáo của quý vị với nhau. Nhưng một khi quý vị viết trên những diễn đàn truyền thông mà mọi người có thể đọc thì xin quý vị viết cho đúng và lương thiện hơn một chút, nhất là đừng có đụng đến những vấn đề mà quý vị không hiểu rõ về truyền thống dân tộc cũng như về chính tôn giáo của quý vị.. Trong thời đại này quý vị không nên đề cao đánh bóng tôn giáo của quý vị trên các diễn đàn công cộng, hành xử như là các nô lệ tâm linh, bởi vì tôn giáo của quý vị chẳng có gì đáng để tôn vinh, đề cao, đánh bóng. Tôi viết đây là viết về Công giáo nói chung chứ không viết về cá nhân Công giáo mà chắc chắn có nhiều người rất lương thiện và đạo đức không thua kém gì người “lương”. Giáo lý Công giáo thì thuộc loại huyễn hoặc để mê hoặc quần chúng. Lịch sử Công giáo là một lịch sử ô nhục đẫm máu. Đạo đức của các bậc chăn chiên, từ giáo hoàng trở xuống, chẳng có gì đáng ca ngợi. Lịch sử Công giáo Việt Nam cũng chẳng có gì đáng khen ngợi mà trái lại như trong những tài liệu của Helen B. Lamb và McLeod đã trích dẫn ở trên. Quý vị không có cách nào có thể viết lại lịch sử như quý vị đãng từng làm. Hiện nay, vụ giới chăn chiên loạn dâm và ấu dâm, với sự bao che của chính Giáo hoàng Benedict XVI và một số Hồng Y, Tổng Giám Mục ở các giáo phận v..v.. đang nổ ra như pháo trên khắp thế giới. Người ta còn đòi Giáo hoàng Benedict XVI phải từ chức vì đã che dấu và bao bọc cho những linh mục loạn dâm. Bản tin tổng hợp trên sachhiem.net ngày 26 tháng 3, 2010 có đoạn như sau:
Qua điểm tin từ những tờ báo nổi tiếng tại : Anh quốc, Pháp quốc, Ý, và Hoa Kỳ ...nhà bình luận có tên là Richart de la Cure kết luận như sau :
..."Đạo công giáo đang đi vào ngỏ cụt, và hao tốn, vị giáo hoàng hiện nay bất lực kèm theo lo lắng nay mai sẻ bị thải hồi, và nhất là thế giới nguyền rủa, căm thù ...mà từ trước đến nay Vatican thường tuyên bố .." đạo công giáo là một tôn giáo bác ái và Yêu thương hay thường gọi là công giáo hoàn cầu "...nay đang trên con đường lụi bại và nhục nhã.
Do đó, quý vị hãy nhìn lại chính tôn giáo của quý vị, về nội dung cuốn Kinh Thánh, về lịch sử của Giáo hội, về đạo đức của các bậc chăn chiên, về Vatican, về các Giáo hoàng v…v… và hãy dè dặt khi quý vị muốn đề cao, đánh bóng Công giáo. Trong thời đại này, tôn giáo dính liền với các vấn đề xã hội và được coi như là một bộ phận của xã hội, không thể đứng ngoài hay đứng trên xã hội. Không ai có thể viện lẽ tự do tôn giáo hay tự do tín ngưỡng để có thể có những hành động vô trí đứng ngoài xã hội hay đứng trên xã hội. Cho nên đừng bao giờ quý vị có quan niệm tôn giáo là lãnh vực bất khả xâm phạm vì đó là tự do tôn giáo hay tự do tín ngưỡng.
[1]. The God of the Old Testament is arguably the most unpleasant character in all fiction: jealous and proud of it; a petty, unjust, unforgiving control-freak; a vindictive, bloodthirsty ethnic cleanser; a misogynistic, homophobic, racist, infanticidal, genocidal, filicidal, pestilential, megalomaniacal, sadomasochistic, capriciously malevolent bully.
[2]. Franco-Vietnamese relations from the 17th century on followed the classic pattern of Western penetration of Asia. First came the missionaries and traders. In time, diplomats arrived to intercede on behalf of both and, in the end, soldiers marched in to impose foreign rule - for the subject people's own good, of course.
A country's chief motive in acquiring colonies and spheres of influence would seem to be acquisition - to get something, be it power, prestige, wealth, or plunder...In the French case the chief emphasis was on religion. As the torchbearers of Catholicism, the French were engaged in a religious crusade to give the people of Vietnam that most priceless of gifts, the opportunity to achieve immortality. Only when France became more secular in the 19th century did it place emphasis on its "civilizing mission" - in countries justly proud of their ancient civilization.
...However unwelcome the traders were, Western missionaries were even more suspect. After 1645, when Alexandre de Rhodes was first imprisoned and then expelled, missionaries had to disguise themselves as traders, according to English merchants who came to Vietnam to open up trade channels.
...A modern Eastern philosopher, in attempting to explain Asia's antagonism toward Christian evangelists, stressed the arrogance of the typical Christian missionary:
"You Western mind is too much obsessed with the idea of conquest and possession, you inveterate habit of proselytism is another form of it.. Preaching your doctrine is no sacrifice at all - it is indulging in a luxury far more dangerous than all luxuries of material living. It breeds an illusion in your mind that you are doing your duty - that you are wiser and better than your fellow-beings..."
A denigration of everything Asian is implicit in the attitudes of early French missionaries toward the religions they found in Vietnam, as can be seen in their correspondence and writings.
...Whatever the difference between Vietnam's various religions, they were minor compared with the gulf separating them from the militant Catholic Church.. Vietnamese emperors regarded Catholicism as a threat to their authority and the local Vietnamese converts as the bottom rung of a tight religious hierarchy under foreign bishops. (So completely dominated by foreigners was the Vietnamese Catholic Church that there were no Vietnamese bishops appointed until the 1930s, almost 400 years after the first Catholic missionaries arrived in Vietnam.) Above the foreign bishops was the foreign pope in far-off Rome, and they owned their loyalty and obedience to him rather than to the Vietnamese emperor.
The missionaries were totally alien to Vietnam and to the very idea of mutual accomodation between different religious viewpoints. To the Catholic faithful of this period there was truth and error, with no possibility of compromise or "dialogue" between the two. Missionaries looked down on local beliefs and practices, calling them false.
...Early reports describe how a large quantity of Western medicines was brought to Vietnam so that the missionaries could administer them "in order to win the hearts of these peoples" (Father de Courtaulin, quoted in Taboulet, p.42). But in their proselytizing activities many Catholic missionaries exploited the fears and hopes of the ignorant and the credulous. Christianity was regarded by those who adopted it as a new system of magic. Catholic holy water was used, hopefully, to exorcise devils, raise the dead, and restore sight to the blind...
True to their belief in Catholic infallibility, members of the Society of Foreign Mission attacked Buddhism as both atheistic and idolatrous and excoriated Confucianism because of its rites of ancestor worship.
...To Vietnam's rulers, the entire Christian doctrine was suspect. In the Confucian view, man is essentially good; all he needs is good training and the use of his reasoning powers to ascertain the difference between good and evil. He does not have to be "saved" by Christ's intercession with God, and the supposition that he did, struck the educated Confucian as just so much superstitious.
Besides being considered crude and implausible, Christian dogma was viewed as positively dangerous, since it alineated a person from his family by emphasizing individual salvation.
The missionaries enjoined their Vietnamese flocks, under the threat of hell fire and damnation, to pursue the Holy Grail of personal immortality in the next world instead of fulfilling the duties of filial piety in this one. The Vietnamese authorities were particularly alarmed over the Catholic confessional as a means of exercising power over people.
...As if challenging the Confucian genius for merging and tempering alien creeds, Catholic proved to be completely indigestible. For four centuries the Catholic faith has remained a divisive force in the society. Reinforcing the ideological gulf between Vietnamese Catholics and the rest of the population, Christian converts have tended to live apart in separate villages dominated by their priests, much as the villages of medieval Europe were dominated five hundred years ago.
In a cultural sense, too, Vietnamese converts to Catholicism became isolated from the mainstream. In order to dissiminate Christian teachings in Vietnam, the missionaries worked out a new form of Romanized script called Quoc Ngu, a phonetic rendering of Vietnamese which they taught their flocks. They translated prayer books and religious tracts into this new script, but no Vietnamese literature. This meant that Vietnamese Catholics, who no longer attended village schools run by Confucian scholars, could read neither the Vietnamese script, called "Nom", nor the Chinese characters used for all public documents. The Romanized script was one of the few lasting Western contributions to Vietnamese civilization, but its immediate effect was to divide the nation and strike at the roots of Vietnamese culture.
For a nation whose ideal was a harmonious community living according to well - defined human relationships, this Catholic intrusion represented disorder and dissension..
From the start the Church fathers in Vietnam had been willing to defy Vietnamese authority and resorted to bribery and fraud to gain their ends.
[3]. What was the nature and extent of the assistance that the Catholics brought to the French expedition?
The correspondence and reports of Balny and Harmand, who were dispatched by Garnier to obtain the submission of many of the provincial citadels and strongpoints of the delta, reveal pattern of significant Catholic assistance that included - but not limited to - formal administrative and military duty. These sources further reveal a pattern of mutual manipulation by French officers and Catholic missionaries in which the "volunteers" often had as much or more to gain from the relationship as did the French officers.
...It is useful to consider Balny's actions at Phu Ly and Hai-duong and Harmand's at Nam-dinh with an emphasis on the relationship between Catholic Missions and the French forces. The analysis reveals that the French were far from alone in their attacks on the loci of Vietnamese authority because the invaders received a significant level of support from the missionaries and the Vietnamese Catholics. Moreover, the methods of the French officers and their Catholic collaborators could hardly be considered as evidence of a superior morality even by their own contemporary standards, for the Catholic Missions exchanged labor, resources, and information in return for French assistance in perpetuating summary executions, desecreations of Buddhist religious edifices, burning of non-Catholic villages, and pillaging of imperial citadels. This Catholic collaboration with French imperialism has not been adequately recognized by historians, but it was a significant contributing factor to the French success in Tonkin.
Trần Chung Ngọc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét