CUỘC ĐỜI NGÀI BUDDHAGHOSA
- Tính ưu việt nơi ngài Buddhaghosa
- Sự khan hiếm tư liệu viết tiểu sử tại Ấn Độ cổ đại
- Những tư liệu tiểu sử ngài Buddhaghosa
- Bản tường trình Dhammakitti viết về Buddhaghosa
- Độ tin cậy về bản tường trình Dhammakitti
- Độ tin cậy về những thời điểm Buddhaghosa xuất hiện, được Dhammakitti ghi lại trong tác phẩm của mình
- Tài năng kiến thức Bà-la-môn của ngài Buddhaghosa
- Điểm trùng lắp trong bản tường trình Dhammakitti về cuộc đời Buddhaghosa với bằng chứng nơi các bản chú giảiNhững truyền thuyết về Ngài Buddhaghosa
- Buddhaghosa chào đời trong một gia đình Bà-la-môn
- Nền giáo dục
- Buddhaghosa Quy Phật
- Sứ mệnh sang đảo quốc Tích Lan đã được hoạch định
- Câu chuyện quy y Phật của thân phụ Ngài Buddhaghosa
- Cuộc viếng thăm đảo quốc Tích Lan
- Kiến thức của Ngài Buddhaghosa bị thử thách
- Buddhaghosa bận rộn dịch kinh Phật
- Kiến thức tiếng Phạn của Buddhaghosa được tỏ lộ
- Trí thông minh lanh lợi của ngài Buddhaghosa.
- Ngài Buddhaghosa quay trở lại Ấn Độ
- Chuyện kể về chuyến thăm Miến Điện.
- Ngài Buddhaghosa qua đời
- Cuộc mai táng ngài Buddhaghosa
- Giá trị lịch sử tác phẩm Buddhaghosuppatti
- Những nguồn khả dĩ có được về Buddhaghosa huyền thoại
- Truyện kể về Ngài Nāgasena
Tính ưu việt nơi ngài Buddhaghosa
Trong lịch sử văn học Phật giáo Pāli, tên tuổi ngài Buddhaghosa nổi lên như là một nhà bình luận và chú giải Kinh Phật vĩ đại nhất. Buddhaghosa đã phong phú hóa nền văn học Tam tạng Pāli y hệt như những gì Sāyaṇa đã thực hiện với văn học Vệ-đà. Rất nhiều ngôn từ và thành ngữ, nhiều điểm thần học Phật giáo cũng như những vấn đề triết lý nan giải, sẽ chẳng bao giờ được làm sáng tỏ cho các thế hệ hậu sanh, nếu như ngài Buddhaghosa không bỏ công sức to lớn dành cho chúng ta trong các bản văn chú giải Kinh Phật bằng tiếng Pāli. Ngoài những lời chú giải thuần ngữ và những cuộc tranh luận triết học, Buddhaghosa còn giới thiệu trong những bản chú giải đó một khối lượng khổng lồ những câu chuyện huyền thoại, những ngụ ngôn, những truyền thuyết dân gian, lịch sử và tiểu sử, tất cả những công việc trên đã khiến những tác phẩm của ông trở thành một kho lưu trữ tài liệu hết sức phong phú giúp các nhà sử học nghiên cứu khoa xã hội học Ấn Độ cổ điển có thể khai thác các nguồn tài nguyên vô tận đó.
Sự khan hiếm tư liệu viết tiểu sử tại Ấn Độ cổ đại
Tuy nhiên, thật đáng tiếc chúng ta biết quá ít về tiểu sử ngài Buddhaghosa, nhà chú giải Kinh Phật vĩ đại, một trong số rất nhiều nhân vật nổi tiếng tại Ấn Độ. Họ đã không để lại cho chúng ta bất kỳ bút tích ghi chép nào về những gì họ đã thực hiện, ngoại trừ những lời giảng thuyết và một số tác phẩm quí giá. Tuy nhiên đó chính là định mệnh mà chính những người con vĩ đại của Ấn Độ đã chân thành ước muốn như vậy. Thật sự điều an ủi chúng ta rất nhiều khi biết được tất cả những gì họ muốn dấu chúng ta lại chính là những chi tiết viết về cuộc sống đời thường của họ, những lo âu và phiền muộn, cả những gì họ để lại cho chúng ta chỉ toàn là những ghi chép quí báu về cuộc sống nội tâm và kinh nghiệm của họ. Và như vậy khi đọc qua những tác phẩm họ để lại, chúng ta cảm nhận được một ước muốn cháy bỏng là cố tìm hiểu đôi điều gì đó về chính con người của họ, để làm sống lại chính cuộc sống họ đã thực sự trải qua, nhận ra những gì họ thực sự đã thấy và trước tiên là tự sửa chữa chính mình nhờ những gương lành họ đã để lại, mà tham chiến một trận chiến vĩ đại đó là cuộc sống chúng ta và một lần nữa giúp ta đương đầu một cách nghiêm túc hơn với những vấn đề nhân loại. Đây là những cảm nhận không tài nào cưỡng lại được; nhưng coi đó là những tư liệu để viết tiểu sử thì thật là quá ít ỏi.
Những tư liệu tiểu sử ngài Buddhaghosa
Cho đến giờ phút này chúng ta không có trong tay bất kỳ điều gì liên quan đến cuộc đời của ngài Buddhaghosa, ngoại trừ một số bài bình luận và một ít truyền thuyết và huyền thoại. Thực hiện nghiên cứu tỉ mỉ và cẩn thận những bản chú giải của ông và chắt lọc ra một số chi tiết để viết tiểu sử từ một khối lượng tư liệu khổng lồ, không nhằm nhò gì đến tiểu sử, quả thật là một công việc hết sức khó khăn và nặng nề. Những chi tiết truyền khẩu lại rất mơ hồ và được thêu dệt hoặc phóng đại với những suy diễn từ thế hệ này sang thế hệ khác. Để thu thập được một số thông tin đáng tin cậy, thoạt tiên hình như là một công việc không thể thực hiện nổi. Vậy mà những chi tiết truyền khẩu và những truyện hoang đường đó lại chính là phương cách duy nhất để thu lượm những tư liệu quí giá dựa vào đó mà viết tiểu sử về ngài Buddhaghosa. Ngoài ra, những tham khảo nhỏ nhoi do chính Buddhaghosa ghi lại, những chi tiết về cuộc đời của ông trong các bài bình luận, trong các bản tường trình lâu đời nhất liên quan đến tiểu sử của ông được truyền lại cho chúng ta, chỉ là những gì được ghi ở phần hai chương XXXVII trong tác phẩm vĩ đại Mahāvaṃsa đây chính là cuốn biên niên sử về đảo quốc Tích Lan. Tuy nhiên, trích đoạn trên lại xuất hiện trễ hơn nhiều so với những gì còn sót lại trong cuốn biên niên sử đó lại do Dhammakitti thêm vào, nhân vật này là thần dân Sa-môn nước Tích Lan sống vào khoảng giữa thế kỷ thứ XIII. Công việc biên soạn tiểu sử nhà bình luận vĩ đại này, cho dù trích đoạn trên đã được thực hiện một khoảng thời gian hơn tám trăm năm sau khi Ngài Buddhaghosa đã qua đời, nhưng không phải tất cả những chi tiết trong đó đều không đáng tin cậy, và rất có thể chúng còn xuất phát từ những tư liệu rất cổ xưa; chỉ tiếc một điều là việc biên soạn trên lại cung cấp cho chúng ta quá ít thông tin. Chính vì vậy chúng tôi không ngần ngại đưa ra đây toàn văn bản tường trình ngắn ngủi đó do chính Ngài Dhammakitti để lại cho chúng ta.
Bản tường trình Dhammakitti viết về Buddhaghosa
Trong khi tường trình về triều đại nhà vua Mahānāma trị vì tại đảo quốc Tích Lan vào những năm đầu thế kỷ thứ V sau CN, cuốn biên niên sử Mahāvaṃsa đã kể lại cuộc đời và sự nghiệp của ngài Buddhaghosa [1] như sau: "Ông là một thanh niên thuộc đẳng cấp Bà-la-môn, sinh tại vùng phụ cận thị trấn Magadha, là nơi trồng cây Đại Bồ-đề, ông đã hoàn tất việc huấn luyện theo phái "vijja" và "sippa," và có kiến thức rất sâu rộng về ba phái "Phệ-đà," và ông cũng là người có được nhiều tài năng uyên bác, đã hoạt động không biết mỏi mệt chống lại các phái ly giáo, đã tự coi mình là người chống lại ly giáo khắp vùng Jumbudīpa, và tại một số tịnh xá, ông thường có thói quen bất kể ngày đêm khoanh tay trước ngực nhắc lại những bài diễn thuyết ông đã học được, hoàn chỉnh đến từng chi tiết, và kéo dài suốt như thế bằng một giọng điệu rất cường điệu. Có một vị Đại Hòa thượng (māhathera), tên là Revata, đã đến làm quen với ông và vị Hòa thượng này (nhủ thầm trong bụng), "Đây chắc phải là một con người có kiến thức uyên bác; thật xứng cho mình chiêu mộ Quy Phật; Revata đã tự hỏi, "Không hiểu ông là ai mà phát ra tiếng lừa con kêu be be vậy?" (cậu trẻ) "Bà-la-môn" đáp lại, "Ngươi không hiểu được tiếng lừa kêu đó truyền đạt ý nghĩa gì đâu". Vị Thượng tọa đó (thera) đối lại, "Vâng, tôi không thể hiểu được"; cậu trai Bà-la-môn đã chứng tỏ mình có kiến thức uyên bác. Vị Thượng tọa đó bình luận từng lời tuyên bố của cậu trai (Buddhaghosa) và vạch ra những điểm sai sót. Người bị bắt bẻ lên tiếng, "Vâng, thế thì, cứ theo y như niềm tin của ông đi; thế rồi cậu trai trẻ (Buddhaghosa) viện dẫn một trích đoạn trong cuốn "Abhidhammo" (tác phẩm Piṭakattaya). "Ta, người thuộc dòng dõi Bà-la-môn mà không thể giải thích được ý nghĩa của đoạn ấy; và hỏi, "thế thần chú (Manto) này của ai vậy? Chẳng phải là của Đức Phật hay sao?" nghe (Buddhaghosa) lớn tiếng, "Hãy phổ biến điều đó cho tôi ngay đi, vị này (thera) đáp lại, "hãy gia nhập vào hàng tăng lữ." Những ai ước muốn hiểu biết về tác phẩm Piṭakatta, nhất thiết phải có được nhận thức này: "Đây là con đường duy nhất (giải thoát) chúng sanh; hãy quay trở lại với niềm tin đó. Chính vì ông rất thâm thúy trong diễn đạt lời nói (ghoso) giống hệt như Đức Phật vậy. Chúng sanh đều phong cho ông danh hiệu Buddhaghoso (có nghĩa là Tiếng Nói (Lời) của Đức Phật) và giống như Đức Phật ông đã trở nên rất nổi tiếng khắp nơi trên thế gian này. Là vì ông đã sáng tác tại đó (ở Jambudīpa) một tác phẩm độc đáo gọi là "Ñānodayam"; cùng lúc đó, ông đã viết một chương mang tựa đề "Atthasālini" viết về Dhammasaṅgaṇi" (một trong số những bài bình luận về tác phẩm Abhidhammo); thế rồi cũng trong tác phẩm này, khi xét thấy ông ước ao tiến hành biên soạn một tác phẩm nói về "Parittaṭṭhakatham" (bài bình luận về tác phẩm Piṭakattaya), vị Thượng tọa Revata đã nói với ông: "Đây là bản văn duy nhất được bảo tồn tại đảo quốc này: Tác phẩm Aṭṭhakathā hiện không còn tồn tại ở đây nữa. Cũng chẳng kiếm đâu ra được phiên bản hoàn chỉnh về (cuộc ly giáo) Phệ-đà nữa. Chỉ có các tác phẩm Aṭṭhakathā viết bằng tiếng Sinha là còn nguyên vẹn. Chính ngài Mahindo đã được linh cảm và có trí thông minh tuyệt vời đã viết bằng tiếng Sinha. Trước khi viết, chính ông cũng đã tiếp cận được với những bài giảng thuyết của Đức Phật, các tác phẩm trên cũng đã được công nhận là xác thực tại các Hội nghị, nơi các tác phẩm và nhiều biện lý khác của Sāriputto cũng như nhiều nhân vật khác nữa đã rất phổ biến nơi cộng đồng người Sinha. Theo hướng đó đang khi phục hồi, nghiên cứu, các tác phẩm đó cũng được chuyển ngữ theo đúng luật văn phạm Māgadhas. Đây chính là một công việc đem lại lợi ích cho toàn thể nhân loại. "Sau khi đã được nhắn nhủ như vậy, con người khôn ngoan kiệt xuất đó rất phấn khởi, kể từ đó ông đã lên đường và viếng thăm đảo quốc này dưới thời nhà vua (Mahānāma) cai trị tại đây. Vừa mới đặt chân đến thiền viện Mahāvihāra (vùng Anurādhapura) ông ta bước vào đại sảnh đường Mahāpadhāna, một kiến trúc lộng lẫy nhất tại tịnh xá đó (vihāra), và nghe thuyết trình về tác phẩm Aṭṭhakathā bằng tiếng Sinha và cả tác phẩm Theravāda từ đầu đến cuối do một vị Hòa thượng (thera) Saṅghapāli giảng giải; ông đã thâm tín thấu đáo là các tác phẩm này đã truyền tải ý nghĩa đích thực giáo lý của Đấng Giác ngộ (Giáo Pháp - Dhammo). Chính vì vậy đang khi ông tỏ ra hết sức kính trọng giới tăng lữ, ông đã đưa ra một đề nghị: "Tôi rất ước ao dịch tác phẩm Aṭṭhakathā; xin cho phép tôi được sử dụng tất các cuốn sách của các vị". Nhằm kiểm tra khả năng kiến thức của ông, nên mấy vị tăng lữ đó chỉ giao cho ông hai bộ Già-tha bảo rằng: " Để kiểm tra khả năng của nhà ngươi xem có thể thỏa mãn được những yêu cầu của chúng ta hay không, sau đó chúng ta mới có thể trao cho nhà người tất cả bộ sách đó". Từ những cuốn sách này ông đã coi như là bản văn của riêng mình và ông đã tham khảo Piṭakattaya, cùng với cuốn Aṭṭhakathā và ông đã cô động lại những bộ sách đó dưới dạng tóm lược, ông đã sáng tác những lời bình gọi là "Visuddhimaggam." Kể từ đó ông qui tụ một số Tăng sĩ đạt đến được kiến thức thông suốt về giáo lý Phật giáo, ngay dưới gốc cây Bồ-đề, ông bắt đầu đọc to cho họ nghe (về công trình ông đã biên soạn). Những vị chư Thiên (Devatas) để biến những cống hiến trí tuệ của Buddhaghosa trở thành nổi tiếng nơi chúng sanh, đã biến những bộ sách đó trở nên vô hình. Tuy nhiên, ông lại biên soạn lại tới hai ba lần tác phẩm đó. Khi ông đang biên soạn lại bộ sách đó lần thứ ba, nhằm mục đích quảng bá bộ sách, thì các vị chư Thiên đã phục hồi lại hai bản sách trước đó họ đã lấy đi. Thế rồi các vị tăng lữ qui tụ lại xướng to lên cả ba bộ sách cùng một lúc. Trong cả ba phiên bản trên, không có cuốn nào có những sai sót về nghĩa trầm trọng nào cả, không thấy có sáo trộn thứ tự nào cả; cũng không gây ra những tranh cãi, không thấy xảy ra ở một số câu, hay theo thứ tự các từ trong câu, hoặc các vần chữ trong bất kỳ một từ nào đều chẳng hề chứa đựng bất kỳ biến đổi nhỏ nhoi nào cả. Kể từ đó các vị tăng lữ hết sức vui mừng. Họ liên tục hô to "thật là điều hết sức chân thực đây chính là đức Chí tôn Metteyyo (Buddho) và họ đã chuyển lại cho ông toàn bộ những gì được ghi lại trong tác phẩm Piṭakattaya cùng với tác phẩm Aṭṭhakathā. Lưu lại nơi một tịnh xá Granthākāro tại Anurādhapura, ông bắt đầu dịch toàn bộ những bộ sách đó theo văn học Māgadhas, một ngôn ngữ đang là nguồn gốc mọi ngôn ngữ thời đó. Toàn bộ tác phẩm chú giải (Aṭṭhakathā) bằng tiếng Sinha đã được dịch sang tiếng Pāli. Điều đó chứng tỏ bộ sách đã đạt đến một trình độ ngôn ngữ được đông đảo những người đương thời đang sử dụng. Toàn bộ các vị Đại đức (Thera) và bậc thầy (Acariyas) đều rất ngưỡng mộ và đánh giá cao tác phẩm như là một bản văn Piṭakattaya nguyên thủy. Như vậy, ông đã hoàn thành mọi mục tiêu của sứ mệnh mình đã đề ra, ông đã quay trở lại miền Jambudīpa để thực hiện việc thiền định ngay dưới gốc cây Bồ-đề (tại Unruvelāya miền Magadha.)
Độ tin cậy về bản tường trình Dhammakitti
Ba mươi ba cặp câu kệ trích ở lời chú cuối trang, như chúng tôi đã đề cập đến ở phần trên, là một phụ chương trong cuốn Mahāvaṃsa được Dhammakitti viết vào thế kỷ 13 sau CN. Tác phẩm đã được viết nhiều thế kỷ sau khi ngài Buddhaghosa đã sống và biên soạn các tác phẩm của ông, nhưng Dhammakitti phải có được một số tư liệu ghi chép đáng tin cậy trước đó để ông rút ra được những thông tin của mình. Có lẽ ông đã có được bản tường trình theo như cố giáo sư Rhys Davids [2] cho biết, từ những văn bản được viết và tồn trữ tại văn khố Great Minster vùng Anurādhapura hiện nay không còn nữa". Toàn bộ bản tường trình trích dẫn ở trên trong tác phẩm Mahāvaṃsa xem ra chứa đựng nhiều sự thật tuy nhiên chỉ có phần nói về sự chia sẻ Devas được để cập đến vinh quang của Buddhaghosa là có phần khả nghi.
Độ tin cậy về những thời điểm Buddhaghosa xuất hiện, được Dhammakitti ghi lại trong tác phẩm của mình
Một công việc hết sức quan trọng đó là Ngài Dhammakitti đã tăng thêm hiểu biết cho chúng ta về nhà thông thái vĩ đại này, đó chính là ông đã xác định một cách dứt khoát thời điểm Buddhaghosa sống. Nhà vua Mahānāma trị vì vào nửa thế kỷ thứ 5 sau CN, như cuốn biên niên sử Tích Lan còn ghi lại và như vậy Buddhaghosa đã đến thăm đảo quốc Tích Lan và làm việc tại đó trong thời gian này. Chúng ta có thể biết rõ thời gian ông sinh sống. Nhưng có một điều không mấy rõ ràng trong lịch sử văn học Ấn Độ, cho dù văn học tiếng Phạn hay tiếng Pāli đó luôn chứa đựng một điều gì đó chúng ta cảm thấy không mấy chắc chắn khi phải xác định dứt khoát về thời gian sinh sống của bất kỳ một tác giả văn học Ấn Độ nổi tiếng nào. Xuất phát từ sự khẳng định đơn giản đó, chúng ta biết rằng khẳng định về thời gian Buddhaghosa sinh sống đều chỉ là phỏng đoán mà thôi.
Những thời điểm do Ngài Dhammakitti cung cấp cho chúng ta cũng chỉ được chứng minh bằng những chứng cứ nội tại trích từ những bài bình luận do chính Buddhaghosa viết ra. Buddhaghosa cũng đã cho thấy ông đã quen biết với Milinda Pañho. Điều này đã được làm rõ trong hai trích đoạn do Rhys Davids biên soạn, một đoạn trích từ bài bình luận Buddhaghosa viết về Kinh Mahāparinibbāṇa Sutta (vi. 3) còn đoạn kia trích từ lời bình luận của Buddhaghosa về Kinh Ambaṭṭha (Dīgha Nikāya, III. 2, 12) trong đó nhà bình luận vĩ đại đã đề cập đến và trích dẫn cuộc đàm đạo giữa Milinda và Nāgasena. Tiến sĩ Morris còn chỉ rõ hai trích đoạn khác nữa tương tự như thế từ tác phẩm của Milinda Pañho, một trong hai đoạn từ cuốn Manorathapūraṇī, là bài bình luận Buddhaghosa viết về Aṅguttara Nikāya, và còn đoạn thứ hai là lời bình của ngài viết về Majjhima Nikāya, là người Papañcasūdanī [3] những điểm này như đã được nêu trong các tác phẩm của ngài Buddhaghosa, vẫn chưa đi đến thống nhất chặt chẽ lắm, theo từng chữ một, với nguyên bản của Milinda Pañho do ông Trenckner biên tập, nhưng nội dung vẫn hoàn toàn giống nhau. Chính vì vậy không thể nghi ngờ gì ngài Buddhaghosa thực sự không quen biết Milinda Pañho. Nhằm tôn trọng những gì ông đề cập trong cuốn sách đó, bà Rhys Davids vạch rõ, thực sự không có gì cho thấy những vấn đề liên quan đến nhà vua Milinda "đã được viết trước khi ngài Buddhaghosa xuất hiện một thời gian đáng kể" [4] Bà C.A.F. Rhys Davids còn lưu ý đến nhiều trích đoạn trong cuốn: Atthasālini, có nghĩa là, những lời bình luận do ngài Buddhaghosa thực hiện về cuốn Dhammasaṅgaṇi [5] trong đó ngài Buddhaghosa đã đề cập đến Āyasmā Nāgasena, Nāgasenatthera, Āyasmā Nāgasenatthera, Ngài Nāgasena, hay đơn giản là một Ngài. Trong lần xuất bản cuốn Visuddhimagga do Buddhaghosa viết, tác giả uyên bác này đã khám ra ít nhất ba trích đoạn giúp ta tìm thấy được dấu vết về Milinda Pañho [6]. Những tham khảo về những tác phẩm thời hậu Phật giáo Kinh điển, như tác phẩm Peṭakopadesa, Anāgatavaṃsa, ngoài một số Aṭṭhakathās cổ xưa và những tác phẩm khác không còn được lưu hành, cũng đã được người phụ nữ tài ba này vạch ra trong những tác phẩm của Buddhaghosa như đã được đề cập đến ở trên. Nhưng ta phải công nhận một điều là không có bất kỳ trường hợp nào, cũng như bất kỳ lý do nhỏ nào về những gì đã được trích dẫn có liên quan đến Buddhaghosa lại thuộc niên đại sau này như đã được Dhammakitti ghi lại. Chính vì thế, không còn gì phải ngần ngại chấp nhận thời điểm Buddhaghosa đã sống và viết những tác phẩm của mình là vào đầu thế kỷ thứ V sau CN.
Theo truyền thống Miến Điện, như đã được tác giả Bishop Ringandet ghi lại, ông cũng đã vạch rõ đầu thể kỷ thứ năm sau CN. là thời điểm nhà bình luận vĩ đại này đã đến viếng thăm miền duyên hải Martaban. Như tác giả Bishop đã viết trong tác phẩm của mình mang tựa đề "Cuộc Đời hay Huyền Thoại Của Ngài Phật Tổ Cồ Đàm (Gaudama)" [7] (1 tr.11) như sau: "Có lẽ cần phải đề cập đến ở đây một giai đoạn vàng son nhất trong lịch sử Phật giáo Miến Điện. Tôi muốn ám chỉ đến chuyến du hành của một vị tu hành [8] tại Thaton, có tên Buddhagosa, đã thực hiện một chuyến đi đến đảo quốc Tích Lan vào năm Phật lịch 943-400 sau CN. Mục tiêu chuyến đi này là để thu thập một bản Kinh Phật. Ông đã hoàn thành nhiệm vụ đã vạch ra. Ông đã tận dụng chữ viết Miến Điện hay đúng hơn là mẫu tự Ta-la để chép lại các bản viết tay Kinh Phật đó, được viết bằng tiếng Magāthā. Đã có những bài vè bằng tiếng Miến Điện đề cập nhiều đến chuyến đi này và đã được ghi chép cẩn thận về năm tháng chuyến hành trình diễn ra. Thực chất mà nói, chính nhờ Budhagosa mà những cư dân sống ở vùng duyên hải vịnh Martaban có được Kinh Phật. Từ thời Thaton, công việc sưu tầm do ngài Budhagosa thực hiện đã được chuyển về Pagan sáu trăm năm mươi năm sau khi được du nhập vào từ đảo quốc Tích Lan.
Tài năng kiến thức Bà-la-môn của ngài Buddhaghosa
Chúng ta sẽ làm sáng tỏ những gì đã được thảo luận về niên đại của ngài Buddhaghosa sinh sống như đã được tác giả Dhammakitti cung cấp rất khớp với tất cả những dữ kiện đã được biết đến từ trước đến nay. Bản tường trình của ngài Dhammakitti về tài năng của ngài Buddhaghosa am tường tiếng Phệ-đà và những ngành kiến thức Bà-la-môn khác cũng rất chính xác. Điều này đã được xác định do những bằng cớ nội tại xuất phát từ chính những tác phẩm bình luận của nhà chú giải vĩ đại này. Trong tác phẩm Sumaṅgalavilāsinī ngài Buddhaghosa đã đề cập đến bốn bản Kinh Phệ-đà, đó là: Irubbeda (Rigveda), Yajubbeda (Yajurveda), Sāmaveda và Athabbapa Veda. [9] Ông cũng chứng tỏ cho thấy ông biết đến từng chi tiết các việc cúng kiến Phệ-đà. Ông cũng cho biết nghi lễ yiṭṭha được gọi là lễ cúng long trọng (mahāyāgā) và huta là lòng mến khách dành cho những người tham dự lễ cúng trên. Ông cũng đề cập đến aggihoma [10] về điều này ông cho biết tên nghi thức cúng xuất phát từ việc đồ cúng được thiêu bằng củi. Theo ông cho biết, dabbihoma là một loại nghi thức aggihoma, được gọi như vậy là vì lễ cúng này được cử hành bằng cách đưa các vỏ trấu vào lò lửa bằng các giá lớn làm bằng gỗ. Ông cũng cho biết kano là một loại cám đỏ bám vào hạt gạo lẫn trong trấu. Taṇḍula lại bao gồm cả gạo Sāli và một số loại cỏ khác. Sappi còn gọi là Go-sappi (sữa bò lỏng) v.v... Tela là một loại dầu sesamum v.v... tác giả cũng để cập đến các lễ cúng được gọi là mukka homa và lohita homa trong tác phẩm Sumaṅgalavilāsinī. Lễ cúng trên được đề cập đến như là một loại nghi lễ trong đó hạt tương mù tạt v.v... được rải trên lửa bằng cách dùng miệng phun, còn nghi lễ thứ hai được cử hành bằng cách trích máu ở đầu gối phải v.v... [11]. Theo Buddhaghosa thì saddha là đồ ăn được dọn cho người chết, thālipāka lại là bữa dọn cho những nghi lễ như cưới hỏi v.v... yañña là đồ ăn dọn cho một nghi lễ cúng và pāhuna là đồ ăn dành cho các vị khách, cũng được gọi là đồ ăn dùng để trưng bày. [12] Chúng ta cũng được biết những người chủ trì các nghi lễ cúng lớn (mahāyāgāṃ) thường nắm giữ vị thế chủ chốt trong việc cúng kiếng đó. Thường đề tên vị vua này vua kia, hay tên của một vị thuộc đẳng cấp Bà-la-môn nào đó, họ không được chặt cây hay cắt cỏ, đừng kể chi đến sát sanh bò dê hay một số gia súc đại loại nào đó giống như vậy. [13] Ngài Buddhaghosa cũng đã làm rõ cho chúng ta biết, ông có suy nghĩ gì về những nghi lễ mang tính đẳng cấp Bà-la-môn này. Ông cũng cho biết những người Bà-la-môn mặc dù được đề cập đến qua những vần kệ trong ba bài Kinh Phệ-đà như vậy, họ vẫn chưa được hội kiến Đấng Chí Tôn (Brahmā) [14] họ dâng lời niệm Phật để cầu xin trợ giúp cho quốc gia Ấn Độ, Soma, Varuṇa, Isāna, Pajāpatī, Brahmā, Mahiddhi và Yama. Nhưng nhà bình luận không đưa ra được bất kỳ một kết quả tốt đẹp nào tiếp sau những Kinh Niệm Phật như vậy. [15]
Chúng ta đừng nên nghĩ những bản văn Phệ-đà chỉ là những tác phẩm Ba-la-môn duy nhất được Buddhaghosa biết đến. Ông còn giải thích cho chúng ta nguồn gốc từ, "Itihāsa" [16] trùng khớp một cách chính xác với giải thích đã được Yāska lưu truyền lại cho chúng ta trong tác phẩm Nirukta. Ông còn xác định cách rõ ràng nơi chốn những người Bà-la-môn thường xuyên có mặt trong cuộc đàm thoại với Đức Phật. [17] trong tác phẩm Visuddhimagga [18] ông bàn về nhân đức của Titikkhā, nghĩa là sự kiên nhẫn chịu đựng, ông cho biết, "Một người được ban tặng cho đặc tính kiên nhẫn chịu đựng là người được mệnh danh là Brahmāṇa."Nơi các dụ ngôn của mình, ông đã đề cập đến các nghi lễ Bà-la-môn. [19] Ông thường ám chỉ đến diễn đạt, Bandhupādāpaccā, về nguyên lý Bà-la-môn là Sudra được sinh ra từ gót chân đấng Chí Tôn Brahmā. [20] Chính vì ông rất hiểu biết lịch sử các giáo phái Bà-la-môn, xuất phát từ bài tường thuật ông trình bày về tám loại đặc sủng siêu nhiên của Đấng Chí Tôn (Brahmā). Như đã được bàn cãi trong tạp chí Hội Pāli text Society, 1891, và từ những bài bình luận của Saṃyutta Nikāya, trong đó chúng ta còn thấy ông tiến sâu hơn bằng cách giải thích lịch sử người Bà-la-môn Dhanañjanī, theo ông "họ là một trong số các gia đình thuộc dòng dõi quí tộc tự cho mình là những lời giảng dạy của Đấng Chí Tôn không những đã xuất phát ra từ nơi họ mà còn từ trong những suy tư của Ngài (Brahma) nữa."Những lời bình về đoạn sách Pāli kể trên [21] liên quan đến luận án bổ xung về Phệ-đà không thể phát xuất từ một con người không thông thạo văn học Phệ-đà. Việc ông nhấn mạnh đến Luật Giới Vinaya lại là một bằng chứng khác nữa chứng tỏ hiểu biết uyên thâm của ông trước đây. Những giải thích ông đưa ra như sát sanh, trộm cắp, v.v... đã cho thấy có sự tiến bộ rõ nét nơi cách giải thích như đã được trình bày từ lâu đời nay. Ông cũng hiểu biết rất nhiều về triết lý Ấn giáo. Kiến thức về triết học Sāṅkhya cho thấy thái độ của ông đối với Pakativāda như sẽ được trình bày trong chương tiếp theo sau đây. Ông đã phong phú hóa di sản Phật giáo với nhiều tài liệu được cập nhật đầy đủ từ nhiều hệ phái khác nhau ; thử khảo sát, lấy ví dụ cách ông dùng từ "Samūha"tức khắc gợi nhớ chúng ta đến tác phẩm Patañjali Mahābhāṣya [22] cũng có nhiều trích đoạn tương tự như vậy. [23]
Điểm trùng lặp trong bản tường trình Dhammakitti về cuộc đời Buddhaghosa với bằng chứng nơi các bản chú giải
Đến đây chúng ta sẽ tiến hành chứng tỏ bài tường trình do Dhammakitti trình bày về cuộc đời ngài Buddhaghosa có ăn khắp một cách chính xác với những gì các nhà bình luận tên tuổi đã trình bày về ngài Buddhaghosa trong các tác phẩn bình luận của họ hay không, đặc biệt trong tác phẩm Nidānakathā hay câu chuyện về nguồn gốc các công trình ngay từ thuở ban đầu. Do đó trong cuốn Nidānakathā viết về tác phẩm Visuddhimagga của mình, ngay từ đầu Buddhaghosa đã trích dẫn chính lời dạy của Đức Phật sau đây:
"Sīle patiṭṭhāya naro sapañño, cittarṃ paññaṃ ca bhāvayam, Ātāpī nipako Bhikkhu, so imam vijaṭaye jaṭanti" (Ngay sau khi đã tiếp nhận Giáo Pháp, người khôn ngoan nên nghĩ đến Tuệ (paññā), một Tỳ-khưu tích cực và khôn ngoan nên gỡ bỏ ngay ràng buộc này). Tiếp theo ông tiến hành ghi lại những hoàn cảnh trong đó ông đã viết những bản trích yếu tóm lược về Phật giáo: "Ý nghĩa đích thực của giới (Sīla), v.v... được ông mô tả bằng những vần kệ thốt ra từ miệng những nhà thông thái vĩ đại. Sau khi đã được xuất gia theo dòng Jina (người chinh phục) và lợi ích của giới (Sīla), v.v... đó chính là sự bình thân, và cũng là con đường tiến thẳng đến thuần khiết, các hành giả (Yogi) rất ước ao đạt đến thuần khiết lại không hiểu được thực chất thuần khiết là gì, và đã không tài nào đạt đến được cho dù họ khổ công tập luyện. Tôi sẽ trình bày về Visuddhimagga theo như lời truyền lại của những cư dân Mahāvihāra, là điều họ rất ưa thích và cũng là những lời giải thích chính xác nhất: Chớ gì tất cả những nhà thánh hiền ước ao chiếm được lòng thuần khiết hãy chăm chú lắng nghe những gì tôi nói ra đây. [24]
Lại nữa khi kết thúc tác phẩm, Buddhaghosa đã quay trở lại với chính nghiệp (gāthā) ông đã chấp nhận như là văn bản để viết tác phẩm Visuddhimagga, và sau khi đề cập đến lời hứa của ông như đã được trích dẫn ở trên, chính ông đã diễn tả như sau: liên quan đến tác phẩm bổ xung về Phệ-đà không thể có bất kỳ kỳ vọng nào nơi một con người chưa thông thạo với toàn bộ nền văn học Phệ-đà. Sự nhấn mạnh của ông về luật giới (Vinaya) là một bằng chứng nữa cho thấy ảnh hưởng của ông về những kiến thức của ông trước kia. Những giải thích của ông về sát sanh, trộm cướp v.v... cho thấy một cách tiến bộ khá rõ nét trong việc diễn đạt theo kiểu cổ. Ông đã có hiểu biết sâu rộng về một số hệ thống triết lý Ấn giáo Hindu. Sự hiểu biết của ông về triết học Sāṅkhya được chứng tỏ qua thái độ của ông đối với pakativāda như sẽ được trình bày trong chương tới đây. Họ đã làm giàu cái di sản Phật giáo bằng những tài liệu được cập nhật từ nhiều hệ thống khác nhau; thí dụ như, hãy khảo sát cách dùng từ "Samuha" của ông. Lập tức nhắc nhở chúng ta về Mahābhāṣya của tác giả Patañjali cũng còn có nhiều đoạn tương tự như vậy.
Lại nữa đến phần kết thúc tác phẩm, Buddhaghosa còn quay trở lại với chính Kệ hay Gatha mà ông đã chấp nhận như là văn bản chính ông viết tác phẩm Visuddhimagga, và sau khi đề cập đến lời hứa đã được trích dẫn ở trên chính ông đã bày tỏ như sau:
"Việc diễn giải về ý nghĩa của Giới (Sīla), v.v... đã được đề cập đến trong tác phẩm Aṭṭhakathās về 5 bộ kinh (Nikāyas), tất cả năm điểm đó đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, và việc diễn giải đã dần dà trở thành rõ nét hơn, loại bỏ được hết những khiếm khuyết do nhầm lẫn; và cũng chính vì lý do đó mà Visuddhimagga đã được các Hành giả (Yogi) yêu thích như là phương hướng đạt đến sự thuần khiết, và là người đạt đến khôn ngoan đích thực."
Được sự chấp thuận của ngài Saṅghapala quí mến, là người rất khôn ngoan, thuần khiết và hết mực cống hiến cho Giới (Sīla). ông là người nắm giữ cẩn thận các qui luật (vinaya) và đã cống hiến rất nhiều cho các phẩm trật, và với tâm hồn tràn đầy những đức tính kiên nhẫn chịu đựng, khoái cảm và yêu thương. v.v... và là người thuộc dòng tộc những cư dân tại các tịnh xá (Mahāvihāra), họ là các Thượng tọa rất nổi tiếng và là những người lỗi lạc nhất trong số những người Vibhajjavādins, "Tác phẩm do tôi biên soạn chính vì một sự tồn tại lâu đời của Luật Phật Đích Thực. Vì nhờ sức mạnh công trạng tôi đã đạt được không mấy khó khăn, chớ gì tất cả các tạo sanh trên đời này đạt đến được hạnh phúc đó." Tác phẩm Visuddhimagga đã được hoàn tất biên soạn với 58 chương không gặp bất kỳ trục trặc nào cả. Chớ gì tất cả những ước muốn tốt lành trên trần gian này nhanh chóng được thể hiện. Không gặp phải cản trở nào cả". [25]
Đến đây chúng ta nhận ra rằng theo Buddhaghosa, toàn bộ công trình vĩ đại của ông được viết dưới dạng một bài bình luận bàn về một Ga-tha (kệ) duy nhất do Đức Phật đã giảng dạy. Hiển nhiên đó cũng chính là những gì ngài Dhammakitti đã suy tư cân nhắc khi ông viết tác phẩm Visuddhimagga như lời bình luận cũng như một lời quảng bá về hai "gāthā" đã được các Công đoàn Saṅgha người Sin-la truyền đạt lại ngay trong tịnh xá, để thử thách thông thái và khả năng của ngài Buddhaghosa.
Ngài Dhammakitti cũng còn ghi lại rằng những lời lẽ đầy kinh ngạc của các Thượng tọa tại thiền viện đó (Mahāvihāra) ăn khớp với những gì tác giả cuốn Visuddhimagga đã viết về Di-lạc (Maitreya) và vấn đề này sẽ được thể hiện chính những gì Buddhaghosa cũng đã đề cập đến cùng một vị Bồ-tát, khi ông đặt bút viết như đã được chỉ rõ trong vài vần kệ sau cùng [26] trong bản dịch như sau:
"Ngay từ lúc đầu thai thành con người lần cuối cùng, chiêm ngưỡng thấy Maitreya là đấng thông thái tột đỉnh, là người tuyệt nhất nơi mọi thọ sanh, là vị chúa tể và là người cống hiến hết mình vì hạnh phúc mọi chúng sanh, và là người chăm chú lắng nghe những lời giảng dạy luật giới (Sīla) đích thực của Đấng Chí Tôn khôn ngoan, tôi đã được tỏa sáng nơi phẩm chất thiền định, vì đã đạt được kết quả đó."
Trong trích đoạn mang tên Nidānakathā viết trong tác phẩm Atthasālinī hay là lời bình về Dhammasaṅgaṇi, ngài Buddhaghosa cũng đề cập đến những hoàn cảnh ông đã viết những lời bình đó xuất phát từ tác phẩm Aṭṭhakathās được Mahinda biên soạn và lưu trữ tại đảo quốc Tích Lan và trong tài liệu này ông cũng đề cập đến tác phẩm do ông thực hiện trong cuốn Visuddhimagga. Và ông đã viết tiếp như sau: "Quá vui mừng vì những gì tôi đã tiết lộ, tôi sẽ công bố lời giải thích về ý nghĩa tác phẩm Abhidhamma như đã thấy được Mahā Kassapa trùng tuyên kinh Phật và những gì còn lại (tại hội nghị đầu tiên này), và sẽ còn được tụng sau này (tại hội nghị lần thứ hai) và cả những gì các vị A-la-hán đã tụng nữa, và chính Mahinda đã đem đến hòn đảo tuyệt vời này và chuyển sang ngôn ngữ của những cư dân tại đó. Hiện nay vì không chấp nhận ngôn ngữ của người thổ dân Tambapani và đã được dịch sang ngôn ngữ đích thực (Pāli), thích hợp với những bản văn nguyên thủy (tôi sẽ trở lại vấn đề này) chỉ rõ ý kiến của những cư dân tại Great Minster không làm vẩn đục và không pha trộn với những quan điểm nơi nhiều môn phái khác nhau, vịn lẽ là cần được viện dẫn những gì có trong Kinh Nikāyas và các lời bình luận. [27] Giải thích những quyết định của các Tỳ-khưu trong thiền viện (Mahāvihāra) không đồng ý kiến với những bộ Nikāyas khác, tôi sẽ giải thích cặn kẽ tất cả các bản văn (tanti) từng chữ một, chỉ đề cập đến những gì cần được đề cập, bắt đầu từ chỗ dẫn giải cuốn garnaṭṭhakathās để thỏa mãn những người học thức, nhưng tôi cũng loại bỏ tất cả những kammaṭṭhānas, cariya (hạnh kiểm) abhiññā (kiến thức siêu phàm) thiền minh sát (vipassanā) như đã được giải thích trong tác phẩm Visuddhimagga. [28]
Bằng những vần kệ dùng làm lời tựa đề cho tác phẩm Sumaṅgalavilāsinī hay bài bình luận về Dīgha-Nikāya, Buddhaghosa cũng đã thực hiện những lời chú giải tương tự như thế về lịch trình biên soạn lời chú giải của ông. Ông đã nhận định như sau: "Nhờ ảnh hưởng của lòng thanh thản và công đức do việc tiếp nhận nơi Tam Bảo và để dẹp mọi trở ngại sang một bên, cũng như để giải thích cặn kẽ ý nghĩa Dīgha-Nikāya, hàm chứa trong những Kinh tạng (suttas) dài dòng, đó là Kinh A-hàm (agama) rất tuyệt. Như lời chính các vị bồ tất lớn nhỏ mô tả và đem lại niềm tin, các kinh chú giải Aṭṭhakathās đã được tụng và sau đó lại được 500 các Thượng tọa (theras) tụng lại ngay từ lúc đầu, và lại được ngài Mahinda đầy khôn ngoan truyền sang đảo quốc Laṅkā rồi dịch sang tiếng của cư dân sinh sống tại đó, nhằm phục vụ chính họ. Loại bỏ ngôn ngữ Sinha và được dịch sang một ngôn ngữ tốt tương tự như ngôn ngữ "Tanti" và cũng loại bỏ được tất cả những sai sót và đồng thời giữ lại những lời diễn giải của các vị Thượng tọa đang cư ngụ ngay trong các thiền viện, các ngài được coi như là đèn sáng của một nhóm gồm nhiều Thượng tọa có biệt tài phiên dịch rất tốt. Tôi sẽ giải thích cặn kẽ, tránh trùng lắp, nhằm thỏa mãn lòng khoái cảm của những dân lương thiện, và vì sự tồn tại của Giáo Pháp." [29]
Cũng tại đây ông đã nói đến tác phẩm Visuddhuimagga [30] như sau: "Tôi không muốn tranh luận lại những gì đã được đề cập đến trong cuốn Visuddhimagga, trong số bốn Kinh A-hàm (agamas), tôi sẽ giải thích cặn kẽ cuốn Visuddhimagga như đã được đề cập đến ở đây, bạn sẽ hiểu được ý nghĩa của Dīgha Nikāya kèm theo với cuốn chú giải Aṭṭhakathā (tức là cuốn Sumaṅgalavilāsinī)"
Trong tác phẩm Sumaṅgalavilāsinī, ông cũng đề cập đến các tác phẩn Samanatapāsādikā, Vinayaṭṭhakathā (Sumaṅgalavilāsinī, I, p. 70) của ông. Trong đó Buddhaghosa đều nhắc đến tên một số bình luận gia như Sinha [31], Mahā-Aṭṭhakathā còn được gọi là bình luận gia vĩ đại hay lời diễn giải của Thiền viện (Mahāvihāra) tại Anurādhapura, cuốn Mahāpaccarī hay là Buddhaghosa cái Mảng Diễn Giải Vĩ Đại (Great Raft Commentary Buddhaghosa) đã được đề cập đến trong cuốn Papañcasūdanī, sở dĩ được đặt tên như vậy là vì ông đã viết tác phẩm này ngay trên một cái mảng tại Tích Lan và tác phẩm Kuruṇḍa Aṭṭhakathā chính là bài bình luận được viết tại tịnh xá Kurundavelu Vihāra ở Tích Lan. Ngoài những cuốn luật giới kinh điển như đã được trích dẫn hay Buddhaghosa đề cập đến trong các tác phẩm của ông thì đây chính là những bài bình luận đã được đề cập đến trong tác phẩm Atthasālini, do bà Rhys Davids [32] đã đề cập đến.
Trong lời kết cho lời diễn giải về Vinaya Piṭaka, Buddhaghosa cho chúng ta biết ông đã hoàn tất công trình lớn lao của ông trong hai mươi năm đầu tiên dưới thời nhà vua Sirinivāsa trị vì tại đảo quốc Tích Lan (Ceylon), Vị vua này đã là người bảo hộ hoàng tộc rất nhân hậu [33]. Có lẽ Buddhaghosa đã đề cập đến cùng một vị vua với tên gọi là Sirikūṭa trong lời kết cuốn Dhammapada [34], điều này cần được nghiên cứu thêm xem vị vua này có phải là vua Mahānāma hay là tên một vị vua khác, dưới triều đại của vị vua này nhà bình luận của chúng ta đã đến đảo quốc Tích Lan, như những gì đã được đề cập đến trong tác phẩm Mahāvaṃsa. Ngài Tỳ-khưu đáng kính H.P Buddhadatta cũng có cùng ý kiến như vậy, ông đã cho hay không có vị vua nào trị vì tại đảo quốc Tích Lan được nhắc đến lại có cái tên gọi là Sirikūṭa hay Sirinivāsa nào cả.
Buddhaghosa cũng đã đề cập đến nhà Vua Duṭṭhagāmaṇi Abhaya, [35] một vị anh hùng dân tộc của đảo quốc Tích Lan (Ceylon), còn nhà vua Coranāga [36] lại là hoàng tử của vua Vaṭṭagāmaṇi. Ông cũng nói đến nhà vua có tên Mahānāga những cống hiến tuyệt vời của vị vua này lại liên quan đến nghệ thuật chữa trị tại Penaṃbarigaṇa đã khiến ông rất nổi tiếng. [37] Có lẽ vua Mahānāma chẳng phải ai khác hơn, mà chính là vua Buddhādāsa, là phụ vương nhà vua Mahānama như ông đã đề cập đến trong tác phẩm Mahāvaṃsa (chương. XXX. 171). Buddhaghosa lại đề cập đến thành phố Cetiyapabbata tại đảo quốc Tích Lan (Ceylon) tại thành phố đó nhà vua đã xuất thành qua cửa Đông để tới pabbata rồi tiến tới bờ sông Colombo, con Hoàng mã của đức vua dừng lại bên bờ sông và nhất định không chịu bước xuống dòng sông tương tự như con Hoàng Mã Guḷavaṇṇa của nhà vua Kūṭakaṇṇo vậy. [38]
Như chúng ta đã thấy từ những trích đoạn được trích trong các vần kệ nhập đề cho các bài Bình luận của mình. Buddhaghosa đã cho tiết lộ nhà vua Mahinda đã đem tác phẩm Aṭṭhakathā (đã được 500 vị Tỳ-khưu họp lại tại hội nghị lần thứ nhất diễn ra) tại đảo quốc Tích Lan, [39] và trong tác phẩm Sumaṅgalavilāsinī, ông cũng đề cập đến nhà vua Mahinda, như là một nhân vật không những đã mang tác phẩm Aṭṭhakathā vào Tích Lan, nhưng còn dịch sang tiếng Sinha nhằm đem lại lợi ích cho cư dân Sinha tại đảo quốc này [40]. điều này xác minh truyền thuyết cho là tác giả của tác phẩm Mahāvaṃsa cũng như toàn bộ tác phẩm Aṭṭhakathā, Sinha chính là nhà vua Mahinda.
Ngài Buddhaghosa cũng đề cập Thượng tọa MahāMahinda trong tác phẩm Sāratthapakāsinī, ngay khi Buddhaghosa đặt chân tới đảo quốc này vị Thượng tọa này đã ngồi thiền tại Jotivana và hoằng pháp tại đó, và một chi tiết cũng được ông thêm vào đó là có một trận động đất xảy ra. [41]
Buddhaghosa cũng còn đề cập đến nhiều tịnh xá (Vihāra) khác nữa tại Tích Lan (Ceylon) như được liệt kê dưới đây:
1) Tịnh xá Colombotittha Vihāra [42] là nơi thường có đến hơn 50 vị Sư sãi đến cư ngụ vào mùa mưa.
2) Tịnh xá Girikaṇḍaka Vihāra tại làng Vattakālaka Tích Lan, tại đây có người con gái của chủ một nhà trọ vì đức tin mãnh liệt vào Đức Phật đã khiến cô đạt đến Ubbegāpīti và đã bay bổng lên trời. [43]
3) Thiền viện Mahāvihāra [44] là nơi cư ngụ của các vị Tỳ-khưu, chính những lời diễn giải Giáo Pháp của họ đã được dùng trong các bản văn (tanti).
4) Thiền viện Mahāvihāra [45] là địa danh Buddhaghosa đã viết các tác phẩm nổi tiếng Aṭṭhakathā.
Một nghiên cứu cũng đề cập đến Tỳ-khưu Tipiṭaka Cūḷābhaya cư ngụ tại thiền viện Mahāvihāra, là người đã nắm rất rõ tác phẩm Aṭṭhakathā. [46] Một Thượng tọa Tích Lan tên là Cittagutta là cư dân vùng Kuraṇḍaka Mahāleṇa, cũng được đề cập đến trong tác phẩm Visuddhimagga. [47] Koraṇḍaka là một tịnh xá tại Tích Lan là nơi một Thượng tọa thường đến cư ngụ như đã được Buddhaghosa đề cập đến trong tác phẩm Visuddhimagga. [48] Một chi tiết tham khảo nhỏ khác cũng đã được thực hiện đề cập đến một Thượng tọa với biệt tài chữa trị, tên là Mahāddhammarakkhita, Thượng tọa này thường đến cư ngụ tại một tịnh xá tại Tích Lan mang tên Tulādharapabbata. [49]
Chúng tôi đã cố gắng gom lại trong chương này tất cả những gì biết được về lịch sử của ngài Buddhaghosa. Như chúng tôi đã trình bày, những gì được đề cập đến ở đây vẫn còn hết sức nghèo nàn, hầu thỏa mãn những khao khát thông tin về cuộc đời của nhà diễn giải Kinh Phật vĩ đại này, do tài năng kiệt xuất của ông đã khiến cho chúng ta hiểu được văn học và triết học Phật giáo Pāli.
-----*-----
[1] Mahāvaṃsa (Turnour), pp. 250-253. Cf Andersen's Pāli Reader, pp. 113-114.
"Bodhimaṇḍasamīpamhi jāto brahmaṇamānavo,
Vijjāsippakalāvedī tīsu vedesu pārago,
Sammāviññātasamayo sabbavādavisārado,
Vādatthi Jambudipaṃhi āhiṇḍanto pavādino
Vihāraṃ ekaṃ āgamma rattiṃ Pātañjali-mataṃ
parivatteti saṃpuṇṇapadaṃ suparīmaṇḍalaṃ.
Tatth'eko Revato nāma mahāthero vijāniya,
'Mahāpañño ayaṃ satto, dametuṃ vaṭṭatīti' so
'Ko nu gadrabharāvena viravanto'ti abruvi,
'gadrabhānaṃ rave atthaṃ kiṃjānāsīti' āha taṃ.
'Ahaṃ jāne' ti vutto so otāresi sakaṃ mataṃ,
Vuttaṃ vuttaṃ viyākāsi virodhaṃ pi ca dassayi,
'Tena hi tvaṃ sakaṃ vādaṃ otārehi,' ca codito
pāliṃ āhābhidhammassa, atthaṃ assa na so'dhigā.
Āha: 'kass'eso manto'ti, 'Buddhamanto' ti so'bruvi,
'dehi me tan' ti vutte hi 'gaṇha pabbajja taṃ' iti
Mantatthī pabbajitvā so uggaṇhi Piṭakattayaṃ,
'ekāyano ayaṃ maggo' iti pacchā taṃ aggahi.
Buddhasa viya gambhīraghosattā naṃ viyākaruṃ
'Buddhaghosa ti, so sobhi' Buddho viya mahītale.
Tattha Ñānodayaṃ nāma katva pakaranaṃ tadā
Dhammasaṅgaṇiyākāsi kaṇdaṃ so Atthasāliniṃ.
Pariṭṭhakathañ c'eva kātuṃ ārabhi buddhimā,
taṃ disvā Revato thero idaṃ vacanaṃ abruvi:
'Pālimattaṃidhānītaṃ, n'atthi Aṭṭhakathā idha,
tathācariyavādā ca bhinnarūpā na vijjare,
Sīhalaṭṭhakathā suddhā Mahindena matīmatā
Sangītittayaṃ āraūḷhaṃ Sammāsaṃbuddhadesitaṃ
Sāriputtādigītañ ca kathāmaggaṃ samekkhiya
katā Sīhalabhāsāya Sīhalesu pavattati.
Taṃ tattha gantvā sutvā tvaṃ Māgadhānaṃ niruttiyā
Parivattehi, sā hoti sabbalokahitāvahā.
Evaṃ vutto pasanno so nikkhamitvā tato imaṃ
dīpaṃ āgā imass'eva rañño kāle mahāmati.
Mahāvihāraṃ sampatto vihāraṃ sabbasādhunaṃ
Mahāpadhānagharaṃ gantvā Saṃghapālassa santikā
Sihalaṭṭhakatham sutvā theravādañ ca 'sabbaso
Dhaṃmassāmissa eso va adhippāyo' ti nicchiya
Tattha saṃghaṃ samānetvā 'kātuṃ aṭṭhakathaṃ mama
potthake detha sabbe' ti āha. Vimaṃsituṃ sa taṃ
Saṃgho gāthādvayaṃ tassa dāsi: 'sāmatthiyaṃ tava
Ettha dassehi, taṃ disvā sabbe demāti potthake.'
Piṭakattayaṃ etth'eva saddhiṃ Aṭṭhakathāya so
Visuddhimaggaṃ nāmākā saṃgahetvā samāsato.
Tato saṃghaṃ samūhetvā Saṃbuddhamatakovidaṃ
Mahābodhisamīpaṃhi so taṃ vācetuṃ ārabhi.
Devatā tassa nepuññaṃ pakāsetuṃ mahājane
chādesuṃ potthakaṃ, so pi dvattikkhattuṃ pi taṃ akā.
Vācetuṃ tatiyevāre potthake samudāhaṭe
potthakadvayaṃ aññaṃ pi saṇṭhapesuṃ tahiṃ marū.
Vācayiṃsu tadā bhikkhū potthakattayaṃ ekato,
ganthato atthato vāpi pubbāparavasena vā
Theravādehi pālihi pādehi vyañjanehi ca
aññathattaṃ ahu n'eva potthakesu pi tīsu pi.
Atha ugghosayi saṃgho tuṭṭhahaṭṭho visesato:
'Nissaṃsayaṃ sa Metteyyo' iti vatvā punappunaṃ
Saddhiṃ Aṭṭthakathāyādā potthak Piṭakattaye,
Ganthākare vasanto so vihāre dūrasaṃkare
Parivattesi sabbā pi Sīhalaṭṭhakathā tadā
sabbesaṃ mūlabhāsāya Māgadhāys niruttiyā.
Sattānaṃ sabbabhāsānaṃ sā ahosi hitāvahā,
theriyācariya sabbe Pāliṃ viya taṃ aggahuṃ.
Atha kattabbakiccesu gatesu pariniṭṭhitiṃ
Vanditurṃ so Mahābodhiṃ Jambudīpaṃ upāgami."
Vijjāsippakalāvedī tīsu vedesu pārago,
Sammāviññātasamayo sabbavādavisārado,
Vādatthi Jambudipaṃhi āhiṇḍanto pavādino
Vihāraṃ ekaṃ āgamma rattiṃ Pātañjali-mataṃ
parivatteti saṃpuṇṇapadaṃ suparīmaṇḍalaṃ.
Tatth'eko Revato nāma mahāthero vijāniya,
'Mahāpañño ayaṃ satto, dametuṃ vaṭṭatīti' so
'Ko nu gadrabharāvena viravanto'ti abruvi,
'gadrabhānaṃ rave atthaṃ kiṃjānāsīti' āha taṃ.
'Ahaṃ jāne' ti vutto so otāresi sakaṃ mataṃ,
Vuttaṃ vuttaṃ viyākāsi virodhaṃ pi ca dassayi,
'Tena hi tvaṃ sakaṃ vādaṃ otārehi,' ca codito
pāliṃ āhābhidhammassa, atthaṃ assa na so'dhigā.
Āha: 'kass'eso manto'ti, 'Buddhamanto' ti so'bruvi,
'dehi me tan' ti vutte hi 'gaṇha pabbajja taṃ' iti
Mantatthī pabbajitvā so uggaṇhi Piṭakattayaṃ,
'ekāyano ayaṃ maggo' iti pacchā taṃ aggahi.
Buddhasa viya gambhīraghosattā naṃ viyākaruṃ
'Buddhaghosa ti, so sobhi' Buddho viya mahītale.
Tattha Ñānodayaṃ nāma katva pakaranaṃ tadā
Dhammasaṅgaṇiyākāsi kaṇdaṃ so Atthasāliniṃ.
Pariṭṭhakathañ c'eva kātuṃ ārabhi buddhimā,
taṃ disvā Revato thero idaṃ vacanaṃ abruvi:
'Pālimattaṃidhānītaṃ, n'atthi Aṭṭhakathā idha,
tathācariyavādā ca bhinnarūpā na vijjare,
Sīhalaṭṭhakathā suddhā Mahindena matīmatā
Sangītittayaṃ āraūḷhaṃ Sammāsaṃbuddhadesitaṃ
Sāriputtādigītañ ca kathāmaggaṃ samekkhiya
katā Sīhalabhāsāya Sīhalesu pavattati.
Taṃ tattha gantvā sutvā tvaṃ Māgadhānaṃ niruttiyā
Parivattehi, sā hoti sabbalokahitāvahā.
Evaṃ vutto pasanno so nikkhamitvā tato imaṃ
dīpaṃ āgā imass'eva rañño kāle mahāmati.
Mahāvihāraṃ sampatto vihāraṃ sabbasādhunaṃ
Mahāpadhānagharaṃ gantvā Saṃghapālassa santikā
Sihalaṭṭhakatham sutvā theravādañ ca 'sabbaso
Dhaṃmassāmissa eso va adhippāyo' ti nicchiya
Tattha saṃghaṃ samānetvā 'kātuṃ aṭṭhakathaṃ mama
potthake detha sabbe' ti āha. Vimaṃsituṃ sa taṃ
Saṃgho gāthādvayaṃ tassa dāsi: 'sāmatthiyaṃ tava
Ettha dassehi, taṃ disvā sabbe demāti potthake.'
Piṭakattayaṃ etth'eva saddhiṃ Aṭṭhakathāya so
Visuddhimaggaṃ nāmākā saṃgahetvā samāsato.
Tato saṃghaṃ samūhetvā Saṃbuddhamatakovidaṃ
Mahābodhisamīpaṃhi so taṃ vācetuṃ ārabhi.
Devatā tassa nepuññaṃ pakāsetuṃ mahājane
chādesuṃ potthakaṃ, so pi dvattikkhattuṃ pi taṃ akā.
Vācetuṃ tatiyevāre potthake samudāhaṭe
potthakadvayaṃ aññaṃ pi saṇṭhapesuṃ tahiṃ marū.
Vācayiṃsu tadā bhikkhū potthakattayaṃ ekato,
ganthato atthato vāpi pubbāparavasena vā
Theravādehi pālihi pādehi vyañjanehi ca
aññathattaṃ ahu n'eva potthakesu pi tīsu pi.
Atha ugghosayi saṃgho tuṭṭhahaṭṭho visesato:
'Nissaṃsayaṃ sa Metteyyo' iti vatvā punappunaṃ
Saddhiṃ Aṭṭthakathāyādā potthak Piṭakattaye,
Ganthākare vasanto so vihāre dūrasaṃkare
Parivattesi sabbā pi Sīhalaṭṭhakathā tadā
sabbesaṃ mūlabhāsāya Māgadhāys niruttiyā.
Sattānaṃ sabbabhāsānaṃ sā ahosi hitāvahā,
theriyācariya sabbe Pāliṃ viya taṃ aggahuṃ.
Atha kattabbakiccesu gatesu pariniṭṭhitiṃ
Vanditurṃ so Mahābodhiṃ Jambudīpaṃ upāgami."
[2] Hastings, Encyclopaedia of Religion and Ethics, Vol. II., p. 886.
[3] For these quotations, see Rhys Davids, the Questions of King Milinda, S.B.E., xxxv., pp. xiv-xvīi.
[4] Ibid., p. xxv.
[5] Mrs. Rhys Davids, A Buddhist Manual of Psychological Ethics, p. xxiv.
[6] Visuddhimagga (P.T.S), Vol. II., p. 761.
[7] Buddhaghosa's Parables by Capt. T. Rogers, p. xvi., f. n. i.
[8] A 'religious' is 'one bound by monastic vows.'
[9] Sumaṅgala-Vilāsinī (P.T.S.), pt. I., p. 247.
[10] Sumaṅgala-Vilāsinī (P.T.S.), pt. I., p. 93.
[11] Sumaṅgala-Vilāsinī, p. 93.
[12] Sumaṅgala-Vilāsinī, pt. I., p. 267.
[13] Ibid., p. 300.
[14] Sumaṅgala-Vilāsinī, (U. Phye's edition), p. 292.
[15] Ibid., p. 292.
[16] Sumaṅgala-Vilāsinī, p. 247.
"Athabbaṇa-Vedaṃ catutthaṃ katvā itiha
asa itiha āsāti īdisa-vacana patisaṃyutto
purāṇa-kathā-saṃkhāto itihāso pañcamo."
asa itiha āsāti īdisa-vacana patisaṃyutto
purāṇa-kathā-saṃkhāto itihāso pañcamo."
[17] Dialogues of the Buddha, pt. I., p. 300.
[18] P.T.S. Edition, p. 295.
[19] Buddhaghosa's Parables, p. 1xxvī f.n.
[20] Dialogues of the Buddha, pt. I., p. 112.
[21] Sumaṅgala-Vilāsinī, pt. I., p. 247.
[22] See Pātañjala-darṣanaṃ by Jīvānanda Vidyāsāgara, p. 375, cf. the passage quoted in Vyāsa's Commentary on Yoga Sūtra, III., 44,
"Sāmānya viśeṣa samudāyotra dravyaṃ,|
dviṣṭho hi samūhaḥ pratyastamita bhedāvayāvanugataḥ
sarīraṃ vrikṣo yuthaṃ vanaṃitī..."
dviṣṭho hi samūhaḥ pratyastamita bhedāvayāvanugataḥ
sarīraṃ vrikṣo yuthaṃ vanaṃitī..."
"Ayutasiddha vayavabhedānugataḥ samūho
Dravyamīti Patañjaliḥ" (Ibid., p. 376). Cf. Atthasālinī, p. 61. "Samūhasaṅkhāto pana samayo anekesaṃ sahuppattiṃ dīpeti." Cf. Sangahasaddo, p. I. Cf. Ibid., p. 167. "paṭhavī kāyo paṭhavī samūha va."
Dravyamīti Patañjaliḥ" (Ibid., p. 376). Cf. Atthasālinī, p. 61. "Samūhasaṅkhāto pana samayo anekesaṃ sahuppattiṃ dīpeti." Cf. Sangahasaddo, p. I. Cf. Ibid., p. 167. "paṭhavī kāyo paṭhavī samūha va."
[23] Paramatthajotikā on the Sutta-Nipāta, II., Vol. I., p. 169. "Athavā sante na kurute iti sante na sevatīti attho, yathā rājānaṃ sevatīti etasmiṃ atthe rājānaṃ pakurute ti saddavidū mantenti." It is an application of the rule of Pāṇini, 1-3-32. "Gandhanāvakshepaṇa sevana sāhasikya pratiyatna prakathanopayogeṣu kriñaḥ"
[24] Visuddhimagga (P.T.S), Vol. I., p.2.
"Imissā dāni gāthāya kathitāya mahesinā
vaṇṇayanto yahtābhūtaṃ atthaṃ sīlādibhedanaṃ,
sudullabhaṃ labhitvāna pabbajjaṃ Jinasāsane,
sīlādisangahaṃ khemaṃ ujuṃ maggaṃ visuddhiyā,
yathābhūtaṃ ajānantā, suddhikāmā pi ye idha
visuddhirṃ nādhigacchanti vāyamantā pi yogino,
tesaṃ pāmojjakaranaṃ suvisuddhavinicchayaṃ
Mahā-vihāravāsīnaṃ desanānayanissitaṃ
Visuddhimaggaṃ bhāsissaṃ; taṃ me sakkaccabhāsato
Visuddhikāmā sabbe pi nisāmayatha sādhavo ti:"
vaṇṇayanto yahtābhūtaṃ atthaṃ sīlādibhedanaṃ,
sudullabhaṃ labhitvāna pabbajjaṃ Jinasāsane,
sīlādisangahaṃ khemaṃ ujuṃ maggaṃ visuddhiyā,
yathābhūtaṃ ajānantā, suddhikāmā pi ye idha
visuddhirṃ nādhigacchanti vāyamantā pi yogino,
tesaṃ pāmojjakaranaṃ suvisuddhavinicchayaṃ
Mahā-vihāravāsīnaṃ desanānayanissitaṃ
Visuddhimaggaṃ bhāsissaṃ; taṃ me sakkaccabhāsato
Visuddhikāmā sabbe pi nisāmayatha sādhavo ti:"
[25] Visuddhimagga, Vol. II., pp. 711 and 712.
"Tesaṃ sīlādibhedānaṃ atthānaṃ yo vinicchayo,
pañcannaṃ pi Nikāyanaṃ vutto Aṭṭhakathānaye:
Samāharitvā taṃ sabbaṃ yebhuyyena vinicchayo,
pañcannaṃ pi Nikāyanaṃ vutto Aṭṭhakathānaye:
Samāharitvā taṃ sabbaṃ yebhuyyena vinicchayo,
Sabbasanliaradosehi mutto yasmā pakāsito,
Tasmā visuddhikāmehi suddhapaññehi yogihi
Visuddhimagga etasmiṃ karaṇīyo va ādaro ti.
Vibhajjavādi-seṭṭhānaṃ theriyānaṃ yasassinṃ,
Mahāvihāravāsīnaṃ vaṃsajassa vibhāvino:
Bhadantasanghapālassa sucisallekhavuttino,
Vinayācārayuttassa yuttassa paṭipattiyaṃ.
Khantisoraccamettādi-guṇabhūsitacetaso,
ajjhesanaṃ gahetvā va karontena imaṃ mayā;
Saddhammaṭṭhitikāmena yo patte paññasañcapo;
tassa tejena sabbe pi sukhamedhentu pāṇino
Visuddhi-Maggo eso va antarāyaṃ vinā idha,
niṭṭhito aṭṭhapaññāsa bhāṇavarāya Pāḷiyā.
Yatha tath'eva lokassa sabbe kalyāṇanissitā,
Anantarāyā ijjhantu sīghaṃ sīghaṃ manorathāti."
pañcannaṃ pi Nikāyanaṃ vutto Aṭṭhakathānaye:
Samāharitvā taṃ sabbaṃ yebhuyyena vinicchayo,
pañcannaṃ pi Nikāyanaṃ vutto Aṭṭhakathānaye:
Samāharitvā taṃ sabbaṃ yebhuyyena vinicchayo,
Sabbasanliaradosehi mutto yasmā pakāsito,
Tasmā visuddhikāmehi suddhapaññehi yogihi
Visuddhimagga etasmiṃ karaṇīyo va ādaro ti.
Vibhajjavādi-seṭṭhānaṃ theriyānaṃ yasassinṃ,
Mahāvihāravāsīnaṃ vaṃsajassa vibhāvino:
Bhadantasanghapālassa sucisallekhavuttino,
Vinayācārayuttassa yuttassa paṭipattiyaṃ.
Khantisoraccamettādi-guṇabhūsitacetaso,
ajjhesanaṃ gahetvā va karontena imaṃ mayā;
Saddhammaṭṭhitikāmena yo patte paññasañcapo;
tassa tejena sabbe pi sukhamedhentu pāṇino
Visuddhi-Maggo eso va antarāyaṃ vinā idha,
niṭṭhito aṭṭhapaññāsa bhāṇavarāya Pāḷiyā.
Yatha tath'eva lokassa sabbe kalyāṇanissitā,
Anantarāyā ijjhantu sīghaṃ sīghaṃ manorathāti."
[26] Visuddhimagga (P.T.S.), Vol. II., p. 713.
"Antime attabhāvaṃhi Metteyyaṃ minipungavaṃ.
lokaggapuggalaṃ nāthaṃ sabbasattahite rataṃ
Disvāna tassa dhīrassa sutvā saddhammadesanaṃ
Adhigantvā phalaṃ aggaṃ sobheyyaṃ Jinasāsanaṃ ti."
lokaggapuggalaṃ nāthaṃ sabbasattahite rataṃ
Disvāna tassa dhīrassa sutvā saddhammadesanaṃ
Adhigantvā phalaṃ aggaṃ sobheyyaṃ Jinasāsanaṃ ti."
[27] Mrs. C.A.F. Rhys Davids, A Buddhist Manual of Psychological Ethics, pp. xxī-xxīi. Atthasālinī (P.T.S.), pp. 1-2., Verses 13-19.
"Yā Mahākassapādīhi vasīh' aṭṭhakathā purā
sangītā anusaṅgītā pacchā pi ca isīhi yā
Ābhatā pana therena Mahindena taṃ uttamaṃ
yā dīpaṃ dīpavasinaṃ bhasaya abhisahkhatā.
Apanetva tato bhasaṃ Tambapaṇṇinivāsinaṃ
Āropayitvā niddosaṃ bhāsaṃ tantinayānugaṃ
Nikāyantaraladdhīhi asarnmissaṃ anākulaṃ."
sangītā anusaṅgītā pacchā pi ca isīhi yā
Ābhatā pana therena Mahindena taṃ uttamaṃ
yā dīpaṃ dīpavasinaṃ bhasaya abhisahkhatā.
Apanetva tato bhasaṃ Tambapaṇṇinivāsinaṃ
Āropayitvā niddosaṃ bhāsaṃ tantinayānugaṃ
Nikāyantaraladdhīhi asarnmissaṃ anākulaṃ."
[28] Mahavihāravāsīnaṃ dīpayanto vinicchayaṃ
Atthaṃ pakāsayissāmi āgamaṭṭhakāthasu pi
gahetabbaṃ gahrtvāna tosayanto vicikkhaṇe.
Kammatthanāni sabbāni cariyābhiññā vipassanā
Visuddhimagge pan' idaṃ yasmā sabbaṃ pakāsitaṃ
Tasmā tam agahetvāna sakalāya pi tantiyā
Padānukkamato eva karissām' atthavaṇṇanaṃ."
Atthaṃ pakāsayissāmi āgamaṭṭhakāthasu pi
gahetabbaṃ gahrtvāna tosayanto vicikkhaṇe.
Kammatthanāni sabbāni cariyābhiññā vipassanā
Visuddhimagge pan' idaṃ yasmā sabbaṃ pakāsitaṃ
Tasmā tam agahetvāna sakalāya pi tantiyā
Padānukkamato eva karissām' atthavaṇṇanaṃ."
[29] Sumaṅgalavilāsinī, pt. I., p.1.
''Iti me pasannamatino ratanattayavandanāmayaṃ puññaṃ
Yaṃ suvihatantarāyo hutvā tassānubhāvena
Dīghassa dīghasuttaṃkitassa nipuṇassa āgamavarassa
Buddhānubuddhasaṃvaṇṇitassa saddhāvahaguṇassa
Atthappakāsanatthaṃ aṭṭhakathā ādito vasisstehi
Pañcahi yā saṃgīta anusaṃgīta ca pacchā pi
Sīhaḷadīpaṃ pana ābhatātha vasinā Mahā-Mahindena
Thapīta Sīhaḷabhāsāya dīpavāsinaṃ atthāya.
Apanetvāna tato' haṃ Sihaḷabhāsaṃ manoramaṃ bhāsaṃ
Tantinayānucchaviltaṃ āropento vigatadosaṃ
Samayaṃ avilomento therānaṃ theravaṃsappadīpānaṃ
Sunipuṇavinicchayānaṃ Mahāvihārādhivāsīnaṃ
Hitvā punappunāgataṃ atthaṃ atthaṃ pakāsayissāṃi
Sujanassa ca tuṭṭhatthaṃ ciraṭṭhitatthañ ca dhammassa."
Yaṃ suvihatantarāyo hutvā tassānubhāvena
Dīghassa dīghasuttaṃkitassa nipuṇassa āgamavarassa
Buddhānubuddhasaṃvaṇṇitassa saddhāvahaguṇassa
Atthappakāsanatthaṃ aṭṭhakathā ādito vasisstehi
Pañcahi yā saṃgīta anusaṃgīta ca pacchā pi
Sīhaḷadīpaṃ pana ābhatātha vasinā Mahā-Mahindena
Thapīta Sīhaḷabhāsāya dīpavāsinaṃ atthāya.
Apanetvāna tato' haṃ Sihaḷabhāsaṃ manoramaṃ bhāsaṃ
Tantinayānucchaviltaṃ āropento vigatadosaṃ
Samayaṃ avilomento therānaṃ theravaṃsappadīpānaṃ
Sunipuṇavinicchayānaṃ Mahāvihārādhivāsīnaṃ
Hitvā punappunāgataṃ atthaṃ atthaṃ pakāsayissāṃi
Sujanassa ca tuṭṭhatthaṃ ciraṭṭhitatthañ ca dhammassa."
[30] Sumaṅgalavilāsinī, pt. I., p.2
"Itipana sabbaṃ yasmā Visuddhimagge mayā suparisuddhaṃ
Vuttaṃ tasmā, bhīyo na taṃ idha vicārayissāṃi.
Majjhe Visuddhimaggo esa catunnaṃ pi āgaṃānaṃ hi
Ṭhatvā pakāsayissati tattha yathā bhāsitaṃ atthaṃ
Icceva kato tasmā taṃ pi gahetvāna saddhiṃ etāya
Aṭṭhakathāya vijānātha dīghāgamanissitaṃ atthaṃ ti."
Vuttaṃ tasmā, bhīyo na taṃ idha vicārayissāṃi.
Majjhe Visuddhimaggo esa catunnaṃ pi āgaṃānaṃ hi
Ṭhatvā pakāsayissati tattha yathā bhāsitaṃ atthaṃ
Icceva kato tasmā taṃ pi gahetvāna saddhiṃ etāya
Aṭṭhakathāya vijānātha dīghāgamanissitaṃ atthaṃ ti."
[31] Vide "Origin of the Buddhist Aṭṭhakathās," J.R.A.S. 1871, p. 295
[32] A Buddhist Manual of Psychological Ethics, pp. XXIII-XXIV.
[33] "Palāyantassa sakalam Laṅkādipaṃ nirabbudaṃ rañño Sirinivāsassa
satnavisatime kheme jayusamvacehare ayaṃ. Āraddha ekavisaṃhi
sampatte pariniṭṭhitā ti."
satnavisatime kheme jayusamvacehare ayaṃ. Āraddha ekavisaṃhi
sampatte pariniṭṭhitā ti."
[34] Dhammapada-Aṭṭhakathā, P.T.S., Vol. IV, p. 235.
[35] Atthasālinī, p. 81.
[36] Ibid, p. 399.
[37] Ibid, p. 399.
[38] Sāratthapakāsinī (mss) p. 25. "Kūṭakaṇṇarañño Guḷavaṇṇasso viya,
Rājā kira pacinadvārena nikkhamitvā 'Cetiyapabbataṃ gaṃissāmīti'
kalambanadītīraṃ sampatto asso tīre ṭhatvā udaka m otaritum na icchati."
kalambanadītīraṃ sampatto asso tīre ṭhatvā udaka m otaritum na icchati."
[39] "Sāratthapakāsiṃ, (mss) p. 1."
[40] Sumaṅgalavilāsinī, p. 1.
[41] P. 29.
[42] Sāratthapakāsinī (mss) p. 132.
[43] Atthasālinī, p. 116.
[44] Sāratthapakāsinī (mss) p. 132.
[45] Atthasālinī, p. 116.
[46] Visuddhimagga, Vol. I, p. 96
[47] Ibid, p. 38.
[48] Ibid, p. 91.
[49] Ibid, p. 96.
BUDDHAGHOSA, MỘT NHÂN VẬT HUYỀN THOẠI
Những truyền thuyết về Ngài Buddhaghosa
Trong chương I, chúng ta đã thấy những bản tường trình về Ngài Buddhaghosa được ghi trong bản phụ lục tác phẩm Mahāvaṃsa là những tư liệu đáng tin cậy. Tuy nhiên, qua dòng thời gian đa số những huyền thoại đã được thêu dệt thêm vào những sự kiện đơn giản ngài Dhammakitti đã ghi chép. Ta tìm thấy những huyền thoại đó trong tác phẩm Bubdhaghosuppatti, chúng ta cũng được biết đến với tên gọi khác là Mahābudhaghosassa Nidānavatthu, do một vị chư tăng người Mahāmaṅgala viết, chúng ta chẳng được biết bất kỳ chi tiết nào cả về cuộc đời lẫn ngày tháng năm sinh của vị chư tăng này. Rất có thể ông là người sinh trưởng tại quốc đảo Tích Lan như tác giả Gray đã chỉ rõ [1] và tất nhiên ông đã sống sau thời kỳ tác phẩm Mahāvaṃsa được viết ra. Ngoài tác phẩm Buddhaghosuppatti, còn có rất nhiều tác phẩm khác được biên soạn sau này thuộc trường phái Phật giáo Nam Tông, như cuốn Gandhavaṃsa, [2] cuốn Sāsanavaṃsa [3] và cuốn Saddhamma Saṅgaha, [4] các tác phẩm này lại cung cấp thêm một số chi tiết khác nữa. Nhưng tất cả những bài tường thuật trong các tác phẩm trên lại hoàn toàn thuộc dạng huyền thoại, mà rất nhiều sự kiện và hư cấu trong đó lại không ăn khớp với nhau là bao. Các tác giả cũng đã tỏ rõ ý đồ riêng của họ về những gì họ tưởng tượng và thêm thắt mang tính thơ ca và hoa mỹ họ giới thiệu, khiến ta khó lòng có thể thực hiện được những phân tích mang tính sử liệu đích thực và rút ra từ chuyện dụ ngôn và những lời hoa mỹ được thêu dệt quanh danh tánh học giả vĩ đại này.
J. Gray đã dầy công thu thập tất cả những bản tường trình về cuộc đời Buddhaghosa từ nhiều nguồn khác nhau, như các tác phẩm viết bằng tiếng Taling, tiếng Sinha, và cả tiếng Miến Điện nữa. Chúng tôi đưa ra đây bản tóm lược chuyện kể về ngài Buddhaghosa, chủ yếu thu thập được từ những thông tin bổ xung nơi các công trình nghiên cứu như Gandhavaṃsa và Saddhammasaṅgaha.
Buddhaghosa chào đời trong một gia đình Bà-la-môn
Theo dòng thời gian, sau cái chết của Ngài Mahinda, ta thấy xuất hiện một Ngài tên là Buddhaghosa. [5] Có một làng nhỏ tên là Ghosa không cách xa cây Bồ-đề là mấy; ngôi làng này được dân chúng gọi là Gosagāma, đa số cư dân sống trong làng đều làm nghề chăn bò. Có một vị vua [6] trị vì vào thời đó và ông có một vị chư tăng tuyên úy thuộc phái Bà-la-môn tên là Kesī, vị chư tăng này là người nổi tiếng nhất trong vùng vào thời đó. Kesī có người vợ tên là Kesiṇī. [7] Vào thời đó thật khó lòng có thể hiểu được những giáo lý của Đấng Chí Tôn vì giáo lý đó được viết bằng tiếng Sinha. Một số Ngài (thera) có được sức mạnh siêu nhiên và được miễn trừ khỏi tội lỗi, tuy nhiên như vậy:"Ai là vị Hòa thượng vĩ đại sẽ có thể diễn giải được giáo lý của Đức Phật bằng tiếng Māgadhi từ ngôn ngữ của thần dân đảo quốc Tích Lan này?"Nghĩ thế vị chư tăng này nhìn thấy có một vị thần linh sống trên tầng trời Tāvatiṃsa, là người có thể nhận lãnh trách nhiệm này. Do đó vị Hòa thượng này xuất hiện trước đấng Thiên Chủ (Sakka) hỏi xem vì lý do gì ông đã đến đây. Vị Hòa thượng đã thông báo cho Thiên Chủ (Sakka) về sứ mệnh của mình. Thiên Chủ yêu cầu Ngài chờ một chút. Sau đó Người Già Làng Tāvatitṃsa tiến lại gần Đề-bà tên là Ghosa và hỏi, "Chư vị có muốn trở về với thế giới con người không?" vị Đề-bà này trả lời "Tôi muốn đi tới một thế giới thần tiên cao siêu hơn thế kia, và không muốn trở về hạ giới con người, ở đó chỉ toàn là đau khổ mà thôi: nhưng nếu như lời dạy của Đấng Chí Tôn quá khó hiểu đối với chúng sanh, thì tôi sẵn sàng đi đến đó." Như vậy là ông bằng lòng và việc này được thông báo tới vị Hòa thượng, ông này lại là bạn của Brahmin Kesī. Sau đó vị Hòa thượng này đã ra đi và nói với Kesī, "Trong sáu ngày kể từ ngày hôm nay, không được lao vào bất kỳ vui thú trần tục nào; một người con trai rất thông minh, khôn ngoan và nhân đức sẽ được sinh ra...". Nói đoạn ông ta rút lui. Chính xác bảy ngày sau đó, Đề-bà Ghosa sau khi chết đã đầu thai trong lòng Kesiṇī, sau mười tháng Kesiṇī đã hạ sanh một con trai, chào mừng biến cố này các đầy tớ, người hầu và toàn dân Brahmin hết sức vui mừng và tán dương hài nhi mới sanh bằng những lời hết sức dịu ngọt, kèm theo là ăn uống linh đình".
Nền giáo dục
Người ta đặt tên cho cậu bé trai là Ghosa vì cậu là thể hiện những "Lời" đã được báo trước. [8] Khi Ghosa lên bảy tuổi, cậu đã học tiếng Phệ-đà và chỉ trong vòng bảy năm cậu đã biết thành thạo ba bộ Phệ-đà. [9] Một ngày nọ cậu đang ngồi trên vai Viṣṇu và ăn củ lạc. Thấy cậu ngồi như vậy, những người thuộc phái Bà-la-môn đem lòng ghen tức và nói, "Tại sau cậu ăn củ lạc mà lại ngồi trên vai thần Viṣṇu của chúng ta, mày không biết thân phận của mày hay sao, làm sao mày lại biết thông thạo được ba bộ Phệ-đà?" Ghosa trả lời, "Chính Māsa chỉ bằng một hạt đậu; các ông có biết Viṣṇu là gì không?" mấy người Brahmān không thể trả lời được, họ chỉ biết nhìn nhau. Họ đã bị câm họng, và chỉ còn biết đến trình lại với Kesī mọi sự việc đã diễn ra Kesī hỏi lại con trai của mình, "Sao con lại hành động như vậy?" Ghosa khẳng khái trả lời. Ngay sau đó Kesī an ủi những người Brahmin như sau, "Đừng sợ gì cả, nó mới chỉ là đứa trẻ nít," những người Brahmins ra đi và cảm thấy được an ủi. [10]
Kesī thường hay dạy chữ cho vua bằng tiếng Phệ-đà. Một ngày kia ông đến với đức vua, có con trai đi theo. Trong khi dạy đức vua, ông bố gặp một đoạn có một số điểm khó giải thích. Ông bố không thể giải thích được, và nhà vua cho ông về nhà để tham khảo thêm. Ghosa biết được điều đó, đã bí mật viết ý nghĩa đoạn khó giải thích đó vào cuốn sách để giúp cha mình giải thích cho đức vua. Brahmin Kesī rất hả hê khi biết được nội dung và ý nghĩa của đoạn khó hiểu khiến ông bối rối, không hiểu ai đã viết trong sách và hỏi xem ai đã làm điều này, các người trong gia đình cho biết chính con trai ông đã viết trong đó. Ngay sau đó ông đã tra hỏi con trai, "Con yêu, đây có phải là chữ viết của con không?"Cậu con trai trả lời "vâng". Kesī không chần chờ tường trình sự việc cho nhà vua. Nhà vua rất thích thú liền chạy lại ôm chầm lấy cậu nhỏ Ghosa, hôn cậu lên trán, và nói "Con là con trai của ta và ta là cha của con,"và nhà vua đã thưởng cho cậu ta cả một ngôi làng tuyệt đẹp. [11]
Buddhaghosa Quy y Phật
Ghosa đã học tiếng Phệ-đà và đã học thuộc lòng sáu ngàn từ mỗi ngày. Một ngày nọ một Ngài nổi tiếng là bạn thân của Kesī đến nhà thăm ông và ở lại dùng bữa với Kesī. Ghosa cũng được dành cho một chỗ trong bữa ăn đó và vị Hòa thượng kia, vì không để ý đã ngồi ngay trên ghế dành cho Ghosa, thế là cậu nhỏ đã xỉ vả thậm tệ vị Hòa thượng, "Đồ trọc đầu vô liêm sĩ, không còn biết cách cư xử nữa. Tại sao cha tôi lại mời loại người như ông đến nhà làm chi thế? Con người này chẳng biết một câu Phệ-đà và bất kỳ công việc sùng bái nào cả." Cậu nhỏ quyết định chất vấn ông ta những câu hỏi liên quan đến Phệ-đà ngay sau khi ông đã dùng bữa xong. Thực vậy cậu đã hỏi vị Hòa thượng, "Ông có thông thạo tiếng Phệ-đà và bất kỳ lòng sùng bái nào không?" Ngài (Māhathera) cảm thấy thật hả hê nói, "Ôi Ghosa, tôi biết trình độ Phệ-đà của ngươi và bất kỳ lòng sùng bái nào cậu muốn biết."Ghosa nói, "Nếu ông biết hãy đọc Phệ-đà ra xem sao."thế rồi vị Hòa thượng (Māhathera) đọc ba đoạn Phệ-đà, giảng giải đầy đủ ý nghĩa những chỗ khó hiểu. Ghosa rất thích thú lắng nghe ông đọc và rồi nói thêm, "Tôi muốn biết lòng sùng bái của ông, xin hãy kể ra xem sao." Ngài Māhathera đọc những nội dung trong cuốn Abhidhamma với những lời giải thích trích đoạn trong cuốn Kusala Dhamma, Akusala Dhamma và Abyakata Dhamma. Vị Hòa thượng còn giải thích một số khúc mắc trong triết lý Phật giáo, sau này cũng được Ghosa viết trong cuốn Atthasālinī, là tác phẩm chú giải về Dhammasagani. Tất cả gồm tới 21 loại kusala dhamma, 12 loại akusala dhamma, 36 loại vipāka (hậu quả) và 20 loại kiriyacitta được Ngài đề cập đến. Trong khi nghe những lời diễn giải cặn kẽ Sadhamma, Ghosa thực sự cảm thấy cuốn hút và nói. "Thế việc thờ cúng của ông là gì? Liệu một người gia chủ có thể học được không? Vị Hòa thượng cho cậu biết là phải đến học nơi một vị sư. Ghosa nói, "Việc thờ cúng Đức Phật thì vô giá, làm cho người ta thích thú, một khi con người ta học được thì sẽ được giải thoát khỏi mọi đau khổ." Thế rồi Ghosa báo cho cha mẹ biết là mình muốn từ bỏ thế gian. Cậu nói, "Con sẽ xin Ngài xuất gia cho con, con sẽ học cách thờ cúng Đức Phật và rồi sẽ quay trở về nhà và rũ áo đi tu." Sau khi lưỡng lự đôi chút cha mẹ cậu cũng đồng ý. Và dẫn con tới với vị Hòa thượng (Māhathera) và nói: "Đây là cháu của ngài, nó muốn được ngài xuất gia cho, xin hãy ban cho cháu đi."Ghosa được xuất gia và được ban cho Tacakammaṭṭhāna. [12] Được hỏi về ý nghĩa của Tacakammaṭṭhāna, cậu nhận được câu trả lời: "Hãy nghiềm ngẫm về tóc, (kesa) lông (loma), Nakhā, Dantā và taco". Mọi người theo Phật phải thực hiện được nguyện vọng lành tùy thuộc vào Tacakammaṭṭhāna, [13] Ghosa lắng nghe điều đó, nghiền ngẫm và đạt đến Tam Bảo. Cậu thọ mười điều răn, tấn tới trong đức tin vào lời dạy của Đức Phật. Cậu nói với vị Hòa thượng, "Thưa ngài, những lời dạy của Đức Phật đã kết thúc đau khổ; kiến thức Phệ-đà của tôi thật vô dụng và cả Đức Phật và các vị thánh khác cũng đã từ bỏ từ lâu." [14] Thế là cậu được xuất gia do tay Ngài Māhathera. Tên của vị niên trưởng Phật giáo này không thấy được đề cập đến trong chương hai cuốn Budhaghosuppatti trong đó những chi tiết của việc Ghosa quy Phật đã được ghi chép. Theo như Sadhamma Saṅgaha, [15] thì chính Revata đã xuất gia cho Ghosa sau khi Ghosa đã ấp ủ Phật giáo. Cũng được kể lại là có một chàng trai đi lang thang qua các làng mạc, miền quê, tỉnh thành và đến cả những thành phố tại Jambudvīpa và đã đánh bại mọi người, bằng cách trả lời tất cả các câu hỏi người ta đặt ra cho cậu. Sau cùng cậu đến một ngôi chùa trong đó có hàng trăm sư sãi đang cư ngụ; trong số đó có Ngài Revata là nổi trội hơn tất cả. Ông là một người đã siêu thoát mọi tội lỗi, và ông có kiến thức phân tích và cũng là người thường đánh bại mọi địch thủ. Cậu trai nhỏ Brahmin một ngày nọ đang tụng kinh Mantras và vị Hòa thượng đã nghe thấy việc tụng kinh đó và nói, "Ai mà cất tiếng kêu be be như con dê vậy?" Cậu trai trẻ trả lời, "Ôi, thưa nhà sư, làm sao nhà sư hiểu được ý nghĩa hàm chứa trong tiếng dê kêu?" Vị Hòa thượng lên tiếng, "Vâng, tôi hiểu được." Sau đó cậu ta hỏi tất cả những câu hỏi liên quan đến những điểm mắc mứu trong ba kinh Phệ-đà và Itihasa v.v ....nhà sư trả lời rất chính xác. Cuối cùng nhà sư đã nói với người đối thoại bất đắc dĩ "Ôi, cậu nhỏ Brahmin, cậu đã hỏi tôi biết bao nhiêu câu hỏi, tôi chỉ hỏi lại cậu có một câu mà thôi, làm ơn trả lời cho tôi nhé". Cậu trai trẻ trả lời "Cứ hỏi bất kỳ câu hỏi nào, tôi sẵn sàng trả lời tất cả."Vị Hòa thượng đặt cho cậu ta một câu hỏi trích từ tác phẩm Cittayamaka trong cuốn sách Yamaka. Cậu Brahmin không thể trả lời được, và xin được qui y nhân danh Mantra. Vị Hòa thượng đã xuất gia cho cậu trẻ và chấp nhận cậu làm đệ tử. Một bản tường trình tương tự như vậy cũng được nhắc đến như chúng ta đã thấy ở chương trước.
Sứ mệnh sang đảo quốc Tích Lan đã được hoạch định
Đây lại là một chi tiết hấp dẫn trong cuộc đời ngài Buddhaghosa. Một ngày kia Ghosa đang ở trong một nơi yên tĩnh và đang trầm tư suy nghĩ, "Liên quan đến lời dạy của Đấng Chí Tôn không hiểu kiến thức của tôi thu thập được lớn hơn hay là kiến thức của thầy dạy của tôi đây?" [16] Người thầy, như đọc được ý nghĩ trong đầu Ghosa, đã biết những suy nghĩ đang trổi dậy trong đầu Ghosa và ông nói với cậu như sau, "Nếu bạn suy nghĩ như vậy, thật không xứng đáng chút nào cả." Ghosa xin lỗi vị Hòa thượng và rất ân hận nói rằng "Thật lỗi tại tôi, xin tha thứ cho tôi," người thầy trả lời, "Tôi sẽ tha thứ cho thầy nếu như thầy sang đảo quốc Tích Lan và giảng dạy giáo lý Đức Phật bằng ngôn ngữ Māgadhi," [17] Ghosa nói, "Nếu thầy truyền như vậy, tôi cũng muốn sang đảo quốc Tích Lan, tuy nhiên xin cho tôi lưu lại đây một thời gian cho tới khi tôi loại được sự mê tín khỏi đầu óc cha tôi cái đã."
Câu chuyện quy y Phật của thân phụ Ngài Buddhaghosa
Khi Ghosa trở về nhà thăm cha mình là Kesī, ông có suy nghĩ. "Lúc này ắt hẳn con trai tôi muốn trở thành chủ gia rồi đó."Phá sự yên lặng của người con, người cha lên tiếng hỏi. "Ghosa con yêu, liệu con có muốn trở thành gia chủ hay không? Ghosa không trả lời [18] cậu ta đang suy tính một chương trình nhằm thuyết phục người cha từ bỏ những điều mê tín sai lạc đó và trở thành Phật tử ngoan đạo.
Điều đáng nói ở đây làm thế nào Ghosa đã thành công thuyết phục cha mình trong việc nan giải này. Ghosa trở về nơi cậu đã sinh sống trước kia, và truyền cho xây hai căn phòng mái lợp ngói và tường trát bằng vữa pha bùn lại còn dựng một lớp ván bên ngoài. Một trong hai phòng ông còn gắn hai chốt cửa cả bên trong lẫn bên ngoài, bên trong ông tích trữ lửa, nồi đất, gạo, nước, sữa bò, phó mát và bơ v.v... rồi khóa trái cửa lại bằng một ổ khóa to. Rồi mời cha mình vào trong phòng đó... Kesī nói, "Con yêu, ta là cha của con, tại sao lại đối sử với ta như vậy? Ghosa trả lời, "Đúng vậy cha đích thực là cha của con, hãy ở trong căn phòng như thể cha là người rối đạo và đừng tin gì vào giáo lý của Đức Phật. Con phải phạt cha vì tội đó."Người cha trả lời, "Cha không hề ấp ủ niềm tin sai lạc nào cả, hãy mở cửa cho cha". Ghosa nói, "Nếu cha không phải là người lầm lạc, thì hãy kể ra những công đức của Đức Phật bằng những lời lẽ sau, "Iti pi so Bhagavā..." (đây là một câu kinh tụng niệm truyền thống người Phật tử thường sử dụng.) Ghosa đã biến lòng cha mình đầy lo lắng sợ hãi rồi nói, "Nếu cha không từ bỏ những điều mê tín sai lạc đó đi, sau khi chết cha sẽ phải xuống địa ngục." Kesī bị nhốt trong đó ba ngày, và đến ngày thứ tư ông gom góp và nhận ra được những công đức của Đấng Chí Tôn, con trai đã truyền đạt cho và thốt lên được những lời sau: "Iti pi so Bhagavā, "và đặt trọn niềm tin nơi Tam Bảo. Cha của Ghosa đã công nhận Đức Phật là Sattha (nghĩa là thầy) của mình và kết quả ông là người cha đã đạt được giác ngộ bậc tiên khởi. (First Path). Ngay sau đó Ghosa mở cửa căn phòng cho cha. Tắm cha mình với nước thơm và xin lỗi cha Kesī, còn người cha hết lòng ca ngợi công đức của Đức Phật bằng những vần kệ tuyệt vời. Ghosa rất vui mừng nghe cha mình đọc lên những lời đó. Thế là do những nỗ lực của con trai mình, Kesī đã từ bỏ niềm tin nhảm nhí đã ấp ủ bấy lâu nay. [19]
Cuộc viếng thăm đảo quốc Tích Lan
Sau khi đã biến cha mình bình thân trên đường tiến đức, Ghosa xin lỗi người cha mình rất yêu quí và quay trở lại với sư phụ của mình. Chẳng bao lâu sau, sư phụ ông truyền cho ông phải sang đảo quốc Tích Lan. Ông đã nhắm hướng phía bờ biển mà tiến, cùng đi với ông có một số thương gia và họ đã cùng lên tầu nhổ neo ra khơi ngay tức khắc. Trên đường hướng tới đảo quốc Tích Lan [20] Ghosa đã gặp một vị Hòa thượng tên là Buddhadatta cũng đang trên đường từ Tích Lan trở về Jambudvīpa [21]. Buddhaghosa đề cập đến Laṅkādvipa an toàn. Tại đó ông đã đến gặp Ngài Tăng trưởng (Sangharājā Māhathera), sau khi vái chào vị này Ghosa bắt đầu ngồi thiền ngay một bên đàng sau các vị chư tăng. Họ đang học Luận Abhidhamma và Luật Vinaya [22]. Một hôm thiền viện trưởng cộng đoàn chư tăng đang mải mê thuyết pháp cho các nhà sư, vị này gặp một đoạn thật khó hiểu, ông không tài nào làm rõ ý nghĩa và nội dung câu đó. Vị Sư thiền viện trưởng đã thinh lặng và quay về phòng riêng ngồi thiền yên lặng để nghiền ngẫm thêm về nội dung đoạn kinh khó hiểu đó. Ghosa biết rất rõ ý nghĩa đoạn kinh đó, ông đã viết lên bảng nội dung và ý nghĩa câu đó. Khi ra khỏi phòng nhìn lên bảng và thấy mấy chữ viết trên đó, Ngài Sangharājā đã sai người dò tìm và hỏi xem, "Ai đã viết mấy chữ đó?" Các vị chư tăng khổ hạnh cho biết, "Chắc phải là một nhà sư lạ mặt nào đó." Thiền viện trưởng gạn hỏi lại, "Nhà sư đó đi đâu rồi,?" Họ đã tìm thấy nhà sư đó và đến trình báo cho thiền viện trưởng. Thiền Viện trưởng gạn hỏi xem có phải nhà sư đã viết mấy chữ lên bảng hay không và ông đã nhận được câu trả lời khẳng định, thiền viện trưởng nói thêm rằng: "Xin Ngài thuyết pháp cho cộng đoàn chư tăng ở đây về Tam tạng (Piṭakas)," Ghosa từ chối nói rằng, "Bần tăng đến đây để dịch những lời dạy của Đức Phật từ ngôn ngữ Shina sang tiếng Māgadhi mà thôi." Khi nghe biết điều đó thiền viện trưởng rất vui mừng và nói, "Nếu ngài tới đây vì công việc đó, hãy giảng giải cho chúng tôi ý nghĩa đoạn văn sau đây do chính đức Phật đã nói có liên quan đến Tam Tạng (Piṭakas)
Kiến thức của Ngài Buddhaghosa bị thử thách
Người đó là ai mà lại tỏ ra khôn ngoan và thành thạo những giáo huấn của Đấng Chí Tôn đến vậy, và có kiến thức và hiểu biết sâu rộng đến thế, lại còn nhiệt tình và khôn khéo làm sáng tỏ những uẩn khúc này?" Ghosa tỏ vẻ đồng ý với những nhận định trên và cho biết: "Thôi được rồi" và ông quay trở về phòng riêng của mình. Ngay buổi chiều hôm đó, ông đã viết tác phẩmVisuddhimagga không mấy khó khăn, bắt đầu từ đoạn sile patitthaya v.v... Sau khi đã hoàn tất tác phẩm Visuddhimagga, ông cảm thấy buồn ngủ và thiếp đi. Thiên Chủ (Sakka) là thủ lãnh các vị thần tiên, đã lấy cắp bản thảo ông vừa viết xong, tỉnh dậy, ông thấy bản thảo mình mới viết biến mất và ông đã ngồi viết lại tác phẩm Visuddhimagga một lần nữa dưới ánh đèn dầu lạc. Sau khi đã hoàn tất tác phẩm lần thứ hai, ông để ngay dưới gối đầu và ngủ thiếp đi, Thiên Chủ (Sakka) lại đến lấy đi lần thứ hai. Khi Ngài tỉnh giấc, không thấy tác phẩm của mình đâu cả, một lần nữa ông đã phải nhanh chóng viết lại tác phẩm của mình. Giống như những lần trước sau khi viết xong ông lại buồn ngủ và thiếp đi, nhưng lần này ông cột chặt bản thảo vào áo cà sa đang mặc. Thế là Thiên Chủ đành bỏ lại hai cuốn đã đánh cắp lần trước ngay trên đầu giường Ghosa đang ngủ. [23] Sáng hôm sau vừa thức dậy Ghosa thật vui mừng phát hiện ra hai bản thảo bị lấy cắp đang nằm ngay trên đầu giường. Sau nghi thức thanh tẩy, Buddhaghosa đã mang dâng cho vị Thiền viện trưởng ba cuốn sách đó trước sự chứng kiến của nhà sư tại Laṅkā. [24] Một chi tiết rất thú vị là trong ba cuốn sách đó, ta đếm được đến một triệu chín trăm hai mươi ba ngàn từ, kể cả các tiểu từ và các tiếp ngữ. Thiền viện trưởng quá kinh ngạc và hỏi xem vì lý do gì mà Ghosa lại viết cùng một cuốn sách y hệt nhau đến ba lần như thế. Ghosa đã kể cho họ biết lý do. Thế rồi cả ba cuốn sách đều được đọc thuộc lòng. [25] Cũng cần lưu ý là tất cả các từ, các tiểu từ và các tiếp ngữ đều y hệt nhau trong cả ba cuốn sách và được viết cùng một vị trí giống hệt như nhau trong cả ba cuốn sách. [26] Thiền viện trưởng nhận ra điểm đặc trưng đó, rất lấy làm hài lòng và đã cho phép tác giả được thuyết Pháp cho người Māgadhi bằng tiếng Sinha. Thiền viện trưởng hết lời ca ngợi những công đức của ngài Ghosa. Kể từ đó Ghosa đã trở nên nổi tiếng và thần dân đảo quốc Tích Lan đã gọi ngài với tên gọi Buddhaghosa. [27] Buddhaghosa đã được tôn làm lãnh tụ của mọi chúng sanh tựa như Phật sống trên cõi đời vậy. [28]
Buddhaghosa bận rộn dịch kinh Phật
Trong khi lưu lại đảo quốc Tích Lan, Buddhaghosa thường sống ở tầng trệt tòa nhà bảy tầng, hàng ngày ông rất bận rộn dịch giáo lý của Đức Phật sang tiếng Pāli. [29] Buổi sáng ông thường ra ngoài khất thực, nhìn thấy các tầu lá dừa rơi xuống, ông đã nhặt lấy rồi lại bắt đầu di chuyển đến một nơi khác để khất thực. Đó là công việc Buddhaghosa đã thực hiện khi lưu lại đảo quốc Tích Lan. Một ngày nọ có một người bán rượu, rất thông minh và từng trải, đã nhìn thấy hành vi của ông đang rải những chiếc lá dừa trên đường đi khất thực và người bán rượu đã nấp đâu đó để quan sát. Thấy vị Hòa thượng này khi đã hoàn tất việc khất thực, ông đã quay trở lại và lượm tất cả các lá dừa ông vừa mới rải trên đường và đem về nhà. Người bán rượu tiếp tục theo dõi vị Hòa thượng và thấy ông đang viết và rất thỏa mãn. Một hôm người bán rượu đã lấy một tô đầy thức ăn và dâng cho vị Hòa thượng. Ghosa lên tiếng, "vẫn còn một vị Hòa thượng nữa sống trên lầu, làm ơn chia của ăn này cho cả vị đó nữa đi." Người bán rượu bước lên lầu trên và gặp vị Hòa thượng sống trên đó, vị này lại bảo, "Buddhaghosa đang sống ở lầu dưới, ngài đáng được dùng những của ăn này hơn cả chúng ta nữa, hàng ngày ngài đang dịch Kinh Phật sang tiếng Māgadhi, hãy dâng của ăn này cho ngài đi". Kể từ ngày đó, người bán rượu trở lại với ngài Buddhaghosa và dâng thức ăn cho ngài. Buddhaghosa đã chấp nhận thức ăn người bán rượu đem tặng, chia đều thành sáu phần và phát lại cho sáu vị Hòa thượng cùng ăn.
Buddhaghosa đã hoàn tất công việc dịch Kinh Phật trong vòng ba tháng. Sau khi đã tuân thủ nghiêm ngặt nghi thức (Pavāraṇā), ngài đã thông báo cho vị thiền viện trưởng ông đã hoàn tất công việc dịch thuật Kinh Phật. Ngài Sangharājā hết lòng khen ngợi và đã nổi lửa đốt hết những cuốn sách Mahinda đã viết bằng tiếng Sinha. Buddhaghosa xin phép cộng đoàn để lên đường về nhà gặp lại cha mẹ. Khi ngài Buddhaghosa đã lên tầu trở về nhà, các vị sư người Sinha lại chê bai ông bảo rằng, "Chúng tôi cứ tưởng vị Hòa thượng này rất am tường Tam Tạng (Tripiṭakas), nhưng ông ta chẳng biết lấy một chữ Phạn nào cả."
Kiến thức tiếng Phạn của Buddhaghosa được tỏ lộ
Ngay khi Buddhaghosa nghe được điều đó, ông nói với thiền viện trưởng cộng đoàn các chư tăng người Shinha như sau. "Thưa các vị chư tăng kính mến, ngày mai, vào ngày Bố tát, tôi sẽ thực hiện một bài thuyết pháp bằng tiếng Phạn, đề nghị tứ chúng quy tụ lại trong sân chùa lớn kia," Ngay sáng sớm hôm đó, Buddhaghosa bước lên bục giảng giữa cộng đoàn để thi thố khả năng tiếng Phạn của mình và đã phát biểu bằng tiếng Phạn với những lời lẽ như sau: [30]
"Với thân phận một người gác cổng, người chăn bò, người kín nước, hay người phục vụ cho chư vị là những người có kiến thức, điều đó thật là tuyệt. Tôi xin quí vị cho phép tôi giơ cao đôi tay bái phục họ, xin đừng để những xúc phạm đến người khác diễn ra nơi này nơi khác, đặc biệt là bôi nhọ tôn giáo đáng kính của chúng ta, tức là xúc phạm đến con đấng Śuddhodana - một tôn giáo đáng để cho mọi người phải kính trọng, nếu quí vị để cho người khác làm như vậy thì quí vị đã tự bôi nhọ chính mình bằng cách coi mình là quá đạo đức, làm như vậy hẳn quí vị chẳng khác gì đôi guốc gỗ ; nhường bằng không ngăn cản được, tốt hơn quí vị hãy tự hủy diệt mình đi, thà chết đi thì hơn." [31]
Thế rồi ông bước khỏi bục giảng, chào cộng đoàn chư tăng. Kể từ đó họ không còn nghi ngờ gì về kiến thức tiếng Phạn của Buddhaghosa nữa.
Trí thông minh lanh lợi của ngài Buddhaghosa
Biến cố đáng lưu ý sau đây được kể lại đã xảy ra khi Buddhaghosa còn lưu lại ở đảo quốc Tích Lan. Một hôm hai tớ gái của hai vị brahmin đánh lộn với nhau. Đang khi một trong hai tớ gái đó đang chạy ra bờ hồ kín nước. Một đứa bước lên, đứa kia bước xuống mang theo bình nước trên đầu, trong lúc vội vã hai đứa đã đụng phải nhau. Một trong hai đứa có chiếc bình chứa nước bị bể nổi giận, liền lên tiếng nhục mạ đứa tớ gái kia, tớ gái bị lăng mạ chẳng chịu thua cũng bắt đầu lăng mạ thậm tệ bạn mình. Phải chứng kiến cảnh đó, Buddhaghosa suy nghĩ: "Chẳng có ai ở đây cả, hai tới gái lăng mạ lẫn nhau chắc chắn sẽ báo lại cho chủ của mình về vụ việc này và chắc chắn tôi sẽ phải ra làm chứng."Ông chủ đầy tớ gái có chiếc bình bể đã đem vấn đề ra tòa để phân xử; nhà vua không thể giải quyết vụ việc tranh cãi được liền yêu cầu, "Có ai là nhân chứng không?"Một trong hai tớ gái chỉ Buddhaghosa và ông được giới thiệu với nhà vua. Xuất hiện trước hoàng thượng Buddhaghosa nhận xét, "Tôi đã nghe được những lời lẽ hai tớ gái của các ngài Brahmin sỉ vả lẫn nhau. Chúng ta, với tư cách là các nhà tu hành, không chú tâm đến những điều đó."Nói đoạn, Buddhaghosa đã trao cho Đức Vua một cuốn sách, trong đó ông đã ghi lại đầy đủ những lời lẽ hai đứa tớ gái xỉ vả lẫn nhau. Hoàng Thượng đã phân xử vụ việc theo y như bằng chứng Buddhaghosa đã ghi trong đó. Những vị Brahmins đã khinh bác và lăng mạ Buddhaghosa nói rằng, "Nhà sư đáng ruồng bỏ này đã đến đây để buôn bán, hoàng thượng không nên tin hắn,"tuy nhiên nhà vua, lại khen ngợi ông (Buddhaghosa) là một người có trí thông minh lanh lợi và hỏi xem ông đang sống ở đâu. Ngài phán, "Trẫm chưa hề gặp một vị chân tu (Samana) nào từ trước đến giờ như ông ta, vừa có trí thông minh lanh lợi và lại có tâm hồn thâm túy đến như thế." [32]
Ngài Buddhaghosa quay trở lại Ấn Độ
Vừa quay trở về từ đảo quốc Tích Lan, việc đầu tiên vị Hòa thượng của chúng ta làm là đến gặp sư phụ mình tại Jambudvīpa và thông báo cho thầy mình biết là mình đã hoàn tất viết toàn bộ pháp học (pariyatti). Theo y như lời hướng dẫn của sư phụ, rồi Buddhaghosa đã trở về nhà gặp lại cha mẹ, họ đã sửa soạn một bữa tiệc thịnh soạn để chào đón ông. [33]
Chuyện kể về chuyến thăm Miến Điện.
Có một số ý kiến cho là sau khi kết thúc công việc tại đảo quốc Tích Lan, Buddhaghosa đã đến Miến Điện để quảng bá đức tin Phật giáo. [34] Người Miến Điện đã ghi lại một thời kỳ mới trong tôn giáo của họ vào thời điểm nhà chú giải Kinh Phật vĩ đại này đặt chân đến đất nước của họ, ngay sau khi ông rời khỏi đảo quốc Tích Lan. [35] Người ta kể lại rằng, ngài Buddhaghosa được đưa đến Miến Điện từ đảo quốc Tích Lan. Bản ngữ pháp Pāli của tác giả Kaccāyana đã được chính Buddhaghosa chuyển ngữ sang tiếng Miến Điện. Người ta tin rằng chính Buddhaghosa đã viết lời bình về cuốn này. Tuy nhiên các nhà ngữ pháp, các nhà soạn từ điển cả Pāli lẫn Moggallāna (khoảng 1153-1186 sau CN) không thấy đề cập đến vấn đề này, kể cả nhà ngữ pháp nổi tiếng Prakrit, Hem Chandra và nhiều người khác nữa, và hình như họ phải chấp nhận giả định là những tác phẩm đó là của Buddhaghosa. [36] Một bộ gồm các chuyện ngụ ngôn cũng được gán cho Buddhaghosa là tác giả. [37] Bộ luật Miến Điện của người Manu coi như cũng được du nhập vào Miến Điện từ ngả đảo quốc Tích Lan do cùng một học giả Phật giáo cùng tên. [38] Nhưng chính trong bộ luật đó lại không đả động gì đến chuyện này cả. Giáo sư Hackman nói, "Có cơ sở để nghi ngờ về điều khẳng định là con người này (Buddhaghosa) đã truyền bá Phật giáo sang Miến Điện. Các tài liệu biên niên sử Đảo quốc Tích Lan chúng ta có được những thông tin về Buddhaghosa, và nhờ đó chúng ta nhận được nhiều thông tin về vấn đề này, cũng không kể lại một tường trình nào về cuộc hành trình Buddhaghosa đã thực hiện bên ngoài Ấn Độ cả. Tuy nhiên một trong số những bia khắc quan trọng nhất tại Miến Điện được dựng vào thế kỷ thứ 5 sau CN, thể theo đề nghị của một vị Vua người Pegu, thì một trong số những môn đồ sùng đạo Phật nhất và đã cho thấy một cái nhìn ngược lại về lịch sử Phật giáo tại Miến Điện, cũng không đề cập gì đến một nhân vật nào có tên gọi là Buddhaghosa. Truyền thống Miến Điện có liên quan đến ngài Buddhaghosa là vì những bản dịch và những bài viết của Buddhaghosa đã trở thành căn bản tại quốc gia này. Rất có thể, chính vì ảnh hưởng hiểu biết sâu rộng của ngài Buddhaghosa nên có thể đã mở đầu cho một kỷ nguyên mới nơi Phật giáo Miến Điện. [39]
Theo thiển ý chúng tôi, cho dù những bản biên niên sử tại đảo quốc Tích Lan và những bia ghi công vào thể kỷ thứ 5 sau CN được dựng tại Miến Điện, đã không đả động gì đến vấn đề này, nhưng những tác phẩm của Ngài Buddhaghosa, tỷ dụ như tác phẩm Atthasālinī, Visuddhimagga, v.v... lại được rất nhiều người dân Miến Điện biết đến và được họ đánh giá rất cao ngay từ thời điểm ban đầu. Ngay cả hiện nay ngài Buddhaghosa đã được người dân Miến Điện ngưỡng mộ và sùng bái, như thể thực sự Buddhaghosa đã sống giữa họ trong quá khứ.
Ngài Buddhaghosa qua đời
Chúng tôi ghi lại ở đây về cái chết của nhà chú giải Kinh Phật vĩ đại, ngài Buddhaghosa như đã được mô tả trong tác phẩm Buddhaghosuppatti. [40] Ông đã biết trước thời gian chính xác về cái chết của mình và ông đã có suy nghĩ như sau: "Sự chết có ba đặc tính: Samuccheda, Khaṇikā và Sammuti. Trong ba điều đó thì Samuccheda là cái chết của một người không để lại tỳ vết gì, Khaṇikā là giây lát ý tưởng ngừng sản sinh ra, còn Sammuti là cái chết bình thường của mọi chúng sanh. Và cũng như bao người khác liệu tôi cũng ra đi bằng cái chết bình thường chăng?" Ngay cả ở giai đoạn cuối cùng cuộc sống của mình, ông vẫn có thói quen suy tư triết học. Ghi nhớ trong lòng những giới luật cần được nắm giữ, con người đó đã tắt thở và được tái sinh nơi thiên đường Tusita. Chúng ta không được biết ông trút hơi thở cuối cùng ở đâu. [41] Những lời bình của ông không đả động gì về điểm này.
Cuộc mai táng ngài Buddhaghosa
Sau khi Buddhaghosa qua đời, một chiếc chõng hỏa táng bằng gỗ ván hương đã được cả các vị thần linh lẫn con người dọn sẵn, cả thần dân Samanas và Brahmānas, và sẽ hỏa thiêu ông. Sau khi xác Buddhaghosa đã được hỏa thiêu, người Brahmin và nhiều người khác đã lấy tro cốt của ông đem chôn tại một địa điểm linh thiêng gần cây Bồ-đề và dựng mộ bia trên đó. [42]
Giá trị lịch sử tác phẩm Buddhaghosuppatti
Một điều rất cần thiết phải lưu lại nơi đây một vài nhận định về giá trị lịch sử tác phẩm Buddhaghosuppatti, nói cách khác chính là lịch sử sự xuất hiện và sự nghiệp của ngài Buddhaghosa. Việc thẩm tra và bình phẩm về sự nghiệp của Buddhaghosa không giúp chúng ta nhiều trong việc làm rõ tiểu sử của ngài Buddhaghosa. Tác giả nắm được rất ít hiểu biết xác thực về nhà bình luận vĩ đại này. Ông chỉ biết thu thập các truyền thuyết vây quanh nhân vật xuất sắc này ngay vào thời điểm tác giả viết tác phẩm của mình. Những truyền thuyết đó không mấy giá trị là bao dựa theo như quan điểm lịch sử thuần túy. Gray đã phát biểu một cách chân thực trong bài giới thiệu tác phẩm Buddhaghosuppatti cho rằng tác phẩm đó đọc lên giống như là "cuốn tiểu thuyết hư cấu Arthurian." Như chúng ta sẽ chứng minh ngay sau đây, những bài tường trình trong tác phẩm Buddhaghosuppatti viết về sự kiện Buddhaghosa chào đời, cuộc sống thơ ấu của ông, việc ngài quy Phật v.v... thường mang những nét tương tự nổi bật so với những gì Milinda và Moggaliputti Tissa đã cung cấp. Trong cuộc nói chuyện diễn ra giữa ngài Buddhaghosa và Buddhadatta, nhân vật thứ hai này đã nói về Buddhaghosa như thế này, "Tôi đã đến đảo quốc Tích Lan trước ông để sưu tập lời Đức Phật dạy, tôi đã lớn tuổi, và không còn sống được bao lâu nữa và vì thế mà không thể hoàn tất được mục tiêu mình đề ra. Ông rất thích hợp để thực hiện công việc này." Trong tác phẩm Vinayavinicchaya được gán cho Buddhadatta là tác giả, chúng ta thấy trong một buổi họp, Buddhadatta đã yêu cầu Buddhaghosa gửi cho ông những bài bình luận khi hoàn tất biên soạn, để ông có thể tóm lược lại. Do đó Buddhaghosa đã gửi cho ông những bài bình luận đó và chính Buddhadatta đã tóm lược lại bài bình luận về tác phẩm Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) trong tập Vi diệu pháp nhập môn (Abhidhammāvatāra) và bài bình luận về Luật Giới (Vinaya) trong tác phẩm Vinayavinicchaya. Lời khẳng định trên trong tác phẩm Vinayavinicchaya có căn cứ đích xác hơn là tác phẩm Buddhaghosuppatti, chuyện kể lại rằng Buddhaghosa đã đem Kinh Phật vào Māgadhi và ở chương VII kể lại rằng chỉ sau ba tháng ông đã hoàn tất công việc. Các tác phẩm Mahendra (Mahinda) được chất lên cao gấp bảy lần một con voi cỡ trung. Tác phẩm được lưu giữ tại một chỗ linh thiêng nơi một ngôi chùa lớn và đã bị cháy. Có điều hiển nhiên là tại chương VI tác giả đã sai lầm. Ngài Buddhaghosa đã dịch các bài bình bằng tiếng Sinha sang tiếng Māgadhi chứ không chỉ dịch các văn bản mà thôi. Nếu vụ việc xảy ra như vậy thì không có cơ hội nào để nổi lửa thiêu rụi các tác phẩm của Mahendra. Mặt khác, chúng phải được tồn trữ kỹ lưỡng không những vì đó là giải thích đáng tin cậy mà còn là sự giải thích đáng tin cậy về các bản văn thánh đó. Điều này đã được khẳng định rõ ràng trong tác phẩm Mahāvaṃsa cho là những bản văn đó chỉ tồn tại ở Jambudvīpa và chính ngài Buddhaghosa đã được sai sang đảo quốc Tích Lan chỉ để dịch những bản bình luận bằng tiếng Sinha sang tiếng Māgadhi. Nếu như truyền thống được ghi lại trong cuốn Mahāvaṃsa cần được tin cậy, thì chỉ có chúng ta mới có được một sự giải thích cho việc phá hủy những tác phẩm của Mahinda.
Những nguồn khả dĩ có được về Buddhaghosa huyền thoại
Thật hấp dẫn ghi nhận rằng những sự kiện liên quan đến ngày sinh, cuộc đời thanh xuân và việc quy y Phật của Buddhaghosa hoàn toàn khớp với những gì liên quan đến ngày sinh, cuộc đời niên thiếu và việc quy y của Ngài Nāgasena như được ghi lại trong cuốn "Những vấn đề liên quan đến nhà vua Milinda" (The questions of King Malinda).
Truyện kể về Ngài Nāgasena
Trước khi sinh ra, Nāgasena là một chư Thiên (Deva) sống trong thế giới cực lạc và đã bị phạt đầu thai xuống trần do lời yêu cầu của các A-la-hán với mục đích làm khởi sắc những giáo lý của Đức Phật. Ngài Buddhaghosa theo như ghi trong tác phẩm Buddhaghosupatti, cũng là một chư Thiên (Deva) sống trong thế giới bên kia đã giáng trần theo yêu cầu của Thiên Chủ (Sakka) để dịch Kinh Phật từ tiếng Sinha sang tiếng tiếng Pāli. Cả Buddhaghosa lẫn Nāgasena đều được truyền tụng là có trí thông minh tuyệt vời ngay từ thời niên thiếu. Cả hai đã rất thành thạo tiếng Phệ-đà chỉ trong một thời gian ngắn. Cả hai đều đã quy Phật rất sớm do các vị Hòa thượng (thera) thường đến thăm gia đình hai người. Những sự kiện trong cuộc sống của cả hai người, sự nổi tiếng của họ sau ngày Qui Phật hoàn toàn giống nhau. Sau khi xuất gia Nāgasena có suy nghĩ một ngày nào đó thầy dạy của mình chỉ là một gã điên, ở một chừng mực nào đó về những gì ông đã giảng dạy cho mình trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) để loại bỏ khước từ giáo lý khác của Đức Phật. Thầy dạy của ông là một A-la-hán (Arahat), ngay lập tức đã phát hiện ra những gì Nāgasena suy nghĩ trong đầu và la rầy ông vì những gì ông đang suy nghĩ. Nāgasena xin lỗi. Nhưng thầy ông lại bảo, "Tôi sẽ không tha cho con chỉ khi nào con thuyết phục được nhà vua Milinda đang gây phiền hà cho các vị chư tăng vì đã nêu ra những câu hỏi theo một quan điểm sai lạc."
Trong tác phẩm Buddhaghosuppatti, Buddhaghosa cũng đã một phen suy nghĩ, "Giữa tôi và sư phụ của tôi, ai giỏi hơn ai về các lời Phật dạy." Sư Phụ của Buddhaghosa biết được suy nghĩ trong đầu Buddhaghosa nói, "Buddhaghosa con ơi, những tư tưởng trong đầu con không làm cho ta hài lòng đâu, nếu con suy nghĩ như thế, con sẽ thấy là con không thể trở thành một vị chư tăng chân chính. Hãy xin lỗi ta ngay." Ngay sau đó Buddhaghosa đã xin lỗi, nhưng Sư Phụ lại nói, "Thầy sẽ tha thứ cho con nếu như con sang đảo quốc Tích Lan và dịch Kinh Phật sang tiếng Pāli."
Truyện kể về Moggaliputta Tissa
Truyện kể về việc quy y của ngài Buddhaghosa cũng ăn khớp với truyện kể về Moggaliputta Tissa như được ghi lại trong tác phẩm Mahāvaṃsa ở chương V. Có một biến cố trong đoạn này có sức hấp dẫn lạ lùng. Một lần kia Tissa ra ngoài dạo chơi thì có một Ngài đến viếng thăm gia đình của cha ông. Những người trong nhà không tìm đâu ra chỗ ngồi, nên mới chỉ cho ông ta ngôi vào chỗ dành cho Tissa. Tissa trở vào nhà và thấy vị Hòa thượng ngồi ngay chỗ của mình, ông trở nên bực dọc và nói với vị Hòa thượng những lời lẽ không mấy thân thiện. Ngay sau đó thầy vị Hòa thượng liền hỏi Tissa, "Bạn trẻ ơi, bạn không biết đến một câu thần chú nào hay sao?" Tissa hỏi lại vị Hòa thượng cùng một câu hỏi giống như thế, vị Hòa thượng trả lời "Biết chứ." Và rồi Tissa lại yêu cầu vị Hòa thượng giải thích thêm một số điều nan giải trong kinh Phệ-đà. Vị Hòa thượng cũng chiều ý cậu trai và bắt đầu giải thích và cuối cùng, Ngài hỏi Tissa một câu trích trong Cittayamaka. Tissa cảm thấy bối rối hoang mang và hỏi lại vị Hòa thượng, "Thần chú là gì vậy?" theo như lời vị Hòa thượng kể thì đó chính là Thần Chú - Đức Phật (Mantra-Buddha), Tissa lên tiếng, "Hãy xa con ra," vị Hòa thượng nói tiếp, "Ta chỉ truyền đạt cho những ai mặc chiếc áo này" Theo tác phẩm Buddhaghosuppatti, một ngày nọ có một vị Brahmin đến nhà Kesī, là cha của Buddhaghosa, ông cũng đã kéo ghế mời thầy Ngài ngồi vì thầy là bạn của Kesī. Điều đó đã khiến cho Buddhaghosa nổi giận và khi vị Hòa thượng kết thúc bữa ăn, ông đã gạn hỏi vị Hòa thượng như sau: "thưa ngài đầu hói, ngài có biết về kinh Phật viết bằng tiếng Phạn không, hay ngài có biết bầt kỳ câu kệ nào nữa không, vị Hòa thượng trả lời, "Tôi không những thông thạo tiếng Phạn mà còn thông thạo nhiều câu kệ khác nữa." Và rồi ông đọc lên ba đoạn Phệ-đà. Buddhaghosa lại yêu cầu vị Hòa thượng nhắc lại câu kệ đó. Ngay sau đó vị Hòa thượng tụng trước mặt ông một phần tác phẩm Abhidhammapiṭaka.
Thế rồi vì được ngài Ngài tiết lộ cho biết đó là kệ ngôn Đức Chí Tôn. Và muốn hiểu biết tận tường về kệ ngôn đó. Ông đã cạo đầu với sự ưng thuận của cha mẹ và trở thành một nhà sư.
Lời tường thuật trong tác phẩm Mahāvaṃsa khác với câu chuyện trong Buddhaghosuppatti nơi một khía cạnh duy nhất. Đó là Moggaliputta được hỏi những câu hỏi trích trong Cittayamaka trong khi đó Buddhaghosa lại đưa ra những trích đoạn trong Abhidhamma có liên quan đến sự Thiện (kusala), Sự Bất thiện (akusala), và vô ký (avyākata dhamma). Saddharnma-Samgaho có liên hệ mật thiết với Mahāvaṃsa, cho biết là Buddhaghosa được hỏi từ tác phẩm Cittayamaka (p. 52).
Những truyện kể trong Milinda Pañha, Mahāvaṃsa và Buddhaghosuppatti, thật tương tự như nhau đến nỗi chúng ta không thể tránh khỏi cho là tác giả của cuốn Buddhaghosuppatti, phải rất quen biết với Milinda Pañha và Mahāvaṃsa, đã góp nhặt những biến cố từ những tác phẩm đó và ghép lại thành của chính mình.
-----*-----
[1] Buddhaghosuppatti, p. 33.
[2] J.P.T.S., 1986, p. 66.
[3] P.T.S., 1897, edited by Miss Bode.
[4] J.P.T.S., 1890, p. 55.
[5] According to the Burmese tradition, Buddhaghosa was born in Northern India in the fifth century A.D. in the country of Magadha. (cf. Buddhism as a religion by Hackmann, p. 68).
[6] King Saṅgrāma who ruled in Magadha at the beginning of the fifth century A.D. Kesī was his spiritual adviser. (Jagajjyotiḥ, Āṣāṛ 1315, B.S. Pt. II).
[7] It is recorded in the Sāsanavaṃsa that Buddhaghosa was a native of Ghosagāma near the Bodhi terrace. The Brahmin Kesa was his father and Kesī his mother (p. 29).
"Mahātherā...Ghasaṃ...yācitivā bodhirukkhasamīpe Ghosagāme Kesassa nāma brāhmaṇassa Kesiyā nāma brāhmaṇiyā kucchimhi paṭisandhiṃ gaṇhāpesuṃ" The Sāsanavamsa (p. 30) further narrates that Thera Buddhaghosa was born in a brahmin village near the great Bo-tree. ("Buddhaghosa thero nāma mahābodhirukkhasamīpe ekasmiṃ brāhmaṇagāme vijāto.")
[8] Buddhaghosuppatti p. 39, cf. Sāsanavaṃsa, p. 29.
"Khādatha bhonto pivatha bhonto ti ādi brāhmaṇānaṃ aññamaññaṃ ghosakāle vijāyanattā Ghosoti nāmaṃ akāsi."
[9] Cf. Sāsanavaṃsa, p. 29.
"Sattavassikakāle so tiṇṇaṃ vedānaṃ pāragū ahosi."
[10] Buddhaghosuppatti, (Edited by J. Gray) pp. 37-40.
[11] Buddhaghosuppatti, (Ed. by J. Gray) pp. 40-41.
[12] Buddhaghosuppatti, pp. 42-45.
[13] Kammaṭṭhāna means analytical meditation or contemplation. Buddhaghosa in his Visuddhimagga has enumerated forty Kammaṭṭhāna means meditation on hair, nails, tçth, and skin.
[14] Buddhaghosuppatti, Tr. p. 11.
[15] pp. 51-52 (J.P.T.S. 1890) "Bho brāhmaṇa, ahaṃ tayā bahu-pucchito, adaṃ p dā ni taṃ ekaṃ pañhaṃ pucchāmi, vyākarissasi me pañhaṃ ti. Āma bho pabbajita puccha vyārissāmīti. Thero cittayamake imam pañhaṃ pucchi: Yassa cittaṃ uppajjati, na nirujjhati tassa cittaṃ nirujjissati, yassa vā pana cittaṃ nirujjhissati, nuppajjhissati tassa cittam upajjissati na nirujjhissatīti. brāhmaṇo uddhaṃ vā adho vā harituṃ asakkonto: Kinnāma bho pabbajjita idan ti āha. Buddha-manto nāmāyaṃ brāmaṇāti. Sakkā pana tam bho mayhaṃ pi dātum ti. Sakkā brāhmaṇa amhehi gahita-pabbajjaṃ gaṇhantassa datum ti. Tato brāhmaṇo mantatthāya pabbajjaṃ yāci. Thero brāhmaṇaṃ pabbājetvā upasaṃpādesi."
[16] Cf. Sāsanavaṃsa, p. 29. "Buddhabhāsite piṭakattaye mama vā paññā adhikā udāhu upajjhāyassa vā ti."
[17] Cf. Sāsanavaṃsa, p. 29. "...tvaṃ āvuso Sīhaladīpaṃ gantvā piṭakattayaṃ Sīhalabhāsakkharena likhitaṃ Māgadhabhāsakkharena likhāhi evaṃ sati ahaṃ khamissāmīti āha."
[18] Buddhaghosuppatti, p. 46.
[19] Buddhaghosuppatti edited by J. Gray, pp. 47-48. Cf. Sāsanavaṃsa edited by M. Bode, p. 29. "Buddhaghoso ca pitaraṃ micchādiṭṭhibhāvato mocetvā..."
[20] On his way to Ceylon, before he met Buddhadatta, he reached Nāgapaṭṭana. Saddhamma-Saṃgaho, J.P.T.S., 1890, p. 53. "...Nāgapaṭṭanaṃ sampāpuni."
[21] Buddhaghosuppatti, p. 49.
[22] It is recorder in the Sāsanavaṃsa (Edited by Mabel Bode, p. 31) that Buddhaghosa went to Ceylon and he enterednthe Mahāvihāra at Anurādhapura. There having listened to the Sinhalese Aṭṭhakathā and Theravāda from Thera Saṃghapāla, he said that he would prepare an aṭṭhakathā himself.
"Buddhaghosathero Sīhaladīpaṃ gantvā Anurādhapure Mahāvihāraṃ pavisitvā Saṃghapālatherassa santike saddhim Sīhalaṭṭhakathāya theravāde sutvā aṭṭhakathaṃ karissāṃīti ārocesi."
[23] Cf. Saddhamma-Saṃgaho, J.P.T.S. 1890, p .53. "...devata dve potthake tassa adāsi."
[24] Cf. Sāsanavaṃsa, p. 30.
[25] Cf. Saddhamma-Saṃgaho, J.P.T.S. 1890, p .53 "...bhikkhu-sa ṃgho tīṇipotthakāni ekato vācesi."
[26] Cf. Saddhamma-Saṃgaho, J.P.T.S. 1890, pp .53-54 "Ganthato vā akkharato vā padato vā vyañjanato vā atthato vā pubbāparavasena vā theravādādīhi vā pāḷīhi vā tīsu potthakesu aññathattaṃ nāma nāhosi."
[27] Cf. Saddhamma-Saṃgaho, J.P.T.S. 1890, pp .52-53 "Tatopaṭṭhāya so bhikkhu Buddhaghosatthero nāmāti loke pākaṭo ahosi."
[28] Buddhaghosuppatti, p. 58.
[29] According to Spence Hardy, Buddhaghosa took up his residence in the secluded Gaṅthākara Vihāra where he was occupied with the work of translating, according to the grammatical rule of the Māgadhi which is the root of all languages, the whole of the Sinhalese Aṭṭhakathās into Pāli. (A Manual of Buddhism, p. 531).
[30] Buddhaghosuppatti, p. 61.
[31] Buddhaghosuppatti, translation, p. 30.
[32] Buddhaghosuppatti, pp. 53-54.
[33] Buddhaghosuppatti, pp. 63
[34] Manual of Indian Buddhism by Kern, p. 125.
[35] Manual of Buddhism by Spense Hardy, p. 532.
[36] Indian Antiquary, Vol. XIX, 1890 (April), p. 119.
[37] Ibid, p. 119.
[38] Ibid, p. 119.
[39] Buddhism as a religion by H. Hackmann, p. 68.
[40] Pp. 65-66.
[41] The inhabitans of Cambodia are of opinion that Buddhaghosa died in their country in a great monastery named Buddhaghosa-Vihāra which is very old.
[42] "Buddhaghosuppatti, p. 66.
RƯỞNG LÃO BUDDHAGHOSA
NHÀ CHÚ GIẢI KINH ĐIỂN PÀLI
NHÀ CHÚ GIẢI KINH ĐIỂN PÀLI
Nguyên tác: The Life and work of Buddhaghosa
Tác giả: Bimala Charan Law, M.A., B.L.
Dịch giả: Tỳ Khưu Thiện Minh
suvijjo@yahoo.com
Tác giả: Bimala Charan Law, M.A., B.L.
Dịch giả: Tỳ Khưu Thiện Minh
suvijjo@yahoo.com
NXB TÔN GIÁO - 2004
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét