Thiền là phương pháp trị bệnh - Tiểu Bình

Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Với mục đích giúp các bạn trẻ có phương pháp giải tỏa những căng thẳng, lo âu trong học đường và ứng phó với những vấn đề tâm lý tình cảm tuổi mới lớn, BTC khóa tu Hương sen mùa hạ đã mời PGS. TS. BS Phạm Huy Hùng hướng dẫn cho các khóa sinh về chuyên đề Y học và cuộc sống vào lúc 14h30 ngày 13/7/2010 tại Hội trường chùa Quang Thọ.
Bằng những ngôn từ đơn giản, dễ hiểu, Giáo sư đã làm cho các bạn trẻ tỏ ra thích thú với phương pháp thư giản mới này. Sau đây là bài giảng của Giáo sư:
LUYỆN THƯ GIÃN
PGS. TS. BS Phạm Huy Hùng
Ngày nay người ta đã biết rằng sự căng thẳng thần kinh kéo dài sẽ gây nên những rối loạn thần kinh chức năng như mất ngủ, nhức đầu… thậm chí đưa đến bệnh tâm căn suy nhược, khiến không thể lao động, học tập được. Đồng thời căng thẳng thần kinh cũng là yếu tố thuận lợi gây nên những bệnh tim mạch, nội tiết như tăng huyết áp ở người lớn tuổi, tiểu đường loại type II, thiếu máu cơ tim… đặc biệt nhất nó cũng là một trong những nguyên nhân làm rối loạn giữa gốc tự do (free radical) và chất chống oxy hóa (antioxydant), cơ chế trực tiếp gây nên quá trình lão hóa sớm.
Các nhà y học phương Tây khi sang Ấn Độ để nghiên cứu phương pháp tập luyện Yoga, đã tìm thấy một bài tập có khả năng chống căng thẳng thần kinh hiệu quả, đó là thế Shavasana (được dịch là “thế nằm chết già”, hoặc luyện thư giãn). Đó cũng là bài tập mở màn trong hệ thống các bài tập Yoga. Từ đó đến nay, bài tập này đã được giới thiệu rộng rãi cho quần chúng nhiều nơi trên thế giới (từ Châu Âu đến Châu Á). Nhưng tính khoa học của phép thư giãn chỉ được giải thích khá rõ rang khi BS Nguyễn Văn Hưởng ứng dụng giải phẫu, sinh lý và học thuyết thần kinh của Paplôp để phân tích các tác dụng của bài tập.
  1. 1.      Sự quan trọng của quá trình hưng phấn và ức chế trong hoạt động của hệ thần kinh.
Qúa trình hưng phấn và quá trình ức chế chính là phương thức hoạt động của hệ thần kinh, qua đó mà hệ thần kinh chỉ huy và điều hòa tất cả các cơ, các tuyến và điều khiển toàn thân; Nhưng hai quá trình này phải cân bằng thì cơ thể mới khỏe mạnh.
Thí dụ khi bị căng thẳng thần kinh, bị stress thì hệ thần kinh giao cảm sẽ hưng phấn, kích thích tủy thượng thận phóng thích nhiều adrenalin và nor adrenalin làm co tim mạch, tim đập nhanh, mạnh, huyết áp tăng; nhưng sau khi sự căng thẳng đã qua đi, hoặc được giải quyết thì quá trình ức chế hệ thần kinh giao cảm sẽ xảy ra và làm giảm tiết adrenalin và nor adrenalin.
Quá trình hưng phấn và quá trình ức chế chính là phương thức hoạt động của hệ thần kinh, qua đó mà hệ thần kinh chỉ huy và điều hòa tất cả các cơ, các tuyến và điều khiển toàn thân; Nhưng hai quá trình này phải cân bằng thì cơ thể mới khỏe mạnh.
Trong thí dụ trên, nếu thần kinh thường xuyên bị căng thẳng, stress, hệ thần kinh giao cảm liên tục bị mất quân bình hưng phấn và ức chế sẽ dẫn đến tăng huyết áp thường xuyên.
Một triệu chứng thường gặp nhất ở người cao tuổi là khó ngủ; đó là do quá trình ức chế kém của vỏ não.
Sự làm việc quá căng thẳng của vỏ não có thể gây ra những tác hại gì?
            Sự làm việc quá căng thẳng của vỏ não có thể gây ra bệnh suy nhược thần kinh, của hội chứng tâm thể như hội chứng viêm loét dạ dày tá tràng, xuất hiện cơn hen suyễn, tăng huyết áp, hysterie… thậm chí có thể xảy ra những tai biến tim mạch.
  1. 2.      Định nghĩa thư giãn:
Thư giãn là phương pháp nghỉ ngơi chủ động, trong đó toàn bộ hoạt động của hệ thần kinh và cơ bắp giảm đến mức thấp nhất; nói cách khác là luyện quá trình ức chế của hệ thần kinh.
 
  1. 3.      Kỹ thuật làm thư giãn.
 
Tư thế: tư thế nằm là tốt nhất vì tất cả các cơ đều có thể giãn ra dễ dàng. Khi đã thành thạo thì ở bất kì tư thế nào ta cũng có thể thư giãn từng phần của cơ thể; thí dụ ngồi dựa thoải mái trên một ghế dựa ; hoặc ngồi thẳng lưng, thòng chân tay xếp bằng, hai tay buôn thõng…
Ở đây ta dùng tư thế nằm ngửa thẳng, thả lỏng toàn thân, lòng bàn tay ngửa lên (nếu để bàn tay sấp có thể ta sẽ bị tê tay do động mạch khuỷu tay bị ép).
Sau đó ta thực hiện 3 bước thư giãn:
-         Bước 1: Ức chế ngũ quan: che mắt, tập ở nơi yên tĩnh, nếu trời nóng, mặc quần áo mỏng hoặc để quạt nhẹ; trời lạnh, đắp mền mỏng; xa nơi đang nấu ăn…
Che mắt có hai điều lợi lớn. Thức nhất là ức chế được ánh sáng kích thích thị giác một cách tuyệt đối, tạo điều kiện để hệ thần kinh trung ương được nghỉ ngơi; thứ hai là tạo một phản xạ có điều kiện: những lần tập sau ta chỉ cần đặt khăn che mắt là cơ  thể mềm giãn ra, nhanh chóng đi vào thư giãn. Ta dùng khăn tay hoặc cuốn tập nhỏ để che mắt; hoặc tập trong buồng tối cũng được.
-         Bước 2: Tự nhủ thầm cho các cơ mềm ra, giãn ra từ từ, chắc chắn, từng nhóm cơ một, từ trên xuống dưới, toàn thân cảm thấy nặng và ấm; bắt đầu thầm nhủ từng nhóm cơ vùng đầu mặt mềm ra, giãn ra, rồi xuống dần từng nhóm cơ vùng cổ gáy, vùng lưng ngực, vùng cánh tay, cẳng tay, ngón tay, bàn tay; rồi đến nhóm cơ bụng vùng hông, vùng đùi bắp chân, bàn chân, ngón chân; Sau đó nhủ thầm toàn thân mềm ra, giãn ra, nghỉ ngơi hoàn toàn, giãn ra hoàn toàn; toàn thân nặng xuống, ấm lên. Ta có cảm giác nặng là do cơ vân giãn tốt; cảm giác ấm là do cơ trơn mạch máu giãn tốt.
 
-         Bước 3: Tập trung ý chí theo dõi hơi thở ra vào qua mũi tới phổi, khoảng 10 hơi thở, có thể đi vào giấc ngủ ngắn 15- 30 phút. Lúc này trên vỏ não chỉ còn một điểm hưng phấn theo dõi hơi thở, các vùng còn lại của hệ thần kinh trung ương được nghỉ ngơi, ức chế.
Kiểm tra thư giãn
            Khi người tập thư giãn đạt tốt, ta quan sát thấy nét mặt người đó bình thản, giảm nhiều vết nhăn; sau đó ta cầm cổ tay người tập thư giãn nhấc nhẹ nhàng lên rồi thình lình thả xuống, cẳng tay sẽ rớt nhanh và nặng; nếu rớt chậm và gượng thì thư giãn chưa thật tốt; Có thể ra lệnh mềm cơ vài lần nữa. Những lần sau chắc chắn sẽ tốt hơn.
            Có thể tự kiểm tra bằng cách nhấc tay lên rồi thả xuống.
Liều lượng thư giãn
            Mỗi lần thư giãn khoảng 10 đến 15 phút; riêng khi đến giờ ngủ (thí dụ buổi tối), thì ta thư giãn rồi đi vào giấc ngủ luôn.
Thư giãn chớp nhoáng
            Khi bị dồn dập nhiều công việc một lúc, liên tục (thí dụ trong một ngày họp, báo cáo liên tiếp 5, 6 cuộc…), không đủ thời gian 15 đến 30 phút để thư giãn, ta có thể áp dụng phép thư giãn chớp nhoáng trong vòng 3- 5 phút.
            Hoặc buổi sáng, để đỡ mất thời gian ta cũng có thể thư giãn chớp nhoáng sau khi tập các động tác thể dục dưỡng sinh.
  1. 4.      CHỈ ĐỊNH CỦA THƯ GIÃN:
Luôn luôn nên tập thư giãn hàng ngày sau mỗi khi gắng sức về trí lực hoặc thể lực. Buổi sáng tập thư giãn sau khi tập thể dục; Buổi trưa, lúc nghỉ trưa; Buổi chiều, sau giờ làm việc.
Ngoài ra thư giãn còn được chỉ định trong các trường hợp căng thẳng thần kinh và cơ bắp, các hội chứng tâm thể, các bệnh nhân cần nghỉ ngơi, các vận động viên thi đấu đỉnh cao; Mất ngủ; Tâm lý bất an (lo lắng, sợ hãi, buồn phiền, quá hưng phấn mất tự chủ, quá giận), mệt mỏi; những người nóng tính…

Sau đây xin giới thiệu chùm ảnh về buổi học chuyên đề:





















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét