Phật Giáo Nguyên Thủy là gì?

Phật Giáo Nguyên Thủy là gì?

Theravada (đọc như là tê-rê-va-đa), Học thuyết cuả các Trưởng lão, là một trường phái Phật giáo tiếp nhận giáo lý kinh điển từ Tipitaka, hay là kho tàng Thánh Điển Pali, mà theo như các học giả thường đồng ý với nhau rằng còn lưu lại được những ghi chép các giaó lý ban đầu cuả Đức Phật còn tồn tại với thời gian. 1 Trong nhiều thế kỷ, Therevada đã là tôn giáo thống ngự tại lục điạ Đông Nam Á (Thái lan, Myanmar hay Burma, Cambodia, và Lào) và Srilanka.. Ngày nay số Phật tử Phật giáo Therevada lên đến con số trên 100 triệu trên toàn thế giới. 2 Trong những thập kỷ gần đây Therevada bắt đầu bám rễ ở Phương Tây.

WHAT IS THERAVADA BUDDHISM

by John Bullitt
Việt dịch: Lê Văn Phúc, Minh Hạnh, Nguyễn văn Hòa
Trình bày: Minh Hạnh, Thiện Pháp, Chánh Hạnh và Như Trúc

Nhiều tông phái Phật Giáo, Một Giáo Pháp và Giới Luật

Đức Phật – Đấng Giác Ngộ – gọi tôn giáo mà ngài thành lập là Giáo Pháp-và giới luật – học thuyết và giới luật. Nhằm cung cấp sư hỗ trợ cơ cấu xã hội để thực hành Giáo Pháp và Giới Luật (hay là nói gọn là Dhamma: Pháp) [ tiếng sankrit:Dharma), và cũng nhằm giữ gìn những giáo lý này cho hậu thế, Đức Phật đã thành lập tăng chúng gồm Tỳ kheo (nam tu sĩ) và tỳ kheo ni (nữ tu sĩ) - Sangha : Tăng chúng) - còn tồn tại đến ngày nay để lưu truyền giáo lý cuả ngài cho các thế hệ mai sau kể cả các cư sĩ cũng như các tu viện.
Khi Phật Pháp tiếp tục phát triển khắp Ấn độ sau khi Đức Phật viên tịch, nhiều cách hiểu khác nhau về giáo lý nguyên thuỷ phát sinh , dẫn đến sự chia rẻ trong nội bộ tăng chúng và xuất hiện có đến 18 phái Phật giáo khác nhau. 3 Một trong những trường phái này cuối cùng đã dấy lên phong trào cải cách và tư xưng là Mahayana (Đại thưà :Cỗ xe lớn hơn).4 Và điều đó viện dần đến một trường phái khác kém quan trọng hơn là Hinayana (Tiểu thưà). Mà chúng ta gọi là Therevada ngày nay là sự tồn tại duy nhất cuả những trường phái phi-đại thừa xưa kia. 5 Để tránh ngụ ý thiếu tôn trọng không hay khi dùng hai thuật ngữ Hinayana và Mahayana, ngày nay người ta dùng từ ngữ có tính trung lập hơn để chỉ hai hệ phái chính cuả Phật giáo.
Bởi vì Therevada về mặt lịch sử thống ngự nam Á, nên thường được gọi là Phật giáo Nam Tông, trong khi Mahayana, truyền nhập về phương bắc từ Ấn độ vào Trung Quốc, Tây Tạng, và Triều Tiên, nên gọi là Phật giáo Bắc Tông.6

Pali: ngôn ngữ cuả Phật giáo Nguyên Thủy:

Ngôn ngữ cuả các văn bản kinh điển Therevada là tiếng Pali (văn bản) căn cứ vào phương ngôn Trung Ấn-Aryan, có lẽ được sử dụng ở vùng Trung Ấn thời Đức Phật. 7 Đai Đức Ananda, người em họ và người hầu cận cuả Đức Phật ghi nhớ các bài thuyết pháp (suttas) cuả Đức Phật và do đó là kho lưu trữ sống cuả các giáo lý này.8Không lâu sau khi Đức Phật viên tịch (ca. 480 trước CN), 500 trưởng lão - trong đó cả Ngài Ananda - kết tập tất cả các bài pháp mà các Ngài đã nghe trong suốt 45 năm hành đạo cuả Đức Phật. 9 Do đó hầu hết các bài pháp đều bắt đầu với lời dẫn, Như vầy tôi nghe (Evam me sutam)
Sau khi Đức Phật viên tịch, giáo lý cuả ngài tiếp tục được truyền miệng trong cộng đồng tăng lữ, giữ theo truyền thống truyền miệng có từ lâu trước thời Đức Phật. 10 Vào khoảng 250 trứơc CN, tăng chúng đã sắp xếp hệ thống và biên soạn những giáo lý này thành ba phần: Tạng Luật - Vinaya Pitaka (rổ giới luật - các bản văn liên quan đến tập tục và qui luật cuả tăng chúng), Sutta Pitaka (rỗ các bài giảng - các bài thuyết pháp, lời khuyên dậy cuả Đức Phật cho các Đại đệ tử cuả ngài), và Tạng Vi Diệu Pháp - Abhidhamma Pitaka (rổ học thuyết đặc biệt / cao hơn) - một phân tích tâm lý - triết học cuả Giáo Pháp). Cả ba gộp lại được gọi là Tam Tạng Thánh Điển- Tipitaka, ba cái rổ - Tam Tạng. Vào thế kỷ thứ ba tr.CN, các vị sư Tích lan (Sri Lanka) bắt đầu thực hiện biên soạn hàng loạt các bản chú giải về Tam Tạng; những bản chú giải này được tập hợp và dịch sang tiếng Pali bắt đầu từ thế kỷ thứ 5 trước CN. Tam Tạng cùng với các ngoài Chánh Tạng (các bản chú giải, biên niên v.v) tất cả hợp thành toàn bộ kho tàng giáo lý Nguyên Thủy - Therevada.
Tiếng Pali khởi nguyên là ngôn ngữ không có hệ thống mẫu tự riêng. Mãi cho đến khoảng năm 100 tr.CN thì Thánh Điển Tam Tạng mới được cố định bằng chữ viết lần đầu tiên, do các vị Tăng sĩ luật học đã viết chữ Pali bằng cách dùng các mẫu tự Sinhala cuả họ. 11 Từ đó, Thánh Điển Tam Tạng đã được chuyển ngữ sang nhiều loại chữ viết ( như Devanagari, Thai, Burmese, Roman, Cyrillic, chỉ kể sơ một số). Mặc dù các bản dịch tiếng Anh tràn ngập, nhiều người nghiên cứu Phật Giáo Nguyên Thủy - Therevada thấy rằng việc học tiếng Pali - cho dù chỉ lỏm bỏm đôi chút - cũng làm cho sự thấu hiểu và ngoạn thưởng cuả họ về giáo lý cuả Đức Phật được sâu hơn rất nhều.
Không ai có thể minh chứng rằng Thánh Điển Tam Tạng có chứa bất cứ một từ nào thật sư thốt ra từ kim khẩu cuả Đức Phật trong lịch sử. Các Phật tử tu học Phật không hề cho đây là vấn đề. Không giống như kinh điển cuả các tôn giáo lớn trên thế giới, Tam Tạng không được coi là thánh kinh, như là sự khẳng định không sai lầm về chân lý thiêng liêng, do một đấng tiên tri khải ngộ, phải được chấp nhận bằng đức tin thuần tuý. Còn giáo lý của Đức Phật nhắm tới sự được thẩm định trước tiên, được thực hành trong cuộc sống cuả mình cho nên người ta phải tự phát hiện xem các giáo lý ấy, thực ra, có đem lại các kết quả mong đợi không. Chính chân lý mà ngôn ngữ trong Tam Tạng Kinh Điển chỉ dậy mới là tối quan trọng, chứ không phải chính bản thân ngôn ngữ. Dù rằng các học giả sẽ tiếp tục bàn cải về nguốn gốc cuả những phần trong Tam Tạng Kinh Điển trong nhiều năm sắp tới (và như vậy hoàn toàn đánh mất cốt lõi cuả giáo lý), Tam Tạng Kinh Điển sẽ âm thầm tiếp tục phục vụ - như chúng đã từng trong bao thế kỷ - như là sự hướng đạo không thể thiếu được cho hằng triệu tín đồ trong việc mưu cầu Giác ngộ.

Tóm tắt Giáo Pháp cuả Đức Phật.

Tứ Thánh Đế

Không lâu sau khi Giác ngộ, Đức Phật giảng bài pháp đầu tiên, trong đó ngài trình bày cơ cấu chủ yếu làm cơ sở cho các giáo lý cuả ngài về sau. Cơ cấu đó bao gồm Bốn Chân Lý Cao thượng, bốn nguyên tắc nền tảng cuả bản chất Pháp (Pháp-Dhamma) phát sinh từ sự đánh giá thấu đạt và chân thật tận cùng cội rễ điều kiện cuả con người. Ngài dạy các chân lý này không phải với tư cách các lý thuyết siêu hình hoặc như là những bài luận về đức tin, mà là các phạm trù mà theo đó chúng ta phải khuôn dẫn thể nghiệm trực tiếp cuả chúng ta theo cách hỗ trợ cho sự Giác ngộ:
1. Khổ Thánh Đế: khổ, sư không hài lòng, không thoả mãn, áp lưc căng thẳng (stress)
2. Tập Khổ Thánh Đế: nguyên nhân cuả sự không thoả mãn này là sự ham muốn (tanha) nhục cảm, muốn trở thành, muốn không trở thành;
3. Diệt Khổ Thánh Đế: từ bỏ ham muốn;
4. Đạo diệt khổ thánh đế: Bát chánh đạo: chánh kiến chánh tư duy, chánh ngữ chánh nghiệp, Chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định
Bởi vì vô minh (avijja) - không biết được Tứ Thánh Đế, bởi vì không hiểu đối với thế giới quan đúng đắn, chúng ta mãi bị buộc ràng vào vòng luân hồi-samsara, với sinh, lão, bệnh, tử, và tái sinh. Tham dục là đông cơ thúc đẩy tiến trình này tiến lên, từ sát na này tới sát na khác và qua chu trình cuả vô vàn sinh mệnh, tuỳ theo nghiệp, kamma (Skt. karma), qui luật phổ quát cuả nhân quả. Theo qui luật bất biến này, mỗi hành động mà người ta làm ở phút giây hiện tại - dù là do thân, khẩu hay ý - cuối cùng sẽ kết quả tuỳ theo sự khôn khéo cuả nó: bất thiện nghiệp cho quả khổ đau, thiện nghiệp đưa đến quả an vui. 12 Mãi khi nào ta còn không biết đến qui luật này, ta nhất định sống lông bông vô phương hướng: lúc thì hạnh phúc, lúc lại khổ đau; một đời trên thiên đàng, kiếp sau lại rơi vào điạ ngục.
Đức Phật phát hiện ra rằng việc thoát khỏi luân hồi cần được giao cho mỗi Thánh Đế một nhiệm vụ cụ thể: Thánh đế thứ nhất phải được thấu hiểu, thứ hai: xả bỏ, thứ ba: thực hiện, thứ tư: phát triển. Thực hiện viên mãn Thánh Đế thứ ba dọn đường cho sự Giác ngộ: chấm dứt vô minh, tham, khổ, và nghiệp; trực nhập vào tự do tuyệt diệu và hạnh phúc siêu phàm như là đích cuối cùng cho mọi giáo ly' cuả Đức Phật:Tự do, Tự tại, Bất tử, - - Niết bàn - Nibbaa (Skt. Nirvana).

Bát chánh đạo và Thực hành Pháp

Bởi vì cội rễ cuả vô minh xoắn xuýt mật thiết với mạng tâm lý chằn chịt, tâm vô minh có thể tự đánh lưà mình với sự khéo léo đáng kinh ngạc. Do đó mà giải pháp cần hơn là tử tế, quan tâm, yêu thượng đơn thuần ở giây phút hiện tại. Hành giả phải tự trang bị cho mình kỹ năng cần thiết để sử dụng đa dạng các công cụ để có thể khôn ngoan hơn, bền bĩ hơn và cuối cùng bứng gốc các xu hướng bất thiện cuả tâm. Chẳng hạn như thực hành bố thí (generosity) (dana)lần lần gột bỏ thói quen cuả tâm hướng về sự tham lam và dạy những bài học vô giá về các động cơ bên trong, và kết quả của hành động thiện. Thực hành giới luật (virtue) (sila) giữ cho ta khỏi lạc đường và rơi vào đường quấy. Nuôi dưỡng tâm từ (goodwill (metta thiện ý (tâm từ) (metta) giúp phá tan sự quyến dụ cuả sân hận. Mười pháp tùy niệm gíup ta các cách giảm bớt nghi tình, cam chiụ khổ đau xác thịt, duy trì lòng tự trọng, khắc phục sự lười biếng, tự mãn, giữ mình khỏi tham dục không kềm chế. Và còn biết bao nhiêu kỹ năng khác cần học.
Các phẫm hạnh tốt đẹp xuất hiện và chín muì từ những công phu này không những làm cho con đường đến Niết bàn cuả hành giả được phẳng phiu; mà qua thời gian chúng còn có ảnh hưởng chuyển hoá hành giả thành một thành viên rộng lượng, giàu lòng yêu thương, hỉ xả, trầm tĩnh, và có đầu óc trong sáng hơn cuả xã hội. Sự theo đuổi Giác ngộ do đó là món quà vô giá và đúng lúc cho một thế giới khát khao sự cứu giúp.

Trí huệ (panna)

Bát chánh đạo tốt nhất được hiểu như là một tập hợp các phẩm chất cá nhân cần tu dưỡng, phát triển, hơn là một chuỗi các bước xếp thứ tự tuyến tính. Sư phát triển chánh kiến, và chánh tư duy (các yếu tố được xác định đồng nhất với trí huệ và sự chiếu kiến) tạo điều kiện cho sự phát triển cuả chánh ngữ, chánh nghiệp, và chánh mạng (các yếu tố đạo đức). Khi đức hạnh phát triển thì các yếu tố đồng nhất với định (chánh tinh tấn, chánh nệm, và chánh định). Cũng như thế khi chánh định viên mãn, trí huệ tiến hoá vào mức càng sâu hơn. Và như thế tiền trình mở ra: sự phát triển cuả một yếu tố thúc đẩy sự phát triển cuả yếu tố tiếp theo, nâng hành giả cao lên trên con đường xoáy trôn óc cuả sự viên mãn tinh thần và cuối cùng đạt đến đỉnh cao Giác ngộ.
Con đường tỉnh thức dẫn đến Giác ngộ bắt đầu với nỗ lực thứ nhất là hành động trong chánh kiến - nhận thức giúp minh định được giá trị cuả Tứ Thánh Đế và và nguyên lý cuả nghiệp. Con người bắt đầu nhận ra rằng hạnh phúc tương lai cuả mình không phải do số phận tiền định, mà cũng không phải phó mặc cho đấng thiêng liêng hay may ruỉ. Trách nhiệm cho hạnh phúc cuả con người nằm trên chính đôi vai cuả họ. Biết được điều này, các xu hướng cuả tâm sẽ nghiêng về các xu hướng khôn ngoan. Khi quyết định đúng đắn này phát triển mạnh hơn lên, thì ước muốn rõ mười mươi muốn sống cuộc sống công chính, lưạ chọn các hành động với sự cẩn trọng cũng phát triển.
Vào điểm này,các tín đồ tự tâm phát nguyện nhập tâm giáo lý cuả Phật, trở thành Phật tử bằng việc qui y Tam Bảo (Triple Gem) : PHẬT (Buddha)( cả Đức Phật trong lịch sử lẫn Phật tiềm năng nội tại cuả sự Giác ngộ), PHÁP (Dhamma) (cả giáo lý cuả Đức Phật và Chân lý tối thượng mà giáo lý hướng đến), và TĂNG (Sangha) (cả chư tổ sư truyền đời không gián đoạn đã giữ gìn giáo lý từ thời Đức Phật, và cả chư tăng đã đạt được sự Giác ngộ ở chừng mực nào đó). Với đôi chân trụ vững trên nền chắc chắn, với sư giúp đỡ cuả các thiện hưũ hoặc các bậc thầy đáng kính-admirable friend or teacher (kalyanamitta) hướng đạo, hành giả giờ đây đã được trang bị đầy đủ để tinh tấn trên đường Đạo, dõi theo bước chân cuả chính Đức Phật.

Giới luật (sila)

Chánh kiến, chánh tư duy tiếp tục chín muồi qua sự phát triển các nhân tố cuả con đường liên quan đến giới luật (sila), đức hạnh - cụ thể là, chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng. Tất cả những điều này súc tích dưới hình thức rất cụ thể, thực tiễn là ngũ giới, qui định nền tảng ứng xử đạo đức mà mỗi Phật tử tu Phật phải tuân giữ: không sát sinh, trôm cắp, tà dâm, nói dối và sử dụng chất độc hại (rượu, ma tuý). Ngay cả giới luật phức tạp cuả nam tu sĩ gồm 227 giới và nữ tu sĩ 311 giới cũng tưụ trung có năm giới cơ bản này làm nòng cốt.

Định (samadhi)

Đã trụ vững trong sự thanh lọc cuả các hành vi hướng ngoại thông qua việc giữ gìn giới luật, nền móng thiết yếu đã được đặt cho việc tiến sâu vào các khiá cạnh tế vi, chuyển hoá cuả đạo: thiền định và sự phát triển cuả samadhi, hoặc định. Điều này được chi tiết hoá thành ba yếu tố cuối cùng cuả đạo: chánh tinh tấn, theo đó hành giả học được cách ưu tiên cho các phẩm chất tinh nhuệ hơn là các phẩm chất vụng về; chánh niệm, theo đó hành giả học cách giữ cho sự chú ý cuả mình liên tục bám vào thể nghiệm phút giây hiện tại; và chánh định, theo đó hành giả học cách hoà tâm trọn vẹn và không xao động trong mục tiêu thiền định cuả mình để đi vào các cảnh thiền jhana,, một loạt các trạng thái tiến dần sâu hơn cuả sự tịch tịnh thân tâm.
Chánh niệm và chánh định được phát triển nối đuôi thông qua niệm xứ - satipatthana (trạng thái của sự minh sát hay là nền tảng cuả định), một phương pháp có tính hệ thống để thực hành thiền quán xuyến các kỹ năng và kỹ thuật đa dạng. Trong số các luyện tập này, niệm thân - mindfulness of the body (đặc biệt là tức niệm (niệm hơi thở) - mindfulness of breathing đặc biệt có hiệu quả trong việc mang lại sự quân bình cuả hai phẩm chất song sinh là tịch tịnh (samatha) và quán chiếu (vipassana), hay là minh kiến thông qua việc luyện tập kiên trì, hành giả trở nên thuần thục trong việc kết hợp công lực cuà samatha -vipassana để thực hiện khám phá bản chất cuả tâm và thân. 13 Khi hành giả làm chủ được khả năng khuôn dẫn sự thể nghiệm tức thì cuả mình về anicca (vô thường), dukkha (khổ) và anata (vô ngã), ngay cả sự thể hiện tế vi nhất cuả ba đặc điểm thể nghiệm này cũng mang lại sự tập trung sắc bén vô song. Đồng thời, nguồn gốc cuả khổ (dukkha) - tham - bị phơi bày không thương tiếc dưới ánh sáng cuả sự thức tỉnh. Cuối cùng tham không còn nơi ẩn náu, toàn bộ tiến trình nghiệp thêu dệt nên khổ bị tháo tung, bát chánh đạo đạt điểm đỉnh, và hành giả đạt, vĩnh viễn, ánh sáng bất chợt cuả cái không bị qui định buộc ràng - Niết bàn - Nibbana

Giác ngộ

Sự thể nghiệm bừng sáng đầu tiên này, được biết đến như là đắc quả vị nhập lưu - stream-entry (sotapatti), (sotapatti), là một trong bốn giai đoạn tuần tự cuả Giác ngộ, mỗi giai đoạn kéo theo sự cổi bỏ hay làm yếu đi các ách phược - fetters -(samyojana), , sự thể hiện cuả vô minh ràng buộc con người trong vòng luân hồi sinh tử. Nhập lưu đánh dấu một bước ngoặt bất ngờ và triệt để trong kiếp sống hiện tại cuả hành giả và trong toàn bộ cuộc hành trình đằng đẳng trong luân hồi của mình. Vì chính vào thời điểm này bất cứ nghi tình còn vương vấn nào về chân lý cuả giaó lý cuả Phật đều biến mất; chính vào thời điểm này bất cứ niềm tin nào vào hiệu quả thanh lọc cuả các nghi thức lễ nghi cũng tan biến; và chính vào lúc này những khái niệm từng được ấp yêu về cái tôi chuá đựng cá thể tiêu tan. Người đắc quả vị nhập -lưu cho là được bảo đảm không còn rơi vào vòng tái sinh bảy lần trong tương lai (tất cả chúng tan biến) trưóc khi Viên Ngộ.
Nhưng Giác ngộ viên mãn vẫn là con đường dài phiá trước. Khi hành giả dấn bước mới lòng kiên định mới, hành giả vượt qua hai cột móc có ý nghiã hơn: quả vị Nhất Lai (sakadagati), được kèm theo sự suy yếu các triền phươc ham muốn cảm quan và tà ý, và quả vị Bất Lai, không tái sanh (agati), theo đó các triên phược đều bị bứng tận gốc rễ. Giai đoạn cuối cũng cuả Giác ngộ - quả vị a-la-hán - xuất hiện khi ngay cả các mức độ tham dục và bản ngã tinh tế nhất bị quét sạch không bao giờ trở lại. Vào lúc này, hành giả - bây giờ đã là một bậc a-la-hán, hay là người-xứng-đáng - đi đến điểm cuối cuả giáo lý cuả Đức Phật. Với vô minh, khổ, áp lực căng thẳng (stress), và tái sinh tất cả đều chấm dứt, vị a-la-hán bây giờ có thể phát lên tiếng kêu chiến thắng mà Đức Phật đã công bố khi Giác ngộ:
Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, sau đời này sẽ không có đời sống khác nữa.
[Trung Bộ Kinh MN 36 - Đại kinh Saccaka]
Vị a-la-hán sống nốt quảng đời còn lại tự tại hưởng ân sủng cuả Niết Bàn, bảo đảm vĩnh viễn không còn tái sinh. Khi dòng nghiệp vô tận trong quá khứ cuả a-la-hán cuối cùng chấm dưt, a-la-hán lâm chung và vào cõi Niết Bàn (patinibbana) – cõi hoàn toàn Không buộc ràng. Dù rằng ngôn ngữ bất lực trong việc diễn tả sự kiện phi thường này, Đức Phật so sánh nó với điều xảy ra khi ngọn lưả cuối cùng đã tiêu thụ hết nhiên liệu cuả nó.

Thật sự mưu tìm hạnh phúc

Đạo Phật đôi khi bị phê phán một cách thẳng thắn là một tôn giáo và triết học tiêu cực hoặc bi quan. Quả thật cuộc đời không chỉ là khổ đau hay bất mãn: đời mang lại nhiều hạnh phúc và niềm vui cao cả. Thế thì tại sao người Phật tử ủ dột lại bị ám ảnh bởi với những bất mãn và khổ?
Đức Phật đặt nền tảng giáo lý cuả ngài trên sự đánh giá thẳng thắn cảnh ngộ cuả con người chúng ta: có sự bất mãn và khổ trên thế gian. Không ai có thể cãi lại sự thật này. Khổ ẩn náu đàng sau ngay cả những hình thức cao nhất cuả những hoan lạc trần thế, bởi vì, sớm hay muộn, chắc chắn sau ngày là đêm, hạnh phúc ấy phải chấm dứt. Nếu như giáo lý cuả Đức Phật kết thúc ngay tại chỗ ấy, thì chúng ta có thể cho chúng thật sự là bi quan và cuộc sống vì thế là tuyệt vọng. Nhưng, như một bác sĩ ra toa phương thuốc điều trị cho một bệnh nhân, Đức Phật đưa ra cả niềm hy vọng (Thánh Đế thứ ba – third Noble Truth và cách điều tri (Thánh Đế thứ tư – fourth). Giáo lý cuả Phật do đó đem lại niềm lạc quan, hoan hỉ vô song. Giáo lý đem lại như là phần thưởng hạnh phúc chân thật nhất, cao cả nhất, và đem lại giá trị và ý nghiã sâu xa cho một sinh linh hữu hạn khổ đau nếu như không có giáo lý. Một bậc thầy hiện đại đã tóm tắt rất hay:
Phật giaó là thật sự mưu tìm hạnh phúc.

Therevada phát triển tại Phương Tây

Cho đến cuối thế kỷ 19th , giáo lý Phật giáo Nguyên Thủy – Therevada ít được biết đến bên ngoài miền nam Á Châu, nơi mà chúng đã thịnh hành khoảng hai thiên niên kỷ rưởi. Tuy nhiên trong thế kỷ qua, phương Tây đã bắt đầu chú ý đến di sản tinh thần độc đáo trong giáo lý Giác ngộ cuả nó. Trong những thập niên gần đây sự quan tâm này đã lớn mạnh với Tăng chúng thuộc các tu viện cuả các trường phái khác nhau thuộc phái Phật giáo Nguyên Thủy – Therevada thiết lập hàng chục tu viện khắp Châu Âu và Bắc Mỹ. Số lượng ngày càng tăng cuả các trung tâm thiền cuả các cư sĩ, được thành lập và hoạt động độc lập với Tăng chúng tu viện, phấn đấu đáp ứng nhu cầu cuả các nam, nữ cư sĩ – tín đồ Phật giáo và không Phật giáo – tìm tòi học hỏi các khiá cạnh chọn lọc cuả giáo lý Phật-đà.
Bước sang thế kỷ 21 đưa ra cả cơ hội lẫn nguy cơ cho Phật Giáo Nguyên Thủy – Therevada ở Phương Tây: Liệu giáo lý cuả Đức Phật sẽ được kiên trì tu học và hành, và được cho phép bám rễ sâu xa trên đất Phương Tây, vì lợi lạc cho nhiều thế hệ sắp đến? Liệu bầu không khí cởi mở phổ biến hiện nay và sự giao lưu giưã các truyền thống tinh thần có dẫn đến sự xuất hiện cuả một hình thức mới mạnh mẽ cuả việc thực hành đạo Phật độc đáo đối với kỷ nguyên hiện đại, hay nó chỉ dẫn đến sư lộn xộn và sự suy yếu đi những giáo lý vô giá này? Chỉ có thời gian mới đem lại giải đáp cho những câu hỏi còn để ngỏ này.
Các giáo lý tinh thần đủ mọi màu sắc tràn ngập trên phương tiện thông tin đại chúng và trên các thị trường ngày nay. Nhiều giáo lý tinh thần phổ biến hiện nay vay mượn tùy tiện từ Đức Phật, cho dù họ chỉ thay thế lời Đức Phật trong văn cảnh thật cuả họ. Những người tìm kiềm chân lý nhiệt thành do đó thường đối đầu với nhiệm vụ đáng phiền là phải vất vả vượt qua những mảnh vụn giaó lý cuả sự chính xác đáng ngờ. Chúng ta phải hiểu điều đó như thế nào?
May thay Đức Phật đã để lại cho chúng ta một số hướng dẫn đơn giản giúp chúng ta vượt qua cơn lũ bối rối này. Bất cứ khi nào bạn tự thấy mình phải tra vấn về tính chính thống cuả bất cứ giáo lý nào, hãy lắng nghe kỹ lời khuyên cuả Đức Phật với kế mẫu cuả mình:
[Giáo lý mà làm tăng tiến] Và này Gotamì, những pháp nào bà biết : “Những pháp này đưa đến tham dục, không phải ly tham ; đưa đến hệ phược, không đưa đến ly hệ phược ; đưa đến tích tập, không đưa đến không tích tập ; đưa đến dục lớn, không đưa đến ít dục ; đưa đến không biết đủ, không đưa đến biết đủ ; đưa đến tụ hội, không đưa đến nhàn tịnh ; đưa đến biếng nhác, không đưa đến tinh tấn ; đưa đến khó nuôi dưỡng, không đưa đến dễ nuôi dưỡng”. Này Gotamì, hãy thọ trì nhứt hướng rằng : “Đó là không phải Pháp, đó là không phải Luật, đó là không phải lời dạy của bậc Đạo sư”.
[Giáo lý mà làm tăng tiến] Và này Gotamì, những pháp nào bà biết : Những pháp đưa đến ly tham, không đưa đến tham dục ; đưa đến ly hệ phược, không đưa đến hệ phược ; đưa đến không tích tập, không đưa đến tích tập ; đưa đến ít dục, không đưa đến dục lớn ; đưa đến biết đủ, không đưa đến không biết đủ ; đưa đến nhàn tịnh, không đưa đến tụ hội ; đưa đến tinh tấn, không đưa đến biếng nhác ; đưa đến dễ nuôi dưỡng, không đưa đến khó nuôi dưỡng. Này Gotamì, hãy thọ trì nhứt hướng rằng : “Đó là phải Pháp, đó là phải Luật, đó là lời dạy của bậc Đạo sư”. [Tăng Chi bộ Kinh AN VIII.53 - Kinh Gotami]
Sự kiểm tra chân thật nhất cuả những giáo lý này, dĩ nhiên, là liệu chúng có tạo ra những kết quả mong đợi thông qua sự kiểm tra nghiêm ngặt trong chính lòng bạn. Phật trình bày thử thách; phần còn lại là tuỳ bạn.
Notes
1. Buddhist Religions: A Historical Introduction (fifth edition) by R.H. Robinson, W.L. Johnson, and Thanissaro Bhikkhu (Belmont, California: Wadsworth, 2005), p. 46.
2. Sự ước tính này dựa trên tài liệu trong » CIA World Factbook 2004. Tại miền Nam Á Châu dân số theo Phật giáo Nguyên Thủy rất đông, tại Thái Lan 61 triệu Phật tử phái Nguyên Thủy, Miến Điện 38 triệu, Tích Lan 13 triệu và Cambodia 12 triệu.
3. Buddhist Religions, p. 46
4. Phật Giáo Đại Thừa ngày hôm nay gồm có thiền Zen, Ch’an, Nichiren, Tendai, and Pure Land Buddhism.
5. Guide Through The Abhidhamma Pitaka by Nyanatiloka Mahathera (Kandy: Buddhist Publication Society, 1971), pp. 60ff.
6. A third major branch of Buddhism emerged much later (ca. 8th century CE) in India: Vajrayana, the “Diamond Vehicle.” Vajrayana’s elaborate system of esoteric initiations, tantric rituals, and mantra recitations eventually spread north into central and east Asia, leaving a particularly strong imprint on Tibetan Buddhism. See Buddhist Religions, pp. 124ff. and chapter 11.
7. Những nhà học giả hiện đại cho rằng ngôn ngữ Pali không phải là ngôn ngữ của Đức Phật. Trong nhiều thế kỷ sau khi Đức Phật nhập diệt, Đạo Phật phát triển xuyên qua Ấn Độ bằng nhiều thứ tiếng, số lượng Tăng sĩ tăng thêm tùy thuộc vào cách thuyết pháp và những chủ đề được học thuộc lòng. Không cần thiết cho rằng ngôn ngữ chúng ta biết bây giờ là Pali. Coi phần giới thiệu cuả Ngài Bhikkhu Bodhi trong Numerical Discourses of the Buddha (Walnut Creek, CA: Altamira Press, 1999), pp. 1ff, and n. 1 (p. 275) and “The Pali Language and Literature” by the Pali Text Society (» http://www.palitext.com/subpages/lan_lite.htm; 15 April 2002).
8. Great Disciples of the Buddha by Nyanaponika Thera and Hellmuth Hecker (Somerville: Wisdom Publications, 1997), pp. 140, 150.
9. Buddhist Religions, p. 48.
10. The Hindu Vedas, for example, predate the Buddha by at least a millennium (Buddhist Religions, p. 2).
11. Buddhist Religions, p. 77
12. See Dhp 1-2.
13. Sự diễn tả này của vai trò thống nhất của thiền định (samatha) và thiền quán (vipassana) thì dựa trên sự giảng dậy của Đức Phật về thiền như đã giảng dậy trong những kinh điển (coi “One Tool Among Many” by Thanissaro Bhikkhu). Tạng Vi Diệu Pháp và những bản Chú Giải, bởi sự tương phản, tình trạng của thiền định và thiền quán là hai đường đi khác biệt (coi, thí dụ, The Jhanas in Theravada Buddhist Meditation by H. Gunaratana, ch. 5). Nó thì khó mà hòa hợp hai quan điểm nếu chỉ từ sự nghiên cứu trong những bản văn, bất cứ sự nghi ngờ còn lại và sự liên quan tới vai trò của thiền định và thiền quán là sự quyết tâm thực tập thiền
Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.
Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại giacdang@phapluan.com Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. Cập nhập ngày: Thứ Sáu 08-11-2006
Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp
Nguồn:
http://minhhanhdp.brinkster.net/access_to_insight/WhatisTheravada.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét