Rượu bia - con đường ngu ngốc

Uống rượu - Hủy diệt nội tạng


image Ảnh chụp một trường hợp bị loét dạ dày
Các bác sĩ luôn cảnh báo rằng lạm dụng bia rượu sẽ bị mắc các bệnh về gan, tim mạch, huyết áp, loét dạ dày...
Lạm dụng rượu bia cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tâm thần với biểu hiện cụ thể như: hoang tưởng, ảo thị, ảo giác, ảo thính, co giật/động kinh; viêm đa khoa thần kinh...
Tối 9.1, trên đường Nguyễn Thị Tú (gần KCN Vĩnh Lộc, TP.HCM), một nhóm công nhân đang nhậu thả cửa món vịt quay với bia. Một người tên U. (quê Kiên Giang) khề khà: “Cuối tuần mới được xả hơi mà. Dzô đi anh em!”.
Giữa những lần nâng ly, nhiều người rít thuốc liên tục. Thậm chí, có người không hút (hoặc chưa kịp hút) thì bị bạn ngửa cổ ra và gí điếu thuốc vào miệng. Lồng trong mấy câu chuyện tán gẫu là vô số câu chửi thề. Họ không nể nang gì một cô bạn đi cùng và những người ngồi bàn bên cạnh.
Tâm sự của một... đệ tử Lưu Linh
Trong đám nhậu ấy, chúng tôi để ý đến một thanh niên “tửu lượng” nổi trội. Đó là N.M, 29 tuổi, ngụ tại một xã vùng rừng núi phía bắc sông
Trong những cơn đau đớn, tui tự hứa ngày mai sẽ bỏ rượu. Nhưng ngày mai, tới cữ lại thấy thèm. Xung quanh, nhiều chiến hữu khác cũng đang trung thành với chai rượu, mình đâu dễ bỏ được?.
M., một “đệ tử Lưu Linh” ở huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận
La Ngà thuộc huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận, lên Sài Gòn có việc riêng và gặp “độ” nhậu.
M. kể, anh làm quen với rượu từ hồi học lớp 6. Lúc đó, M. mới đi học về và được mấy người bạn của cha mình đưa rượu cho uống thử. Dần dà, “đô” của M. tăng dần nhưng gia đình không ai hay biết. M. hiện làm nghề sửa chữa điện tử. Công việc bữa có bữa không, lại quen kiểu làm việc thủng thẳng nhà nông nên chiều chiều M. đi tìm bạn nhậu hoặc tự “gầy độ” tại nhà. Rượu cho 5 - 6 người như M. uống thường tính bằng can (10 lít/can). "Nhiều lúc đã thấy mệt trong người, đầu óc ê ẩm nhưng hễ có chiến hữu mới tới là một tay nâng ly, một tay bụm miệng cố nốc vào”, M. kể.
M. tâm sự tiếp: “Sáng nào tui uống rượu là coi như cả ngày đó không làm được việc gì. Còn nếu nhậu buổi chiều, tối nằm ngủ đầu nhức như búa bổ. Rượu hành đau đớn lắm!”. Khi được hỏi sao không bỏ rượu, M. đáp: “Bạn bè hầu như ai cũng uống. Uống rượu đã là một thói quen lâu năm ở đất này, cai rồi lại... hoàn nghiện thôi!”.
M. cho biết tại nơi anh sinh sống, có không ít người đã chết vì rượu. Thậm chí, có gia đình ba cha con lần lượt chết vì bị “trúng gió” sau khi uống rượu say. Bên cạnh đó, một số “đệ tử Lưu Linh” chết vì tai nạn giao thông hoặc bị ung thư, xơ gan... Còn những trận đánh nhau, cãi vã giữa vợ chồng, bạn bè liên quan đến rượu thì nhiều vô kể. Cũng có thầy giáo trẻ uống rượu say rượt vợ chạy khắp xóm. Người vợ đau khổ ấy đã mấy lần đưa đơn xin ly dị, nhưng rồi thương con thơ dại đành phải cắn răng tiếp tục chịu đựng...
M. bảo mình dù sao cũng thuộc dạng may mắn vì có nghề nghiệp. Còn nhiều thanh niên cùng làng, cùng xã chủ yếu làm nông hoặc thất nghiệp. Sáng sáng thường có không ít người “ngồi đồng” ở quán cà phê. Thậm chí, có những người như anh N. - hàng xóm của M. - có thói quen tìm đến rượu trước khi... đánh răng.
Tiêu tốn tiền của, tích tụ bệnh tật
Theo ông Nguyễn Kim Sơn, Phó giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, trung tâm thường xuyên tiếp nhận các ca ngộ độc rượu.
Bệnh nhân lứa tuổi thanh niên chiếm đa số trong các trường hợp phải điều trị. Chi phí cho lạm dụng rượu bia chiếm một phần đáng kể trong thu nhập của người sử dụng. Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và chính sách y tế (VCL) - Bộ Y tế, 61% người được hỏi cho biết đã sử dụng tiền tiết kiệm chi trả cho rượu và gần 50% chi trả cho bia bằng tiền tiết kiệm.
Không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, lạm dụng rượu bia còn khiến người sử dụng phải chịu những phí tổn cho việc điều trị những bệnh do lạm dụng rượu bia. Chi phí điều trị cho một ca ngộ độc cấp do rượu, bia từ vài trăm ngàn đồng đến 3-5 triệu đồng, tùy mức độ. Những phí tổn này do người đó phải tự chi trả, không được BHYT thanh toán. Chưa kể đến những phí tổn lớn hơn nhiều khi người lạm dụng bia rượu bị mắc các bệnh do lạm dụng rượu bia lâu ngày gây nên như bệnh về gan, tim mạch, huyết áp, loét dạ dày...
Lạm dụng rượu bia cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tâm thần với biểu hiện cụ thể như: hoang tưởng, ảo thị, ảo giác, ảo thính, co giật/động kinh; viêm đa khoa thần kinh. Theo số liệu từ một số cơ sở điều trị tâm thần, tỷ lệ bệnh nhân tâm thần do rượu chiếm 5-6% tổng số bệnh nhân tâm thần điều trị.

Loạn tâm thần do rượu, bia


image Nồng độ rượu trong máu cao từ 0,4 - 0,5% có thể làm người uống hôn mê - Ảnh: T.Tùng
Các chuyên gia về bệnh tâm thần khi trao đổi với chúng tôi về thực trạng nam, nữ thanh niên lạm dụng bia, rượu đã cảnh báo rằng, bệnh loạn tâm thần do lạm dụng rượu, bia xuất hiện ngày càng nhiều!
Bác sĩ Phạm Văn Trụ, Phó giám đốc phụ trách về chuyên môn của Bệnh viện Tâm thần (TP.HCM) nói: “Những người uống rượu, bia quá mức lâu ngày sẽ dẫn đến loạn thần, họ bị thay đổi tâm tính, trở nên là người ghen tuông rất dữ dội. Đáng sợ nhất là rượu, bia tàn phá tế bào thần kinh não bộ, gây nên hội chứng Korsakoff - là hội chứng quên thuận chiều, lúc này người nghiện rượu, bia không còn có khả năng ghi nhận những thông tin mới, gây viêm đa dây thần kinh…” .
Các chuyên gia cảnh báo, những thanh niên một thời được mệnh danh là “đàn anh” nhờ tửu lượng cao, thì đến một ngày nào đó họ sẽ bị
Tùy nồng độ rượu hiện diện trong máu mà mức độ tác động lên
tri giác, hệ thần kinh có khác nhau: nếu nồng độ rượu trong máu 0,05% thì sẽ gây giảm sút về suy nghĩ, thiếu kiềm chế, lúc này người uống rượu nói nhiều, kích động; nếu nồng độ rượu trong máu 0,1% thì những thao tác vụng về, thiếu chính xác; nồng độ rượu trong máu 0,2% thì tác động lên chức năng của vùng vận động và kiểm soát hành vi cảm xúc ở não, gây ức chế, khiến người uống rượu đi đứng loạng choạng, dễ giận dữ, muốn gây sự; khi nồng độ rượu trong máu 0,3% thì người uống rơi vào lú lẫn, không còn nhận thức rõ những gì xung quanh; khi nồng độ rượu trong máu từ 0,4 - 0,5%, có thể bị hôn mê; nếu nồng độ rượu trong máu cao hơn nữa thì có thể làm suy hô hấp, tử vong...
tình trạng hoang tưởng, ảo giác, ảo thị, trầm cảm vì rượu - trông họ lúc nào cũng buồn buồn, không muốn nói chuyện với ai, người như thiếu sức sống, thiếu khí sắc, không muốn làm việc, giận hờn vô cớ...
Chuyên viên tâm lý Lê Minh Công - khoa Tâm lý lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần T.Ư 2 (Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết thêm: “Những người uống quá nhiều rượu, bia có trường hợp bị sảng rượu, họ bị tình trạng lú lẫn như mất định hướng không gian, thời gian, ảo giác và ảo ảnh, nhất là thị giác, mất ngủ, đảo ngược nhịp sống ngày đêm, rối loạn nhân cách với những hoạt động tưởng tượng phù hợp với tình trạng sảng; những dấu hiệu thần kinh như: run, nói khó, rối loạn thăng bằng, lên cơn động kinh...”.
Dẫn tới hành vi bạo lực
Theo chuyên viên tâm lý Lê Minh Công: Các bệnh viện có chuyên khoa tâm thần thường xuyên tiếp nhận những trường hợp mắc trầm cảm, tâm thần do nghiện rượu. Họ bị các chứng bệnh liên quan đến tâm thần, các biến chứng về tâm lý xã hội, đó là: các bệnh tâm căn, rối loạn lo âu lan tỏa, ám ảnh sợ xã hội, các ám ảnh sợ khác, các cơn hoảng sợ, trầm cảm. Các bệnh loạn thần - trạng thái ảo giác cấp tính do rượu, bệnh loạn thần hoang tưởng mãn tính do rượu (hội chứng paranoia do rượu), ý nghĩ và mưu toan tự sát, rối loạn giấc ngủ. Còn các biến chứng xã hội do sử dụng rượu lâu, sử dụng quá nhiều như: suy giảm chức năng xã hội trong quan hệ gia đình, bạn bè, hôn nhân, các mối quan hệ công việc, các rối loạn chống đối xã hội như: ăn cắp, nói dối, bạo lực, bỏ mặc người thân.
Theo các bác sĩ, khi sử dụng rượu quá mức đều có thể dẫn tới các rối loạn tâm thần nói trên, nhất là với những người trẻ, việc “nạp” rượu quá nhiều một thời gian dài, những độc tố có trong rượu tích tụ lâu ngày trong cơ thể, thì tác hại còn nhiều hơn nữa. Các rối loạn tâm thần trên không những gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của chính người nghiện rượu, mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Trong cơn say rượu, “ma men” dẫn lối, kích động khiến tính khí người nghiện rượu bia rất hung dữ, không còn biết kiềm chế cảm xúc của mình, họ rất muốn tấn công người khác, hay đập phá, quấy rối.
Theo chuyên gia Lê Minh Công: Ảnh hưởng của rượu, bia đến quá trình hoạt động của hệ thần kinh trung ương, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến não và các cơ quan thần kinh chức năng của cơ thể. Đây có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới các rối loạn tâm thần do lạm dụng rượu, bia. Nghiện rượu, bia thường dẫn tới sự biến đổi về nhân cách, hành vi, và cảm xúc… Sử dụng rượu, bia ngày càng tăng dẫn tới sự suy nhược về cơ thể cũng như các biến chứng cơ thể như đường tiêu hóa, gan, thận, từ đó ảnh hưởng đến các chức năng tâm thần như nhận thức, tư duy, cảm xúc và dẫn tới các rối loạn tâm thần.
“Nạp” rượu, bia một thời gian dài, người nghiện ban đầu bị giảm trí nhớ; tiếp nữa là dẫn đến loạn thần; rối loạn trầm cảm; rối loạn lo âu… Theo thống kê tại Úc, lạm dụng rượu là nguyên nhân của 5,5% các trường hợp tử vong, khoảng 40% vụ ly dị liên quan đến rượu, bia. Tại Mỹ, trong một khảo sát ghi nhận 34% người bị tâm thần phân liệt là nghiện rượu, bia; 22% người bị rối loạn cảm xúc như trầm cảm điển hình, loạn khí sắc và rối loạn lưỡng cực liên quan đến rượu… Còn tại VN, theo các số liệu thống kê chung thì có khoảng 5 - 7% người đến khám tại các cơ sở điều trị tâm thần là loạn thần do lạm dụng rượu, bia.
Nguồn: thanhnien.com.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét