Từ Điển Thuật Ngữ Luật Tạng (Tỳ-kheo Giác Nguyên dịch)
Aṃsabaddhaka: Dây đeo bình bát
Akaṭayūsa: Cháo suông
Akatamallaka: Loại bàn chải dùng để gải ngứa (trong lúc bị ghẻ)
Akālacīvara: Y ngoại thời, có được sau mùa tăng y (một tháng sau ngày Tự Tứ), vị tỳ kheo chỉ được phép cất giữ tối đa một tháng, sau đó phải xả bỏ.
Akiriyato Samuṭṭhānā Āpatti: Tội bất cẩn, chẳng hạn trước khi sử dụng y mới lại quên chú nguyện. Các tội thuộc loại này chỉ được xem là bị vi phạm sau khi đối chiếu và suy luận theo luật định. Xin xem chữ Kiriyato-Samuṭṭhitā-Āpatti.
Akkanāḷa: Loại y dệt từ cuống lá Akka (Catotropis Gigantea), một loại cây được giới Bàn Môn dùng để cúng thần Shiva, tỳ kheo sử dụng sẽ bị phạm tội Tác Ác.
Aggaḷa: Sự vá khâu y áo nói chung.
Aggisālā: Hỏa Sự Phòng, nơi giữ lửa trong chùa vào mùa đông. Đức Phật cấm chư tỳ kheo đốt lửa bừa bãi trong khu cư ngụ để tránh hỏa hoạn và giữ vệ sinh, mỹ quan.
Aggaḷavaṭṭikā: Then cửa, chốt gài cửa, tỳ kheo được phép sử dụng trong am tự.
Agghasamodhānaparivāsa: Phép Huân Tội Cấm Phòng, dành cho trường hợp tỳ kheo phạm cùng lúc nhiều tội Tăng Tàn và có thời gian dài che dấu.
Agyāgāra: = Aggisālā.
Aṅgulicchinna: Người bị cụt mất ít nhất một ngón tay, không được thọ Cụ Túc Giới. Vị tỳ kheo nào tế độ cho đương sự, sẽ phạm tội Tác Ác (SM, Vl. 3).
Aṅgulimuddikā: Nhẫn, cà rá.
Acelaka: Tu sĩ phái lõa thể.
Accekacīvara: Đặc Di Y, y dư, có được ngoài mùa tăng y và nằm ngoài số y được phép sử dụng, cất giữ.
Acchakañji: Cháo trắng (gạo với nước nấu nhừ = Taṇḍulodakamaṇḍo).
Acchinnakacīvara: Lá y chỉ là một tấm vải liền, nguyên vẹn, không do nhiều điều ghép lại. Tỳ kheo không được sử dụng loại y này.
Acchinnadasācīvara: Y ca-sa có viền tua ren. Tỳ kheo không được sử dụng.
Ajinakkhipa: Tấm da thú để choàng người, tỳ kheo không được sử dụng. Kinh gọi loại khăn choàng da thú này là Titthiyadhaja (lá cờ ngoại giáo), không phải Arahattadhaja (lá cờ La Hán) như y ca-sa đúng phép.
Ajinappaveṇī: Tấm trải giường làm bằng da thú, tỳ kheo không được sử dụng.
Añjana: Thuốc nhỏ mắt. Gồm nhiều loại như Kālañ-jana, Rasañjana, Sotañjana, Geruka, Kapalla.
Añjanī: Lọ đựng thuốc nhỏ mắt, có thể được làm bằng nhiều chất liệu, nhưng tỳ kheo không được dùng thứ làm bằng quý kim hay ngà voi, sừng thú.
Añjanithavikā: Túi đựng lọ thuốc nhỏ mắt. Đức Phật cho phép vị tỳ kheo làm thêm một dây đeo cho túi thuốc này.
Añjanisalākā: Cây que dùng để lấy thuốc nhỏ mắt từ lọ. Tỳ kheo được phép dùng, chỉ tránh sử dụng loại que bằng quý kim hay ngà, sừng.
Añjanupapiṃsana: Sự chế luyện thuốc nhỏ mắt, gồm việc sử dụng một số thảo dược như trầm hương, Tagara, Kālānusāriya, Tālī-sa, Bhaddamuttaka. Đức Phật cho phép vị tỳ kheo có thể tự mình chế thuốc dùng riêng.
Aññavādaka (+ bhikkhu): Người chối quanh, khi bị cật vấn về giới luật, chỉ quanh co không đáp thẳng câu hỏi.
Aṭṭāna: Tấm ván dùng để kỳ cọ thân mình trong lúc tắm (ở bến nước). Tỳ kheo không được phép sử dụng.
Aṭṭha Garudhamma: Bát Kỉnh Pháp, tám trọng giới cùa tỳ kheo ni buổi sơ thời Phật giáo:
1) Dù đã trăm tuổi đạo vẫn phải kính lễ tỳ kheo mới tu một ngày.
2) Không đuợc nhập hạ nơi không thể gặp gỡ tỷ kheo tăng.
3) Mỗi nửa tháng phải đến làm lễ Phát Lộ dưới sự chứng minh của tỳ kheo tăng.
4) Ngày Tự Tứ phải làm lễ trước lưỡng phái tăng.
5) Tỳ kheo ni phạm tội Tăng Tàn phải trải qua 14 ngày Mānatta trước lưỡng phái tăng, không phải chỉ 6 đêm như tỷ kheo.
6) Nữ nhân nào cũng phải trải qua hai năm Học Nữ (sikkhāmānā) trước khi thọ Đại Giới trước lưỡng phái tăng.
7) Tỳ kheo ni không được vin bất cứ lý do nào để nặng lời với một tỷ kheo.
Tỷ kheo ni không thể làm việc trách cứ, giáo giới, huấn thị đối với tỷ kheo tăng (Cullavagga).
Aṭṭhapadaka: Việc mạng,vá bằng cách may chỉ ngang dọc ngay chỗ thủng, rách. Đức Phật cho phép cách vá khâu này. Tiếng Việt gọi là Mạng.
Aḍḍhakusi: Các đường đê nối liền các điều trong lá y ca sa.
Aḍḍhaduka: Việc nhổ lông ngực tạo thành hai mảng lông rời nhau, như nhiều người rậm lông ngực vẫn làm. Tỳ kheo không được phép làm việc này.
Aḍḍhapallaṅka: Tư thế bán già, xếp bằng với một chân trên (không như kiết già với cả hai bàn chân đều xếp cả lên trên).
Aḍḍhamaṇḍala: Trong lá y ca-sa gồm có nhiều ô chữ nhật lớn nhỏ ghép lại, và ô lớn được gọi là Maṇḍala, ô nhỏ được gọi là Aḍḍha-maṇḍala.
Aḍḍayoga: Kiểu nhà một mái hay hai mái xuôi, trông như con đại bàng đang rũ cánh (Supannavaṅkageha). Đức Phật cho phép tỷ kheo cất am thất, tự viện với kiến trúc này.
Atiritta (bhojana): Tàn thực, thức ăn sót lại sau bữa độ trai của tỳ kheo. Tỷ kheo chỉ nên ăn tàn thực với vài điều kiện như đó là món hợp luật nghi, chưa bị đem vất bỏ, và được trao tận tay …
Atirekacīvara: Y ca sa nằm ngoài số lượng được phép, hoặc trong trường hợp chưa chú nguyện (adhiṭ-ṭhita), chưa làm dấu (avi-kappita). Tỳ kheo nhận y này chỉ được cất giữ tối đa mười ngày, sau đó phải xả bỏ trước sự chứng minh của vị tỳ kheo khác.
Atirekapatta: Bình bát dư, cũng cần được giải quyết theo cách y dư.
Attādāna: Lời tự thú của tỳ kheo trước khi tăng chúng tụng Giới Bổn.
Athullavajjā Āpatti: Tội nhẹ, lỗi nhỏ.
Adasakanisīdana: Tọa cụ (tấm trải để ngồi) không có may viền. Tỷ Kheo không được phép sử dụng.
Adinna: Chữ này thường được hiểu theo hai nghĩa: Vật chưa được chủ nhân đem cho, hoặc vật chưa được đưa tận tay.
Aduṭṭhullā-āpatti: Tội nhỏ, gồm năm loại Trọng Tội, Ưng Đối Trị, Tác Ác, Phát Lộ và Ác Khẩu. Năm tội này còn gọi là Lahukāpatti (Khinh thiểu tội) hay Desa-nagāminī-āpatti (tội có thể giải trừ bằng lời sám hối). Riêng bốn tội Ba La Di và 13 Tăng Tàn thì gọi là Duṭ-ṭhullāpatti (Nghiệt tội) hay Garukāpatti (Đại tội), Adesanāgāminī-āpatti (tội không thể giải trừ bằng một phép sám hối đơn giản).
Adesagāmini-āpatti: Xem chữ Aduṭṭhulā-āpatti.
Adhikaraṇa: Tránh Tụng Sự, nôm na là những sự vụ mà tăng chúng phải họp mặt để cùng giải quyết. Có tất cả bốn trường hợp tranh tụng:
- Vivādādhikaraṇa: Những tranh luận giữa các tỷ kheo về giáo lý và giới luật mang tính cách biện bác học thuật.
- Anuvādādhikaraṇa: Những bàn cải mang tính phê bình cụ thể về một tỳ kheo nào đó bị xem là người phá giới (sīlavipatti), mắc tà kiến (ditthivipatti) hoặc thiếu hạnh kiểm (ācāravipatti), sống tà mạng (ājīvavipatti).
- Āpattādhikaraṇa: Những nghị luận của tăng chúng trong trường hợp xác định tội danh một tỳ kheo.
- Kiccādhikaraṇa: trường hợp tăng chúng họp bàn về các tăng sự xem phải làm gì, làm sao,..
Có tất cả bảy phép giải quyết các Tránh Sự, xin xem thêm trong Giới Bổn tỳ kheo.
Adhiṭṭhāna: Việc chú nguyện trước khi sử dụng hay xả bỏ y bát. Việc chú nguyện này sẽ không còn hiệu lực (adhiṭṭhānavija-hana) trong các trường hợp sau: y hay bát đó bị trộm lấy, hoặc được đem cho, bị mang đi nơi khác ngoài tầm sử dụng của chủ nhân, khi tỷ kheo hoàn tục, hay từ trần, hay đương sự tác ý xả bỏ, khi tỷ kheo bị thay đổi giới tính, khi phạm tội Ba La Di, khi y hay bát ấy bị hư hoại nặng.
Adhiṭṭhāna-uposatha: Phép làm lễ Phát Lộ một mình. Khi vị tỳ kheo không sống gần bạn tu, vào ngày Bố Tát chỉ việc chú nguyện câu Ajja Me Uposatho (hôm nay là ngày lễ Bố Tát của ta). Lời nguyện này cũng có giá trị như một buổi nghe tụng giới.
Anatiritta (bhojana): Thức ăn còn mới nguyên, chưa là tàn thực.
Anavajjapanñatti: Chỉ chung cho những học giới biệt chế cho tăng ni. Bản thân chúng chưa hẳn là tội xấu trong quan niệm đạo đức của xã hội. Chẳng hạn những học giới về y bát hay chuyện ăn uống.
Anavasesa-āpatti: Một tên gọi khác của tội Ba La Di. Tỳ kheo phạm vào tội này thì không còn cách nào để giải quyết và đạo nghiệp coi như kết thúc (anava-sesa). Các tội khác vẫn còn phương giải trừ (Avasesā-patti).
Anāmantacāra: Tự tại du hành, một trong năm đặc quyền của tỷ kheo trong thời gian hậu tăng y là rời khỏi trú xứ không cần báo cho bạn đồng trú biết trước.
Anārambha: Tính hợp luật của một miếng đất mà vị tỷ kheo dự tính xây dựng trú xứ.
Anāvāsa: Tính cách hay nơi chốn không thích đáng để vị tỷ kheo cư ngụ.
Aniyatā: Từ gọi chung hai trường hợp Tùy Chứng Định Tội của vi tỷ kheo. Như khi vị ấy cùng có mặt riêng lẻ với một phụ nữ trong bối cảnh thuận tiện cho việc mờ ám, nhân chứng (phải là vị thánh Sơ quả) trình tăng thế nào thì chư tỷ kheo theo đó mà định tội tỷ kheo đương sự.
Anupasampanna: Người chưa thọ Đại Giới, thuật ngữ gọi chung cho tất cả những ai không phải tỷ kheo hay tỷ kheo ni.
Anukkhepa: Vật đền bù khi trao đổi một món có giá trị. Vị tỷ kheo có thể dùng món nào đó để đền bù cho bạn tu khi trao đổi một vật dụng có giá trị hơn vật của mình đưa ra. Dĩ nhiên vật sở hữu của tỳ kheo chỉ là những gì hợp luật.
Anuppaññatti: Điều bổ chế, chi tiết bổ sung đối với một học giới chưa hoàn bị và rõ ràng.
Anuppannapaññatti: Dự Chế, những cấm chế không đợi duyên sự (hầu hết các học giới đều được cấm chế ngay sau khi xảy ra một chuyện đáng tiếc nào đó). Chẳng hạn Bát Kỉnh Pháp của tỳ kheo ni.
Anumatikappa: Một trong mười chủ trương của nhóm tỷ kheo Vajjī, cho phép thực hiện một tăng sự vội vã với hi vọng mong manh vào sự đồng thuận của những tỷ kheo chưa kịp đến họp mặt, đặt họ vào tình thế mọi sự đã rồi. Vị nào cố ý làm vậy, phạm Tác Ác.
Anumodanavatta: Nôm na là việc chúc phúc cho thí chủ sau khi thọ trai. Việc này cũng được Luật tạng cho là chuyện nên làm, nhưng không đòi hỏi tăng số. Một hay vài vị tỷ kheo được cử làm đại diện cho tăng chúng cũng được.
Anuvāta: Đường may dằn theo chiều dọc của lá y.
Anuvādādhikaraṇa: Xem chữ Adhikaraṇa.
Anuvijjaka: Vị tỷ kheo đóng vai trò luật sư được chư tăng đề cử để cật vấn ai đó trong các tăng sự.
Anuvivaṭṭa: Hai điều nằm giữa của lá y ca-sa.
Antarāmuttaka: Chữ gọi vị tỷ kheo tiếp tục ở lại trú xứ nhập hạ sau ngày Tự Tứ.
Antaravāsaka: Y nội hay hạ y của tỳ kheo.
Antarāya: Điều trở ngại hay nguy cơ, mối phương hại đối với sinh hoạt, đời sống hay cuộc tu của vị tỷ kheo nói chung. Trong đó gồm các thứ thiên tai, nhân họa, cám dỗ hoặc thử thách. Chẳng hạn mười lý do trở ngại khiến chư tăng phải lược tụng Giới Bổn trong ngày Bố Tát.
Antarāyika: Chướng duyên trong cuộc tu. Như các điều ngăn ngại khả năng chứng ngộ thượng pháp, gồm Trọng nghiệp chướng (kammantarāyika) ám chỉ năm tội đại nghịch và sách nhiễu tỷ kheo ni, Phiền não chướng (kilesantarāyika) ám chỉ cho tà kiến nguy hiểm, Ác báo chướng (vi-pākantarāyika) như mang thân đọa lạc hoặc có vấn đề về phái tính, Quan chướng (upavādantarāyika) ám chỉ việc chống báng hiền thánh, Tội chướng (ānāvī-tikkamantarāyika) chỉ cho trường hợp tỷ kheo đã phạm phải các trọng tội trong Giới Bổn.
Chướng duyên ở đây cũng có thể là một trong 13 trở ngại khiến một người không thể thọ đại giới, như mắc trọng bệnh hay có rắc rối về gia đình, xã hội, pháp luật.
Antimavatthu-ajjhāpanaka (bhikkhu): Tỷ kheo đã phạm tội Ba La Di.
Antevāsika: = Antevāsī: Học trò, đệ tử.
Antopakka(piṇḍa): Thức ăn được nấu ngay trong am thất hay tự viện, không phải từ những nơi hợp luật (kappiyabhūmi). Tỷ kheo thọ thực các món này phạm tội Tác Ác.
Antovuṭṭhaṃ(piṇḍa): Các thức ăn được cất giữ lại trong am thất hay tự viện không thông qua sự đồng ý của tăng chúng. Vị nào thọ dụng phạm Tác Ác.
Andha: Người mù bẩm sinh (một trong những hạng không được thọ đại giới).
Andhabadhira: Người vừa mù vừa điếc.
Andhamūga: Người vừa mù vừa câm.
Andhamūgabadhira: Người bị cùng lúc ba chứng mù, câm, điếc.
Anvādhika: Miếng vải nối thêm, có thể không cùng thứ vải với phần trước, trong trường hợp thiếu vải may y. Tỷ kheo được phép làm vậy.
Appaticchannamānatta: Xem hai chữ Abbhāna và Mānatta.
Apalokanakamma: Tăng sự dành cho các trường hợp triệu hồi (osārana), trục xuất (nissaraṇa), thí phát (bhandukamma),phạt Phạm đàn (brahmadaṇḍa), hay các trường hợp tương tự (kammalakkhana). Tăng sự này cần ba bận tuyên ngôn trước tăng chúng.
Apassenaphalaka: Phiến đá dựng nghiêng vào chân tường để ngăn việc sụt lún và cũng có tác dụng không để y áo phơi sát tường bị cọ quẹt dễ rách.
Apesi: Cổng rào, nhằm ngăn các loại gia súc xâm nhập tự viện.
Appaṭikamma-āpatti: Trọng tội nặng đến mức vô phương giải trừ, chỉ cho tội Ba La Di của tỷ kheo.
Appamattavissajjaka: Vị tỷ kheo có trách nhiệm phân phối các vật dụng lặt vặt (appamatta) như kim, chỉ, dao, kéo,… cho tăng. Chư tăng cần hai lần tuyên ngôn để bổ nhiệm đương sự.
Abaddhasīmā: Cương giới tự thành, tức một khu đất khi được tăng chúng chọn làm nơi tiến hành một tăng sự nào đó thì nơi này cũng lập tức có giá trị tương đương như một khu vực Sīmā đã được kiết giới bằng hai lần tuyên ngôn hẳn hoi. Trong trường hợp này, dấu mốc của khu vực sīmā không thể là bốn hòn đá tượng trưng được nữa, mà có thể là một dòng nước, một ngôi làng để làm ranh. Ba loại Sīmā sau đây cũng được kể vào trường hợp Sīmā tự thành: Gāma-sīmā, Sattabbhantarasīmā và Udakukkhepasīmā. Xin xem thêm ở ba chữ này.
Abbhāna: Phép triệu hồi, dành cho một tỷ kheo phạm tội Tăng Tàn đã trải qua 6 đêm khuất hạnh (mānatta). Tăng sự này cần đến bốn bận tuyên ngôn và phải có sự chứng minh của ít nhất hai mươi tỷ kheo thanh tịnh.
Abbhānāraha: Danh từ này dùng để gọi vị tỷ kheo đã trải qua 6 đêm khuất hạnh một cách nghiêm cẩn, là người Đáng Được Tăng Chúng Gọi Về. Nếu trong thời gian 6 đêm khuất hạnh đương sự lại tiếp tục phạm thêm một tội Tăng Tàn nữa, thì mọi sự coi như phải làm lại từ đầu. Luật tạng gọi đây là trường hợp Abbhānārahamūlāyapatikassanā, trùng phạm cấm phòng.
Amūḷhavinaya: Trường hợp tăng sự xác định tình trạng mất trí của một tỷ kheo trong lúc vi phạm các học giới để đương sự không bị cư xử như một người cố tình phá giới. Tăng sự phải được thực hiện sau khi vi tỷ kheo mất trí được hồi phục, với ba điều kiện sau: Đương sự đích thị đã từng mất trí, có tỷ kheo tố cáo đương sự vi phạm giới luật và chính đương sự xin tăng thực hiện tăng sự này.
Tăng sự này cần đến bốn bận tuyên ngôn để thỉnh ý tăng chúng. Nếu tất cả một lòng xác quyết đương sự đã có lúc mất hết tự chủ thì mọi lầm lỗi trong thời điểm đó phải được bỏ qua. Vị nào cố tình nhắc lại chuyện cũ, phạm tội Ưng Đối Trị (Pācittiya-Ba Dật Đề).
Loại tăng sự này cũng được kể vào trường hợp Anuvā-dādhikaraṇa.
Ambapāna: Nước xoài ép, một trong các loại nước tỷ kheo được uống buổi chiều.
Alajjī: Kẻ vô sĩ, chỉ hạng tỳ kheo cố tình dấu diếm tội lỗi, không sám hối hay hoàn tục.
Aḷacchinna: Người bị cụt mất ngón chân hay ngón tay cái (không được thọ đại giới).
Avakkārapātī: Thùng rác, chậu đựng thức ăn thừa.
Avandiya: Loại người không đáng nhận sự lễ bái. Bao gồm thiếu niên, tu sĩ ác giới, người chưa thọ đại giới, không thuộc nam giới (như nữ nhân hay lưỡng tính), và tỷ kheo chưa giải quyết xong tội Tăng Tàn (kể rõ thì có năm trường hợp, nhưng tựu chung chỉ một câu trên là đủ, muốn tìm hiểu thêm xin xem từng mục từ).
Avalekhanakattha: Bàn chải dùng trong nhà xí.
Avalekhanapithara: Vật đựng bàn chải chà cầu.
Avahāra: Sự lấy trộm một vật chưa được chủ cho.
Avippavāsasīmā: Khu vực Sīmā đã được kiết giới bằng hai bận tuyên ngôn, tỳ kheo sống trong đây được phép không giữ đủ tam y (lẽ ra ở nơi khác thì không thể rời tam y trước bình minh hôm sau).
Avissajjiya: ( = Avebhaṅgiya): Các thứ giáo sản của tăng chúng tuyệt đối không được tùy tiện xử lý, dù đó là tập thể hay cá nhân, gồm có nhà đất của tự viện và các thứ gia dụng lớn nhỏ khác như giường gối chăn đệm, đến cả kềm búa, cuốc xẻng, thau chậu,…
Avebhaṅgiya: = Avissajjiya
Asamādānacāro: Đặc quyền có thể không mang đủ tam y khi rời trú xứ. Đây là một trong 5 quyền lợi của một tỷ kheo trong thời gian hậu tăng y, suốt 5 tháng sau ngày Tự Tứ.
Asamānāsanika: Khi hai tỷ kheo chênh lệch nhau từ ba hạ trở lên thì không thể ngồi chung một sàng tọa. Việc không thể ngồi chung này được gọi là Bất đồng tọa. Nhưng đó là trường hợp sàng tọa nhỏ hẹp, nếu chỗ rộng rãi thì cũng có thể chia nhau mà nằm ngồi. Đây là nói về các tỷ kheo với nhau mà thôi, hạng khác thì không được phép.
Asādhāranapaññatti: Các học giới biệt chế, tức các học giới chỉ cấm chế riêng cho tỷ kheo hay tỷ kheo ni, để phân biệt với những học giới cấm chế chung cho lưỡng phái tăng.
Assattharana: Tấm trải trên lưng ngựa, tỷ kheo không được sử dụng vào bất cứ mục đích gì.
Āgantukavatta: Nói chung những bổn phận của một vị tăng khách phài ghi nhớ để hành xử khi đến chỗ khác.
Ācamanakumbhī: Lu nước trong nhà cầu, theo Luật Tạng phải luôn đầy nước và được che đậy.
Ācamanapādukā: Ghế gỗ trong nhà xí dùng để tiện việc rửa ráy.
Ācamanasarāvaka: Gáo hay ca nước trong nhà cầu, phải luôn giữ khô ráo bằng cách úp ngược.
Ācārinī: Nữ giáo thọ (của ni giới)
Ācāriya: Giáo thọ sư hay Y chỉ sư nói chung, tức tỷ kheo (phải trên năm hạ) dạy học cho vị khác nhỏ hơn mình hay cho vị nhỏ nương nhờ bằng cách thường xuyên khuyên nhắc, dạy dỗ nọ kia.
Ācāravipatti: Tên gọi chung các thứ tội nhỏ, chỉ vừa đủ làm hỏng tế hạnh của người xuất gia, bao gồm từ Trọng Tội xuống đến Ác Khẩu.
Ācinnakappa: Tạm gọi là phép Ngu Trung, một trong những quan điểm của nhóm tỷ kheo Vajjī, buộc vị tỷ kheo phải tuyệt đối tuân phục và truyền thừa trọn vẹn những răn dạy mang tính tư kiến của thầy tổ, không được nghi ngờ hay chối bỏ. Theo các vị Kiết Tập Sư thì đây là một hình thức cuồng tín lợi bất cập hại, người tu chỉ nên y cứ kinh điển (theo Culla-vagga).
Ājīvavipatti: Lối sống tà mạng bằng cách lừa mị thiên hạ.
Ānicolaka: Tấm vải lót dùng trong những ngày có tháng, dành cho ni chúng. Nam Truyền ĐTK dịch là Hoa Nguyệt Y.
Āpatti: Các thứ tội hay sự vi phạm các học giới nói chung (sẽ được trình bày rãi rác trong tập từ vựng này).
Āpattādhikarana: Xem chữ Adhikarana.
Āpatti-āvikarana: Sự thú tội của tỷ kheo đối với vị khác, báo cho biết mình đã vi phạm học giới nào đó để sám hối hoặc giải quyết.
Āpattipatikamma: Phép giải tội, có nhiều cách thức khác nhau, tùy tội nặng nhẹ, hoặc chỉ bằng một câu sám hối hay phải tổ chức tăng sự. Tỷ kheo phạm cùng tội (sabhāgāpatti) không giúp gì nhau được.
Āmaḷakavattikāpātha: Loại ghế nhiều chân nói chung.
Āmisakhāra: Loại thuốc trị bệnh làm từ cơm cháy.
Āyoga: Tọa cụ làm từ nhiều lớp vải xếp chồng nhau. Tỷ kheo vô bệnh không được dùng loại tọa cụ này. Và tỷ kheo cũng không được dùng Tăng Già Lê để lót ngồi.
Āraññaka: Tỷ kheo ẩn lâm, người chuyên sống ở rừng. Có lẽ do muốn giữ lại chút nét cổ phong, các dịch giả của Hán Tạng đôi khi không dịch chữ Ārañña, mà chỉ phiên âm. Do đó, cụm từ Tỷ Kheo Sống Nơi Lan Nhã là dịch từ chữ Āraññaka (Sans. Aranyaka) này vậy.
Āraññikavatta: Phận sự của tỷ kheo sống trong rừng.
Ārāma: Gồm hai loại hoa viên (pupphārāma vườn hoa) và thọ viên (phalā-rāma – vườn trái). Thời Phật tại thế, các tự viện thường được xây dựng trong những vườn cây (như chùa Trúc Lâm, chùa Kỳ Viên, vườn da-xà của dòng Thích Tộc, vườn xoài của lương y Jīvaka, vườn xoài của danh kỹ Ambapāli,..), như một lối ẩn lâm tại thị. Từ đó cảnh chùa thường được gọi là Già Lam, chữ phiên âm từ Phạn ngữ Ārāma (khu vườn). Tất cả cây, trái, hoa, lá,… trong các vườn cây đã được dâng cúng Tam Bảo đều là những giáo sản của chung tăng chúng mười phương, không ai có thể tùy tiện sử dụng riêng tư. Tỷ kheo ni khi chưa xin phép trước cũng không được vào những khu vườn của tăng chúng, nếu tùy tiện sẽ phạm tội Ba Dật Đề.
Ārāmavatthu: Viên trạch của chùa nói chung.
Ārāmika: Tịnh nhân, từ gọi chung những cư sĩ giúp việc trong một tự viện (chỉ là trường hợp cá biệt). Đức Phật cho phép chư tăng nuôi họ trong điều kiện có thể. Ngày xưa, vua Tần Bà Sa La (Bimbisāra) từng gửi 500 người đến phục vụ ngài Pilindavaccha. Nhóm người này đã lập thôn mà sống và làng họ ở được gọi là Pilindavacchagāma. Khu vườn của ngài trưởng lão cũng được gọi là Pilinda-vacchārāma. Cả khu vườn và ngôi làng mang tên ngài hiện nằm trong khu Bihar-shariff ở quận Nalanda, bang Bihar, Ấn Độ).
Ārāmikinī: Nữ Tịnh Nhân. Những phụ nữ giúp việc trong chùa.
Ārāmika-pesaka: Vị tỷ kheo giữ trách nhiệm điều động những người giúp việc chùa.
Ālambanabāha: Lan can lầu hay tay vịn trên cầu.
Āḷinda: Thềm nhà. Thềm trong thì gọi là Āḷinda, thềm ba hay hiên ngoài gọi là Osāraka).
Ālokasandhi: Chỉ chung cho cửa sổ hoặc lổ gió, khe thông ánh sáng.
Āvaraṇa: Nôm na là lối phạt Cấm Cửa, một trong các phép Phạm Đàn (Brahma-daṇḍa) đối với một tỷ kheo ni hay Sa Di có thái độ bất kính đối với tỷ kheo tăng. Đương sự bị cấm không cho bước vào trú xá tập thể, nếu đó là ni, còn đối với Sa Di thì bị cấm không cho về phòng riêng hay chỗ ngụ thường ngày. Trường hợp tỷ kheo thì bị cấm không được dùng cơm chung với tăng chúng.
Āvasatha: Am thất của ni giới, bắt buộc phải có cửa nẻo nghiêm cẩn, và khi rời khỏi phải báo cho bạn tu được biết, để phòng kẻ gian. Không làm vậy sẽ phạm tội Ba Dật Đề.
Trong vài trường hợp, Āvasatha còn đồng nghĩa với Āvasathāgāra, một kiểu phước xá tương đối tiện nghi ở vài địa phương, dành cho khách phương xa, người bệnh hay phụ nữ có con mọn. Ngày nay ở Ấn Độ cũng có nhà Dharma-sālā với tổ chức và mục đích tương tự.
Āvasathacīvara: ( = Ānicolaka) Tấm vải lót được ni giới sử dụng trong những ngày có kinh nguyệt. Hán dịch là Hoa Nguyệt Y. Trong hoàn cảnh khó khăn, sau khi sử dụng, đương sự phải giặt sạch để bạn tu còn dùng.
Āvasathapiṇḍa: Chỉ chung cho các thực phẩm miễn phí trong các phước xá (xem chữ Āvasatha). Tăng ni vô bệnh chỉ được đến đây nhận lãnh thực phẩm mỗi ngày một lần mà thôi, nhiều hơn sẽ bị phạm tội Ba Dật Đề.
Āvāpaka: Đãy, bị, tụng, túi lớn.
Āvāsa: Trú xứ, chỗ ở.
Āvāsakappa: Đồng Trú Biệt Sự, một trong các chủ trương trái luật của nhóm tỷ kheo Vajjī, cho phép tăng chúng được quyền chia nhiều nhóm rời rạc nhau làm tăng sự trên cùng một khu đất Sīmā.
Āvāsikavatta: Những bổn phận của tỷ kheo thường trụ tại một trú xứ.
Āviñchanachidda: Lổ khoét trên cửa để dễ dàng mở, đóng.
Āviñchanarajju: Sợi dây cột vào cửa để dể dàng mở, đóng.
Āvesanavitthaka: Cái hộp để đựng các vật dụng nhỏ gọn như kim chỉ, dao kéo. Tỷ kheo được phép dùng.
Āsandi: Trường kỷ, một kiểu ghế dài sang trọng, cao hơn tám ngón tay đức Phật (sugataṅgula). Tỷ kheo sử dụng ghế này phạm Tác Ác, tỷ kheo ni sử dụng phạm Ba Dật Đề.
Āvāsacchedikā: Thuật ngữ ám chỉ trường hợp vị tỷ kheo sau ngày Tự Tứ đã rời chỗ vừa an cư với mục đích riêng nào đó, chẳng hạn đi tìm y, và lúc ra đi đã không chuẩn bị ý tưởng quay về. Sau đó dù có giải quyết được việc riêng hay không, đương sự coi như đã tự đánh mất các đặc quyền được hưởng của một tỷ kheo sau mùa tăng y.
Āhaccapādaka (-pītha, mañca): Ghế hay giường xếp, có thể gấp lại khi cần. Vì mục đích an toàn, vị tỷ kheo không được dùng loại giường ghế này trong một căn phòng quá chật (vehāsakuṭi), không đủ rộng để xoay trở. Nếu dùng, phạm Ba Dật Đề.
Ikkāsa: Nhựa cây, đôi khi được dùng để trát vữa hay sơn ngoài am thất.
Iṇāyika: Con nợ, người chưa trả xong các món nợ vật chất nói chung (một trong các hạng người không đưọc thọ đại giới).
Itthālaṅkāra: Nữ trang nói chung. Ni giới không được sử dụng bất cứ thứ gì được người đời gọi là nữ trang.
Ukkāsika: Loại khăn tắm bằng vải được xoắn lại để tiện kỳ cọ cáu ghét. Tỷ kheo được phép sử dụng.
Ukkuṭikā-gamana: Chỉ chung hai cách đi nhón gót (chỉ bằng các ngón chân) hay chỉ dùng gót chân. Tăng ni không được đi đứng kiểu này, tội Tác Ác.
Ukkuṭikānisīdana: Cách ngồi chồm hổm, được đức Phật cho phép trong tất cả các dịp tăng sự.
Ukkhittaka (bhikkhu): Từ gọi vị tỷ kheo trong thời gian đang bị xử phạt (bằng tăng sự Ukkhepanīyakamma) do phạm các tội ngoan cố trong hành xử hay trong tri kiến.
Ukkhepanīyakamma: Nghĩa đen là Bị Bỏ Rơi, một cách xử phạt của tăng chúng đối với vị tỳ kheo nào có thái độ ngoan cố hay cố chấp cứng cõi về đời sống giới luật hay về kiến giải giáo lý. Đương sự tạm thời không được sống trung trú xá với chư tăng, hoặc không được góp mặt trong các buổi sinh hoạt tập thể của tăng chúng. Nếu vị này hoàn tục sau khi bị xử phạt, thì trước khi muốn thọ giới trở lại cũng phải bày tỏ thái độ hối lỗi về những sai phạm ngày trước của mình. Được vậy, tăng chúng mới nên chấp nhận.
Uggahitapatiggahita (piṇḍa): Vị tỷ kheo không được tự mình cầm lấy các món ăn chưa được thí chủ đưa tận tay. Khi lấy phạm tội Tác Ác, khi ăn phạm tội Ba Dật Đề. Phần thực phẩm tự tiện kia, được gọi bằng thuật ngữ Uggahita-patiggahitapiṇḍa, nghĩa đen là thức ăn Tự Trao Tự Nhận.
Uccāsayanamahāsayana: Từ gọi chung tất cả giường ghế cao rộng có trang hoàng sang trọng hay đắt giá bằng các thứ xa xỉ như vàng bạc hay da thú, lông thú. Tăng ni (và cả người thọ Bát Giới) không được nằm ngồi trên những giường ghế này. Trong trường hợp không thể có chọn lựa khác, tăng ni chỉ được ngồi mà không nằm trên đó. Tội Tác Ác.
Một chiều cao quy định chung cho sàng tọa của tăng ni là không cao hơn tám ngón tay đức Phật (sugataṅgula). Số đo này tạm thời vẫn chưa được thống nhất là bao nhiêu.
Ucchurasa: Nước mía, tăng ni được phép dùng.
Ujjhāpanaka: Việc sĩ nhục người khác bằng một cách thức chà đạp nào đó. Tỷ kheo cố ý làm nhục bạn tu sẽ phạm tội Ba Dật Đề.
Uttarattharaṇa: Khăn trải giường hay bọc ghế.
Uttarapāsaka: Lổ chốt cửa.
Uttarālumpa: Nắp nối, hình dáng như cái bình không đáy, được dùng để gắn thêm trên nồi nước nhuộm y (rajanakumbhī), để ngăn nước trào ra.
Uttarasaṅga: Thượng y, y vai trái của tăng ni. Kích thước y này không thể lớn hơn lá thượng y của Thế Tôn (tính theo bàn tay của Ngài, là dài chín gang và ngang sáu gang). Xem chữ Sugatavidatthi. Đồng thời, thượng y (một lớp) và Tăng Già Lê (từ hai lớp trở lên) của tăng ni phải có kích thước bằng nhau và cả tam y (tính luôn y nội, tức hạ y) phải cùng một màu nhuộm. Theo luật định, tăng ni đã thọ đại giới không thể thiếu một trong ba y, và khi vào khu dân cư luôn phải mang theo đầy đủ, trừ trường hợp ngoại lệ.
Uttarimanussadhamma: Pháp thượng nhân, chỉ chung cho các tầng thiền định từ Sơ Thiền và thánh trí từ Sơ Quả. Tăng ni khoe mẻ với người chưa thọ đại giới về các pháp thượng nhân mà mình thực chứng thì phạm Ba Dật Đề, nếu chưa thực chứng mà chỉ mạo nhận thì phạm tội Ba La Di, vĩnh viễn bị trục xuất khỏi giáo hội.
Udakakoṭṭhaka: Bồn chứa nước nóng, dùng trong lúc chữa bệnh (như thống phong, tê thấp). Tăng ni được phép sử dụng.
Udakaniddhamana: Ống dẫn hay máng chảy để đưa nước từ nơi này sang nơi khác.
Udakasāṭikā: Y tắm của tỳ kheo ni. Y tắm của tỷ kheo là Udakasāṭaka.
Udakukkhepasīmā: Cũng một loại cương giới (sīmā) tự thành, tức không cần đến các hòn đá làm mốc cùng hai lần tuyên ngôn xác định. Đây là khu đất được tăng chúng mặc định là khu vực tiến hành tăng sự sau khi giả định ranh giới là một dòng nước nào đó trong khoảng cách vừa đủ để một người sức lực trung bình có thể tạt nước.
Udapāna: Giếng nước.
Udapānasālā: Mái che hay túp lều dựng bên trên miệng giếng để giữ nước sạch và che mát cho người lấy nước.
Udukkhala: Cối giã gạo. tăng ni được phép sử dụng.
Udukkhalika: Lổ chốt cửa (bên dưới). Lổ chốt cửa bên trên thì gọi là Uttara-pāsaka.
Uddesa: Sự trùng tụng, tuyên đọc (như việc tụng Giới Bổn trong mỗi kỳ Bố Tát).
Uddesabhatta: Bữa ăn được cúng dường cho một số lượng nhất định các tỷ kheo do tăng chúng chỉ định.
Uddosita: Phòng chứa đồ, được đức Phật cho phép, đặc biệt ở trú xứ ni chúng.
Uddhalomī: Thảm len có sợi dài, tăng ni không được phép sử dụng. Trường hợp bất đắc dĩ có thể ngồi nhưng không được nằm. Tội Tác Ác.
Upajjhā: ( = Upajjhāya): Vị tỷ kheo làm thầy tế độ cho người khác xuất gia. Theo Luật Tạng, có rất nhiều tiêu chuẩn được đòi hỏi ở một vị thầy tế độ, nhưng điều kiện tiên quyết và tối thiểu là đương sự phải trên mười năm tu, kể từ ngày thọ đại giới. Ngoài việc chứng minh cho đệ tử thọ giới, vị thầy tế độ còn phải có trách nhiệm trực tiếp giáo dưỡng hoặc giao phó cho người mà mình tin cậy.
Upajjhāyā: ( = Upajjhāyinī): Vị tỷ kheo ni làm thầy tế độ cho người khác xuất gia. Tiêu chuẩn tối thiểu để đảm nhiệm vai trò này là phải có trên mười hai năm tu, tính từ ngày thọ đại giới. Tinh thần trách nhiệm bên ni giới phải rất lớn, ngoài việc huấn luyện đệ tử ít nhất hai năm đầu, sau đó nếu đệ tử có việc phải rời thầy thì vị thầy phải cùng đi với đệ tử một quãng đường tối thiểu là năm hoặc sáu do-tuần (hơn mười cây số).
Upajjhāyavatta: Gọi chung những trách nhiệm của vi thầy tế độ đối với đệ tử.
Upaṭṭhānasālā: Trai đường hay hội trường, nơi tăng chúng họp mặt trong các dịp sinh hoạt chung.
Upasampadā: Đại giới hay Cụ túc giới, tên gọi của giới phẩm tỷ kheo, tỷ kheo ni. Người muốn thọ giới Cụ túc phải ít nhất hai mươi tuổi đời và thật sự không vướng mắc một vấn đề nào về xã hội (trốn việc quan hay bị truy nã, nợ nần), gia đình (không phải trốn lánh cha mẹ) và sức khỏe bản thân (không phải người tàn tật hay bị trọng bệnh nan y). Tình trạng nhân thân đó phải được chính đương sự xác nhận trước tăng chúng trong lúc thọ giới.
Vị tân thọ cụ túc luôn được giáo hối vắn tắt nội dung tu học suốt đời mình sau đó, gồm bốn chuẩn bị cho đời sống vật chất (là sẵn sàng mặc y phấn tảo, ăn đồ khất thực, sống dưới gốc cây và có thể uống cả nước đái bò để trị bệnh) cùng bốn điều phải tuyệt đối tránh xa là dâm dục, trộm cướp, sát nhân và mạo nhận hiền thánh.
Những điều kiện về tình trạng nhân thân của một phụ nữ muốn thọ giới Cụ Túc kể ra có nhiều khó khăn và phức tạp hơn một nam nhân, từ sức khỏe cá nhân đến hoàn cảnh gia đình (chẳng hạn vấn đề thai nghén, con mọn). Lý do đơn giản là tình trạng xã hội thời nào cũng thường gắn liền với thân phận nữ giới một cách chặt chẽ, đôi lúc khốc liệt. Theo luật định, một trưởng lão ni (tối thiểu có từ mười hai tuổi đạo) chỉ được phép tế độ đệ tử xuất gia mỗi hai năm một lần mà thôi. Và một nữ nhân muốn thọ giới Cụ túc, trước phải trải qua hai năm Học Nữ để thực tập.
Theo Luật Tạng, kể từ buổi sơ thời Phật giáo cho đến lúc luật nghi được cấm chế hoàn bị, có tất cả tám nghi thức tiến hành lễ thọ giới Cụ Túc, càng về trước càng càng đơn giản:
- Ehibhikkhūpasampadā: Đương sự lập tức thành tựu Cụ túc giới ngay sau câu nói ngắn gọn của Đức Phật: Hãy đến đây, tỷ kheo (hay tỷ kheo ni)!
- Saraṇagamanūpasampadā: Phép thọ giới Cụ túc chỉ bằng ba biến quy mạng Tam Bảo.
- Ovādapatiggahanūpasampadā: Phép thọ Cụ túc chỉ bằng một vài câu giáo giới.
- Paññābyākaraṇūpasampadā: Thành tựu Cụ túc giới ngay sau lời tuyên bố thánh trí cùng bạn tu.
Garudhammapatiggahanūpasampadā: Thành tựu Cụ túc giới sau khi thọ trì Bát Kỉnh Pháp (trường hợp các tỷ kheo ni đầu tiên).
- Dūtenūpasampadā: Trở thành tỷ kheo ni sau khi nhận được lời nhắn của đại diện tăng ni.
- Aṭṭhavācikūpasampadā: Phép thọ Cụ túc giới thông thường của ni chúng, thông qua tám lần tuyên ngôn, tức hai lần Tứ Tác Bạch.
- Ñatticatutthakammūpasampadā: Phép thọ Cụ túc giới phổ thông của tỷ kheo, tức bốn bận tuyên ngôn trước tăng chúng.
Upassaya: Ni xá, ni viện, trú xứ của tỷ kheo ni. Tỷ kheo ni không được phép tự mình xua đuổi bạn tu khi họ đã được ni chúng chấp nhận cho cộng trú.
Upāsaka: Ưu Bà Tắc, thiện nam, nam cư sĩ trong Phật giáo. Thiện nam đầu tiên trong Phật giáo quy y Tam Bảo là thân phụ của trưởng lão Yasa.
Upāsikā: Ưu Bà Di, tín nữ, nữ cư sĩ trong Phật giáo.
Upāhana: Giày dép làm bằng các loại da thú. Lúc đầu, đức Phật không cho phép chư tăng dùng loại dép này, nhưng về sau do nhu cầu thật sự của các tỷ kheo bệnh (đầu tiên là ngài Sona Kolivisa), Thế Tôn đã tùy duyên cho phép. Giáo sư C.S Upasak đã kể khá đủ các loại giày dép được nhắc đến trong Luật Tạng, bản dịch tiếng Việt không tiện ghi đủ.
Loại dép tỷ kheo được phép dùng chỉ nên có một lớp đế, nhiều hơn sẽ bị tội Tác Ác. Nếu là dép cũ, thì trên hai lớp cũng không sao.
Tỷ kheo không được tùy tiện mang dép những nơi tôn nghiêm, vào ban đêm thì vô tội. Tỷ kheo cũng không nên mang dép đi bên cạnh thầy tổ khi các ngài đi chân trần. Lúc vào khu dân cư cũng không được mang dép, và ở tại trú xứ thì phải để dép ở nơi chốn thích hợp. Văn hóa giày dép của Ấn Độ xưa có nhiều điểm rất hợp với tinh thần Phật giáo.
Tỳ kheo ni vô bệnh không được mang dép.
Upāhanathavikā: Giỏ đựng dép, tỷ kheo được phép sử dụng, đặc biệt khi ở rừng.
Uposatha: Hán dịch là Trưởng Tịnh. Thật ra đây là một thuật ngữ đã được dùng rộng rãi tại Ấn Độ trước khi đức Phật ra đời, chỉ chung những ngày trai tịnh kiêng khem của tín đồ các tôn giáo. Sau đó, chữ này được đức Phật dùng để chỉ các ngày Bát Quan Trai của cư sĩ và hai ngày Bố Tát của tăng ni vào hôm rằm và bữa cuối tháng.
Ngoài ý nghĩa tịnh hóa giới hạnh bản thân mỗi tăng ni, nghi thức Phát Lộ hay Bố Tát còn là cơ hội để tăng ni xác định, siết chặt sự đoàn kết thông qua việc họp mặt nhau trên cùng một lễ đàn trong tự viện hay rừng sâu, sau hai lần tuyên ngôn với một chuẩn bị tối thiểu nhưng vừa có ý nghĩa tinh thần mà cũng rất thực dụng là một bầu nước sạch cùng một ngọn đèn được thắp sáng. Lễ đàn này chỉ gồm toàn các tỷ kheo thanh tịnh. Những vị đang chịu phạt và bất cứ ai chưa thọ giới Cụ Túc cũng không được tham dự tăng sự này. Ni chúng tuyệt đối không được góp mặt trong lễ Bố Tát của riêng tăng chúng. Những đối tượng bị đặt ngoài lễ Bố Tát của tăng ni được gọi chung là Vajjanī-yapuggala (người bị loại trừ).
Uposathagga: ( = Uposathāgāra): Bố Tát Đường, nơi tiến hành lễ Phát Lộ của tăng ni, có thể là một hang núi, tự viện hay một khu vườn.
Uposathapamukha: Thuật ngữ ám chỉ không gian mở rộng trong trường hợp Bố Tát Đường quá chật hẹp không chứa hết số lượng tăng chúng quá đông đảo, tăng chúng được phép ra ngoài ngồi quanh Bố Tát Đường để làm lễ Phát Lộ.
Uposathikabhatta: Bữa cơm cúng dường của cư sĩ đến tăng ni trong ngày Bố Tát.
Ubbāhika: Sự ủy nhiệm hay phó sự. Từ gọi trường hợp tăng chúng đem giao một vấn đề rắc rối cho cá nhân hay một nhóm tỷ kheo đa văn giải quyết.
Ubhatopaññatti: Những học giới được Thế Tôn cấm chế chung cho cả tăng ni.
Ubhatobyañjanaka: Người lưỡng tính, một trong những hạng người không được thọ giới Cụ Túc.
Ubhatolohitakūpadhāna: Kiểu giường sang trọng với cả khăn trải và gối kê đều tuyền một màu đỏ, được xem là vật dụng không nên dùng đối với tăng ni và người thọ giới Bát Quan.
Ummattakasammuti: Lời xác định của tăng chúng về tình trạng mất trí của một tỷ kheo nào đó, thông qua hai lần tuyên ngôn. Sau đó, trong các tăng sự được quyền không kể đến sự hiện diện của đương sự nữa.
Uḷūkapakkha: Lông cánh chim cú, vẫn được người Ấn xưa dùng làm y phục, nhưng tăng ni không được phép sử dụng.
Ussāvanatikākappiyabhū-mikuṭi: Một trong bốn loại nhà kho được phép sử dụng để cất giữ vật dụng của chư tăng.
Ekatopaññatti: Những học giới Biệt Chế, chỉ được ban hành cho riêng tăng hay ni chúng.
Ekantalomī: Nói chung các loại thảm hay khăn trải có lông ở cả hai mặt, tăng ni không được phép sử dụng.
Eḷakapādaka-pīṭha: Ghế đẩu, tỷ kheo được phép dùng.
Okāsa: Lời thỏa thuận; Lời đề nghị; cơ hội.
Okkhittacakkhu: Sự ngó xuống. Tăng ni lúc vào chỗ dân cư không nên ngó dáo dác, hay dõi mắt nhìn quá khoảng cách ” một lưỡi cày”.
Ottharaka: Bộ phận lược nước cỡ lớn, dùng ở các hồ ao.
Onaddhapītha: Ghế có nệm, tỷ kheo được dùng loại đơn giản nhất.
Onaddhamañca: Giường nệm, tăng ni được phép dùng loại đơn giản nhất.
Omasavāda: Lời hạ nhục với nội dung bêu riếu hay kẻ vạch, châm biếm. Tỷ kheo hạ nhục bạn tu sẽ bị phạm Ba Dật Đề.
Ovaṭṭika: Vòng xuyến đeo tay; Sự khâu, vá , mạng.
Ovāda: Sự giáo hối, lời giáo huấn.
Ovādaṭhapana: Sự bỏ mặc. Một hình thức xử phạt tỷ kheo ni bất kính tỷ kheo. Sau khi bị cấm vào tăng viện, nếu đương sự tiếp tục không biết lỗi thì tiếp theo phải bị xử phạt bằng cách không vị nào khuyên nhắc, dạy dỗ đương sự nữa.
Osāraka: Hiên ngoài, hay hành lang của am thất.
Osāraṇā: Sự tiếp nhận hay mời gọi, thuật ngữ ám chỉ việc tăng chúng chứng minh cho một người thọ giới Cụ túc. Từ này cũng chỉ việc chư tăng xá tội cho một tỷ kheo đã hết hạn bị phạt (bằng các hình thức Tajjanīya, Pabbājanīya, Niyassa, Ukkhepanīya – xem thêm ở các mục từ này).
Kañcuka: Áo khoát ngoài, áo choàng dài (tiếng Anh trong nguyên tác là Jacket or long mantle). Tăng ni không được phép dùng (Mv. trang 321, Cv trang 388).
Katacchuparissāvana: Dụng cụ lọc nước.
Kaṭākaṭa: Cháo đậu xanh.
Kaṭissa: Khăn trải giường bằng lụa có thêu thùa và kim tuyến. Tăng ni không được sử dụng.
Kaṭisuttaka: Dây thắt lưng dùng như một thứ trang sức, tỷ kheo kheo không được sử dụng. Thuật ngữ này cũng được dùng để gọi sợi dây đeo băng vải dùng trong ngày kinh nguyệt, tỷ kheo ni được phép dùng. Sau những ngày đó, nếu dùng sẽ phạm tội Tác Ác.
Kaṭhina: Nghĩa đen là khung gỗ để căng vải may y. Tỷ kheo được phép sử dụng (Cullavagga trang 205).
Ở một nghĩa chuyên biệt khác, đây là tên gọi một tăng sự được tổ chức sau ngày Tự Tứ, lúc các tỷ kheo vừa trải qua ba tháng an cư kiết hạ. Tăng chúng sẽ chọn ra một nhân tuyển thích hợp để đại diện chư tăng thọ y. Đó có thể là vị tỷ kheo đang cần y mới để thay đổi y cũ đã rách nát, hoặc một vị trưởng lão nào đó. Nghi thức chỉ định nhân tuyển là hai lần tuyên ngôn. Nếu thí chủ chỉ dâng vải suông, chưa may thành y, thì vị tỷ kheo nhận y (thường với sự giúp đỡ của huynh đệ) sẽ phải tự tay may lấy một trong ba y, đặc biệt y nào được xem là cấp thiết nhất lúc đó, để dùng ngay trong tăng sự thọ y.
Tỷ kheo thọ y ngoài việc được nhận y mới, còn được những đặc quyền khác (kaṭhiṇānisamsa),như trong 5 tháng sau đó có thể đi khỏi trú xứ không cần thông báo cho bạn tu, được phép không mang đủ tam y cách đêm nếu thấy bất tiện,… Xin xem ở các mục từ Anāmantacāro, Asamā-dānacāro, Gaṇabhojana, Adhiṭṭhāna, Vikappana.
Tam y hoặc vải may y được dâng cho tăng sự Kaṭhina có thể là của cư sĩ hoặc một cá nhân tăng ni nào đó cúng dường, đôi lúc đó chỉ là một miếng vải lượm từ chỗ bất tịnh và đã được giặt sạch, nhưng quan trọng là không thể nằm trong các trường hợp sau: Y hay vải do mình gợi ý cho thí chủ (animittakena), do mình trực tiếp đề nghị (aparikathākatena), y hay vải tạm mượn để sau tăng sự phải trả lại (akukku-katena), vải chưa được chuẩn bị đúng mức như giặt hay nhuộm màu để không thể sẳn sàng sử dụng sau tăng sự trong vòng một ngày, nghĩa là phải trải qua thời gian Cất Giữ (asanni-dhikatena), y hay vải có được từ một tỷ kheo phạm Xả Ba Dật Đề (nissaggiya-cīvara). Tóm lại, y hay vải dùng trong tăng sự Kaṭhina phải được chuẩn bị đàng hoàng (kappakata) để có thể sử dụng chậm lắm cũng một ngày sau đó.
Có một số trường hợp tỷ kheo không thể là nhân tuyển thích hợp cho việc thọ y Kaṭhina, như đương sự không biết gì về những việc phaûi làm trước khi thọ y (pubbakaraṇa), không biết làm gì với y cũ (pac-cuddhāra), không biết cách chú nguyện y mới (adhiṭṭhāna), không biết thế nào là làm hỏng quả báo tăng y Kaṭhina (uddhāra), không biết những ràng buộc về y và trú xứ liên quan đến Kaṭhina (palibodha), không biết gì về năm đặc quyền của một vị thọ y Kathina (kaṭhi-nānisaṃsa).
Một tăng sự Kaṭhina có thể không thành tựu vì một trong các lý do sau:
- Vatthuvipanna: y hay vải trong lễ thọ y không hợp luật nghi (kappiya).
- Kālavipanna: Y hay vải Kaṭhina không được dâng kịp thời, một ngày sau đó cũng bị xem là quá trễ.
- Karanavipanna: Vải dâng Kaṭhina chưa kịp may thành một y nào trong ba y để có thể làm tăng sự Kaṭhina.
Vị tỷ kheo thọ y có thể bị mất năm đặc quyền hậu tăng y trong một số trường hợp, xin xem chữ Kaṭhina-uddhāra.
Kaṭhina-attharana: Thuật ngữ chỉ chung việc tỷ kheo may và thọ y Kaṭhina. Nghĩa đen là Trải Vải (hay y) Lên Khung May.
Kaṭhina-uddhāra: Nghĩa nôm na là trường hợp ý nghĩa hay quả báo tăng y bị hỏng, do các nguyên nhân sau:
- Pakkamantikā: Tỷ kheo rời chỗ vừa an cư để tìm thêm y và không có ý quay về nữa.
- Niṭṭhānantikā: Tỷ kheo lúc ra đi tìm y có ý quay về, nhưng sau đó không về được.
- Sanniṭṭhānantika: Tỷ kheo lúc đi tìm y không có ý về lại, và sau đó cũng không quay lui.
- Nāsanantikā: Ngay sau lễ Kaṭhina, tỷ kheo cố ý đi tìm một lá y ngoài y Kaṭhina và không quay về trú xứ nữa, ý nghĩa tăng y của lá y vừa thọ cũng tự mất.
- Sāvanantikā: Tỷ kheo rời trú xứ để tìm y ngoài y Kaṭhina với ý sẽ quay lại, nhưng sau đó chưa về đến nơi thì tăng chúng đã tuyên bố đương sự không còn được hưởng các đặc quyền Kaṭhina nữa.
- Āsāvacchedikā: Tỷ kheo rời trú xứ để tìm y, nhưng không tìm được.
- Sīmātikkantikā: Chỉ cần rời khỏi chỗ nhập hạ quá một ngày sau lễ Kaṭhina, tỷ kheo đã làm hỏng ý nghĩa tăng y.
- Sahubbhāra: Tỷ kheo có đi và có về trong một ngày, nhưng tự ý nhường lại cho vị khác được hưởng quả báo tăng y.
Cũng có trường hợp tăng chúng xét lại rồi thay đổi nhân tuyển được hưởng quả báo tăng y bằng hai bận tuyên ngôn, thuật ngữ gọi trường hợp này là Antarā-ubbhāra (thay ngựa giữa dòng).
Kaṭhina-ubbhāra: = Kaṭhina-uddhāra.
Kaṭhinadussa: Vải được chuẩn bị để may y Kaṭhina. Xem chữ Kaṭhina.
Kaṭhinapalibodha: Những ràng buộc của tỷ kheo thọ y Kaṭhina, gồm hai việc: Có đi đâu cũng phải quay về nơi mình vừa thọ y hôm trước và phải may xong một trong ba y ngay trong ngày nhận vải Kaṭhina.
Kaṭhinamaṇḍapa: = Kaṭhi-nasālā.
Kaṭhinarajju: Sợi dây ràng trên khung vải may y Kaṭhina.
Kaṭhinasālā: Căn phòng được chọn làm nơi may y Kaṭhina, nhưng không thể là nơi cử hành tăng sự thọ y.
Kaṇṭhasuttaka: Một loại dây chuyền đeo cổ.
Kaṇḍaracchinna: Người đã bị cắt nhượng chân, gân chân bị cắt. Không được thọ đại giới.
Kaṇḍupaticchādi: Y rịt ghẻ, tấm vải dùng quấn bó những chỗ lở lói hay trầy sướt do các bệnh ngoài da. Là một trong chín loại y tỷ kheo được phép dùng.
Kaṇḍūsaka: Dấu mực tạm thời trên mảnh vải đang may y, đức Phật dạy nên làm vậy để khi may xong tấm y vẫn được giữ sạch. Các thợ may thời nay vẫn dùng một loại phấn màu (sờ như sáp) để đánh dấu vải may, vết mực này sau đó có thể tự mất sau một lần giặt.
Kaṇṇacchinna: Người đã bị cắt mất vành tai, không được thọ đại giới.
Kaṇṇanāsacchinna: Người bị xẻo mất cả tai và mũi, không được thọ đại giới.
Kaṇṇamalaharaṇī: Đồ ráy tai nói chung. Tăng ni được phép dùng nhưng cấm sử dụng các vật liệu quý như vàng bạc.
Kaṇṇasuttaka: Những sợi dây căng y sau khi nhuộm, bằng cách cột vào bốn góc của lá y.
Kataka: Bàn chải chà chân có hình dáng cầu kỳ (chẳng hạn hình hạt sen úp). Tỷ kheo không được phép dùng.
Kadalīmigapavarapaccat-tharana: Một loại khăn trải giường làm bằng da nai, thường được may cặp với vải trắng. Tỷ kheo không được dùng.
Kapisīsaka: Lổ chốt cửa.
Kappiyakāraka: Những cư sĩ chuyên lo việc chuẩn hóa các món vật dụng hay thực phẩm để chư tỷ kheo có thể dùng (chẳng hạn lấy ra các hột từ trái cây hoặc dùng dao tạo một vết cắt tượng trưng).
Kappiyabhūmi: Nhà kho hay phòng chứa dành cất giữ các món thực phẩm hay thuốc men được dâng chung tăng chúng. Trong nguyên tác Anh ngữ có kể rõ các loại nhà kho ở tự viện. Nhưng kể gọn thì gồm hai loại nhà kho chuyên dụng và nhà kho do tăng chúng tạm thời chỉ định.
Kabalikā: Một loại thuốc dán làm từ bột, dùng dán lên các vết thương.
Kambala: Hán dịch là Mao Chức Y, chỉ chung các loại chăn mền bằng len. Tỷ kheo được phép dùng.
Kamma: Tên gọi chung các tăng sự.
Karakaṭaka: Bộ phận quay hay kéo gàu được gắn trên các giếng nước. Tỷ kheo được phép dùng.
Kalābuka: Loại thắt lưng có nhiều cọng, tỷ kheo bị cấm dùng.
Kalimbaka: = Kalimbhaka: Bất cứ vật gì được dùng để làm dấu trên mảnh vải đang may, đôi khi là một cọng lá dừa.
Kavāṭa: Cánh cửa.
Kasāvodaka: Chỉ chung các loại thuốc nước dùng rữa vết thương.
Kasāvabhesajja: Thuốc giúp se mặt vết thương, thường làm từ cây cỏ.
Kasāhata: Người bị hình phạt đánh đòn (person has been flogged), không được thọ đại giới.
Kākuḍḍepaka: Khu Ô Sa Di, cậu bé xuất gia ở lứa tuổi đủ khôn có thể xua đuổi được một bầy quạ.
Kāṇa: Người bị chột mắt, không thể thọ đại giới.
Kāyūra: = Keyūra: Loại vòng trang sức được đeo bên trên cùi chỏ.
Kāyabandhana: Dây thắt lưng của tỷ kheo, để giữ chặt y nội. Theo luật định, thắt lưng này chỉ được đơn giản là một sợi dây buộc, nhìn như đuôi con heo (sūkarantaka), không được cầu kỳ hay màu mè.
Kārabhedaka(cora): Tội nhân vượt ngục, không được thọ đại giới.
Kālacīvara: Y hay vải may y nhận được trong mùa tăng y Kaṭhina, suốt một tháng sau ngày Tự Tứ.
Kāsāya: = Kāsāva: Nghĩa đen là tấm vải màu dà, một màu phổ biến được các du sĩ khất thực ở Ấn Độ xưa sử dụng. Về sau đức Phật đã dùng chữ này để gọi chung y áo của tăng ni đệ tử Ngài. Đây là chữ gốc để phiên âm ra chữ Ca-sa.
Kiccādhikaraṇa: Xem chữ Adhikaraṇa.
Kiṇṇa: Dầu để bôi trơn kim may và cũng để chống sét gỉ.
Kiriyatosamuṭṭhitā-āpatti: Tội Tức Phạm. Chỉ các tội bị xem là phạm lập tức ngay lúc hành động hoàn tất, không thông qua một giai đoạn nào khác. Như tội Ba La Di.
Kiriyākiriyatosamuṭṭhitā-āpatti: Từ chỉ chung các tội trong Luật tạng.
Kukkusa: Cám gạo đỏ. Ni chúng được dùng trong lúc tắm rữa.
Kuṭī: Ni am, tăng liêu, tịnh thất nói chung. Tăng ni muốn làm trú xứ phải thỉnh ý tập thể, không được tùy tiện.
Kuṭhārī: Búa, rìu nói chung.
Kuṇī: Người bị dị tật ở chân tay (Theo Samantapās. trang 1085: Kuṇīti hattha-kuṇī và pādakuṇī và aṅgu-likuṇī và. Yassa etesu hat-thādīsu yaṃ kiñci vaṅkaṃ paññāyati so kuṇī nāma), không được thọ đại giới. Nếu đã dĩ lỡ thì giới phẩm vẫn thành tựu nhưng thầy tế độ và yết-ma sư phạm tội Tác Ác.
Kuttaka: Thảm hay khăn trải cỡ lớn được làm bằng len. Tăng ni không được dùng. Chữ này cũng có nghĩa là kẻ dối trá, giả hiệu, đội lốt.
Kudāla: = Kuddāla: Cây cuốc (nông cụ).
Kumbhakārikakuṭikā: Kiểu nhà đúc bằng đất nung liền khối (trước hết được đắp bằng đất thó rồi sau đó chất củi nung chín theo cách làm đồ gốm). Tăng ni không được sử dụng am thất loại này. Tội Tác Ác.
Kuruvindakasuttī: Loại bột tắm làm từ đá xay nát và được đánh sợi để dùng kỳ cọ lúc tắm. Tăng ni không được dùng.
Kulaṇkapādaka: Cột chống tường, tăng ni được phép dùng.
Kuladūsaka: Từ gọi những tăng ni có hành vi khiến cư sĩ mất niềm tin.
Kuladūsana: Chỉ chung những việc tà mạng để kiếm sống, bằng các hình thức không hợp luật, khiến cư sĩ mất niềm tin nơi Tam Bảo. Nếu được tăng ni khuyên can qua ba lần vẫn không sửa đổi, đương sự phạm tội Tăng Tàn.
Kuḷīrapādakapītha, mañca: Ghế hay giường bằng gỗ có chạm trổ bên dưới. tỷ kheo được phép sử dụng.
Kulūpaka: Từ gọi vị tỷ kheo thân thiết của một gia đình nào đó, ở möùc độ hợp luật.
Kulūpikā: Tỷ kheo ni được sự ái kính đặc biệt của gia đình cư sĩ nào đó.
Kusacīra: Y áo làm bằng cỏ Kusa, ngoại đạo vẫn dùng, nhưng tỷ kheo không được phép.
Kusapāta: Việc rút thăm để xem tỷ kheo nào sẽ được nhận món cúng dường, trong trường hợp người đông vật ít hay giá trị các món chênh lệch nhau.
Kusi: Đường biên ngoài cùng trên lá y.
Kesakambala: Chăn mền làm bằng tóc người, tỷ kheo không được sử dụng.
Koccha: Ghế ngồi làm bằng cọng thảo mộc, hình dáng như cái trống. Tỷ kheo được dùng. Chữ này cũng chỉ chung cho loại lược hay bàn chải làm bằng cỏ sắc. Tỷ kheo không được dùng.
Kojava: Tấm trải hay thảm có lông dài, tỷ kheo được phép dùng.
Koṭṭhaka: Cánh cổng có mái vòm bên trên, chùa Kỳ Viên của ông Cấp Cô Độc xưa đã xây cổng này.
Chữ này cũng để gọi kho chứa đồ trong chùa.
Koseyya: Thảm hay tấm trải bằng lụa có thêu chỉ vàng. Tăng ni không được sử dụng. Chữ này còn nghĩa thứ hai là vải lụa (silken cloth), tăng ni được phép dùng.
Koseyyapavara: Một loại áo khoát bằng lụa, tỷ kheo được phép dùng.
Khajja: = Khādanīya.
Khajjabhājaka: Vị tỷ kheo có trách nhiệm phân phối thức ăn trong tăng chúng, phải được đề cử bằng hai bận tuyên ngôn.
Khañja: Người què chân, không được phép thọ đại giới. Nhưng nếu đã dĩ lỡ, thì giới phẩm của đương sự vẫn thành tựu, có điều thầy tổ phải bị Tác Ác.
Khandharajana: Thuốc nhuộm y làm từ vỏ cây.
Khamāpanā: Lời sám hối, sự xin lỗi.
Khambhataka: Thế đứng hay ngồi chống nạnh. Tăng ni không được như vậy khi vào khu dân cư. Tội Tác Ác.
Khādanīya: Chỉ chung mười hai loại thực phẩm sau: Mūlakhādanīya (làm từ gốc cây), Kandakhāda-nīya (từ củ thảo mộc), Mulālakhādanīya (từ rễ thảo mộc), Matthakakhādanīya (từ đọt non), Khandhakhādanīya (từ thân thảo mộc, như mía), tacakhādanīya (từ cọng, nhành thảo mộc), Pattakhādanīya (từ lá cây), Pupphakhādanīya (từ bông hoa), Phalakhādanīya (từ trái), Atthikhādanīya (từ hột), Piṭṭhakhādanīya (từ bột thực vật), Niyyāsa-khādanīya (từ nhựa cây). Xem thêm chữ Bhojana hay Bhojanīya.
Khiyyanaka: Lối nói sĩ nhục hay mỉa mai một cách bóng gió. Tăng ni mỉa mai bóng gió bạn tu thì phạm tội Ba Dật Đề.
Khujja: Người gù, người bị tật khòm lưng. Hạng này không được thọ đại giới, nhưng trong trường hợp dĩ lỡ thì giới phẩm vẫn thành tựu, chỉ riêng thầy tổ thì phạm Tác Ác.
Khurasilā: Đá mài dao, tỷ kheo được phép dùng.
Khurasipāṭikā: Hộp hay túi đựng dao cạo, tỷ kheo đưọc dùng.
Kheḷamallaka: Cái ống nhổ, tỷ kheo được phép dùng.
Khoma: Loại vải làm từ vỏ cây, như vải gai chẳng hạn. Tỷ kheo dùng được.
Gaṇa: Thuật ngữ chỉ số lượng tỷ kheo dưới bốn vị, trừ trường hợp trong lễ Tự Tứ (vì nếu trừ ra vị tuyên ngôn số còn lại cũng chỉ có 3). Chữ này có lúc mang nghĩa Hội Đồng, Cộng Đồng, Đại Chúng, Xã Hội. Giáo hội ni bộ thỉnh thoảng cũng được gọi bằng chữ này.
Gaṇa-uposatha: Lễ Bố Tát chỉ có hai hoặc ba tỷ kheo.
Gaṇa-pavāraṇā: Lễ Tự Tứ có bốn vị trở xuống, năm vi trở lên phải dùng chữ Sangha thay thế Gaṇa.
Gaṇabhojana: Bữa cơm cúng dường có được từ sự gợi ý hay kêu gọi của tỷ kheo nào đó cho một nhóm kể luôn mình. Kiểu trai đàn này không đúng luật. Đức Phật chỉ cho phép trong một số trường hợp như lúc bệnh (gilāna-samaya), mùa dâng y (cīvaradāna-samaya), lúc may y (cīvarakāra-samaya), trên những chuyến du hành xa (addhā-nagamana-samaya), lúc đi đường thủy (nāvābhirulha-samaya), lúc tăng chúng có việc tụ hội đông đảo và gặp khó khăn về thực phẩm (mahā-samaya), lúc được các tu sĩ ngoại giáo mời thỉnh (samaṇabhatta-samaya).
Ganthika: = Ganthī: Nút gài nằm ở góc y vai trái hay Tăng Già Lê, để giữ y không sút tuột. Có thể nhìn thấy loại nút này trên y áo được may từ các xứ Thái Lan và Miến Điện.
Ganthiphalaka: Chỗ cài nút trên y, xem chữ trên.
Gandhabbahatthaka: Loại bàn chải có hình dáng bàn tay, dùng trong lúc tắm rữa. Tỷ kheo không được phép dùng.
Gamikavatta: Những bổn phận của một tỷ kheo sắp rời trú xứ để đi xa. Đại để gồm các việc an bày ổn thỏa những vật dụng vào chỗ an toàn, để ý những chỗ cần sửa chữa trong trú xá, báo tin cho huynh đệ biết mình sắp rời khỏi,..
Garukāpatti: Chỉ cho hai tội Ba La Di và Tăng Tàn, hai loại tội nghiêm trọng nhất của tỷ kheo.
Galagaṇḍī: Người bị buớu cổ, không được thọ đại giới. Nếu đã dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu, nhưng người tế độ bị tội Tác Ác.
Gahapatikappiyabhūmi-kuṭi: Một trong bốn loại nhà kho được Phật cho phép để cất giữ vật dụng của chư tăng.
Gāmantarakappa: Thặng Lộc, một trong các quan điểm giới luật do nhóm tỷ kheo Vajjī chủ trương, cho phép tỷ kheo sau khi dùng bữa xong có thể nhận thêm thực phẩm mới nếu được dâng cúng ở chỗ khác, ngoài địa điểm (làng, phố) vừa thọ thực xong.
Gāmasīmā: Loại Sīmā lấy làng hay phố làm ranh giới tạm thời, có thể dùng cho các loại tăng sự như Bố Tát, không cần đá làm mốc hay hai bận tuyên ngôn, nên được xếp vào Abaddhasīmā (chỉ chung những sīmā không cần đủ nghi thức).
Giraggasamajjā: Một loại lễ hội dã ngoại, có ăn uống ca múa tập thể, thường được tổ chức ngoài trời, đặc biệt tận dụng địa thế núi đồi. Tăng ni không được tham dự, Tỷ kheo tội Tác Ác, tỷ kheo ni tội Ba Dật Đề.
Gilānupatthaka: Tỷ kheo nuôi bệnh bạn tu. Đức Phật từng tán thán những tấm lòng như vậy: Yo bhikkhave gilānaṃ upaṭ-ṭhaheyya so maṃ upaṭṭhaheyya (này các tỷ kheo, vị nào chăm sóc bạn tu bị bệnh cũng là đang chăm sóc ta vậy)- Mahāvagga trang 317.
Gihinivattha: Các loại thế phục thuộc hạ y nói chung (như quần, váy, xà-rông), tỷ kheo không được sử dụng.
Gihipāruta: Các loại thế phục thuộc thượng y nói chung, như các thứ áo choàng khoát phổ biến trong xã hội. Tỷ kheo không được dùng.
Gīveyyaka: Trong lá y vai trái của tỳ kheo có một chỗ khi đắp y luôn nằm sau cổ, từ này dùng gọi điểm ấy.
Guṇaka: Chỗ vải được may dậm nhiều lớp chồng nhau cho cứng, chẳng hạn trên dây thắt lưng của tỷ kheo.
Guḷa: Loại bọt sệt nổi lên trên mặt nồi nấu đường mía, tỷ kheo dùng được. Nếu pha loãng với nước có thể uống buổi chiều.
Guḷodaka: Loại nước uống pha bằng bọt đường mía.
Guhā: Hang động nói chung, một trong các loại trú xứ hợp luật của tỷ kheo.
Gūḷhakasalākaggāho: Phép bỏ thăm kín, trong trường hợp một hội chúng có ác tăng nhiều hơn chơn tăng. (Alajjisaññāya parisā-ya gūlhako salākaggāho kātabbo Samantapās. Trang 1278, Cul. Trang 184).
Gerukaparikamma: Việc sơn đỏ vách nhà bằng vôi đỏ, hợp luật.
Goghaṃsikā: Thanh tre hay gỗ dùng làm trục lăn lúc may y.
Gonaka: Thảm lông dài, tỷ kheo có thể ngồi nhưng không thể nằm lên.
Gonisīdaka-kappiyabhūmi-kuti: Một trong bốn loại nhà kho hợp luật trong tự viện, không có rào che quanh.
Gorasa: Chỉ chung các sản phẩm chế biến từ sữa, như bơ hay sữa đông, sữa chua …
Golomika: Cách để râu mọc rậm dưới cằm, vẫn gọi là râu chòm. Tỷ kheo dĩ nhiên không được phép.
Ghaṭika: Bầu hay bình nhỏ.
Ghaṭikā: Chốt gài hay then cửa bằng gỗ, tỷ kheo được phép dùng.
Ghaṭikaṭāha: Tô chén bằng đất nung thường được dùng để ăn cơm hay uống nước, tỷ kheo không được dùng thay bình bát.
Gharadinnakābādha: Chứng bệnh sinh ra từ việc uống nhầm thuốc kích dục, bộ Sớ Giải Samantapāsādikā giải thích là Vasīkaraṇapānakasamuṭṭhitaroga, bệnh sinh từ thức uống tăng lực của đàn ông. Trong trường hợp này, Luật Tạng (Mv.p.225) dạy tỷ kheo nên uống nước bùn giữa các luống cày để kềm chế sự phát tác. Xem chữ Sitāloḷi.
Cakkabheda: Một chữ thỉnh thoảng được dùng chung với từ Saṅghabheda để chỉ việc ly gián hay lũng đoạn tăng chúng, nghĩa đen là làm gãy vỡ Pháp Luân hay bánh xe Chánh Pháp.
Cakkavaṭṭaka: Đồ quay giếng, được lắp đặt trên miệng giếng để thả gàu lấy nước.
Caṅkama: Lối đi hay nền đất dùng cho việc thiền hành, kinh hành. Ngoài ý nghĩa tu tập,Thế Tôn còn đặc biệt lưu ý đến công phu kinh hành đối với các tỷ kheo bệnh hoạn cần vận động cơ thể (Cullavag. 208-209). Cũng theo Cullavagga, lối kinh hành nên có một đường biên hay gờ nổi để thêm an toàn (Pāli gọi là Caṅkama-vedikā). Lối kinh hành cũng nên có mái che bên trên để thích nghi trong mọi lúc nắng mưa, đêm ngày (Pāli gọi là Caṅkamasālā). Ta có thể tạm thời hình dung mô hình này qua các hành lang có mái ở Tô Châu, Hàng Châu (Trung Quốc).
Caṅkamavedikā: Xem chữ Caṅkama.
Cankamasālā: Xem chữ Cankama.
Catukaṇṇaka: Bất cứ loại trang phục nào sau khi mặc vào tươm tất lại để lộ các chéo góc (chẳng hạn các vạt áo, chéo quần), đều không hợp luật.
Catumahāpadesa: Xưa nay vẫn được gọi là bốn pháp Dung Hòa, chữ dịch sát nên là Đại Cứ Pháp, tức những điểm y cứ mà tỷ kheo cần đối chiếu để hành xử trong những tình huống không được nhắc đến trong Luật Tạng:
- Những điều chưa bị luật cấm nhưng xét ra không thuận ứng tinh thần Phật Pháp, tỷ kheo không nên làm.
- Những điều chưa bị ngăn cấm và cũng không chống trái tinh thần Phật Pháp, tỷ kheo được phép tùy duyên linh động.
- Những điều chưa được cho phép và xét ra cũng không thuận ứng tinh thần Phật Pháp, tỷ kheo nên tránh.
- Những điều chưa được cho phép, nhưng không chống trái tinh thần Phật Pháp, tỷ kheo có thể tùy duyên linh động. (Mv.263-4).
Caturassaka: Lối để râu hai chòm, trông vào như có bốn cạnh vuông.
Candanikā: Hồ nước để tắm rữa, tỷ kheo có thể xây bờ đá và làm thềm chung quanh.
Cammakhaṇḍa: Gàu nước làm bằng da, tỷ kheo được dùng. Chữ này cũng để gọi một loại thảm bằng da mãnh thú, tỷ kheo không được dùng. Thảm da dê hay da huơu nai thì tỷ kheo sống ở Nam Ấn (Majjhimā-desa) được dùng. Địa danh này phải chăng cũng chỉ chung cho những địa phương có nền kinh tế phát triển?
Cāmarivījanī: Loại quạt làm bằng lông đuôi của bò Yak (một loại bò trong vùng Hi Mã Lạp Sơn, nay có thể gặp ở Tây Tạng). Tỷ kheo không được dùng loại quạt này.
Cārikā: Các cuộc du hành hay bộ hành của tăng ni, kể cả Đức Phật, vào chín tháng ngoài mùa an cư trú mưa.
Cittaka: Thảm len có thêu thùa và trang trí hoa văn. Tăng ni không dùng được.
Cimilikā: = Cilimikā: Một loại thảm hoặc chiếu dùng trải trên sàn nhà, đôi khi chỉ kết bằng những giẻ rách. Tăng ni dùng được.
Cīvara: Từ gọi chung chín loại y trang của tăng ni Phật giáo theo Luật Tạng Pāli, có thể được làm từ các loại vải như bông (khoma), đay (sāna), lụa (bhaṅga) do thí chủ dâng cúng hoặc được tỷ kheo tận dụng từ những mảnh vải bị quăng bỏ. Chín loại y trang đó là: Tăng Già Lê (saṅghāṭi) có thể có đến 4 lớp, thượng y hay y vai trái (uttarasanga) cùng với hạ y hay y nội (anta-ravāsaka) đều có thể may hai lớp, y tắm mưa (vassika-sāṭika), y rịt ghẻ (kaṇḍupaticchādi), tọa cụ (nisīdana), khăn trải giường hay bọc ghế (paccattharana), khăn lau gồm khăn tay và khăn tắm nói chung (mukhapuñchana), khăn lọc nước (parikkhāracoḷaka).
Y của tăng ni không được lớn hơn y đức Phật (vốn bề ngang sáu gang tay của Ngài và dài chín gang). Trong Khuddakasikkhā cũng có quy định về kích thước tối thiểu của Tăng-già-lê và y vai trái mà tăng ni được phép sử dụng. Xin xem chữ Saṅghāṭi.
Về hình thức giống miếng ruộng của lá y, kinh ghi duyên sự bắt đầu từ một lần nhìn thấy miếng ruộng ở Dakkhiṇagiri (thuộc xứ Magadha), đức Phật đã gợi ý cho ngài Ānanda theo đó may một lá y làm mẫu cho chư tăng về sau. Số điều (tức ô vuông hay chữ nhật nằm dọc theo chiều dài lá y) tối thiểu là năm và tối đa có thể lên đến chín, tùy điều kiện.
Trong Luật Tạng có đủ thuật ngữ gọi tên từng vị trí khác nhau trên lá y của tăng ni như sau: Đường biên ngoài cùng bao quanh lá y gọi là Kusi, cặp điều giữa y là Vivaṭṭa, hai cặp điều hai bên là Anuvivaṭṭa, hai cặp điều ngoài cùng là Bāhanta. Ở mỗi cặp điều có 2 ô nhỏ: Ô chữ nhật là Maṇḍala, ô vuông là Aḍḍhamaṇḍala. Những đường đê ngang của lá y gọi là Aḍḍhakusi. Gaṇṭhi và Pāsaka là nút gài và lổ gài nút nằm ở bốn góc y. Riêng phần đường biên Kusi nằm ngay trên ô vuông giữa y có tên gọi là Gīveyyaka (chỗ ngang cổ), và phần đường biên Kusi ngay bên dưới ô chữ nhật giữa y gọi là Jaṅgheyyaka (chỗ ngang ống chân).
Do phải tự tay làm hết các việc may vá, tỷ kheo được phép giữ riêng một vài vật dụng cần thiết như dao kéo, kim chỉ và đồ đựng chúng. Y của tỷ kheo có thể được nhuộm bằng các loại màu làm từ cây cỏ, đặc biệt từ lõi cây mít. Các vật dụng được dùng trong việc nhuộm y là lò nấu (culli), vạc hay nồi lớn (rajanakumbhì), thau chậu loại lớn (uttarālumpa), vá to (rajanaluṅka), máng chảy (rajanadoṇi), sào tre (cīvaravaṃsa) hay dây phơi y (cīvararajju). Y mới cần được làm hoại sắc (dubbaṇṇakaraṇa) bằng một vết lem lấm ở góc trước khi mặc.
Còn một số vấn đề khác liên quan đến y áo, xin xem ở các mục từ liên quan.
Cīvara-adhiṭṭhāna: Việc chú nguyện một lá y mới trước khi dùng. Việc này chỉ có thể thực hiện trong những thời điểm hợp luật: Đối với tam y thì trong mùa tăng y hoặc lúc y cũ đã rách nát và có được y mới trong số lượng được phép (trường hợp này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm), đối với y tắm mưa thì chỉ có thể làm việc chú nguyện trong bốn tháng mưa, vải rịt ghẻ thì trong thời điểm bị bệnh. Sau khi đã qua khỏi thời điểm được phép, y tắm hay vải rịt ghẻ phải được hợp thức hóa (vikappana) bằng phép xả (paccuddharana).
Cīvarakāla (samaya): Thời điểm được phép nhận y mới. Đối với tỷ kheo thọ y Kaṭhina thì hạn định trong năm tháng sau ngày Tự Tứ. các vị khác chỉ có một tháng sau ngày Tự Tứ. Trong thời gian này, các tỷ kheo được phép cất giữ hơn ba y và không cần chú nguyện hay làm hợp thức hóa (vikappanā) bằng phép nguyện xả. Xem chữ Paccuddharana.
Cīvarakuṭikā: Mùng che muỗi. Hợp luật.
Cīvaracetāpana: Thuật ngữ chỉ phần tịnh tài được thí chủ chuẩn bị cho việc mua sắm y hay vải may y cho tỷ kheo.
Cīvaradānasamaya: = Cīvarakālasamaya.
Cīvaranidahaka: Vị tỷ kheo được tăng chúng chỉ định là người bảo quản y dư của tập thể.
Cīvarapatiggahaka: Vị tỷ kheo được tăng chúng đề cử làm người thọ y Kaṭhina.
Cīvarabhājaka: Vị tỷ kheo có trách nhiệm phân phối y áo cho chư tăng.
Cīvararajju: Dây sào phơi y.
Cīvaravaṃsa: Cây sào phơi y, thường là một thân tre dài.
Cīvarasaṅkamanīya: Từ gọi vị tỷ kheo ni tự tiện dùng y của bạn tu mà không xin phép trước. Tội Ba Dật Đề.
Cuṇṇa: Xà bông bột dùng để tắm rữa, gọi theo cách xưa là bột tắm. tăng ni được phép dùng.
Cuṇṇacālinī: Cái sàng hay giần. Tăng ni được dùng, chẳng hạn để sàng bột làm thuốc.
Cuṇṇabhesajja: Thuốc tán, thuốc bột.
Culla: = Cuḷḷa = Culli: Lò nấu. Tỷ kheo được phép dùng để nhuộm y.
Celappatikā: Giải lụa trắng dùng trải trên lối đi để đón thượng khách (như ông hoàng Bodhi đã làm vậy để đón rước đức Phật, nhưng Ngài từ chối không dẫm lên). Tăng ni không được phép đi trên giải lụa được trải nhằm vinh danh khách quý, trừ trường hợp thí chủ làm vậy trong ý nghĩa gì đó cho họ hơn là cho tăng ni.
Cocapāna: Nước chuối ép.
Codaka: (bhikkhu) = Saṅgāmavacara: Vị tỷ kheo đảm nhiệm vai trò giải trình tội trạng một bạn tu để tăng chúng giải quyết. Đương sự trước hết phải là một người không có vấn đề về hạnh kiểm, có từ tâm, giỏi kinh luật, biết thời vụ và khéo ăn nói.
Trong trường hợp chọn nhầm người bất xứng, chư tăng nên an ủi bị cáo. Nếu bị cáo quả thật có tội, tuyệt không nên oán trách bất cứ ai, kể cả người đã buộc tội mình.
Codanā: Sự cáo buộc hay việc giải trình tội trạng của tăng ni nào đó một cách minh chính, hợp luật. Việc giải quyết một tăng sự như vậy chỉ thành tựu khi có một tội trạng hẳn hoi và bị cáo phải được thông báo trước.
Chatta: Dù che. Tăng ni vô bệnh không được xài dù. Trong Samantapāsādikā có nhắc đến việc cho phép tỷ kheo dùng dù với mục đích tự vệ (vāḷamigacorabhayesu ca attaguttattham pi vattati).
Chadana: Mái che, nóc nhà. Các loại vật liệu hợp luật là cỏ, lá, đá dát mỏng, ngói,…
Chanda: Sự đồng thuận, sự nhất trí. Trong trường hợp tỷ kheo không thể trực tiếp đến họp mặt trong một tăng sự, có thể thông qua một bạn tu gửi đến tăng chúng lời đồng thuận.
Chandasa: Một tên gọi khác của tiếng Sanskrit (Theo Samantapas: Chandaso āropemāti sakkatabhāsāya vācanamaggam āropema). Đức Phật cấm các đệ tử trình bày Phật ngôn bằng ngôn ngữ này, tội Tác Ác (theo Cullavagga). Xem chữ Sakāyanirutti.
Chandahāraka: Vị tỷ kheo mang lời nhắn đồng thuận của bạn tu đến tăng chúng.
Chavakuṭikā: Nhà kho trong nghĩa trang, nơi cất giữ những vật dụng dùng cho tang nghi. Tỷ kheo không được chọn nơi đây làm nơi nhập hạ.
Chinnaka (cīvara): Hình thức cắt vụn ra từng mảnh của một tấm vải lớn trước khi được may thành y áo cho tăng ni.
Chinna-iriyāpatha: Người què chân, không được thọ đại giới. Nhưng nếu chuyện đã xong, giới phẩm vẫn thành tựu, chỉ thầy tổ phạm tội Tác Ác.
Jangheyyaka: Chỗ ngang ống chân, một vị trí trên lá y tăng ni. Xem chữ Cìvara.
Jatubhesajja: Thuốc dán.
Jantāghara: Nam Truyền ĐTK dịch Dục Đường hay Ôn Dục Đường. Nghĩa gốc là phòng tắm nước nóng. Kỳ thực, các tỷ kheo xưa khi điều trị vài chứng bệnh nào đó, đã trát bùn vào thân mình rồi hơ lửa, sau đó vào đây tắm lại cho sạch sẽ. Tỷ kheo ni không được dùng loại nhà tắm này.
Jantāgharapītha: Chiếc ghế dùng trong nhà tắm nước nóng.
Jantāgharavatta: Những phận sự của tỷ kheo trong nhà tắm nước nóng.
Jantāgharasālā: Chái nhỏ bên cạnh nhà tắm nước nóng, nơi máng y của tỷ kheo lúc mưa gió.
Jambupāna: Nước ép từ táo đỏ (rose apple), một trong tám thứ nước uống tỷ kheo được phép dùng buổi chiều.
Jarādubbala: Người đã già khụ, sinh hoạt khó khăn. Không được thọ đại giới, nhưng nếu đã dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu.
Jaloghī: Nói chung các thứ nước chưng cất sắp lên men, chưa đủ nồng độ để gây say. Tỷ kheo không được dùng. Nhóm tỷ kheo Vajjī từng đề nghị chuyện này, nhưng dĩ nhiên không hợp luật.
Jālavātapāna: Cửa sổ có lưới, tỷ kheo được phép sử dụng.
Ñatti: Tuyên ngôn bắt đầu một tăng sự, có thể là Kammavāca hoặc không, thường bắt đầu và kết thúc với mẩu câu: Sunātu me bhante sangho…Esā ñatti.
Ñattikamma: Tăng sự đòi hỏi tuyên ngôn Ñatti, như Phát Lộ, Tự Tứ, Sammutidāna, Osāranā, Dānakamma, Pa-tiggahakamma, Nissarana, Paccukkaddhāna, Kamma-lakkhana.
Ñatticatutthakamma: Tứ Tác Bạch Tuyên Ngôn. Tăng sự cần đến một lần tuyên ngôn Ñatti và ba bận Kammavācā (tức Anussāvanā), gồm có Tajjanīya, Niyassa, Patisāranīya, Pabbājanīya, Āpattiyā Adassane Ukkhepanīyā, Āpattiyā opatikkamme Ukkhe-panìyā, Pāpikāya ditthiyā appatinissagge ukkhepanīya, Osāranā của bảy tăng sự trên, Bhikkhunī-ovāda-kasammuti, Parivāsadāna, Mānattadāna, Mūlāya patikassanā, Ukkhittānuvattikā, Atthayāvatatiyakā, Upasampadā và Abbhānakamma. Xem ở các mục từ này.
Kết thúc (nigamana) của các tuyên ngôn Kammavācā là Khamati saṅghassa tasmā tuṇhī evametaṃ dhārayāmi (nếu tăng chúng chấp nhận sự việc này thì xin giữ im lặng, tôi sẽ theo đó mà ghi nhận sự đồng thuận của tăng).
Trường hợp chỉ một bận Ñatti và một bận Kam-mavācā được gọi là Ñattidutiyakamma (Nhị tác bạch tuyên ngôn). Không có trường hợp Tam Tác Bạch., tức một Ñatti và hai Kammavācā.
Ñattidutiyakamma:
Xem định nghĩa trên. Bao gồm các tăng sự Osāraṇā, Nissaraṇā, Sammutidāna, Uddharanā, Desanā, Kammalakkhanā.
Ḍāka: Rau cải nói chung, còn tươi hay đã được nấu chín.
Tacarajana: Thuốc nhuộm làm từ vỏ cây, da cây.
Tajjanīyakamma: Hình thức xử phạt đối với vị tỷ kheo phạm một trong các lỗi như gây tranh cải trong tập thể hay thiếu tế hạnh (ajjhācāra) do không thông kinh luật. Cần được giải quyết bằng Tứ Tác Bạch Tuyên Ngôn. Đương sự phải đến trước tăng (sammukhākata) để được cật vấn (paṭipucchā) và sau đó tự mình nhận lỗi trước tập thể (patiññakata). Tăng sự này giải quyết bằng Tứ Tác Bạch Tuyên Ngôn. Tỷ kheo trong lúc chịu phạt bị mất một số đặc quyền như không được làm thầy tế độ cho ai, không được tiếp tục giáo giới tăng ni, không được đề xuất ý kiến trong các tăng hội như kết tội ai hay phản đối việc gì,… Đó là nội dung đại lược của 18 điều chi tiết.
Taṭṭikā: Một loại chiếu làm bằng lá cọ và vỏ cây.
Tassapāpiyyasikā: Hình thức xử phạt một tỷ kheo phạm các trọng tội như tà kiến hay Ba La Di bằng cách tuyên ngôn xác định giữa tăng chúng về tình trạng của đương sự qua Tứ Tác Bạch tuyên ngôn. Nếu là tội có thể giải trừ thì trong thời gian chịu phạt, đương sự cũng phải bị mất toàn bộ các đặc quyền (gồm 18 điều kề ở mục từ trước).
Tāḷacchidda: Lỗ tra chìa khóa.
Tāḷavaṇṭaka: Kiểu quấn y nội trông như một xấp lá cọ, không hợp luật, tội Tác Ác.
Tikabhojana: Bữa ăn chỉ gồm ba tỷ kheo tại nhà cư sĩ.
Tikoṭiparisuddha (macchamaṃsa): Tình trạng Tam Tịnh Nhục của các món ăn có nguồn gốc từ động vật. Gồm Không Thấy (adiṭṭham) con vật đang bị giết cho mình ăn, Không Nghe (assutam) ai đó nói cho biết con vật bị giết ấy là cho mình ăn, Không Biết (aparisaṅkitam) là người ta giết con vật ấy cho mình ăn. Tỷ kheo cố ý thọ thực một món ăn ngoài tiêu chuẩn Tam Tịnh này bị phạm tội Tác Ác. (Mahāvag 253, Culvag 298).
Ticīvarenāvippavāsa (sammuti): Một ngoại lệ của tăng chúng cho phép tỷ kheo bệnh được phép không giữ đủ Tam Y khi rời trú xứ (samānasaṃvāsasīmā). Phải dùng Nhị Tác Bạch tuyên ngôn cho trường hợp này.
Tiṇavitthāraka: Phép Thảo Phú hay lơ là cho qua. Trường hợp trong các tỷ kheo xảy ra những tranh cãi mang tính cá nhân (không phải trọng giới) và mang tính nội bộ (không liên hệ đến cư sĩ) thì tăng chúng có thể dùng Nhị Tác Bạch tuyên ngôn để đề nghị mọi người bỏ qua sự vụ bằng cách không ai được nhắc đến chuyện ấy nữa, giống như việc lấy cỏ phủ kín một vật không đáng nhìn.
Tiṇasanthāraka: Chiếu dệt bằng cỏ khô, hợp luật.
Titthiyadhaja: Nghĩa đen là Lá Cờ Ngoại Đạo, ám chỉ những thứ y phục làm từ các vật liệu không hợp luật như cỏ khô, tóc người, da thú, lông chim,… tỷ kheo sử dụng phạm Trọng Tội.
Titthiyapakkantaka: Chỉ hạng tỷ kheo cải đạo theo ngoại giáo. Người như vậy không được phép tái thọ đại giới. Dù có vị nào đứng ra bảo lãnh cho tu thì tăng chúng phải vô hiệu hóa giới đàn, và giới phẩm của đương sự cũng không thành tựu (Samantapās. 1074).
Timaṇḍalapaṭicchādana: Cách mặc hạ y (y nội) đúng luật, trên phải kín rún và thắt lưng, dưới phải qua khỏi đầu gối tối thiểu tám ngón tay. Hai bàn tay khép lại, ngón cái nằm riêng, kể là tám ngón.
Tiracchānagata: Chỉ chung tất cả những chủng loại chúng sanh không thuộc loài người, từ bàng sanh đến cả thiên vương Đế Thích (Samantapās. 1076: Nāgo và hotu supaṇṇamānava-kādīnaṃ và aññataro antamaso sakkadevarājānaṃ upādā-ya yo koci amanussajātiyo sabbova imasmiṃ at the tirac-chānagatoti veditabbo). Nghĩa đen của chữ Tiracchāna là Bị Ngăn Trở, ở đây ám chỉ việc các hạng chúng sinh ngoài nhân loại không thể được phép thọ đại giới. Nếu cưỡng cầu, giới phẩm cũng không thành tựu.
Tiracchānavijjā: Chỉ chung tất cả các học thuật nằm ngoài lý tưởng tu hành của người xuất gia. Tỷ kheo không được học hay dạy những chuyên môn này. Xem trong kinh Phạm Võng (Brahmajālasutta của Trường Bộ Kinh).
Tirīṭaka: Y phục làm từ vỏ cây, không hợp luật, tội Tác Ác.
Tilakakka: Một loại thuốc trị thương, dạng dầu bôi, làm từ mè.
Tunna: Chỉ chung việc may vá.
Tumba: Chỉ chung các loại chai lọ, bằng bất cứ chất liệu nào, dùng để đựng thuốc trị bệnh dạng lỏng. Hợp luật.
Tumabakaṭāha: Vỏ bầu khô, kiểu hồ-lô của Trung Hoa, tỷ kheo không được dùng thay thế bình bát để khất thực. Tội Tác Ác.
Tulā: Vật nặng treo ở đầu cây sào kéo giếng (giúp bớt nặng khi kéo gàu khỏi giếng), hợp luật.
Tūlikā: Loại nệm làm bằng bông vải (cotton), không hợp luật vì thuộc vật dụng cao sang.
Tela: Chỉ chung các loại dầu thực vật hay mỡ động vật. Tỷ kheo có thể dùng làm thuốc trị bệnh (có thể cất giữ trong bảy ngày), nhưng không được xin để dùng như một thứ thực phẩm phụ gia. Tội Ba Dật Đề.
Toraṇa: Cổng vào một trú xứ, hợp luật.
Thullakumārī: Gái già, gái lỡ thì, phụ nữ lớn tuổi vẫn chưa chồng. Tỷ kheo nên xem đây là một trong những hạng đặc biệt nên tránh.
Thullaccaya: Loại trọng giới được xem chỉ sau hai tội Ba La Di và Tăng Tàn về mức nghiêm trọng. Lý do của tên gọi này là trong những trường hợp tơ tóc, không rơi vào hai tội kia, tỷ kheo thường mắc tội này. Chẳng hạn việc trộm cướp một vật có giá trị dưới năm Māsaka, hay tiếp xúc thân xác phụ nữ qua một vật ngăn cách da thịt.
Thullavajjāpatti: Các tội thuộc trọng giới, như Ba La Di hay Tăng Tàn.
Theyyasaṃvāsaka: Thường được dịch là Người Trộm Tăng Tướng, ám chỉ người có ý đồ bất chính tự ý đắp y mang bát không thông qua một giới đàn có tăng chúng chứng minh và mạo nhận tỷ kheo. Tăng chúng không được cho người từng có sở hành như vậy được thọ đại giới. Nếu cưỡng cầu, giới phẩm của đương sự cũng không thành tựu.
Thera(bhikkhu): Từ gọi vị tỷ kheo có tối thiểu mười hạ tỷ kheo, tính từ ngày thọ đại giới. Tiêu chuẩn ít nhất có thể cho người khác thọ đại giới. Tăng gọi Thera, Ni gọi Therī. Đối với vị trên hai mươi hạ, ghép thêm chữ Mahā phía trước.
Daṇḍakaṭhina: Khung gỗ nhỏ nằm bên trong khung gỗ may y Kaṭhina.
Daṇḍakathālaka: Môi hay vá to có cán dài, dùng cho các nồi lớn. Tỷ kheo được dùng lúc nhuộm y.
Daṇḍakamma: Thuật ngữ này thường dùng để gọi một lối xử phạt đối với một Sa-di phạm lỗi, có nhiều hình thức, nhưng phổ biến vẫn là cấm vào trú xá của tăng trong thời gian chịu phạt. Từ này đôi lúc cũng được dùng dể chỉ hình thức xử phạt tương tự đối với một tỷ kheo hay tỷ kheo ni khi đương sự phạm lỗi (xem thêm Culv). Chẳng hạn khi một tỷ kheo có thái độ bất nhã với tỷ kheo ni, ni chúng có quyền không chào hỏi (avandiya).
Daṇḍasatthaka: Loại dao nhỏ dùng trong các việc tiểu thủ công, như may vá. Tỷ kheo được sử dụng nhưng phải tránh dùng cán dao làm từ các chất liệu không hợp luật như ngà, sừng hay quý kim.
Daṇḍasammuti: Tuyên ngôn (Nhị Tác Bạch) cho phép một tỷ kheo bệnh được phép dùng gậy, một vật không hợp luật đối với các tỷ kheo trong hoàn cảnh bình thường.
Daṇḍasikkā: Túi lưới, tỷ kheo không được dùng để đeo bình bát. Tỷ kheo bịnh có thể dùng, nhưng phải trình tăng.
Dantakaṭṭha: Cây que dùng để chà răng, không được dài quá tám ngón tay.
Dantakāsāva: Y nhuộm màu trắng ngà, không hợp luật.
Daḷhīkamma: Miếng vải may dặm cho y thêm chắc, tỷ kheo được dùng trong trường hợp cần thiết.
Dārubhaṇḍa: Từ gọi chung các vật dụng bằng gỗ trong tự viện, từ bàn ghế đến kèo cột. Tỷ kheo chỉ được phép dùng những vật dụng bằng gỗ không thuộc loại cao sang. Xem chữ Uccāsayanamahāsayana.
Dāruvāraka: Gàu hay thùng gỗ dùng để kéo nước từ giếng.
Dāsa: Nô lệ. Có thể gồm cả tù binh khổ sai, nhưng quan trọng là bất cứ loại nô lệ nào cũng phải được tự do một cách hợp pháp (Pāli gọi là Bhujissa) trước khi thọ đại giới.
Diṭṭhivipatti: Chỉ chung việc mắc phải những dị kiến đi ngược lại Phật pháp.
Dīghadasa(cīvara): Lá y có đường biên quá rộng, không hợp luật. Tội Tác Ác.
Dukkaṭa: Tội Tác Ác, nghĩa rộng chỉ chung những hành động bất xứng của một tỷ kheo, gồm tám trường hợp (theo Samantapāsādikā):
- Pubbayogadukkaṭa: Những động thái mang tính tiền đề cho các tội khác (như Ba La Di, Tăng Tàn, Ba Dật Đề).
- Sahapayogadukkaṭa: Những tình tiết đính kèm trong lúc vi phạm các tội khác.
- Anāmāsadukkaṭa: Tội Tác Ác chỉ do sự chạm tay vào các vật không hợp luật, như vàng ngọc hay ngũ cốc, thực phẩm (trong trường hợp không được phép).
- Ñātadukkaṭa: Tác Ác do không trình tội với tỷ kheo khác.
- Vinayadukkaṭa: Tội có liên quan vấn đề khất thực.
- Durupaciṇṇadukkaṭa: Tội do chạm tay hay lay lắc một cội cây đang có trái.
- Ñattidukkaṭa: Tác Ác liên hệ một tuyên ngôn.
-Patissavadukkaṭa: Tác Ác do thất hứa.
Tuy không được kể ra trong Giới Bổn, nhưng trường hợp được kể thành tội Tác Ác thì rất nhiều, chẳng hạn việc vi phạm một trong các điều Ưng Học Pháp.
Dutthullāpatti: Các tội thuộc trọng giới, như Ba La Di và Tăng Tàn.
Dutthullavācā: Câu nói mang tính cách gợi dục, mời gọi xác thịt. Tỷ kheo nói với phụ nữ những câu nói loại này, phạm tội Tăng Tàn.
Dubbaṇṇakaraṇa: Việc hoại sắc, làm xấu đi một lá y mới trước khi dùng, có thể bằng việc vá vào một miếng vải cũ to bằng gang tay đức Phật. Nếu không làm vậy, phạm tội Ba Dật Đề.
Dubbhāsita: Tội Ác Ngữ, có thể là một câu nói bất kính đối với Tam Bảo hay một cá nhân nào đó. Samantapā-sādikā giải thích: Yam durābhatthaṃ taṃ dubbhāsitaṃ (ác khẩu chính là tội Ác Ngữ vậy).
Dussacālinī: Cái sàng, cái giần dùng để rây bột. Tỷ kheo có thể dùng lúc chế biến thuốc trị bệnh.
Dussapalatthikā: Cách ngồi bó gối, lấy y phủ quanh, tăng ni không được ngồi tư thế này trước mắt cư sĩ. Xem chữ Palattha, Palatthika.
Deḍḍubhakam: Thắt lưng với một đầu luồn nhìn giống con rắn. Tỷ kheo không được phép dùng.
Desanāgāminī-āpatti: Các tội nhẹ hơn Ba La Di và Tăng Tàn. Nghĩa đen là những tội có thể giải trừ bằng lời phát lộ và sám hối.
Dvaṅgulakappa: Một trong mười chủ trương của nhóm tỷ kheo Vajjī, cho phép tỷ kheo có thể thọ thực khi mặt trời đã chinh bóng quá hai ngón tay. Điều này không hợp luật.
Dhajabandhacora: Kẻ trộm đã bị định tội danh rõ ràng. Hạng này không được phép thọ đại giới.
Dhammakāraka: Đồ lọc nước.
Dhurabhatta: = Dhuvabhatta: Gọi chung những bữa ăn được cúng dường dài hạn và cố định, gồm hai trường hợp cá nhân (puggalika) và tập thể (sanghika).
Dhūmanetta: Ống khói thông hơi từ phòng tắm nước nóng (dhūmanikhamanachidda). Chữ này cũng dùng để gọi chiếc ống xông hơi dùng trị bệnh nhức đầu theo y học cổ truyền ở Ấn Độ thời xưa, tỷ kheo dùng được.
Dhotapādaka: Tấm chiếu hay thảm chùi chân đặt ngay cửa.
Natthukamma: Liệu pháp thông mũi để trị bệnh nhức đầu bằng một cái ống chứa thuốc.
Natthukaraṇī: Ống thuốc dùng thông mũi để trị bệnh nhức đầu.
Namataka: Túi vải dùng để đựng dao cạo hay dao cắt. Tỷ kheo dùng được. Từ này cũng ám chỉ một loại chiếu dệt bằng len, hợp luật.
Navakamma: Việc xây cất nói chung. Luật định thời gian xây cất một am thất không được kéo dài quá năm-sáu năm, đối với một tăng xá (aḍḍhayoga) không quá bảy – tám năm và một tự viện (mahāvihāra và pasāda) không được quá mười hai năm. Tội tác Ác.
Navakammika: Tỷ kheo được tăng chúng dùng Nhị Tác Bạch tuyên ngôn để giao phó trách nhiệm trông coi công trình xây cất. Khi việc chưa hoàn tất, đương sự không được đi xa. Đặc ân dành cho vị này lúc đang thi công là trong mùa an cư được sống trong chỗ đàng hoàng (varaseyya) hơn các bạn tu.
Navanīta: Bơ (làm từ sữa bò), một trong năm loại dược phẩm phổ biến của chư tăng thời đức Phật. Tỷ kheo không được xin bơ để dùng như thực phẩm phụ gia.
Navabhikkhu: Tỷ kheo dưới năm hạ, tức chưa được 5 năm tính từ ngày thọ đại giới.
Nāḷikāgabbha: Phòng ở với kích thước lớn.
Nāsacchinna: Người đã bị xẻo mũi, không được thọ đại giới. Trường hợp dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu.
Nāsanā: Sự tẩn xuất, trục xuất một sa-di hay tỷ kheo ni bất xứng. Gồm ba trường hợp: Liṅganāsanā (bằng cách lột y), Saṃvāsanāsana (không cho sống chung nữa), Daṇḍakammanāsana (xua đuổi tạm thời).
Nāsanantikā: Chữ dùng để gọi trường hợp một tỷ kheo sau khi thọ y Kaṭhina đã rời trú xứ để tìm thêm y và không có ý quay về, lúc đó lá y Kaṭhina kia bị xem là mất hết ý nghĩa tăng y. Trường hợp này gọi là Nāsanantikā.
Nikhādana: Cây đục, cái chàng để làm mộc. Theo Luật, đến một vật hèn mọn như vậy nếu đã được dâng đến tăng chúng thì cũng được xem là thứ giáo sản không được dùng tùy tiện.
Nitthānantikā: Một trong tám trường hợp y Kaṭhina bị mất ý nghĩa. Xem chữ Kaṭhina.
Nimantana: Lời mời thỉnh thọ thực. Cũng gồm hai trường hợp Biệt thỉnh (puggalika) và Phổ thỉnh (saṅ-ghika). Hợp luật.
Niyassakamma: Xem chữ Nissayakamma.
Nillekhajantāghara: Một kiểu buồng tắm nước nóng có một phần mái che được để hở cho hơi khói có chỗ thoát ra. Hợp luật.
Nisada: Một loại đá mài, tỷ kheo được dùng trong lúc chế biến dược phẩm.
Nisadapotaka: Cũng một loại đá mài.
Nisīdana: Tọa cụ, tấm trải để ngồi, một trong chín loại y trang của tỳ kheo, cũng cần được chú nguyện và làm hoại sắc trước khi sử dụng.
Nissaggiyapācittiya: Loại tội Ba Dật Đề bị phạm vì cất giữ hay sử dụng các thứ vật chất không hợp luật như thực phẩm quá hạn, y bát dư hay tài bảo, chỉ được giải trừ khi tỷ kheo xả bỏ trước bạn tu rồi sám hối.
Nissaya: Thường được gọi là Phép Nương, chữ dịch đề nghị là Tứ Sở Y tức bốn thứ nhu yếu tối thiểu của tỷ kheo. Gồm thức ăn khất thực (piṇḍiyālopabhojana), y may từ vải lượm (paṃsukūlacīvara), trú xứ dưới gốc cây (rukkhamūlasenāsana) và nước tiểu làm thuốc (pūtimuttabhesajja). Dĩ nhiên trong trường hợp có điều kiện, thì tỷ kheo có thể sử dụng những thứ nhu yếu trên đây với chất lượng tốt hơn. Chẳng hạn sống trong nhà có mái che, mặc y áo đã được cư sĩ may sẳn, dùng thức ăn tại các tư gia và uống các loại dược phẩm tinh chế.
Chữ Nissaya còn có nghĩa là sự nương náu tinh thần của một tỷ kheo dưới sự hướng dẫn, giáo hối thường xuyên của một trưởng lão nào đó có thể là thầy tổ của mình hay người tương đương (lúc thầy cùa đương sự không thể tiếp tục trách nhiệm vì từ trần, hoàn tục, phải đi xa, cải đạo, hay đang trong lúc chịu phạt).
Nissayakammam: = Niyassakamma: Loại tăng sự được thực hiện để giáo hối vị tỷ kheo phạm vào các tội như Tăng Tàn vì khiến cư sĩ mất niềm tin, hoặc có vấn đề trong cách hiểu giới luật hay có lời báng bổ Tam Bảo. Vẫn theo nghi thức chung của các tăng sự loại này, đương sự phải đến trình diện trước tăng chúng để trả lời các câu cật vấn, sau đó là phần tuyên ngôn. Trong thời gian chịu phạt, đương sự cũng mất hết tất cả đặc quyền sinh hoạt của một tỷ kheo đối với chư tăng.
Nissayapaṭipassaddhi: Trường hợp sự y-chỉ (nương náu tinh thần) của một tỷ kheo bị gián đoạn, khi thầy tế độ và thầy yết ma vì lý do nào đó không thể tiếp tục hướng dẫn đương sự.
Nissayamuccana: Giai đoạn tự quyết của vị tỷ kheo khi đã trải qua năm năm sau ngày thọ đại giới và tinh thông kinh luật, có thể sống xa thầy tổ để sống độc cư, độc hành.
Nissāraṇā: Phép xử phạt cách ly đối với tỷ kheo phạm tội bằng một trong các tăng sự Pabbajanīya, Ukkhepanīya, Niyassa, Patisāraṇīya.
Paṃsukūla: Y Phấn Tảo. Nghĩa đen là những mảnh vải dơ cũ nhặt được trên đường hay trong mộ địa có thể dùng để may y. Trong 4 phép Sở Y (Nissaya) của vị tỷ kheo, được thầy tế độ lưu ý trong buổi thọ đại giới, cũng gồm sự sẳn sàng mặc y Phấn Tảo khi không có người dâng cúng.
Việc sử dụng loại y làm từ vải lượm này cũng nằm trong 13 hạnh Đầu Đà (dhutaṅga) của những vị tỷ kheo chuyên hạnh tri túc.
Paṃsukūlika: Phấn Tảo Sư, từ gọi vị tỷ kheo chỉ mặc loại y may từ vải lượm.
Pakāsanīyakamma: Loại tăng sự xử phạt vị tỷ kheo có hành động báng bổ Tam Bảo. Phải cần Tứ Tác Bạch tuyên ngôn giữa tăng chúng và sau đó thông báo rộng rãi đến quần chúng để tăng đoàn không còn chịu trách nhiệm về đương sự nữa. Chẳng hạn trường hợp tỷ kheo Đề Bà Đạt Đa, ngài Xá Lợi Phất là vị đầu tiên thực hiện tăng sự này.
Pakuṭṭa: Hành lang hay hiên trong của một tịnh thất.
Pakkamanantikākaṭhina-uddhāra: Một trong tám trường hợp tỷ kheo làm mất quả báo tăng y do rời khỏi nơi vừa thọ y và không trở về nữa.
Pakkhahata: Người bị bại liệt một bộ phận nào đó trong cơ thể, không được thọ đại giới. Nếu chuyện dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu, chỉ riêng thầy tổ phạm tội Tác Ác.
Pakkhikabhatta: Từ gọi các bữa ăn do cư sĩ cúng dường vào bốn ngày Bát Quan truyền thống là 14, 15, mùng năm và mùng tám – (Cullavagga).
Paghana: Lối đi nối liền các hành lang, trong một quần thể kiến trúc lớn rộng.
Paccattharaṇa: Khăn trải giường. Tỷ kheo chỉ được dùng với chất liệu vải, đồ da bị cấm.
Pacchābhatta: Lúc quá ngọ, thời điểm tỷ kheo không được phép thọ thực cho đến sáng hôm sau.
Pacchimikāvassūpanāyikā: Nghĩa đen là vị an cư mùa sau, tức vị tỷ kheo nhập hạ vào rằm tháng bảy thay vì rằm tháng sáu (Phật giáo Bắc Truyền chủ trương nhập hạ rằm tháng tư và Tự Tứ rằm tháng bảy). Vị nhập hạ vào rằm tháng sáu được gọi là Purimikā (an cư mùa trước), có thể thọ y Kaṭhina. Vị nhập hạ rằm tháng bảy được gọi là Pacchimikā (an cư mùa sau), không được phép thọ y Kaṭhina.
Pajja: Loại dầu bôi dùng trị bệnh nứt nẻ ở chân.
Pañca-ābādha: Năm loại bệnh khi mắc phải không được thọ đại giới: Phong cùi (kuttha), bướu độc (ganda), chốc lở (kilāsa), ho lao (soso) và động kinh (apamāro). Theo Mahāvagga 76-77 và Samantapāsādikā 1046.
Pañcapatika: Các loại tranh ảnh trang trí trong nhà ở, tỷ kheo được phép.
Paññatti: Từ này dùng gọi chung các học giới và sự cấm chế các học giới. Có chín trường hợp cấm chế hay học giới: Mūlapaññatti (lần cấm chế đầu tiên ngay sau khi xảy ra duyên sự), Anupaññatti (những cấm chế bổ sung hay một thay đổi nào đó cần thiết), Anuppan-napaññatti (việc cấm chế mang tính cách đề phòng khi duyên sự chưa xảy ra, như trường hợp Bát Kỉnh Pháp của tỷ kheo ni), Sabbatthapaññatti (những học giới cần được áp dụng mọi nơi chốn), Padesapañ-ñatti (những học giới chỉ nên áp dụng ở một số địa phương), Sādhāraṇapaññatti (các học giới được ban hành cho cả hai phái tăng ni, còn được gọi là Ubhatopaññatti), Asādhāraṇapaññatti (những học giới chỉ được ban hành cho riêng tăng chúng hay ni chúng, còn được gọi là Ekatopaññatti).
Paṭaggi: Chỗ giữ lửa trong tự viện thời xưa, nhằm tránh việc đốt lửa bừa bãi.
Paṭalika: Tấm trải giường bằng len trắng, tỷ kheo không được sử dụng. Bất đắc dĩ có thể ngồi nhưng không nên nằm. Tội Tác Ác.
Paṭiggaha: Thùng rác để chứa thức ăn thừa hay rác, tỷ kheo được phép sử dụng. Từ này cũng để gọi cái đê chụp lên ngón tay lúc may vá. Tỷ kheo được phép dùng, nhưng tránh dùng các chất liệu quý kim hay ngà, sừng, xương thú.
Paṭiggahathavikā: Túi đựng cái đê (và kim chỉ).
Paṭicchanna-abbhāna: Xem chữ Abbhāna.
Paṭicchanna-mānatta: Xem chữ Mānatta.
Paṭicchādanīya: Nuớc cốt nấu từ thịt động vật (Saman-tapāsādikā giải thích bằng chữ Maṃsarasa), tỷ kheo có thể dùng như một loại thuốc trị bệnh.
Patiññātakaraṇa: Nghi thức nhận tội của tỷ kheo, bắt buộc phải có trước khi tăng chúng thực hiện tăng sự giải tội (Tajjanīya, Niyassa, Patisāraṇīya và Ukkhepanīyakamma). Thiếu phần này, các tỷ kheo phạm Tác Ác. Trong bảy pháp Tịnh Tranh, phép này chỉ áp dụng cho trường hợp Āpattādhikaraṇa.
Paṭinivāsana: Khi ở trong tự viện, không có cư sĩ chung quanh, vị tỷ kheo có quyền mặc một y, thường là hạ y tức y nội (antaravāsaka)- Theo Đại Phẩm và Tiểu Phẩm. Trong trường hợp này, y nội được gọi là Paṭinivāsana (Nội xứ y). Bổn phận của tỷ kheo đệ tử là chuẩn bị sẵn Nội Xứ Y cho thầy tổ khi các vị đi xa mới về.
Paṭibala: Người có năng lực, chữ gọi vị tỷ kheo hiểu biết rành rẽ các loại tăng sự.
Paṭisāraṇīyakamma: Tăng sự xử phạt vị tỷ kheo sách nhiễu cư sĩ hay có lời phỉ báng Tam Bảo ở mức độ nghiêm trọng. Nếu sau tăng sự, vị ấy không hối cải thì phạm tội Tăng Tàn. Tăng sự cũng bắt đầu với các bước triệu tập đương sự, cật vấn, lắng nghe thú nhận,… như các tăng sự xử phạt khác. Và trong thời gian chịu phạt, đương sự cũng mất hết các đặc quyền của một ỷ kheo trong sạch (gồm 18 điều)
Paṭṭikā: Một loại thắt lưng chỉ gồm một sợi dây vải và có móc khóa ở một đầu. Tỷ kheo được phép dùng. Chữ này cũng còn có nghĩa là chiếc lá tre hay lá cọ được dùng làm lá thăm để chọn lựa nhân tuyển cho công việc gì đó.
Paṇāmanā: Hình thức xử phạt đệ tử bằng cách từ chối khi được phục vụ y bát hay tắm rữa: Ông cứ để mặc tôi! Đừng đụng đến y bát của tôi! Đừng về đây nữa! … Khi cố ý phạt oan một đệ tử, tỷ kheo trưởng lão phạm Tác Ác.
Paṇītabhojana: Chữ gọi các món ăn được xem là thượng vị thời xưa như thịt, cá, bơ, sữa, dầu ăn, mật ong. Tỷ kheo vô bệnh không được đề nghị người khác cúng dường những món này. Tội Ba Dật Đề cho tỷ kheo, tội Ưng Phát Lộ đối với tỷ kheo ni.
Paṇḍaka: Người bị hoạn (thiến), không được thọ đại giới. Nếu cưỡng cầu, giới phẩm cũng không thành tựu.
Paṇḍaka:
Thuật ngữ được dùng để gọi chung năm hạng người biến thái không được thọ đại giới. Nếu cưỡng cầu, giới phẩm cũng không thành tựu.
1) Asittakapandaka: Loại đàn ông chỉ thoả mãn tình dục bằng cách khẩu dâm với người đồng giới.
2) Ussuyapandaka: Loại đàn ông chỉ thỏa mãn tình dục bằng cách thị dâm, tức nhìn ngắm người khác làm tình.
3) Opakkamikapandaka (còn gọi là Lunapandaka): Loại đàn ông bị thiến.
4) Pakkhapandaka: Loại đàn ông chỉ phát dục vào những ngày thượng tuần (junhapakkha) hay hạ tuần (kālapakkha), tức chỉ có ham muốn nhiều lắm là hai tuần trong mỗi tháng.
5) Napumsakapandaka: Loại người vô tính, không có bộ phận sinh dục rõ ràng.
Paṇṇabhesajja: Thuốc trị bệnh làm từ các loại lá cây. Tỷ kheo có thể cất giữ để sử dụng đến hết, không hạn định thời gian.
Paṇṇasanthāra: Chiếu làm từ lá cây.
Patta: Bình bát khất thực của tăng ni Phật giáo, một trong tám món pháp cụ căn bản của người xuất gia. Tăng ni không nên có lòng cất giữ thêm bình bát thứ hai khi bình bát đang dùng vẫn còn tốt. Vật liệu hợp luật để làm bát thường là bằng sắt thép hay đất nung. Các vật liệu không hợp luật đại khái gồm các thứ quý kim, bảo thạch, đồng, chì, thủy tinh. Bình bát không thể là một vật đựng nào đó tùy tiện dùng thay, chẳng hạn bầu nước (Tumbakaṭāha) hay hũ lọ (Ghaṭikaṭāha).
Theo Samantapāsādika và Khuddasikkhā, có ba cỡ bình bát hợp luật: Bát lớn (Ukkaṭṭha) có dung lượng hai cân Ma Kiệt Đà (magadhanālī), bát cỡ trung (Majjhimapatta) có dung lượng một nửa bình bát cỡ lớn, và bát cỡ nhỏ (omakapatta) có dung lượng bằng một nửa loại bát cỡ trung. Chi tiết có đến chín loại (mỗi cỡ lại có ba dung lượng khác nhau), nhưng đại khái cách kể trên đây cũng là đầy đủ.
Trước khi sử dụng một bình bát mới, tăng ni phải chú nguyện trước, bằng một câu nguyện hay một cử chỉ. Hiệu lực của phép chú nguyện sẽ không còn nữa khi tăng ni qua đời, hoàn tục, phạm tội Ba La Di, chú nguyện xả bỏ, đem cho người khác, bị trộm lấy mất, chuyển đổi giới tính.
Patta-ukkujjana: Khi cư sĩ có những lỗi lầm bất xứng đối với Tam Bảo, chư tăng nên áp dụng hình thức Úp Bát (pattanikujjana) để tẩy chay, là không nhận của cúng dường từ họ nữa. Sau khi đương sự biết lỗi và đến sám hối chân thành, thì tăng chúng nên thu hồi phép phạt, nghĩa là tiếp tục Mở Bát (Patta-ukkujjana) như trước.
Pattakalla: Thời điểm thích đáng cho một tăng sự, chẳng hạn thời khắc cho một lễ Phát Lộ phải gồm đủ bốn tiêu chuẩn: Đúng là ngày Bố Tát, có ít nhất bốn tỷ kheo cùng họp mặt, giữa các vị không có việc phạm trùng tội và trong chỗ hành lễ không có người chẳng phải tỷ kheo.
Pattakuṇḍolikā: Áo bát, túi đựng bình bát. Tỷ kheo được phép dùng.
Pattaggāhāpaka: Vị tỷ kheo được chư tăng cử đi nhận bát từ cư sĩ hay từ vị phạm tội Xả Ba Dật Đề.
Pattathavikā: Áo bát, túi đựng bình bát.
Pattadhāraka: Chân bát, đế nâng bình bát, có thể bằng gỗ, mây hay dây đan.
Pattanikujjana: Xem chữ Patta-ukkujjana.
Pattapariyanta: Trường hợp tỷ kheo có thêm một bình bát mới khi bát cũ vẫn chưa bị hư thì vị này nên đem dâng lại cho tập thể tỷ kheo. Nếu vị lớn nhất từ chối, thì bình bát đến tay vị thứ hai, thứ ba… các vị có hai lựa chọn: hoặc từ chối hoặc đổi bát cũ bằng bát mới rồi đưa bát cũ của mình cho vị kế tiếp. Cứ thế, khi chuyện sang tay kết thúc, bình bát đến được vị tỷ kheo cuối cùng có thể là bình bát tệ nhất, được gọi tên Pàli là Pattapariyanta (bình bát hạng bét).
Pattamaṇḍala: Lớp gia cố ở đáy bình bát cho thêm chắc chắn, có thể bằng chút chì hay thiếc, nhưng không được vẽ vời cầu kỳ.
Pattamāḷaka: Bục gạch hay bệ gỗ để bảo quản bình bát. Bát bị để lăn lóc sẽ dễ hư hao, thủng móp.
Pattarajana: Thuốc nhuộm y làm từ lá cây.
Pattarasa: Nước cốt ép từ lá cây (chẳng hạn lá sương sâm), tỷ kheo có thể dùng buổi chiều.
Padaso-dhammavacana: Phép dạy học bằng cách kềm cặp từng câu trong Tam Tạng. Tỷ kheo chỉ được dùng cách dạy thân mật này đối với bạn tu, không thể với người chưa thọ đại giới. Tội Ba Dật Đề.
Padesapaññatti: Chữ gọi chung những học giới được đức Phật cấm chế giới hạn trong vài địa phương nào đó, không cần áp dụng mọi nơi (chẳng hạn việc tỷ kheo chỉ nên tắm rữa mỗi nửa tháng một lần).
Pabbajjā: Nghi thức thọ giới của tăng ni nói chung. Đối với Sa-di thì đơn giản, chỉ việc cạo bỏ râu tóc và tìm được y áo hợp luật thì có thể được thọ quy giới. Số lượng tỷ kheo chứng minh không quan trọng.
Riêng trường hợp đại giới thì ngoài số tăng chúng chứng minh không dưới 4 vị, đương sự muốn thọ đại giới phải chứng minh nhân thân không nằm trong số những đối tượng trái luật và sau đó là bốn bận tuyên ngôn của thầy Yết-Ma trước tăng chúng chứng minh. Xem thêm ở chữ Upasampadā.
Pabbājanīyakamma: Loại tăng sự dùng để xử phạt những tỷ kheo có thái độ báng bổ Tam Bảo, hoặc có sở hành bất xứng với cư sĩ hay thiếu tế hạnh nghiêm trọng (như ca hát, nhảy múa công khai). Nhị vị thượng thủ thinh văn là người đầu tiên đã dùng tăng sự này để xử phạt hai tỷ kheo Asssaji và Punabbasuka.
Nghi thức cũng giống hệt các loại tăng sự xử phạt khác, và trong thời gian chịu phạt, đương sự cũng tạm thời mất hết mọi đặc quyền của một tỷ kheo trong sạch.
Paramparabhojana: Nghĩa đen là bữa ăn của người thỉnh sau. Tỷ kheo không được phép cùng lúc nhận lời mời ăn cả hai nơi, rồi sau đó cố lờ lời hứa với người thỉnh trước để đến thọ thực nơi người thỉnh sau. Có hai trường hợp không phạm tội là tỳ kheo hữu sự (bệnh hoạn hoặc trong lúc đang làm y Kaṭhina) và nếu món ăn trong chỗ thọ thực không thuộc những món thượng vị (Luật kể rõ là cơm, bánh, cá, thịt). Tội Ba Dật Đề.
Parammukhavikappanā: Một kiểu tác tịnh đối với y bát dư. Tỷ kheo có y hay bát dư, muốn để dành, thì nên đến một tỷ kheo biết luật để gửi bằng câu chú xả: Tôi cho sư vật này để làm tác tịnh (imaṃ cīvaraṃ / pattaṃ vikappa-natthāya dammi). Bạn tu nghe vậy nên hỏi xem đương sự có tỷ kheo nào là bạn thân rồi bảo đương sự từ nay khi muốn sử dụng y hay bát này cứ đến hỏi vị ấy. Đây chỉ là việc làm có tính hình thức, nhưng tỷ kheo theo cách này có thể giữ y bát dư mà không phạm tội. Dĩ nhiên các tỳ kheo thiểu dục thì không vận dụng chi những chỗ linh động này của Luật Tạng.
Parikkhāra: Vật dụng tùy thân, còn gọi là các món pháp cụ tối thiểu của một tỷ kheo. Gồm tam y, bình bát, dao cạo, kim chỉ, dây lưng để buộc y và tấm vải lược nước. Bộ Khuddasikkhā còn kể thêm vài món hợp luật khác như dù, gậy, bật lửa , ,…
Parikkhāracoḷaka: Miếng vải dự phòng, có mục đích đa dụng, như gói đồ hay lọc nước trong trường hợp khẩn cấp. Tỷ kheo được phép sử dụng.
Paribbājaka: Du sĩ ngoại đạo sống rày đây mai đó. Tăng ni không được đích thân (tự tay) đem cho thực phẩm đến các du sĩ ngoại đạo. Tội Ba Dật Đề. Nếu muốn đem cho, cũng phải nhờ người chưa thọ đại giới. Nữ du sĩ ngoại đạo được gọi là Paribbājikā, cũng phải được cư xử như vậy.
Paribhaṇḍa: Miếng vải may dằn trên chiều ngang của lá y để thêm chắc chắn. Hợp luật. Chữ này cũng để gọi phần đà xây dư ra của một bức tường. Thường gọi là gờ tường.
Parimaṇḍalanivāsana: Phép mặc y nội (hạ y) hợp luật, từ đầu gối trở xuống khoảng 4 ngón tay và phía trên phải kín rốn.
Parimaṇḍalapārupana: Phép mặc y vai trái (thượng y) hợp luật, phải che hết thân mình và không để lộ cùi chỏ.
Parimukha: Việc nhổ lông ngực. Không hợp luật. Tội Tác Ác.
Parivāsa (1) Nghĩa đen là sự cách ly hay cô lập, chữ thường dùng là Cấm Phòng. Khi một tỷ kheo phạm tội Tăng Tàn và trình tội lập tức với bạn tu thì thời gian chịu phạt Sống Cách Ly (parivāsa) được kể chung với 6 đêm Khiêm Hạnh (mānatta). Thời gian trình tội càng trễ thì thời gian xử phạt càng lâu. Trễ bao lâu thì phạt bấy lâu, cộng thêm 6 đêm Khiêm Hạnh, Khuất Hạnh đôi khi trong nhiều năm. Suốt thời gian chịu phạt, đương sự bị mất tất cả quyền lợi của một tỷ kheo (được kể ít nhất 94 điều), chẳng hạn không được sống chung mái nhà với bạn tu, không được đi đến nơi nào không có tỷ kheo, phải trình tội với tăng khách, trong mọi sinh hoạt lớn nhỏ phải luôn chọn phần thiệt thòi.
Trong lúc đang chịu phạt, tỷ kheo phạm thêm tội Tăng Tàn khác thì thời gian cách ly trước đó phải được tính lại từ đầu, như chưa trải qua ngày nào. Pàli gọi đây là trường hợp Mūlāyapatikassanā (Hồi tố).
Trong trường hợp tỷ kheo phạm từ hai tội Tăng Tàn trở lên thì thời gian chịu phạt cách ly sẽ dựa trên thời gian che dấu của tội nào lâu nhất. Thuật ngữ gọi là trường hợp Agghasamodhānaparivāsa (Chiết trọng cấm phòng).
Trường hợp tỷ kheo không nhớ được số tội Tăng Tàn đã phạm là bao nhiêu hay thời gian đã che dấu là bao lâu thì chư tăng nên đề nghị đương sự đưa ra con số phỏng định mà mình có thể nhớ chừng để chịu phạt. Luật gọi đây là trường hợp Suddhantaparivāsa, nôm na là thời gian cấm phòng tính từ trí nhớ phút cuối (Chung lượng cấm phòng).
Khi tỷ kheo hoàn tục hay bị mất trí, bị trọng bệnh lúc chưa hết hạn chịu phạt cấm phòng thì sau đó thời gian cấm phòng sẽ được tái tục từ khoảng thời gian còn sót lại, không phải tính lại từ đầu.
Sau khi trải qua thời gian cấm phòng, tỷ kheo chịu thêm 6 đêm Khiêm Hạnh (mānatta) rồi mới được tăng chúng phục hồi phẩm vị thông qua một tăng sự với bốn bận tuyên ngôn, và tăng chúng chứng minh tuyệt đối không thể dưới hai mươi vị.
Parivāsa (2): Giai đoạn cấm túc (tối thiểu bốn tháng) dành cho một tu sĩ ngoại giáo muốn thọ đại giới. Trong thời gian này, đương sự không được đi sớm về khuya trong làng xóm, đi đứng luôn minh bạch và có trình báo, không lui tới với các đối tượng nhạy cảm như ni chúng, gái già, góa phụ hay người vô căn. Cộng thêm vào đó là thái độ tha thiết tu học, đương sự mới được tăng chúng cùng cứu xét cho thọ đại giới. Đối với tu sĩ phái lõa thể, trước khi cho cấm túc, phải buộc mặc lại y phục kín đáo. Với người để nhiều râu tóc, cũng nên cho cạo sạch.
Theo Mahāvagga, chỉ có hai trường hợp ngoại lệ được đức Phật đặc cách bỏ qua bốn tháng cấm túc là những người xuất thân Thích Tộc và những du sĩ bện tóc (jaṭila) tin theo nghiệp lý (kammavādī).
Pariveṇa: Nội đình, sân trong của một khu nhà (như nhà tắm hay nhà cầu), chung quanh có tường vây bọc. Luật định tỷ kheo phải giữ sạch khu vực này.
Paridūsaka: Người dị dạng, có ngoại hình dễ khiến người khác sợ hãi hay có dị cảm (Theo Samantapāsādikā: Yo attano virūpatāya parisaṃ dūseti). Hạng này không được thọ đại giới.
Parissāvana: Tấm vải lọc nước loại lớn, có thể đi chung một khung gọng.
Palālapītha: Loại ghế lót bằng rơm, tỷ kheo có thể dùng.
Paligha: Cây song hồng để gài cửa.
Palibodha: Xem chữ Kaṭhina.
Pallanka: Loại ghế có chạm khắc hình thú vật, không hợp luật. Chữ này cũng dùng để gọi thế ngồi kiết già. Tỷ kheo ni không được phép, nhưng lúc bệnh có thể ngồi thế bán già (aḍḍhapallaṅka).
Palattha, Palatthikā: Cách ngồi bó gối, hai tay vòng lấy đầu gối, gọi là Hatthapalattha. Nếu cũng cách ngồi tương tự nhưng lấy y quấn kín toàn thân, gọi là Dussapalattha. Tăng ni không được ngồi cách ngồi trong chỗ dân cư. Tội Tác Ác.
Pavattinī: Vị ni sư làm thầy tế độ cho người khác thọ đại giới.
Pavāraṇā: Thường được dịch là Tự Tứ, một tăng sự thực hiện ngay sau ngày ra hạ của tỷ kheo, để từng vị nói lên lời yêu cầu (pavāreti) tập thể chỉ ra những lầm lỗi của mình trong suốt mùa an cư, bắt đầu từ vị lớn nhất dần đến vị nhỏ nhất (tính theo năm tu). Luật định tất cả tỷ kheo trong tăng sự này phải ngồi chồm hổm (ukkutikā), trừ trường hợp cá biệt do già yếu hay bệnh hoạn.
Có hai ngày để làm Tự Tứ là Cātuddasikāpavāraṇā (Tự Tứ Ngày Mười Bốn Tháng Chín) và Paṇṇarasikāpavāraṇā (Tự Tứ Ngày Rằm Tháng Chín). Phật Giáo Bắc Truyền thì nhập hạ hay Tự Tứ đều làm trước hai tháng.
Những tỷ kheo tòng hạ chung một địa điểm thì phải làm lễ Tự Tứ chung một nơi, không được chia nhóm. Khi mắc trọng sự không thể đến họp mặt cùng tập thể, tỷ kheo nên gửi lời Tự Tứ qua một bạn tu. Từng có trường hợp tỷ kheo bệnh nặng được khiêng đến trước tăng chúng để dự lễ Tự Tứ, khi đương sự yêu cầu.
Ngoài trường hợp Saṅghapavāraṇā (Tăng Tự Tứ) gồm từ năm tỷ kheo trở lên, còn có Gaṇapavāraṇā (Chúng Tự Tứ) gồm từ bốn vị trở xuống và Puggala-pavāraṇā (Cá nhân Tự Tứ) chỉ có một tỷ kheo tự làm một mình bằng câu nguyện Ajja me pavāraṇā (hôm nay là ngày Tự Tứ của mỗi mình ta).
Tỷ kheo chưa sám hối hết các tội đã phạm, không được dự lễ Tự Tứ. Luật gọi đây là trường hợp Pavāra-ṇāṭhapana (Thất Cơ Tự Tứ). Và bên cạnh đó còn có một số đối tượng khác, kể gọn là không phải tỷ kheo, đều không đuợc dự lễ Tự Tứ. Lời Tự Tứ phải được lập lại ba lần mới hợp luật, nhưng trong trường hợp khẩn cấp như có sự biến bất trắc nào đó, thì một lần cũng đủ. Ngay sau lễ Tự Tứ, tỷ kheo có quyền đi đâu cũng được, không giới hạn xa gần.
Riêng các tỷ kheo ni thì không được dự lễ Tự Tứ của tăng chúng nhưng trong lễ Tự Tứ của họ thì phải thỉnh tội nơi tỷ kheo tăng để được nghe chỉ lỗi. Sau lễ Tự Tứ, tỷ kheo ni không được đi xa quá 6 Do-Tuần. Tội Ba Dật Đề.
Trong trường hợp có rắc rối trong tăng chúng khiến không thể tiến hành lễ Tự Tứ trong hai ngày 14 hoặc rằm tháng chín được, thì khi mọi sự đã ổn thỏa, lễ Tự Tứ có thể dời lại bất cứ ngày nào trước rằm tháng mười. Luật gọi lễ Tự Tứ này là Samaggīpavāraṇā (Tăng Hoà Tự Tứ).
Trong cả Nam Truyền ĐTK cũng dùng chữ Tự Tứ, đó có thể là cách dung hợp chữ dịch xưa. Theo thiển ý của người dịch tập từ vựng này (GN), nếu xét nghĩa chữ Pavāraṇā trong trường hợp này là sự yêu cầu người khác chỉ lỗi cho (từ động từ Pavāreti: Yêu cầu) thì chữ Thỉnh Tội có lẽ cũng là một chọn lựa không đến nổi xoàng. Một lẽ nữa, chữ Tứ (gồm Thứ trên Tâm dưới) trong Tự Tứ dường như không nói ra được cái nghĩa cần có ở đây.
Pavāraṇādāna: Khi tỷ kheo mắc trọng sự không thể đến dự lễ Tự Tứ thì có thể nhắn lời Thỉnh Lỗi (pavāraṇā) với chư tăng qua trung gian một bạn tu. Luật gọi đây là trường hợp Gián Tiếp Tự Tứ (pavāraṇādāna).
Pavāraṇāsaṅgaha: Trong trường hợp các tỷ kheo cảm thấy hoan hỷ với nơi chốn an cư hay đạo tình ở đó và muốn kéo dài thời gian cộng trú với nhau thì có thể dùng Nhị Tác Bạch tuyên ngôn để cùng nhất trí dời lại ngày Tự Tứ trễ một tháng. Trong một lễ Tự Tứ triển hạn như vậy, tất cả tỷ kheo tòng hạ đều phải có mặt, không được phép nhắn gửi trung gian. Lễ Tự Tứ này được kết hợp chung với tăng sự Bố Tát, tức phải có mục trùng thuật Giới Bổn. Do đó Luật gọi trường hợp Tự Tứ này là Pavāraṇāsangaha, Nhị Dụng Tự Tứ hay Lưỡng Nghi Tự Tứ, tức lễ Tự Tứ hai trong một.
Pavāranahāraka: Tự Tứ Sứ Giả, từ gọi vị tỷ kheo mang lời nhắn của bạn tu bị bệnh đến trình tăng trong ngày Tự Tứ. Sơ thất trong trách nhiệm, tội Tác Ác.
Pavārita: Thuật ngữ dùng gọi thời điểm vị tỷ kheo không được tiếp tục nhận thêm thực phẩm: Lúc đang thọ thực (āsanaṃ paññāyati), đồ trong bát thuộc về thức ăn loại cứng như cơm, bánh, thịt, cá (bhojanam pannāyati), thí chủ trước còn đang hiện diện trong khoảng cách dưới ba khuỷu tay (hatthapāse thito), thí chủ trước còn đang sẳn sàng để tiếp thêm thức ăn (abhiharati) và khi tỷ kheo đã lên tiếng từ chối hoặc dùng cử chỉ ra hiệu dừng lại (Patikkhepo paññāyati).
Tỷ kheo nhận thêm thức ăn trong năm truờng hợp trên sẽ bị tội Ba Dật Đề.
Chữ này cũng dùng gọi tỷ kheo vừa nói lời Tự Tứ giữa tăng chúng.
Passāvakumbhī: Bô đựng nước tiểu, hợp luật.
Passāvadoṇikā: Máng dẫn nước tiểu trong nhà xí, hợp luật.
Passāvapādukā: Ghế để chân trong nhà cầu, hợp luật.
Pākāra: Rào hay vách tường bao quanh một trú xứ, có thể bằng gỗ hay gạch đá. Hợp luật.
Pācittiya: Một trong các loại học giới của tỷ kheo, Hán âm là Ba Dật Đề. Bộ Parivàra giải thích là loại tội trạng vừa đủ khiến tâm người bị bất an (cittasa-mohanaṭṭhānam tenetam iti vuccati). Có đến 92 học giới Ba Dật Đề, và có thể được giải trừ bằng một trong ba phép Diện Tiền (sammukhavinaya) tức đối mặt chư tăng để tập thể cùng giải quyết, Xưng tội (patiññātakaraṇa) tức nói ra chuyện bậy của mình trước tập thể hay một tỷ kheo nào đó rồi sám hối, Thảo Phú (tiṇavatthāraka) tức chư tăng nhất trí bỏ qua chuyện đó như việc lấy cỏ khô phủ lên vật gì không đáng nhìn.
Pāṭidesanīya: Tội Ưng Phát Lộ, gồm 4 điều bên tăng và tám điều bên ni, liên quan đến việc yêu cầu cư sĩ dâng cúng thực phẩm cho mình. Đương sự chỉ cần đến xưng tội trước một tỷ kheo khác bằng câu nói ngắn gọn: Gārayhaṃ āvuso (bhante) dhammaṃ āpajjaṃ asappāyaṃ pāṭidesanīyaṃ taṃ paṭidesemi: Thưa hiền giả, tôi đã phạm phải một lầm lỗi đáng trách, bất xứng, cần phải tự thú, nay tôi xin đối trước hiền giả mà phát lộ tội này.
Pāṭipadika(bhatta): Bữa ăn được cúng dường sau ngày Bố Tát.
Pāṭimokkha: Thường được gọi là Giới Bổn hay Biệt Giải Thoát Giới, chữ gọi chung 227 học giới của tỷ kheo hay 311 học giới của tỷ kheo ni. Ngoài việc chấp trì các học giới, mỗi nửa tháng các tăng ni phải họp mặt một lần để trùng thuật và lắng nghe Giới Bổn như một cách ôn tập và cũng để duy trì đạo tình (samaggī).
Giới Bổn của tỷ kheo gồm tám phần: Ba La Di, Tăng Tàn, Bất Định, Xả Ba Dật Đề, Ba Dật Đề, Ưng Phát Lộ, Ưng Học Pháp và Tịnh Tranh. Giới Bổn của tỷ kheo ni chỉ có bảy phần, không có hai điều Bất Định.
Pāṭimokkha-uddesa: Việc trùng thuật Giới Bổn mỗi nửa tháng của tăng ni. Nguyên lai còn có một loại Giới Bổn nữa cũng được tuyên thuật trong buổi sơ thời Phật giáo là loạt Phật ngôn bắt đầu với câu Sabbapāpassa akaranam… (Chư ác mạc tác…) và Khanti param tapo (Nhẫn nhục đệ nhất hạnh) và kết thúc ở câu Buddhānasāsanam. Xem thêm trong Kinh Tụng Pāli bài Ovādapāṭimokkhasankhepa. Trùng thuật loạt Phật ngôn này được gọi là Ovādapāṭimokkha-uddesa (trùng thuật huấn từ giới bổn), và trùng thuật các học giới vừa kể phần trên là Ānāpāṭimokkha-uddesa (trùng thuật môn quy giới bổn).
Việc trùng thuật Môn Quy Giới Bổn đúng phép phải đầy đủ các học giới lớn nhỏ, nhưng trong trường hợp gặp chuyện bất trắc như có một đe dọa nào đó đối với cá nhân hay tập thể tỷ kheo về tính mạng hay phạm hạnh (Luật kể rõ mười điều) thì buổi trùng thuật Giới Bổn có thể chỉ là một hai phần lược tụng tượng trưng.
Từ đó có năm cách trùng thuật Giới Bổn: 1) Giữ nguyên phần vấn đáp duyên sự (nidāna) rồi lược tụng các phần sau; 2) Chỉ lược tụng từ 13 giới Tăng Tàn trở về sau; 3) Luợc tụng từ hai điều Bất Định; 4) Chỉ lược tụng phần Vitthāruddesa (quảng thuật); 5) Trùng thuật đầy đủ không bỏ lược bỏ bất cứ phần nào.
Buổi đầu, việc trùng thuật Giới Bổn là việc của vị lớn nhất trong tăng chúng (chẳng hạn có một thời gian dài chính đức Phật đảm trách việc này), nhưng dần dần về sau và đến nay thì việc này có thể giao cho một tỷ kheo có khả năng.
Có một số việc phải làm (pubbakicca) trước khi trùng thuật Giới Bổn là các tỷ kheo phải chuyển đạt đầy đủ lời nhắn nhất trí (chanda) của bạn tu đồng trú không đến dự lễ được (chanda-akkhāna), Chuyển đạt lời tự nhận thanh tịnh của bạn tu vắng mặt (pārisuddhi-akkhāna), xác định ngày tháng và điều kiện thời tiết lúc sắp thực hiện tăng sự (utu-akkhāna), xác định số luợng tỷ kheo tham dự tăng sự (bhikkhugana-akkhāna) và đề đạt thỉnh nguyện nào đó của ni chúng (nếu có), như họ xin được giáo hối (ovāda-akkhāna).
Cũng như hầu hết các tăng sự khác, buổi trùng thuật Giới Bổn chỉ gồm toàn các tỷ kheo thanh tịnh. Tỷ kheo đang chịu phạt và những ai chẳng phải tỷ kheo đều bị cấm ngặt.
Pāṭimokkha-Thapana: Việc hoãn lại nghi thức trùng thuật Giới Bổn do các tỷ kheo phát hiện trong tăng chúng có người bất xứng, tức một cá nhân không thanh tịnh. Ngay lúc đó phải có một đại diện lên tiếng trình báo (ñattikamma) với tập thể và việc trùng thuật Giới Bổn lập tức được đình chỉ, chờ cho nhân vật kia rời khỏi chỗ tăng sự.
Pātheyya: Thức ăn hay một ít tiền nong (hirañña) mang theo trong những chuyến đi xa. Tỷ kheo được phép chuẩn bị vài món như vậy trước khi đi qua những vùng hẻo lánh. Trường hợp có đệ tử (kappiyakāraka) là cư sĩ đi chung thì vẫn là tốt nhất. Theo Mahāvagga 258.
Pādakathalikā: Chậu hay thau đựng nước dùng để rửa chân, tỷ kheo được phép dùng. Tăng chúng thời xưa thường đi chân trần nên đây là một món vật dụng rất phổ biến.
Pādakhīlābādha: Chứng chai da ở chân.
Pādaghaṃsanī: Đồ chà chân nói chung, có thể là bàn chải hay một miếng bọt biển.
Pādacchinna: Người cụt chân, không được thọ đại giới. Nhưng nếu chuyện dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu, chỉ thầy tổ phạm Tác Ác.
Pādapītha: Loại ghế thấp dùng để kê chân sau khi rửa. Lần đầu gặp lại Thế Tôn ở Lộc Uyển, nhóm Kiều Trần Như sau khi lấy nước rửa chân cho Ngài, cũng đã đem lại một chiếc ghế kiểu này để tỏ lòng tôn kính. Ngày nay, trên một đồng tiền vàng thời Gupta vừa được khai quật, người ta cũng thấy hình ảnh nhà vua đang ngồi đặt chân lên một chiếc ghế giống vậy.
Pādapuñchanī: Tấm thảm chùi chân, thường đặt ở cửa.
Pādabhañjana: Loại dầu dùng bôi ở chân để trị da khô.
Pādukā: Nói chung những loại dép cầu kỳ, lạ mắt hay đắt tiền của người thế tục, có sử dụng các chất liệu như kim loại, bảo thạch, gỗ, cỏ hay lá khô. Tỷ kheo không được phép xài.
Chữ này cũng được dùng để gọi loại bục gỗ kê chân thường đặt trong nhà cầu, tỷ kheo được phép xài.
Pāna: Chữ gọi chung một số loại nước uống tỷ kheo có thể dùng buổi chiều, như nước cốt trái cây ép tươi. Nhưng Luật chỉ cho uống nguội, không được đun nóng. Nếu cần thiết, chỉ có thể đem phơi nắng trước khi uống.
Pānīyamaṇḍapa: Phòng uống nước, cũng có thể là lều chứa nước trong tự viện.
Pānīyasaṅkha: Ca hay cốc đựng nước, tỷ kheo được phép dùng.
Pānīyasarāvaka: Chung hay chén nhỏ để uống nước. Hợp luật.
Pānīyasālā: Chỗ chứa nước uống hay tạm hiểu là trà thất bây giờ, trong một tự viện.
Pāparogī: Người mắc một chứng nan y nào đó bất luận nhưng quanh năm phải chịu cảnh dơ dáy, tanh hôi, khó nhìn. Hạng này không được thọ đại giới. Nhưng chuyện dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu, chỉ riêng thầy tổ phạm Tác Ác.
Pāpasamācāra: Sở hành bất xứng trong Sa Môn hạnh, chẳng hạn việc lập vườn trồng hoa để thu hút cư sĩ. Trường hợp nặng nhất (được tăng chúng ngăn cản ba lần vẫn không nghe), phạm tội Tăng Tàn.
Pāmaṅga: Samantapāsādikā giải thích là Palambakasutta, gọi chung những sợi chỉ được đeo, quấn, cột trên người nhằm để trang sức hay làm dáng. Dĩ nhiên không hợp luật.
Pārājika: Loại trọng giới nặng nề nhất của tăng ni, phạm vào lập tức trở thành cư sĩ và suốt đời không thể tái thọ đại giới. Sớ giải Kaṅkhāvitaranī giải thích: Pārājiko hotīti parājito hoti parājayaṃ āpanno (Ba-La-Di có nghĩa là bại trận, là thua trắng, là mất hết cho đối phương). Từ Hán Việt có một chữ tuy chẳng tương đương nhưng có thể miễn cưỡng tạm dùng để dịch chữ Pārājika là Hủ Bại. Trong Nam Truyền Đại Tạng Kinh (cuốn số 1, các trang 61-100-125-264) chỉ dùng hai chữ Ba-La-Di và Bất-Cộng-trụ, tức cũng hoặc âm hoặc giải, không phải là dịch.
Tỷ kheo có bốn điều Ba-La-Di là dâm dục, trộm cướp, sát nhân và mạo nhận hiền thánh. Tỷ kheo ni có tám điều Ba-La-Di, là cộng thêm bốn chuyện: Xúc chạm nam nhân từ cổ xuống đến đầu gối (ubbhajānu-maṇḍalikā), dấu tội Ba-La-Di giùm tỷ kheo ni khác (Vajjapaticchādikā), kết bè cùng tỷ kheo đang bị chư tăng phạt cách ly bằng tăng sự Ukkhepanīyakamma (ukkhittānuvattikā), tiếp cận nam nhân với dâm tưởng (aṭṭhavatthukā). Luật tạng mô tả tội cuối cùng này là một quá trình tiếp cận thứ lớp qua tám giai đoạn từ lúc hẹn hò chỗ khuất cho đến việc sờ mó. Mỗi giai đoạn phạm một lần Trọng Tội, kết thúc giai đoạn thứ tám thì phạm tội Ba-La-Di.
Sớ Kankhāvitaranī có liệt kê những hạng người được gọi chung là Hủ Bại (parājikapuggala), không thể đạt được bất cứ thành tựu nào đáng kể trong Phật pháp nữa. Tổng cộng là 24 trường hợp, có thể nêu ra đại khái ở đây một ít như tăng ni đã phạm tội Ba-La-Di, người có vấn đề về giới tính (phi nam phi nữ), người đã từng bỏ Phật giáo để theo ngoại đạo, người từng trộm tăng tướng bằng cách tự đắp y (theyyasaṃ-vāsaka), người phạm vào một trong năm tội đại nghịch (giết chết cha mẹ hay La hán, làm thân Phật chảy máu, chia rẽ tăng chúng), người từng sách nhiễu tình dục tỷ kheo ni, người nữ từng khẩu dâm,…
Đức Phật đã so sánh tình trạng bất khả phục hồi của một tăng ni đã phạm tội Ba-La-Di bằng hình ảnh một người đã bị chặt đầu, một chiếc lá đã lìa cành, một hòn đá đã vỡ đôi hay một cây thốt nốt đã bị mất ngọn. Tăng ni đã phạm tội Ba-La-Di trọn đời không bao giờ được đắp y trở lại.
Pārivāsika: Chữ gọi vị tỷ kheo đang trong thời gian chịu phạt cấm phòng vì tội Tăng Tàn. Suốt thời điểm này đương sự mất hết mọi quyền lợi của một tỷ kheo thanh tịnh, như không được tham dự hầu hết các tăng sự, không được để Sa-di phục vụ, không được thuyết giảng hay giáo giới cho ai, trong mọi sinh hoạt phải tự đặt mình vào chỗ thiệt thòi thua thiệt, phải trình tội với các tăng khách, phải nhắc lại tội trạng của mình trong ngày Bố tát hay Tự Tứ, không được sống chung một mái che với các tỷ kheo khác, phải khiêm cung trước tất cả tỷ kheo thanh tịnh bất kể hạ lạp. Sớ giải Samantapāsādikā kể đến bốn mươi chín chuyện thiệt thòi của một tỷ kheo đang bị cấm phòng.
Tuy nhiên, các tỷ kheo thanh tịnh vẫn nên nhớ đến vấn đề hạ lạp để giữ lại chút trân trọng đối với vị đang chịu cấm phòng trong những trường hợp như ở các tăng sự Phát Lộ, Tự Tứ, hoặc việc phân phát y áo, thực phẩm.
Cullavagga có nói đến ba trường hợp thời gian cấm phòng phải bị tính lại từ đầu là cố ý sống chung mái che với tỷ kheo thanh tịnh, hoặc đến sống một nơi không có tỷ kheo thanh tịnh và không chịu trình tội với khách tăng (Tayo kho parivāsikassa bhikkhuno ratticchedā sahavāso vippa-vāso anārocanā).
Tỷ kheo đang bị cấm phòng có quyền vì hoàn cảnh đặc biệt nào đó mà trực tiếp thông báo với tăng chúng hay một tỷ kheo để xin tạm ngưng chuyện cấm phòng, nhưng ngay khi có thể bắt đầu chịu phạt trở lại thì không được chậm trễ.
Chữ Parivāsika cũng được dùng để gọi một người xuất thân tu sĩ ngoại giáo đang trải qua bốn tháng cấm túc thử thách trước khi được thọ giới tỷ kheo.
Parivāsikachanda: Khi tỷ kheo mắc trọng sự không thể đến tham dự một tăng sự với tập thể thì có thể nhắn lời đồng tình hay nhất trí (chanda) với chư tăng qua trung gian một tỷ kheo khác. Đôi khi lời nhắn đó chưa được trình tăng thì tăng sự kia vì lý do nào đó bị đình chỉ thì lời nhắn nọ lúc bấy giờ được gọi là Parivāsikachanda, tạm dịch là lời nhắn bị bảo lưu và không còn giá trị nữa. Khi tăng sự được tái tục thì vị tỷ kheo bận việc kia phải nhắn lại lần hai, nếu đến lúc này vẫn chưa rảnh để phó hội.
Parivāsikapārisuddhi: Ở đây là trường hợp tăng sự Phát Lộ mỗi nửa tháng. Nếu lời nhắn xác tịnh (pārisuddhi) của tỷ kheo chưa được trình tăng thì lễ Phát Lộ bị hoãn, lúc tăng sự được tái tục, đương sự phải gửi lại lời nhắn xác tịnh khác.
Pārisuddhi: Nghĩa đen là sự thanh tịnh. Nhưng có trường hợp mang nghĩa đặc biệt, tạm dịch là lời Xác Tịnh. Khi tỷ kheo có việc không thể cùng đến dự lễ Phát Lộ với tăng chúng, thì có thể gửi lời xác tịnh qua một tỷ kheo khác để xác định với chư tăng rằng mình trong sạch. Đó cũng là một cách Bố Tát của tỷ kheo. Không đến được nhưng cũng không gửi lời Xác Tịnh, hay nhận chuyển lời Xác Tịnh của người khác nhưng không trình lại với tăng chúng, đều phạm tội Tác Ác.
Việc nhắn lời Xác Tịnh được gọi là Pārisuddhidāna, vị nhận chuyển lời Xác Tịnh gọi là Pārisuddhihāraka (Tịnh Đàn Sứ Giả). Trường hợp vị tỷ kheo sau khi nhận chuyển lời Xác Tịnh của bạn tu đến cho tăng chúng rồi lại bàn giao cho người khác, cứ thế qua trung gian bốn vị trở lên, lời Xác Tịnh kia bị xem như đã không được trình tăng và được gọi là Bilālasankhali-kāpārisuddhi, lời Xác Tịnh Chuyền Tay (như một xâu chuỗi nhiều hạt). Theo Kankhāvitaranī.
Pārisuddhi-uposatha: Cũng gọi là Gaṇa-uposatha, tức lễ Phát Lộ hay Bố Tát của một nhóm tỷ kheo dưới bốn vị. Gọi là Pārisuddhi-uposatha (Xác Tịnh Bố Tát) vì chỉ trong trường hợp này các tỷ kheo mới tuyên đọc các lời Xác Tịnh.
Pārisuddhihāraka: Xem chữ Pārisuddhi.
Pāvāra: Khăn choàng, có thể bằng sợi bông vải (cotton), len (wool) hay lụa (silk). Tỷ kheo được phép dùng.
Pāvurana: Áo khoát ngoài của tỷ kheo ni. Gồm hai loại: Áo dày nặng (garupāvurana) cho mùa lạnh và áo mỏng nhẹ (lahu-pāvurana) cho mùa nóng. Tỷ kheo ni có thể xin áo khoát ngoài để mặc, nhưng không được xin loại đắt tiền. Áo khoát mùa lạnh không được đắt hơn mười sáu đồng Kahāpana và áo khoát mùa nóng không được đắt hơn mười đồng Kahāpana, đồng thời chất liệu chỉ quần quanh ba loại sợi bông, len, lụa. Áo khoát không đúng những tiêu chuẩn hợp luật trên đây phải bị xả bỏ.
Pāsaka: Khâu gài nút ở góc y nội hay chéo y vai trái giúp giữ y không bị tuột sút. Y may tại Việt Nam không có loại nút gài (gaṇṭhika) này.
Nút gài phải cách góc vuông của y từ bốn đến tám ngón tay.
Pāsakaphalaka: Phần vải may dằn lên mép y để sau đó may chỗ gài nút (nút gài nằm trên chỗ vải dày sẽ chắc chắn hơn trên chỗ mỏng).
Pāsāda: Kiểu nhà có nền cao, mái vòm và cột xếp thành dãy. Tỷ kheo được phép xây dựng và cư ngụ trong loại nhà này, nhưng nếu công trình do chính chư tăng xây cất thì thời gian thi công không được kéo dài quá mười hai năm.
Piṭṭhakhādanīya: Loại bánh ngọt làm bằng bột lúa mạch.
Piṭṭhakhali: = Piṭṭhamadda.
Piṭṭhamadda: Một loại bột làm bánh, đôi lúc vẫn được dùng để tô tường.
Piṭṭhasanghāta: Khung đỡ bên trong cánh cửa, giúp vững chắc hơn. Khi cửa quá mỏng yếu, tỷ kheo được phép gia cố thêm phần này.
Piṇḍa: Miếng hay vắt thực phẩm (thức ăn đặt bát thường chỉ chút ít, gọn nhẹ, nên chữ Pāli này vẫn được dùng để gọi chung những thức ăn cúng dường cho tỷ kheo khất thực).
Piṇḍacārikavatta: Những việc cần nhớ của một tỷ kheo sống bằng hạnh khất thực. Chẳng hạn y áo chỉnh tề lúc khất thực, ý tứ lúc đứng lại trước nhà ai, không nhìn mặt người đặt bát cùng những việc phải làm tại trú xứ trước và sau khi đi khất thực về. Xem thêm trong Cullavagga.
Piṇḍapāta: Đồ ăn khất thực, bao gồm các món cơm-bánh-cá-thịt, nghĩa là chay mặn đủ cả. Theo Pācit.98, Samantap. 861, Kankhavit. 220-281. Do chỉ được nhận trước giờ ngọ, nên cũng được gọi là Yāvakālika. Tỷ kheo không được thọ thực món ăn khất thực do chính tay tỷ kheo ni chuẩn bị. Tội Ba Dật Đề.
Pitughātaka: Người giết chết cha ruột của mình, vĩnh viễn không được thọ đại giới. Dù cưỡng cầu, cũng không thành tựu giới phẩm.
Pīṭha: Ghế ngồi loại đơn giản nói chung, tỷ kheo tránh dùng ghế cao hơn tám ngón tay đức Phật (sugataṇgula), phần chân ghế quá quy định phải được cắt bỏ. Ghế ngồi của tăng ni cũng không được nhồi bông. Trong trường hợp tại nhà cư sĩ, có thể ngồi trên giường ghế nhồi bông, nhưng không được nằm lên.
Luật Tạng có kể đến vài loại ghế mà tỷ kheo có thể dùng: Masārakapītha (loại ghế có các chân chụm lại hình chữ V ngược), Buṇḍikābaddhapītha (ghế được tiện ra từ một khối gỗ nguyên), Kulīrapādakapītha (ghế có các chân khuỳnh ra như chân cua), Āhaccapādakapītha (ghế có các chân ghép vào một mảnh ván phẳng bằng các lỗ mộng), Bhaddapītha (ghế để y trong nhà tắm; chữ này cũng dùng gọi loại ghế làm bằng mây), Pīṭhikā (ghế bọc vải), Eḷakapādakapītha (ghế gỗ có chân chạm khắc trông như cẳng thú), Āmaḷakavaṭṭikapītha (ghế có nhiều hơn bốn chân), Palālapītha (ghế có nhồi rơm), Onandhapītha (ghế nệm). Nếu là ghế được dâng chung cho chư tăng, tỷ kheo phải biết gìn giữ khi dùng, sử dụng phung phá sẽ bị tội Ba Dật Đề.
Pīthikā: Ghế bọc vải.
Puggala-uposatha: Còn gọi là Adhiṭṭhāna-uposatha, tức Bố Tát Cá Nhân hay Phát lộ một mình bằng một câu nguyện ngắn trong ngày Bố Tát không có thêm tỷ kheo khác bên cạnh.
Pupphadasā-cīvara: Lá y có hình bông hoa ở mép viền, không hợp luật, tội Tác Ác.
Puppharajana: Màu nhuộm làm từ bông hoa.
Puppharasa: Mật hoa, tỷ kheo có thể dùng buổi chiều.
Pubbakaraṇa: Những chuẩn bị trước khi thực hiện một tăng sự. Chẳng hạn trước lễ Phát Lộ tỷ kheo phải hoàn tất một số chuẩn bị gồm các việc sắp sẳn nước uống, tọa cụ, đèn đóm và lau quét sạch sẽ chỗ chư tăng sẽ ngồi.
Pubbakicca: Xem chữ Pāṭimokkha.
Purimikāvassūpanāyika: Xem chữ Pacchimikā-vassū-panāyika.
Purebhattam: Thời gian trước bữa ăn trưa, tính từ lúc mặt trời mọc đầu ngày (aruṇuggamanaṃ upādāya yāva majjhantikā), thời điểm tỷ kheo có thể thọ thực lúc nào cũng được.
Pūga: Theo Sớ Samantapāsādikā và Vimativinodanītīkā thì chữ này được giải thích bằng từ Dhammagaṇa (với định nghĩa là Sāsane loke và anekappakārapuñña-kārakagaṇo) tạm hiểu là một cộng đoàn hay ủy ban chuyên trách các vấn đề xã hội mà thời nào và ở đâu cũng có, với nhiệm vụ tương đương nhau, nhưng có tên gọi khác nhau. Ni chúng trước khi truyền đại giới một phụ nữ phải xét kỹ nhân thân của đương sự xem có vấn đề chi không rồi báo cho bộ phận chuyên trách kia biết qua. Nếu tỷ kheo ni cố tình dấu diếm gốc tích của một phụ nữ có vấn đề pháp lý rồi cho thọ giới thì phạm tội Tăng Tàn.
Pokkharaṇī: Hồ ao chứa nước dùng mỗi ngày. Chữ này cũng dùng để gọi loại bồn nước đặt trên bờ. Có người cúng dường, tỷ kheo được phép dùng.
Potthaka: Loại vải thô dày làm từ xơ cây Makaci, tăng ni không được phép dùng.
Phaṇaka: Lược chải tóc, tăng ni dĩ nhiên không có quyền sử dụng, tội Tác Ác.
Phaṇadasācīvara: Lá y có đường viền nhìn như da rắn. Không hợp luật, tội Tác Ác.
Phaṇahatthaka: Người có những ngón tay dính vào nhau nhìn như cánh dơi (Samantapāsādikā giải thích: Yassa vaggulipakkhakā viya aṇguliyo sambaddhā honti). Hạng này không được thọ đại giới. Nhưng nếu dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu, chỉ thầy tổ phạm Tác Ác. Người có bàn tay dư ngón cũng nên cắt bỏ bớt và chờ lành lặn mới thọ đại giới (Adhikangulim chinditvā phāsukam katvā pabbājetabbo).
Phalakacīra: Y áo ghép từ nhiều nhiều mảnh vỏ cây, thường được tu sĩ ngoại giáo thời xưa sử dụng. Tỷ kheo không được dùng, Trọng Tội. Loại y phục này cũng nằm trong số y phục bị gọi là Titthiyadhaja (lá cờ ngoại đạo).
Phalakhādanīya: Từ gọi chung những loại trái cây được dùng như thực phẩm (không phải thuốc trị bệnh). Luật kể rất nhiều, ta thấy trong đó có nhiều thứ trái quen thuộc như mít (panasa), dừa (nālikera), xoài (amba),..
Phalabhājaka: Vị tỷ kheo có trách nhiệm phân phát trái cây trong tăng chúng.
Phalabhesajja: Từ gọi chung những loại trái cây làm thuốc trị bệnh, tỷ kheo có thể cất giữ bao lâu cũng được.
Phalarajana: Thuốc nhuộm y làm từ trái cây.
Phalarasa: Nước trái cây, có thể uống buổi chiều. Nhưng nước chiết xuất từ ngũ cốc (dhaññarasa) như sữa bột từ nếp, đậu, gạo rang, hay nước cơm, nước cháo thì không thể dùng sau giờ ngọ.
Phānita: Mật mía tươi (Samantapāsādikā: ucchurasaṃ upādā-ya… phānitaṃ ti vuccati). Tỷ kheo có thể dùng làm thuốc và được quyền cất giữ trong bảy ngày. Vì được xem là thứ phụ gia cho các thức ăn đắt tiền, tăng ni không được xin mật mía tươi để dùng như thực phẩm.
Phātikamma: Nghĩa đen là sự bù giá. Khi tỷ kheo trao đổi một vật có giá trị như chăn, thảm đắt tiền từ bạn tu thì nên đưa lại một món có giá trị tối thiểu cũng tương đương, không nên kém cạnh. Việc đền bù này được gọi là Phātikamma.
Phārusapāna: Nước ép từ trái Phārusa, tỷ kheo có thể dùng buổi chiều.
Baddhasīmā: Khu vực kiết giới có dùng vật mốc (nimitta), chẳng hạn bốn hòn đá đặt ở bốn góc. Có tám thứ có thể dùng làm vật mốc cho khu vực Sīmā: Núi non, đá tảng, rừng cây, đường đi, ao hồ, gò mối, gốc cây.
Badhira: Người điếc, không được thọ đại giới. Nhưng nếu dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu, chỉ riêng thầy tổ phạm Tác Ác.
Bāhanta: Xem chữ Cīvara.
Bāhiralomī-uṇṇī: Một loại thảm có viền lông thú, không hợp luật.
Bidalaka: Cây xiên bằng tre đặt dưới khung gỗ may y (kaṭhina), để nâng lá y lúc đang may.
Bidalamañca: Tấm vạt bằng tre hay lau sậy, dùng thay giường. Tỷ kheo có thể sử dụng.
Bimbohana: Gối kê đầu. Kích thước của gối chỉ nên vừa đủ (sīsappamāṇa). Luật cấm tỷ kheo dùng gối lớn quá mức cần thiết, tội Tác Ác. Theo Cullavagga, chiều rộng của gối không quá một gang cộng bốn ngón tay của tỷ kheo. Tỷ kheo phải biết giữ gìn khi dùng gối kê đã được dâng chung cho tăng chúng. Bê bối, bừa bãi phạm tội Tác Ác.
Bilālasankhalikāchanda: Khi tỷ kheo mắc trọng sự không thể đến dự tăng sự nào đó thì có quyền gửi lời Nhất Trí (chanda) đến chư tăng thông qua một bạn tu. Đôi lúc tỷ kheo nhận chuyển lời Nhất Trí này lại bàn giao cho một vị khác, cứ thế qua trung gian từ bốn vị trở lên. Lời Nhất Trí lúc này được gọi là Lời Nhắn Trôi Nổi hay Chuyền Tay như một xâu chuỗi, và không còn giá trị nữa.
Bilālasankhalikapārisuddhi: Xem chữ Pārisuddhi.
Bundikābaddhapītha: Chiếc ghế được làm từ một khối gỗ nguyên, không qua ghép nối.
Bundikābaddhamañca: Chiếc giường làm từ một khối gỗ nguyên, không phải lắp ráp. Hợp luật.
Byatta: Vị tỷ kheo tinh thông giới luật.
Brahmadaṇḍa: Từ thường gọi là phép phạt Phạm Đàn, một hình thức xử phạt giống như tẩy chay đối với tỷ kheo có thái độ phạm thượng hay xúc phạm bạn tu ở mức nghiêm trọng. Nghi thức xử phạt được thực hiện với tăng sự Apalokanakamma và sau đó tăng chúng không giao tiếp với đương sự bằng bất cứ hình thức nào, đại khái bỏ rơi không nhắc nhở đến nữa.
Người đầu tiên bị xử phạt Phạm Đàn là tỷ kheo Channa (người từng hầu hạ thái tử Tất Đạt và đưa ngài bỏ ngôi đi tu). Chuyện xảy ra ngay sau khi Thế Tôn viên tịch, theo lời đề nghị của chính Ngài trước đó không lâu, nhằm giúp vị này bỏ ý cậy công với Phật và tinh tấn tu học. Nhờ vậy, sau đó tỷ kheo Channa (Sa-Nặc) đã chứng quả La Hán.
Bhaṅga: Một loại vải thô làm từ xơ cây Bhaṅga. Đây là một trong sáu loại vải tỷ kheo được dùng làm y (năm loại vải kia là Khoma, Kambala, Koseyya, Sāna và Kappāsika). Xem ở các mục từ này.
Bhaṅgodaka: Một loại thuốc nước dùng trị bệnh thống phong (aṅgavatā), làm từ các loại lá cây nấu chung nhau. Có lẽ gần giống với nồi xông của Việt Nam. Hợp luật.
Bhaṇḍāgāra: Kho chứa y áo hay vật dụng của tăng chúng ở một tự viện qua một quyết định chung của các tỷ kheo với một Nhị Tác Bạch tuyên ngôn.
Bhaṇḍāgārika(bhikkhu): Từ gọi vị tỷ kheo được tăng chúng tín nhiệm giao cho trách nhiệm chăm sóc nhà kho của tập thể.
Bhaṇḍukamma: Việc thí phát (cạo tóc). Khi có người đến xin xuất gia, tỷ kheo không được tùy tiện cạo tóc đương sự, phải trình tăng trước.
Bhattagga: Trai đường, phòng ăn của các tỷ kheo trong một trú xứ.
Bhattaggavatta: Những việc tỷ kheo phải làm ở một trai đường. Chẳng hạn việc vào ra trước sau phải theo hạ lạp, mọi sự vị nhỏ phải chờ vị lớn và vị lớn chỉ nên bắt đầu thọ thực sau khi biết chắc tất cả mọi người đã nhận được phần ăn. Ngay cả lúc chỉ có tăng chúng với nhau, mọi cử chỉ sinh hoạt vẫn phải nghiêm túc, tề chỉnh, hợp nghi. Trong trường hợp cần thiết, các tỷ kheo phải biết tùy thời chúc phúc (anumodanā) cho thí chủ bằng một thời kinh hay pháp thoại.
Bhattuddesaka: Tỷ kheo tri phạn, người được tăng chúng giao trách nhiệm (bằng tuyên ngôn) sắp xếp nhân sự trong các dịp trai đàn (vị nào sẽ đi, vị nào ở lại).
Bhaddapītha: Ghế làm từ cọng thực vật (như mây, sậy, lau lách).
Bhikkhu: Thường được phiên âm là Tỷ Kheo (hay Tỳ Khiêu, Tỳ Khâu, Tỷ Khưu, Bật-Xô), nghĩa đen là người khất thực để sống. Ở nghĩa chuyên môn, đây là giới phẩm cao nhất trong Phật giáo. Người muốn thọ giới tỷ kheo (gồm 227 điều) phải ít nhất hai mươi tuổi đời và không có vấn đề về nhân thân. Sau khi tu được năm năm, nếu thông thuộc kinh luật, có thể sống riêng một mình. Khi được mười năm tu, có thể làm thầy truyền giới cho người khác xuất gia hay làm Y-Chỉ-Sư cho người khác nương cậy về tinh thần.
Bhikkhugatika: Người thiện nam sống gần các tỷ kheo trong một trú xứ để gánh vác thay những việc bất tiện. Tỷ kheo nên cư xử với họ bằng lòng thương tưởng như thầy trò. Kể cả trong mùa an cư, nếu họ bệnh hoạn, tỷ kheo cũng có thể vì họ mà nguyện rời trú xứ, dĩ nhiên không thể quá một tuần.
Bhikkhunī: Thường gọi Tỷ-Kheo-Ni, giới phẩm cao nhất dành cho nữ giới trong Phật giáo. Nữ nhân muốn thọ giới Tỷ-Kheo-Ni phải ít nhất hai mươi tuổi đời và không có vấn đề về nhân thân. Đồng thời phải trải qua hai giai đoạn giới phẩm bắt buộc là Sa-Di-Ni (bất định lâu mau) và hai năm Học-Nữ hay Thất-Xoa-Ma-Na (sikkhāmānā). Một Tỷ-Kheo-Ni phải giữ 311 học giới và hiện nay trong truyền thống Phật Giáo Nam Tông đã không còn hệ thống ni chúng nữa (vốn đã tự biến mất từ sau thời vua A-Dục, khoảng hơn ba trăm năm sau ngày Phật Tịch).
Bhikkhinīdūsaka: Thuật ngữ để gọi người từng sách nhiễu tình dục tỷ kheo ni qua một trong ba bộ phận cơ thể của nàng (Samantapāsādikā: Yo pakatattaṃ bhikkhunīnaṃ tinnaṃ maggānaṃ annatarasmiṃ dūseti ayam bhikkhunīdūsako nāma). Hạng người này tuyệt đối không được thọ đại giới. Dù cưỡng cầu, giới phẩm cũng không thành tựu.
Bhikkhunovādaka: Từ gọi vị tỷ kheo được tăng chúng (thông qua tuyên ngôn) giao trách nhiệm giáo giới ni chúng. Đương sự phải hội đủ tám tiêu chuẩn trước khi nhận trách vụ này, chẳng hạn phải là người được công nhận thanh tịnh, tinh thông giáo lý và đặc biệt giới luật của cả hai phái tăng ni, có khả năng khéo nói, chưa từng có vấn đề với bất cứ ai trong ni chúng và tối thiểu đã qua hai mươi năm tu, tính từ ngày thọ đại giới.
Chỗ ngồi dành cho tỷ kheo này phải được chuẩn bị nghiêm túc. Đương sự phải ngồi chung một tỷ kheo khác, lúc cần thiết có quyền triệu tập hay xua đuổi bất cứ tỷ kheo ni nào ra khỏi hội chúng, có quyền cật vấn giới luật với mỗi cá nhân trong số đó rồi tùy thời thuyết giảng giáo lý cho họ.
Ngoại trừ tỷ kheo được tăng chúng giao trách nhiệm trên đây, vị khác không được tùy tiện đề cập Bát Kỉnh Pháp trước ni chúng, tội Ba-Dật-Đề. Và việc giáo giới ni chúng không được tổ chức ngay tại trú xá của tỷ kheo ni, trừ trường hợp tỷ kheo ni trọng bệnh. Cũng tội Ba-Dật-Đề.
Bhikkhusammuti: Nôm na là phép đặc cách. Có những trường hợp đặc biệt, tăng chúng cho phép tỷ kheo nào đó được linh động chút ít trong một chuyện vốn không hợp luật, như cho phép tỷ kheo bị bệnh được ăn chiều hay giữ y dư.
Bhittikhila: Cái móc bằng gỗ, dùng để treo máng vật dụng. Hợp luật.
Bhīsi: Loại nệm (cho giường ngũ) làm bằng các chất liệu có nguồn gốc thực vật như bông vải, vỏ cây hay lá cây. Tấm trải (bọc) ngoài của nệm có thể bằng vải hay da. Đều hợp luật.
Bhujissa: Chữ gọi người nô lệ đã được tự do một cách hợp pháp, có thể thọ đại giới. Nô lệ chưa được tự do, gọi là Dāsa, không thể thọ đại giới.
Bhummattharana: Thứ chiếu mỏng bằng cỏ tranh hay sậy thường được trải chồng trên loại thảm Cimilikā. Đôi khi vẫn được trải trực tiếp trên đất (trường hợp này mới đúng với tên gọi Pāli của nó).
Bhūtagāma: Thực vật nói chung, bao gồm tất cả những cây cỏ lớn nhỏ, bất kể chủng loại. Tăng ni không được hủy hại thảo mộc, tội Ba-Dật-Đề.
Bhedānuvattaka(bhikkhu): Chữ gọi vị tỷ kheo cố tình đứng về phe của một bạn tu đang làm việc chia rẽ tăng chúng. Khi được chư tăng khuyên răn ba lần (bằng tuyên ngôn), đương sự vẫn không thay đổi thái độ thì phạm tội Tăng Tàn. Nếu chỉ là sự vô tư không có dụng ý chia rẽ tăng, thì chỉ phạm Trọng Tội.
Bhesajja: Thuốc trị bệnh nói chung. Ngoại trừ các thứ được xem là dược phẩm đắt tiền như (Luật kể rõ là mật ong, mật mía, bơ, dầu), các thứ thuốc khác được làm từ rễ, vỏ cây, lá cây đều có thể cất giữ lâu hơn bảy ngày, thậm chí đến khi xài hết thì thôi.
Bhesajjathavikā: Túi đựng thuốc trị bệnh, hợp luật.
Bhojana: = Bhojanīya: Các loại thực phẩm căn bản tỷ kheo có thể dùng hàng ngày, gồm cơm, bánh, cá, thịt, mật ong, sữa chua, bơ, dầu cùng các thứ tương đương. Luật Tạng có kể riêng những món được xem là thượng vị (vài thứ trong số vừa kể), nhưng đó là theo tiêu chuẩn của xã hội Ấn Độ ngày xưa.
Bhojjayāgu: Chữ dùng để gọi món cháo được nấu đặc đến mức có thể dùng tay để bóc, như với cơm nhão.
Maṃsa: Thịt cầm thú. Tỷ kheo được phép ăn hầu hết các loại thịt với điều kiện các món thịt ấy không phạm vào một trong ba điều cấm kỵ (Hán dịch Tam Tịnh Nhục, từ chữ Pāli là Tikoṭiparisuddha): Tỷ kheo không nhìn thấy con vật đang bị giết nhằm mục đích cúng dường cho mình (adiṭṭhaṃ), Không nghe ai nói cho biết chuyện sát sanh đó (asutaṃ) và lòng không nghi ngờ hay ngầm hiểu người ta sát sanh để cúng dường cho mình (aparisankitaṃ). Tỷ kheo cố tình thọ thực món thịt không hợp luật thì phạm tội Tác Ác.
Ngoài ra, dầu với tiêu chuẩn Tam Tịnh, tỷ kheo cũng không được ăn mười thứ thịt sau đây: thịt người, sư tử, cọp, beo, gấu, ngựa, voi, rắn, chó nhà, chó rừng. Riêng với thịt người, dù vô tình hay cố ý ăn đều phạm Trọng Tội. Do đó Luật buộc tỷ kheo phải cẩn trọng trước khi thọ thực một món thịt.
Makasakuṭikā: Mùng chống muỗi, hợp luật.
Maccha: Con cá. Tỷ kheo có thể ăn cá trong tiêu chuẩn Tam Tịnh. Xem chữ Maṃsa.
Macchavāḷaka: Cách quấn y nội để thòng hai chéo góc ra hai bên, như đuôi cá. Tội Tác Ác.
Majjhima(bhikkhu): Chữ gọi tỷ kheo đã trên năm hạ kể từ ngày thọ đại giới, nhưng chưa đến mười hạ (Samantapāsādikā: Atirekapancavassatāya majjhimo).
Mañca: Giường nằm. Luật định giường nằm của tỷ kheo không được cao quá tám ngón tay đức Phật (sugataṅguli). Tội Ba-Dật-Đề. Có nhiều loại giường tỷ kheo có thể dùng, tên gọi và những chi tiết của chúng cũng giống như một số loại ghế. Người tra cứu có thể tìm đọc thêm ở chữ Pītha.
Mañcapatipādaka: Chân giường.
Maṇḍala: Xem chữ Cīvara.
Matakacīvara: Y áo của tỷ kheo đã chết. Trên nguyên tắc, y áo trong trường hợp này phải được tăng chúng định liệu, thường thì giao lại cho vị tỷ kheo hữu ân (chẳng hạn người nuôi bệnh) của tỷ kheo vừa qua đời. Nếu không có nhân tuyển đặc biệt, phần y áo đó được chia cho vị nào đang thiếu thốn hoặc cả tập thể rút thăm, và việc này nên được thực hiện sớm nhất một tuần lễ sau khi tỷ kheo qua đời.
Trong trường hợp tỷ kheo trước khi qua đời có nhờ cậy bạn tu cất giữ y áo, vật dụng của mình thì sau đó những món gửi gắm kia thuộc về người cất giữ. Nhưng việc này phải được thông qua trước tăng chúng.
Mattikā: Chữ gọi chung đất sét hay bùn non được dùng trong nhà tắm nước nóng (jantāghara) như một thứ dược liệu. Tỷ kheo được quyền sử dụng, nhưng không được xài loại bùn non hay đất sét có pha trộn hương liệu.
Chữ Mattikā cũng có nghĩa là loại đất sét dùng trong việc xây cất, đôi khi có pha màu. Hợp luật. Và dù chỉ một miếng đất sét hay bùn loại nào bất luận, một khi đã là của chung tăng chúng thì tỷ kheo không được tùy tiện sử dụng trái luật như hoang phí hay biếu tặng cho ai.
Mattikābhaṇḍa: Chữ gọi chung tất cả sản vật làm từ đất sét (gạch ngói, bình lọ, lu hủ,..). Tỷ kheo không được tùy tiện sử dụng bừa bãi nhửng gì được xem là của tập thể.
Maddavīnam: Loại dây nịt có nhiều cọng kết lại, tỷ kheo không được dùng. Nịt lưng hợp luật phải là một giải lụa hay sợi vải đơn nhất.
Madhu: Mật ong. Vì mật ong là thứ đắt tiền (trong bối cảnh Ấn Độ xưa), nên tăng ni không được đi xin mật ong để ăn hay uống. Trong trường hợp dùng mật ong làm thuốc trị bệnh, thì tỷ kheo cũng không được cất giữ quá bảy ngày.
Madhugoḷaka: Mật mía được vón lại thành viên, vò thành cục, gần giống đường thẻ hay đường tán của Việt Nam. Chư tăng xưa vẫn dùng cháo trắng với loại mật mía vò viên này (Mahāvagga).
Madhupāna: = Madhūkapāna: Nước ép từ trái Madhūka, tỷ kheo có thể uống buổi chiều.
Maḷorikā: Chân bát, hay cũng là cái giá gỗ để tỷ kheo giữ bình bát không lăn lóc.
Mallaka: Một loại bàn chải làm bằng gốm. Tỷ kheo không được dùng, tội Tác Ác.
Masakavījanī: Loại quạt dùng để đuổi muỗi, hợp luật.
Masārakapītha: Xem chữ Pītha.
Masāraka-mañca: Xem chữ Pītha.
Mahallaka-vihāra: Trú xá loại lớn, to hơn liêu thất cá nhân (kuṭi). Tỷ kheo tự mình xây cất phòng ốc cá nhân lớn hơn quy định (trong Giới Bổn) và không hỏi ý tăng chúng, phạm Tăng Tàn.
Mahājaṅikā: Một nhóm nhỏ tỷ kheo ni từ bốn vị trở xuống (theo bộ Kaṅkhāvitaraṇī).
Mahāpadesa: = Catumahāpadesa.
Mahāvīkaṭāni: Thuật ngữ gọi chung bốn món thuốc rắn tỷ kheo có thể lấy ngay không cần xin, để chữa vết rắn cắn: Phân người (gūtha), nước tiểu (mutta), tro (chārika), đất sét (mattikā). Trường hợp tỷ kheo ngộ độc thực phẩm, nước pha loãng với phân người có thể giúp nôn mửa nhanh chóng.
Mahāsamaya: Tạm dịch là Quế Châu Pháp Nạn, một chữ dịch không sít sao nhưng đắc cách, để gọi những lúc nạn đói nghiêm trọng đến mức tăng chúng phải rời bỏ tự viện để lưu lạc kiếm sống trong dân gian. Thậm chí có lúc phải nhất trí nhau tận dụng tất cả những trường hợp đặc cách trong Luật Tạng, cố lờ một số học giới, để có thể tự mình nấu nướng và cất giữ thức ăn vô thời hạn. Theo Samantapāsādikā và Kaṅkhāvi-taraṇī.
Mahāseda: Huân Hãn Liệu Pháp, một phép trị bệnh thống phong (gout) bằng cách chất đống các dược liệu cùng than hồng rồi lấy cát phủ lên một lớp mỏng để có khói và hơi nóng cho tỷ kheo bệnh ngồi xông nhằm đổ mồ hôi càng nhiều càng tốt. Xem thêm trong Samanta-pāsādikā.
Mātughātaka: Kẻ giết chết mẹ ruột, không được thọ đại giới. Dẫu cưỡng cầu, cũng không thành tựu giới phẩm.
Mānatta: Sau khi phạm tội Tăng-Tàn, tỷ kheo phải đến trình tội trước tăng chúng hay một bạn tu trong thời gian sớm nhất. Nếu tội được tuyên xưng lập tức, thì đương sự chỉ phải trải qua sáu đêm Khiêm Hạnh hay Ma-Na-Đóa (chữ phiên âm trong Nam Truyền Đại Tạng Kinh cuốn 1, cuốn 3). Sau đó đến trước một tăng hội tối thiểu hai mươi tỷ kheo thanh tịnh để thọ lễ tăng sự Abbhānakamma (phục hồi giới phẩm). Nếu tỷ kheo trình tội muộn màng, từ một ngày cho đến nhiều năm, thì trước sáu đêm Khiêm Hạnh phải là thời gian chịu phạt cấm phòng (parivāsa), lâu mau tùy theo thời gian dấu tội. Xin xem ở chữ Parivāsa.
Kaṅkhā. Mahāṭīkā giải thích rằng Mānanaṃ mānaṃ mānassa bhāvo mānattaṃ, đại ý Ma-Na-Đóa là phép hành xử tôn kính, khiêm hạ trước các tỷ kheo thanh tịnh mà người đang chịu phạt cấm phòng phải thực hiện trong thời gian sáu đêm. Từ đó, thuật ngữ Mānatta có thể dịch là Khiêm Hạnh, Khuất Hạnh.
Trong trường hợp tỷ kheo trình tội Tăng-Tàn ngay sau khi phạm thì sáu đêm Khiêm-Hạnh được gọi là Appaticcha-nnamānatta (sáu đêm Khiêm-Hạnh cho tội Tăng Tàn không bị dấu). Nếu tỷ kheo sau khi phạm tội không trình báo ngay thì sáu đêm Khiêm-Hạnh sau đó được gọi là Paticchannamānatta (sáu đêm Khiêm-Hạnh cho tội Tăng-Tàn bị che dấu).
Đúng như tên gọi, trong thời gian sáu đêm Khiêm-Hạnh tỷ kheo phải chịu mọi thiệt thòi trong sinh hoạt. Chẳng hạn không được sống chung mái che với các tỷ kheo thanh tịnh, không được sống nơi không có tỷ kheo thanh tịnh, không được đề xuất ý kiến trong các tăng sự, không được làm thầy tế độ hay giáo thọ cho ai, phải luôn nằm ngồi ở chỗ thấp kém trong tự viện, nếu là một đầu-đà-sư thì lúc này tạm xả nguyện để sống trong sự kiểm soát của tăng chúng. Đại khái còn có vô số thiệt thòi tương tự.
Sáu đêm Khiêm-Hạnh có thể bị tính lại từ đầu (rattic-cheda) trong các trường hợp sau: Đương sự sống chung mái che với tỷ kheo thanh tịnh (sahavāsa), sống nơi không có tỷ kheo thanh tịnh (vippavāsa), không trình báo từng đêm với chư tăng (anārocana), trải qua một đêm Khiêm-Hạnh nào đó ở chỗ không có đến bốn tỷ kheo thanh tịnh (Ūne gane caranam).
Nếu tỷ kheo phạm thêm một tội Tăng-Tàn khác trong thời gian Khiêm-Hạnh thì nên lập tức trình tội và sáu đêm Khiêm-Hạnh sẽ được tính lại từ đầu. Nếu tỷ kheo dấu tội không trình ngay, thì thời gian dấu này được cộng thêm vào thời gian cấm phòng, nghĩa là đến lúc này vị ấy được xem như chưa trải qua đêm Khiêm-Hạnh nào và chờ khi qua hết thời gian cấm phòng (parivāsa) mới bắt đầu trở lại đêm Khiêm-Hạnh đầu tiên. Thuật ngữ gọi trường hợp này là Mānattamūlàya-patikassanā (tạm dịch là Tái Thụ Khiêm Hạnh)
Mānattacārika: Chữ gọi tỷ kheo đang trải qua sáu đêm Khiêm-Hạnh.
Mānattāraha: Từ gọi vị tỷ kheo đã trãi qua thời gian cấm phòng (parivāsa) nhưng chưa bắt đầu sáu đêm Khiêm-Hạnh. Trong thời điểm này đương sự tiếp tục chịu mọi thiệt thòi trong sinh hoạt và chấp nhận các áp đặt từ tăng chúng như trong thời gian cấm túc, chỉ được miễn trừ một chuyện duy nhất là không cần xưng tội với tăng khách (ārocana).
Nếu ngay trong thời gian chờ đợi sáu đêm Khiêm-Hạnh tỷ kheo lại phạm thêm tội Tăng-Tàn thì toàn bộ thời gian cấm phòng (parivāsa) trước đó xem như hoàn không, đương sự phải chịu phạt cấm phòng từ đầu với thời gian cộng lại từ hai tội mới và cũ. Thuật ngữ gọi trường hợp này là Mānattārahamūlāyapatikassanā (Điệp Tội Khiêm-Hạnh)
Miḍḍha: Phần thềm trước hành lang am thất. Tỷ kheo không nên để bình bát ở đây.
Miḍḍhi: Bục nằm (bằng gạch hay đất, đá), dùng như giường ngủ.
Mukhacuṇṇa: Bột phấn thoa mặt. Tăng ni không được xài, tội Tác Ác.
Mukhapuñchanacoḷaka: Khăn lau mặt. Tăng ni phải chú nguyện trước khi dùng.
Muttaharītikā: Loại thuốc trị bệnh vàng da làm từ cây Haritaka ngâm với nước tiểu của con bò.
Muddhanitelaka: Một loại dầu bôi trị bệnh nhức đầu.
Muddikapāna: Bồ Đào Trấp, nước ép từ trái nho tươi, tỷ kheo có thể uống buổi chiều.
Murajam: Loại dây nịt nhìn giống dây cột trống Muraja, tăng ni không được dùng.
Mūga: Người câm, không được thọ đại giới. Chuyện dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu, riêng thầy tổ phạm Tác Ác (theo Samantapāsādikā).
Mūgabadhira: Người vừa câm vừa điếc, không được thọ đại giới. Chuyện dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu, riêng thầy tổ phạm Tác Ác (theo Samantapāsādikā).
Mūlabhesajja: Từ gọi chung những loại thuốc trị bệnh làm từ củ hay rễ thảo mộc (như gừng, riềng, nghệ, sâm, hà-thủ-ô,…).
Mūlarajana: Thuốc nhuộm làm từ củ hay rễ cây. Đặc biệt Luật cấm dùng củ nghệ (haliddi) để nhuộm y vì màu không đúng luật.
Mūlāyapatikassanā: Thuật ngữ chỉ cho sự xử phạt vị tỳ kheo phạm tội qui về tội gốc do lúc đang bị phạt biệt trú lại phạm thêm tội tăng tàn khác, trường hợp này gọi là “hồi tố”. Xem chữ Parivāsa và Mānatta.
Mūlāyapatikassanāraha: Chữ gọi trường hợp tỷ kheo phạm thêm một tội Tăng Tàn khác ngay trong lúc đang bị cấm phòng và chưa trình tăng để chịu thêm thời gian cấm phòng. Trường hợp tỷ kheo đã qua hết thời gian cấm phòng, nhưng chưa trải qua một đêm Khiêm Hạnh (mānatta) nào lại phạm thêm tội Tăng Tàn khác, vị ấy được gọi là Mānattārahamūlāyapatikassanāraha. Trường hợp đang trải qua thời gian sáu đêm Khiêm-Hạnh lại phạm thêm tội thì thời điểm này gọi là Mānattacarikamūlāyapatikassanārahakāla. Trường hợp tỷ kheo đã trải qua cả sáu đêm Khiêm-Hạnh nhưng chưa được tăng chúng làm tăng sự Phục Hồi Giới Phẩm (abbhānakamma) thì bị phạm tội Tăng Tàn khác, nhưng chưa xin chịu cấm phòng cho tội mới này thì đương sự được gọi là Abbhānārahamūlāyapatikassanāraha. Để hiểu thêm các thuật ngữ Pāli này xin xem lại các mục từ Parivāsa và Mānatta.
Trong các trường hợp vừa kể trên, tỷ kheo vẫn luôn chịu mọi thiệt thòi dành cho người đang chịu phạt cấm phòng, chỉ được miễn trừ một việc là không cần trình tội với tăng khách.
Mūsala: Cái chày giã thuốc, hợp luật.
Meraya: Tên gọi chung các thứ rượu men (bằng cách ủ nhiều ngày), phân biệt với rượu nấu (rượu cất- Surā). Tứ chúng trong Phật giáo đều không được uống bất cứ thứ gì gây say.
Moghasuttaka: Sợi chỉ lấy mực của thợ may, giúp tạo đường thẳng. Thời xưa dùng sợi chỉ nhúng mực hay phẩm màu, ngày nay thợ may đã có loại mực sáp tiện lợi hơn và dễ tẩy xóa.
Mocapāna: Nước ép từ loại chuối không hột (moca), tỷ kheo có thể uống buổi chiều. Pāli gọi chuối có hột là Coca.
Yantaka: Một loại ổ khóa thời xưa.
Yāgu: Các loại cháo nói chung, cháo trắng hay nấu chung với các phụ gia. Cháo đặc có thể cầm ăn từng miếng, gần giống cơm nhão, gọi là Bhojjayāgu.
Yāgubhājaka: Tỷ kheo được giao trách nhiệm phân phát cháo cho chư tăng.
Yāna: Các loại xe cộ nói chung. Tăng ni vô bệnh không được đi xe, và tỷ kheo bệnh cũng chỉ ngồi xe do đàn ông điều khiển. Về những thắc mắc liên quan, xin xem thêm chữ Catumahāpadesa.
Yāmakālika: Chữ gọi chung những thứ nước uống tỷ kheo được phép dùng sau giờ ngọ (theo cách nói của Phật tử Việt Nam).
Yāvakālika: Chữ gọi tất cả các loại thực phẩm, những thứ tỷ kheo chỉ được phép thọ thực trước ngọ.
Yāvajīvika: Chữ gọi chung các thứ thuốc trị bệnh (nằm ngoài năm thứ đặc biệt là bơ đặc (butter), bơ lỏng (ghee), dầu ăn, mật mía, mật ong). Tỷ kheo có thể cất giữ các loại thuốc này để dùng vô thời hạn.
Yāvadatthacīvara: Sau khi thọ y Kaṭhina thì tỷ kheo có quyền cất giữ bao nhiêu y áo cũng được và không cần chú nguyện hay gửi ai cất hộ (vikappana). Trường hợp này được gọi là Yāvadatthacīvara, quyền giữ y tùy thích.
Yebhuyyasikāvinaya: Hình thức giải quyết chuyện tranh cãi (vivādādhikaraṇa) trong tăng chúng bằng cách trưng cầu ý kiến tập thể để sau đó sự vụ được giàn xếp theo ý kiến nào được chọn nhiều nhất. Cách này chỉ nên được thực hiện khi không thể tìm ra một cá nhân hay một nhóm giám luật có thể liệu sự. Có ba cách trưng cầu: Bỏ phiếu kín (gūḷhaka), bỏ thăm công khai (vivaṭaka) hoặc rỉ tai nhau (kaṇṇajappaka). Theo Cullavagga và Samantapāsā-dikā.
Tỷ kheo được giao nhiệm vụ thu gom các lá phiếu gọi theo Luật tạng là Salākagāhāpaka (người gom thăm).
Rajana: Thuốc nhuộm màu y phục. Tỷ kheo có thể dùng thuốc nhuộm y làm từ hoa trái, củ rễ, cây lá, nhưng tránh dùng đất sét đỏ và củ nghệ cùng một số hoa trái, củ rễ đặc biệt, xin miễn kể ở đây vì không thể tìm ra chữ dịch tương đương trong tiếng Việt.
Rajanuḷunka: Loại vá lớn không cán, tỷ kheo xưa dùng trong lúc nhuộm y.
Rajanakumbhī: Vạc hay nồi lớn để nhuộm y.
Rajanakolamba: Bình hay bầu nước loại lớn, tỷ kheo xưa dùng trong lúc nhuộm y.
Rajanaghaṭa: Cũng một loại bình nước dùng trong lúc nhuộm y.
Rajanadoṇī: Cái máng dẫn nước được dùng lúc nhuộm y.
Rathattharana: Thảm trải trên xe.
Rājabhaṭa: Người đang mắc việc công, gọi theo bây giờ là quan chức nhà nước hay nhân viên chính phủ. Kẻ đương nhiệm không được thọ giới tỷ kheo, muốn gì phải từ quan hay bỏ việc mới ổn.
Rūpiyachaḍḍaka: Chữ gọi vị tỷ kheo được tăng chúng giao trách nhiệm quăng bỏ tiền bạc châu báu của bạn tu vừa bị tội Xả Đọa vì cất giữ tài bảo.
Romanthana: Tật nhơi lại. Đức Phật không chế luật nghiêm khắc cho thói quen này, nhưng dạy tỷ kheo phải tự biết kín đáo. Cullavagga 222-223.
Lakkhaṇāhata: Người bị đóng dấu tù tội trên thân thể (như hình hoa huệ trên mình tù nhân bên Pháp trước thế kỷ 19, hay một số nước Châu Á xưa lại thích chữ vào mặt trọng phạm), không được thọ đại giới.
Lajjī: Chữ gọi vị tỷ kheo có tàm quý ngay trong những lỗi nhỏ, hay tỷ kheo không vướng kẹt các pháp thiên vị.
Lasuṇa: Củ tỏi. Tăng ni vô bệnh không được ăn tỏi. Tỷ kheo phạm Tác Ác, tỷ kheo ni tội Ba Dật Đề.
Lahukāpatti: Tội nhẹ, chữ gọi việc vi phạm các nhóm học giới nằm ngoài Ba La Di và Tăng Tàn. Cũng gọi là các tội Aduṭṭhulla (khinh thiểu) hay Desanīyagāma-nīyāpatti (những tội có thể giải trừ bằng một lời phát lộ hay sám hối).
Lakhitakacora: Tử tù khiếm diện. Chữ gọi kẻ trọng phạm đã bị xử tử hình khiếm diện và đang có lệnh truy nã toàn quốc cho phép mọi người được giết chết khi gặp mặt. Hạng này không được thọ đại giới.
Lokāyata: Chữ dịch xưa là phái Thuận Thế, một học thuyết duy vật cực đoan chủ trương vạn vật ngẫu nhiên mà có (theo bộ Samantapāsādikā: Lokāyataṃ nāma sabbaṃ ucchitthaṃ sabbaṃ anucchiṭṭhaṃ seto kāko kālo bako, iminā ca kāranenāti niratthakāraṇaṃ pati-samyuttaṃ titthiyasatthaṃ: Đại ý chủ thuyết này cho rằng mọi sự trên đời không hề có một luật tắc biện chứng nào cả, sẵn sàng vô lý đến mức như quạ trắng cò đen. Đây được xem là tư tưởng ngoại đạo). Tăng ni không được nghiên cứu học hỏi thứ triết luận này, tội Tác Ác.
Loṇabhesajja: Chỉ chung tất cả các loại thuốc làm từ muối. Tăng ni chỉ được phép cất giữ muối với mục đích làm thuốc, không thể cất giữ muối ăn.
Loṇasakkharikā: Muối hột.
Loṇasovīraka: Dấm mặn, tức dấm có pha muối, xưa dùng để trị bệnh.
Lohakaṭāha: Cái chảo, xưa thường làm bằng đồng nên mới gọi thế.
Lohabhaṇḍa: Chữ gọi chung các vật dụng kim loại tỷ kheo được sử dụng, trừ vũ khí. Bất luận vật lớn nhỏ, khi đã thuộc giáo sản, tỷ kheo không được hoang phí hay biếu tặng ai.
Lohabhāṇaka: Chậu, hũ bằng kim loại.
Lohavāraka: Bình, lọ bằng kim loại.
Lohituppādaka: Thuật ngữ gọi người cố ý làm báu thân Thế Tôn bị chảy máu (dù không ai có thể khiến Ngài bị trọng thương hay tử thương). Hạng này tuyệt đối không thể thọ đại giới, có cưỡng cầu cũng không thành tựu giới phẩm. Xưa nay chỉ có mỗi mình tỷ kheo Devadatta là người duy nhất phạm vào trọng tội này. Lần đó, ông đã cố tình xô ngã một tảng đá lớn từ núi cao để ám toán đức Phật, nhưng Ngài chỉ bị trầy chân và chảy nhiều máu.
Vaccakuṭī: Nhà xí, phòng vệ sinh có đầy đủ cửa nẻo. Luật buộc tỷ kheo phải luôn giữ nhà cầu được sạch sẽ, ráo nước (không để đọng vũng), nếu cố ý để dơ dáy phạm tội Tác Ác. Tỷ kheo trước khi vào nhà xí phải hắng giọng, không nên lặng lẽ mà vào, cũng không được xồng xộc giấn liều và phải tìm chỗ mắc y đàng hoàng, không để bừa bãi. Lúc ngồi cầu không nên rên rặn lớn tiếng. Các thứ vải hay giấy vệ sinh phải được bỏ đúng chỗ. Nếu rửa bằng nước cũng nên nhẹ tay để tránh tiếng động. Đồ múc nước dùng xong phải được lật úp để tránh ướt nhớt. Trước khi ra khỏi nhà xí nên quan sát xem có gì cần làm, chẳng hạn đổ đầy các chỗ chứa nước sạch và quét dọn. Không nên bàn đến hạ lạp trong nhà cầu, ai vào trước thì được ưu tiên. Tăng ni không được xài chung nhà xí. Theo Cullavagga.
Vaccakūpa: Hố xí hay hầm cầu, có thể bằng gỗ, đá hay gạch nung.
Vaccaghaṭa: Chậu nước đặt trong nhà xí dùng cho việc rửa ráy.
Vaccapādukā: Bục ngồi trong nhà xí, có thể bằng gỗ, gạch hay đá.
Vaja: Chòi hay lều tạm của những người chăn thú. Tỷ kheo có thể ở tạm nơi đây trong mùa an cư sau khi đã xin phép trước.
Vajjanīyapuggala: Chữ gọi chung những người bất xứng ‘cần được xua đuổi” khỏi các tăng sự Phát Lộ và Tự Tứ. Kể chi tiết gồm 21 hạng, nhưng tóm tắt chỉ là bất cứ ai không phải tỷ kheo thanh tịnh, kể cả tỷ kheo ni và vị đã phạm tội Ba-La-Di hay tỷ kheo đang chịu phạt bằng tăng sự Ukkhepanīyakamma. Tỷ kheo cố ý tụng giới bổn trước sự hiện diện của một trong những đối tượng này thì phạm Tác Ác, riêng trước mặt tỷ kheo đang chịu phạt (ukkhittaka) thì phạm Ba Dật Đề.
Vaṇatela: Dầu để bôi xức vết thương, tỷ kheo có thể dùng một cây que hay vải băng.
Vaṇabandhacola: Vải băng vết thương.
Vatthikamma: Một cách trị bệnh rò (fistula) ở bộ phận sinh dục bằng cách treo nó bên ngoài bằng một sợi chỉ hay dây da. Tỷ kheo không được dùng cách này để trị bệnh.
Vatthu-avalokanā: Thuật ngữ gọi việc xem đất, coi đất do chư tăng cùng thực hiện trước khi chỉ định vị trí thích hợp cho một tỷ kheo xây dựng am thất. Tỷ kheo tự ý chọn đất rồi xây cất tùy tiện trên một mảnh đất không hợp luật thì phạm tội Tăng Tàn.
Vandiya: Ba đối tượng tỷ kheo nên đảnh lễ tức quỳ lạy gồm đức Phật, tỷ kheo tu trước mình, và tỷ kheo thánh hạnh (dhammika) sống khác trú xứ với mình. Các trường hợp ngoài ra (dĩ nhiên vẫn với bậc cao trọng) có thể chỉ xá dài đã đủ. Xem thêm chữ Avandiya.
Vallikā: Bông tai.
Vasā: Mỡ động vật, tỷ kheo có thể dùng làm thuốc.
Vassa: Mùa an cư, ba tháng kiết hạ mùa mưa. Xem chữ Vassāvāsa.
Vassaccheda: Chư tăng Việt Nam thường gọi là Đứt Hạ. Tức trong mùa an cư tỷ kheo vì chuyện không đâu mà ngũ tối thiểu một đêm ngoài chỗ nhập hạ, hoặc có lý do hợp luật (sattāhakaranīya) để rời trú xứ nhưng lại đi quá bảy ngày, hay trường hợp chưa quá hạn định nhưng trước khi đi không chú nguyện sẽ trở về trước ngày thứ bảy, đều bị xem là đã làm hỏng mùa an cư, tức đã bị Đứt Hạ.
Nếu đứt hạ vì chuyện hợp lý thì tỷ kheo chỉ bị mất hạ mà không phạm tội gì, chỉ bị gạt ra ngoài số nhân tuyển thọ y Kaṭhina. Lý do chính đáng để tỷ kheo rời khỏi chỗ nhập hạ có thể gồm độc trùng ác thú bách hại, thiên tai nhân họa nghiêm trọng, tứ sự khan hiếm, người ơn gặp nạn, phạm hạnh nguy khốn, chúng tăng hữu sự,…
Tỷ kheo đứt hạ có thể ngồi trong tăng sự Tự Tứ nhưng chỉ để làm Bố Tát, vì lễ Tự Tứ chỉ dành cho vị giữ vẹn mùa an cư.
Vassāvāsa: Chữ gọi ba tháng kiết hạ mùa mưa của tăng ni Phật giáo. Suốt 90 ngày này, tăng ni không được ra khỏi trụ xứ cách đêm mà không có lý do chính đáng. Việc cấm túc mấy tháng mưa này thực ra đã trở thành truyền thống trong một số giáo phái ngoại đạo trước ngày đức Phật ra đời, và sau này Ngài cũng tiếp tục giữ lại cổ lệ này cho tăng chúng dựa trên ý nghĩa tích cực của nó.
Trên nguyên tắc, ba tháng kiết hạ phải được bắt đầu từ ngày rằm tháng sáu âm lịch, nhưng đôi lúc do duyên sự đặc biệt nào đó, có tỷ kheo phải dời lại việc nguyện hạ vào rằm tháng bảy. Vị nhập hạ rằm tháng sáu được gọi là Purimikavassūpanāyika (người an cư mùa trước), vị nhập hạ rằm tháng bảy gọi là Pacchimikavassūpanāyika (người an cư mùa sau).
Tỷ kheo có thể trải qua ba tháng an cư trong hầu hết các loại trú xứ, từ tự viện đến hang động, lều cỏ, thậm chí trên một xác thuyền, nhưng phải là chỗ ở cố định. Chỗ nhập hạ không thể là một nơi tạm bợ như bộng cây, bãi đất trống không mái che hay dưới một tấm bạt che tạm ngoài trời trống.
Xin xem thêm về việc nhập hạ ở các mục từ Kaṭhina, Vassaccheda, Purimika và Pacchimikavassūpanāyika.
Vassikasāṭika: Y tắm mưa, một trong mười một loại y tỷ kheo được phép sử dụng. Thời gian tìm kiếm y tắm mưa hợp luật (pariyesanakāla) gồm một tháng trước ngày nhập hạ cộng với ba tháng an cư. Kích thước căn bản của một lá y tắm mưa là chiều dài sáu gang tay đức Phật (sugatavidatthi) và bề ngang hai gang rưỡi của Ngài. Sau mùa an cư, tỷ kheo không được phép sử dụng hay cất giữ y tắm mưa nữa, tội Xả Đọa.
Vassukkaḍḍhanā: Mùa an cư triển hạn, chữ gọi trường hợp năm nhuận có đến hai tháng sáu thì việc nhập hạ sẽ được dời lại vào tháng sáu thứ hai.
Vassūpanāyikā: Xem chữ Vassāvāsa.
Vākacīra: Y phục làm bằng vỏ cây kết lại, không hợp luật.
Vāṭa: Hàng rào bên ngoài am thất, có thể bằng tre hay các loại dây gai.
Vātapāna: Các loại cửa sổ nói chung, có thể có lưới (jālavātapāna) hay chấn song (salākāvātapāna), hợp luật.
Vatapāna-cakkalikā: Loại song cửa khít khao có thể ngăn được chim hay dơi, hợp luật.
Vatapāna-bhisikā: Màn che cửa sổ, hợp luật.
Vāmana: Người lùn, thấp bé một cách dị dạng, không được thọ đại giới. Nhưng chuyện dĩ lỡ, vẫn thành tựu giới phẩm. Riêng thầy tổ phạm Tác Ác.
Vāraka: Thùng, xô múc nước.
Vāḷakambala: Loại mền làm từ lông đuôi con ngựa, tỷ kheo không được sử dụng.
Vāsī: Rìu nhỏ.
Vikaṇṇa: Chỉ chung việc chằm vá y áo bị hư rách.
Vikatika: Thảm len có hình thú vật, tỷ kheo không được dùng.
Vikappanā: Việc hợp thức hóa những y bát bị xem là vượt quá số lượng hợp luật bằng cách đem đến một bạn tu để làm việc Ký Thác bằng câu Pàli có nội dung là xin giao quyền quyết định cho bạn tu muốn xử sao cũng được. Khi đó tỷ kheo biết luật sẽ có một câu lấp lững đại ý cho phép bạn tu của mình có thể tùy ý sử dụng những y bát dư đó.
Trường hợp này được gọi là Ký Thác Trực Diện (Sammukhavikappanā), tức người nhận tạm y bát dư kia đang ngồi trước mặt tỷ kheo đem y bát dư đến ký thác. Trường hợp thứ hai là Ký Thác Khiếm Diện (Parammukhavikappanā) là người nhận ký thác sẽ hỏi bạn tu mình có ai là người thân thiết hay không rồi nói lời ủy quyền cho vị đó, đại ý từ nay đương sự muốn dùng những y bát dư này hãy báo cho người kia một tiếng.
Những cách liệu sự này dĩ nhiên chỉ là hình thức, nhưng là chút linh động của Luật Tạng cho tỷ kheo có lối thoát trong một hệ thống giáo luật nghiêm khắc. Có điều là các tỷ kheo thiểu dục sẽ không tận dụng chi những kẻ hở này.
Vikalaka: Tạm dịch là sự bù đắp. Khi y áo không đủ để chia đều mọi người, tỷ kheo giữ trách nhiệm phân phát sẽ bù đắp cho người bị thiệt một món gì đó cho thỏa đáng.
Vikāla: Tạm dịch là lúc Phi Thời (vigato kālo), thuật ngữ để gọi thời gian sau bữa ăn trưa của tăng ni kéo dài đến sáng hôm sau. Trong thời gian này tăng ni không được ăn thêm bất cứ thực phẩm gì. Thậm chí tăng ni cũng không được tùy tiện đi vào khu dân cư sau giờ ngọ khi chưa báo trước cho bạn tu hay biết. Tội Ba Dật Đề.
Vikāsika: Vải băng vết thương.
Viggayha-parikamma: Chữ gọi cách kỳ cọ thân thể lúc tắm rửa bằng cách cọ xát hai thân người vào nhau. Tỷ kheo không được dùng cách này, tội Tác Ác.
Vidhā: Móc khóa của dây nịt. Tỷ kheo được phép dùng, nhưng phải tránh các chất liệu quý kim, bảo thạch hay ngà, sừng, xương thú.
Vidhūpana: Một loại quạt tay, hợp luật.
Vinandhanarajju: Dây ràng trên khung vải may y (kaṭhina).
Vinītavatthu: Nam Truyền Đại Tạng cuốn 5 (các trang 148, 149, 205, 219) dịch là Tu Tập Sự. Giáo sư C.S. Upasak giải thích là những minh họa nhằm giải thích các vấn đề trong Luật Tạng.
Vipatti: Nghĩa đen là sự hư hỏng hay tổn thất. Trong cuộc tu của tỷ kheo có bốn trường hợp bị xem là tổn thất: Giới Tổn Thất (sīlavipatti) là phạm vào 17 trọng giới đầu của giới bổn, Hạnh Tổn Thất (ācāravipatti) là sự vi phạm các học giới còn lại, Kiến Tổn Thất (ditthivipatti) là sự hiểu sai kinh luật và Sinh Phong Tổn Thất (ājīvavipatti) là lối kiếm sống không hợp cách với đời xuất gia.
Vivaṭaka-salākaggāha: Cách bỏ phiếu công khai vào một thùng phiếu không nắp đậy, khác với phiếu kín. Xem chữ Yebhuyyasikavinaya.
Vivaṭṭa: Xem chữ Cīvara.
Vivādādhikaraṇa: Chữ gọi những cuộc tranh cãi giữa các tỷ kheo về kinh luật nói chung (chẳng hạn đó có phải Phật ngôn hay không, việc đó có phạm tội hay không và nặng hay nhẹ). Có hai cách giải quyết là phép Diện Tiền (sammukha-vinaya), triệu tập đôi bên lại để cùng giải quyết trước tăng chúng và phép Trưng Cầu (yebhuyyasika-vinaya) là giải quyết sự vụ theo ý kiến của phần đông thông qua một trong ba cách trưng cầu đã nói ở trước. Xem chữ Yebhuyyasika-vinaya.
Vissāsagahana: Nghĩa bóng là sự Lấy Trước Nói Sau, chỉ việc tỷ kheo đôi khi lấy đi một món đồ của bạn tu khi chưa hỏi trước chỉ vì một trong vài lý do như đó là chỗ thân thiết. Nhưng điều quan trọng là khi lấy đi món đồ ấy tỷ kheo không có ý trộm cắp và trong lòng sẳn sàng để chủ nhân hay biết ngay khi có dịp.
Vihāra: Tự viện hay tinh xá, trú xá của các tỷ kheo. Nghĩa đen của chữ này là chỗ ở (trụ xứ). Trú xá của tập thể tỷ kheo có thể lớn hoặc nhỏ bất định, với các phòng ốc chuyên dụng như trai đường, dược phòng, giới đường, hội trường bằng các loại vật liệu gần như không giới hạn. Vị trí lý tưởng cho một tự viện là không quá xa hay quá gần khu dân cư để có thể tiện việc khất thực mà cũng không bị ồn ào phồn tạp.
Trú xứ của tỷ kheo có thể được làm cho cá nhân sử dụng (puggalika) hay cho tập thể (saṅghika). Trong trường hợp cá nhân (có thí chủ riêng) thì vị trí xây dựng phải được sự chỉ định (vatthudesanā) của chư tăng, tỷ kheo tùy tiện có thể phạm tội Tăng Tàn.
Tất cả vật dụng lớn nhỏ, quí tiện trong một trú xá của tập thể đều thuộc giáo sản, nghĩa là không một cá nhân nào được quyền tùy tiện sử dụng như hoang phí hay biếu tặng cho ai.
Vījanī: Cái quạt. Tỷ kheo có thể xài quạt làm bằng vỏ cây, lá cây hay lông chim. Thời nay chất liệu làm quạt hợp luật có thể phong phú hơn, như vải, giấy hay nhựa.
Vīsatimaṭṭha: Chữ gọi chung việc làm đẹp móng tay, móng chân bằng các việc sơn vẽ hay mài giũa cầu kỳ. Tăng ni dĩ nhiên không được phép làm vậy, chỉ có thể cắt ngắn các móng dài trong mục đích vệ sinh mà thôi.
Vuṭṭhānasammati: Quyền Thượng Lộ (lệnh xuất hành). Đó là trường hợp ni chúng dùng hai lần tuyên ngôn để cho phép một Học Nữ (sikkhāmānā) được thọ giới tỷ kheo ni. Việc này được gọi là trao quyền Thượng Lộ, tức cho phép đương sự bắt đầu một hành trình mới thiêng liêng hơn.
Vuṭṭhāpanasammati: Quyền Xuất Sư (hiểu theo nghĩa Ra Nghề, không phải Ra Quân). Khi tỷ kheo ni hội đủ các tiêu chuẩn làm thầy tế độ cho người khác xuất gia, như tối thiểu đã đủ mười hai hạ, thì ni chúng dùng hai lần tuyên ngôn để xác định chuyện này, và đó được gọi là trao quyền Xuất Sư.
Veṭhana: Khăn đội đầu, tăng ni không được phép sử dụng.
Vedikāvātapāna: Loại cửa sổ nhìn như lổ thông gió.
Vehāsakuṭī: Gác lửng hoặc cũng có nghĩa là phòng nhỏ chứa đồ nằm trong một phòng lớn. Do chỉ là phần ghép thêm, chính nó không có trần riêng nên được gọi là Vehāsakuti (gian thông thiên, phòng không nóc, nghĩa đen là lấy trời làm mái).
Sa-uttaracchada: Kiểu giường ngủ có treo mùng màu đỏ son. Tăng ni không được phép sử dụng.
Saṃvāsa: Sự cộng trú, sự sống chung giữa các tỷ kheo. Có ba trường hợp được gọi là cộng trú: Ekakamma-saṃvāsa (cùng tham dự chung một tăng sự nào đó), Ekuddesa-saṃvāsa (cùng làm Bố Tát với nhau), và Samasikkhatā-saṃvāsa (sống chung trú xứ mỗi ngày, do đồng giới phẩm). Người không phải tỷ kheo hay tỷ kheo đang lúc chịu phạt cách ly đều được gọi chung là Asaṃvāsika (người ngoài hay kẻ lạ của tăng chúng).
Samvelliya: Kiểu xắn y nội (hạ y) lên sát háng, như cách ăn vận của các võ sĩ đô vật. Tỷ kheo không được xắn hạ y kiểu này. Tội Tác Ác.
Chữ này cũng có nghĩa là tấm y lót trong của ni chúng trong những ngày có kinh nguyệt.
Sakaṇṇajappaka (salākaggāha): Lối bày tỏ ý kiến bằng cách rỉ tai người bên cạnh. Đây được xem là một trong ba cách trưng cầu ý kiến tập thể được đức Phật cho phép. Xem chữ Yebhuyyasikavinaya.
Sakāyanirutti: Nghĩa đen là Bản Ngữ, chữ để gọi ngôn ngữ Ma-Kiệt-Đà (māgadhībhāsā), như trong bộ Samantapāsādikā giải thích: Sakāya nirutti nāma sam-māsambuddhena vuttappakārena māgadhiko vohāro (Bản ngữ ở đây chỉ cho thứ tiếng Ma-Kiệt-Đà mà chính Thế Tôn đã sử dụng). Sở dĩ có chỗ chú thích này vì trong Cullavagga của Luật tạng Pàli đức Phật đã nghiêm cấm chư tăng không được dùng tiếng Sanskrit (chữ trong nguyên tác Pāli là Chandaso, Luật Sớ giải thích là Sakkatabhāsā) để trình bày Phật ngôn, và ngài dạy chỉ nên dùng thứ tiếng Bản Ngữ (chữ Pāli trong Luật Tạng chỗ này là Sakāyanirutti) và bộ Chánh Sớ Samantapāsādikā đã giải thích như trên. Nên hiểu thêm rằng ngôn ngữ Ma-Kiệt-Đà là thứ tiếng chung của dân chúng sống trong xứ Ma-Kiệt-Đà thời đó, không phải ngôn ngữ riêng của đức Phật hay người của Phật giáo.
Một số học giả Tây Phương hôm nay đã vận dụng cách hiểu nguyên nghĩa Pāli để cho rằng Sakāyanirutti phải được hiểu là bản ngữ hay tiếng mẹ đẻ của mỗi người (rõ ràng Saka là Của Chính Mình và Nirutti là Ngôn Ngữ), tức Phật tử xứ nào thì dùng ngôn ngữ xứ đó mà diễn đạt Phật Pháp. Ý kiến này nghe qua rất suông tai, nhưng xét kỹ vẫn có chỗ bất cập. Ở đây ta có ít nhất hai chỗ cần lưu ý là ý nghĩa cũa chữ Trình Bày và lý do của điều cấm chế kia.
Trước hết, đúng là Phật giáo không buộc ai phải học tiếng Ma-Kiệt-Đà (tạm cho là tiếng Pāli) khi nghiên cứu Tam Tạng hay thuyết giảng giáo lý nhưng từ bao đời nay các xứ Phật giáo Nam Phương vẫn xem Tam Tạng tiếng Pāli là mẩu mực cho giáo nghĩa. Tức là ai cũng có thể nói chuyện Phật Pháp bằng tiếng mẹ đẻ, nhưng cơ sở tham chiếu tối hậu vẫn luôn là kinh điển tiếng Pāli, tuyệt không một bản dịch nào có thẩm quyền tương đương. Điều thứ hai là ta hãy trở lại với điều luật cấm tỷ kheo không được dùng tiếng Sanskrit để trình bày Phật ngôn. Nếu thuật ngữ Sakanirutti quả thật ám chỉ tất cả ngôn ngữ mẹ đẻ (bản ngữ) thì tiếng Sanskrit có gì nên nổi phải bị cấm chỉ. Trong khi ai cũng hiểu rằng tiếng Sanskrit là một trong số không nhiều những Ngôn Ngữ Mẹ của thế giới và đã là phương tiện chuyên chở bao thứ tuyệt phẩm văn hóa với những ưu điểm khó phủ nhận.
Nên chăng một gợi ý về lý do khó hiểu kia rằng đó là gì nếu không phải mục đích bảo lưu một giáo nghĩa tinh tuyền, nghiêm mật vốn rất khó duy trì trên những hành trình mù mịt qua các ngôn ngữ diễn đạt khi không có một cứ điểm căn bản. Bởi mỗi ngôn ngữ thường tự mang theo mình những khái niệm văn hóa đặc hữu, đặc biệt những ngôn ngữ thành văn. Bất cứ sự bàn giao nào cũng làm mất đi không ít chất tinh khôi của cái đem ký thác. Sanskrit là ngôn ngữ bác học hàng đầu tại Ấn Độ thời đức Phật, đã là công cụ cho bao nền văn hóa học thuật trước đó. Nó cao sang, hấp dẫn, nhưng không còn trong trắng nữa. Tiếng Ma-Kiệt-Đà ngược lại, tuy là tiếng nói của đông đảo quần chúng, nhưng lúc đó vẫn thuần khiết, vì chưa có chữ viết nên chưa kịp có riêng những ngữ nghĩa đặc hữu thường phát sinh trong những ngôn ngữ thành văn. Sau khi được chỉnh trang đúng mức để dùng làm dụng ngữ cho một nền văn hóa lớn như giáo nghĩa cũa đạo Phật nguyên thủy, tiếng Ma-Kiệt-Đà lập tức có ngay vị trí một ngôn ngữ hoàn chỉnh, giản phác mà vẫn minh bạch tóc tơ.
Nói vậy có nghĩa là việc tiếng Pāli đã được chọn làm dụng ngữ căn bản để bảo lưu Phật Pháp nguyên thủy chỉ để tránh chuyện phồn tạp lai căn. Và tiếng Sanskrit bị nghiêm cấm chính thức chỉ vì cái tiền sử của nó. Nó được kể tên chỉ vì lúc đó nó là số một. Và có thể nói nó đã đại diện cho tất cả ngôn ngữ thành văn khác cũng có tiền sử tương tự, bất kể thời kỳ nào.
Trên đây chỉ là vài ý kiến, có thể mang tính chủ quan, nhằm biện giải vì sao tiếng Sanskrit bị cấm dùng để trình bày Tam Tạng (theo quan điểm Phật Giáo Nam Truyền) và cũng để từ chối cách hiểu chữ Sakanirutti là tất cả ngôn ngữ mẹ đẻ của mọi người. Về vấn đề tiếng Pāli có phải ngôn ngữ duy nhất đức Phật đã dùng để thuyết pháp, hay chữ Sakanirutti có phải chỉ cho tiếng Pāli hay không, vẫn là những vấn đề tồn nghi quan trọng. Bởi không ít học giả hiện đại vẫn cho rằng các bộ kinh Phật xưa nhất hiện nay đều có thể xuất phát từ một nguồn gốc cổ xưa hơn, nguyên thủy hơn. Thậm chí còn có thuyết cho rằng đức Phật đã sử dụng nhiều thứ tiếng khác nhau để hoằng pháp trên một xứ sở đa ngôn ngữ như Ấn Độ.
Saṅkacchidā: = Saṅkaccikā: Áo lót của phụ nữ. Tỷ kheo ni phải mặc áo lót khi đi vào khu dân cư, nếu không sẽ phạm tội Ba Dật Đề.
Saṅgāmavacara: = Codaka (bhikkhu).
Saṅgīti: Chữ gọi các cuộc kiết tập Phật ngôn bằng tiếng Pāli để phối kiểm sự chuẩn xác trong khả năng truyền thừa của các thế hệ Tăng-già. Cuộc kiết tập đầu tiên do ngài Ca-Diếp chủ trì, kéo dài ba tháng, có 500 vị La-Hán tham dự. Cuộc kiết tập kỳ sáu (gần đây nhất), kéo dài hai năm (1954-1956) tại Miến Điện có 2500 vị tỷ kheo tham dự.
Từ sau các cuộc Kiết Tập đầu tiên chỉ trùng thuật và hiệu chính toàn bộ Tam Tạng Pali bằng hình thức khẩu truyền không dùng văn bản,các vị Kiết Tập Sư trong cuộc Kiết Tập kỳ IV tại Tích Lan đã bắt đầu sử dụng đến các ấn bản Tam Tạng, song song với việc trùng thuật của các vị Pháp sư Tam Tạng theo lối đọc thuộc lòng. Và truyền thống này đã được vận dụng trong cuộc Kiết Tập Tam Tạng kỳ VI tại Miến Điện từ năm 1954 đến năm 1956.
Được biết chính phủ Miến Điện đã dành ra một ngân khoản mười triệu Kyat tiền Miến, tương đương 750.000 bảng Anh (thời giá lúc đó) để chuẩn bị tất cả điều kiện làm việc (gồm các ban in ấn, truyền thông,địa điểm Kiết Tập ) và sinh hoạt (ăn ở, đi lại, an ninh, y tế)cho cuộc Kiết Tập với sự góp mặt của 2500 vị Kiết Tập Sư chủ yếu thuộc Phật giáo Nam Tông các xứ Tích Lan, Cambodge, Ai Lao, Miến Điện và Thái Lan (với các công việc trùng thuật, phiên dịch, kiểm định Tam Tạng) và hàng ngàn quan khách tham dự trong tư cách quan sát viên đến từ toàn cầu.
Toàn bộ thời gian làm việc trong suốt hai năm Kiết Tập được chia thành năm pháp hội:
Pháp hội thứ nhất
Sau buổi lễ khai mạc kéo dài hai ngày từ 17/5 đến 19/5/54, tất cả tăng chúng nhất trí suy cử đại lão hòa thượng Abhidhaja Maha Ratthaguru Bhaddanta Revata Nyaungyan Sayadaw làm chủ toạ đại hội Kiết Tập. Sau đó ban Kiết Tập Sư bắt đầu trùng thuật (đọc thuộc lòng) toàn bộ Luật Tạng (gồm 5 bộ trong tám cuốn, 2260 trang) qua hình thức vấn đáp.
Pháp hội thứ hai
Từ ngày 15/11/54 đến ngày 29/1/55, không kể vài ngày lễ lạc, chư Kiết Tập Sư đã dành trọn 65 (sáu mươi lăm)ngày để trùng thuật toàn bộ Trường Bộ Kinh (gồm 779 trang Pali), Trung Bộ Kinh (gồm 1206 trang Pali), và Tương Ưng Bộ Kinh (gồm 1454 trang Pali). Ngài Nyaungyan Sayadaw trực tiếp điều động và theo dõi 500 vị Kiết Tập Sư thực hiện công đoạn này.
Pháp hội thứ ba
Từ ngày 28/4/55, ban Kiết Tập Sư đã dành ra hai mươi bảy ngày để trùng thuật trọn vẹn Tăng Chi Bộ Kinh (gồm 1651 bài kinh trong 9557 trang Pali). Được biết chư thánh tăng trong cuộc Kiết Tập đầu tiên do ngài Mahàkassapa chủ toạ đã chia Tăng Chi Bộ Kinh thành 120 phần để trùng thuật. Nhưng do điều kiện hiện tại, chư Kiết Tập Sư trong cuộc Kiết Tập kỳ VI sau nhiều bàn soạn đã chia nhỏ bộ này ra thành 210 phân đoạn.
Từ ngày 30/5/55 đến 2/7/55 ban Kiết Tập Sư đã tiếp tục trùng thuật sáu bộ đầu tiên của Thắng Pháp Tạng (A Tỳ Đàm) gồm 2302 trang Pali. Như vậy trong pháp hội thứ ba này, chư tăng đã trùng thuật và hiệu chính được tất cả 11.859 trang Pali. Người được đề cử giám sát và chủ toạ suốt thời gian thực hiện pháp hội thứ ba là ngài Tăng Vương Cao Miên Jotanano Choun Nath cùng với Tăng Vương Ai Lao Prabuddhajinoros.
Pháp hội thứ tư
Cũng còn gọi là Pháp Hội Thái Lan, vì chính ngài Tăng Vương Thái Lan Vanarat Kittisobhana được mời làm chủ tọa để giám sát trên 600 vị Kiết Tập Sư trùng thuật và hiệu chính trọn bộ Patthana(gồm 2686 trang Pali) của Thắng Pháp Tạng cùng hầu hết Tiểu Bộ Kinh (Tiểu Tụng, Pháp Cú, Như Thị Thuyết, Thiên Cung Sự, Ngạ Quỷ Sự, Tăng Kệ, Ni Kệ, Tăng Bản Hạnh, Ni Bản Hạnh, Phật Tông, Hạnh Tạng cùng hai bộ Đại Tiểu Xiển Minh, không có Bổn Sanh và Vô Ngại Giải Đạo). Phần Tiểu Bộ này gồm đến 2299 trang Pali. Như vậy trong Pháp Hội thứ ba chư tăng đã trùng thuật được tổng cộng 4985 trang Pali. Toàn bộ công việc kéo dài trong suốt 54 ngày, từ 16/12/55 đến 16/2/56, không tính mấy ngày lễ.
Pháp hội thứ năm
Cũng còn gọi là Pháp Hội Tích Lan, được bắt đầu từ ngày 23/4/56 đến ngày 24/5/56 và vị chủ trì là ngài Welivita Dharmakirti, tăng trưởng bộ phái Syamanikaya ở Kandy (Tích Lan). Trong thời gian này chư Kiết Tập Sư đã trùng thuật và hiệu chính các bộ Patha, Milindapanha, Netti, Petakopadesa và Patisambhidamagga.
Sau khi đại hội Kiết Tập Tam Tạng kỳ VI hoàn mãn, tất cả cơ sở hạ tầng được sử dụng trong đại hội đã lập tức được đổi dạng thành những trung tâm văn hoá quan trọng của Phật Giáo bao gồm một trường đại học, một thư viện quốc gia và các thư quán (nhà xuất bản), ấn quán.
Saṅgha: Thuật ngữ này có nhiều nghĩa:
1) Sāvakasaṅgha: Chỉ cho tám tầng thánh trí của hàng Thanh Văn, từ Sơ Đạo đến Tứ Quả. Tức đôi lúc Tăng Bảo phải được hiểu là các vị thánh đệ tử của đức Phật.
2) Sammutisaṅgha: Chỉ cho một nhóm tỷ kheo hay tỷ kheo ni có ít nhất bốn vị. Nhưng số lượng này không đủ cho ba loại tăng sự Giới Đàn, Tự Tứ, Phục Vị (abbhānakamma). Năm vị thì có thể làm thêm tăng sự Tự Tứ. Mười vị có thể đủ cho hầu hết tăng sự, trừ Phục Vị. Hai mươi vị là con số tối thiểu để thực hiện tất cả tăng sự. Luật Tạng gọi nhóm tỷ kheo hai hoặc ba vị là Gaṇa (chúng), một vị là Puggala (cá nhân). Các tăng sự sau đây luôn phải do tăng chúng (saṅgha) thực hiện, dưới 4 vị không thể làm được: Apalokanakamma, Ñattikamma, Ñattidutiyakamma, Ñattidutiyakamma.
Saṅghabhatta: Bữa ăn được cúng dường cho tăng chúng tại một trú xứ nào đó.
Saṅghabheda: Sự chia rẽ trong tăng chúng. Cullavagga giải thích rõ ràng rằng khi có một nhóm tỷ kheo tách nhau ra thành hai phe, chỉ cần bên chơn tăng (dhammavādī) có số lượng tối thiểu bốn vị và bên gian tăng (adhammavādī) có số lượng tối thiểu năm vị, thì đó mới được gọi là một cuộc chia rẽ Tăng-già. Nếu dưới hai con số tối thiểu trên đây, thì trường hợp xích mích này chỉ được gọi là Saṅgharāji (tăng chúng tranh sự).
Điều đặc biệt là chỉ trường hợp chia rẽ do chính các tỷ kheo thực hiện mới gọi là Saṅghabheda, chuyện xảy ra do các đối tượng ngoài ra (kể cả tỷ kheo ni) không kể là Saṅghabheda, vì họ đều là người ngoài cuộc. Và sự chia rẽ tăng chúng chỉ hình thành khi vấn đề tranh cãi giữa các tỷ kheo thuộc về lĩnh vực kinh luật giáo nghĩa, như cãi nhau cái gì là Phật ngôn hay không phải Phật ngôn, việc đó hợp luật hay sái luật. Chuyện bất đồng mang tính cá nhân không thể xem là lý do đáng kể.
Tỷ kheo cố ý chia rẽ tăng chúng bất chấp sự khuyên răn của tăng chúng (ba lần), thì phạm tội Tăng Tàn.
Saṅghabhedaka: Chữ gọi vị tỷ kheo cố ý đem vấn đề kinh luật ra làm cớ để chia rẽ tăng chúng. Chỉ có tỷ kheo mới có thể làm việc này. Và sau ba lần từ chối lời cảnh tỉnh của tăng chúng, đương sự phạm tội Tăng Tàn.
Saṅgharāji: Xem chữ Saṅghabheda.
Saṅghasāmaggī: Sơn Môn Đạo Tình. Ngay sau khi trong tăng chúng có xảy ra chuyện bất hoà nghiêm trọng, các tỷ kheo nên nhân một tăng sự nào đó hay tranh thủ ngày Bố Tát sớm nhất để triệu tập tất cả tăng chúng, kể cả tỷ kheo đang bệnh, để dùng Nhị Tác Bạch tuyên ngôn kêu gọi sự đoàn kết và sau đó cùng nhau làm Phát Lộ (có tụng giới bổn). trường hợp này được gọi là tăng sự khôi phục Sơn Môn Đạo Tình.
Saṅghāṭi: Tức y Tăng-Già-Lê của tỷ kheo, thường được may hai lớp. Trong trường hợp dùng vải Phấn Tảo, y này có thể nhiều lớp hơn. Kích thước y Tăng-Già-Lê của tỷ kheo không được lớn hơn Tăng-Già-Lê của đức Phật, tức là chiều dài phải dưới chín gang tay đức Phật và chiều ngang phải dưới sáu gang của Ngài (Sugatacīvarappamāṇa). Khuddakasikkhā giải thích thượng y (y vai trái) phải có cùng kích thước với y Tăng-Già-Lê. Hạ y (y nội) phải có kích thước nhất định là chiều dài bốn khuỷu tay (hắc tay) cộng với một nắm tay (muṭṭhi) của tỷ kheo (người sở hữu y) và chiều ngang hai khuỷu tay cộng thêm một nắm tay, cũng của người mặc.
Theo luật, tỷ kheo không được xa rời tam y một đêm nào cả, ngay cả lúc vào khu dân cư cũng phải có đủ ba y, trừ trường hợp đặc biệt như lúc bệnh hoạn hay trong thời gian năm tháng sau ngày thọ y Kaṭhina.
Do y Tăng-Già-Lê quá nặng nề, nên ngoài mùa lạnh tỷ kheo có thể không cần đem đắp lên người (pāru-pana) như y vai trái, chỉ việc vắt lên vai cũng được. Tỷ kheo không được lạm dụng Tăng-Già-Lê vào những việc bất xứng, như trải để ngồi hay dùng để lau phủi chỗ dơ. Tội Tác Ác.
Saṅghāṇi: Một loại trang sức đeo ở thắt lưng.
Saṅghādisesa: Các bản Hán dịch đều gọi là Tăng Tàn. Đây là tên gọi loại trọng giới có mức nghiêm trọng chỉ đứng sau tội Ba-La-Di. Tỷ kheo phạm tội này tối thiểu phải qua sáu đêm khổ nhục và một tăng hội ít nhất hai mươi vị mới đủ để giải trừ tội trạng.
Theo bộ Kaṅkhā-vitaraṇī, sở dĩ gọi là Saṅghādisesa (Tăng Tàn) vì từ ngày đầu tiên tỷ kheo xưng tội đến khi tội được giải trừ, giai đoạn nào cũng phải do tập thể tăng chúng đứng ra, không thể do một cá nhân lo liệu được (Saṅgho ādimhi ceva sese ca icchitabbo assāti saṅghādiseso).
Giới Tăng Tàn của tỷ kheo có mười ba điều. Chín điều đầu gọi là Tức Phạm (paṭhamāpattikā), nghĩa là tỷ kheo vừa làm xong chuyện cấm thì phạm tội ngay. Bốn điều Tăng Tàn sau gọi là Tiệm Phạm (Yāvatatiyakā), những tội chỉ bị xem là vi phạm sau ba lần tuyên ngôn khuyên răn bất thành của tăng chúng.
Xem thêm các chữ Mānatta, Parivāsa.
Saññāvimokkā-āpatti: Chữ gọi những tội bị phạm do sự cố ý (vì cũng có trường hợp dù vô tình cũng là phạm tội).
Satavalika: Kiểu quấn y nội thành quá nhiều nếp khi mặc, không đúng luật, tội Tác Ác.
Sativinaya: Ức Niệm Diệt Tránh. Chữ gọi trường hợp chư tăng dùng bốn bận tuyên ngôn để xác định một tỷ kheo là bậc La-Hán để đương sự được quyền miễn trừ trước một cáo buộc nào đó.
Theo Samantapāsādikā, tăng sự này đòi hỏi năm điều kiện: Tỷ kheo bị cáo buộc kia đúng là người vô tội (suddhassa anāpattikassa dānaṃ ekaṃ), có người cáo buộc (anuvāditassa dānaṃ ekaṃ), tỷ kheo bị cáo buộc có lời yêu cầu tăng chúng xác định tình trạng vô nhiễm của mình (yācitassa dānaṃ), lời xác định kia phải do tập thể tăng, không thể là một cá nhân nào (saṅghena dānaṃ ekaṃ), lời xác định kia đúng với sự thật (dhammena samaggena).
Sattabbhantara-sīmā: Khi các tỷ kheo muốn làm Bố Tát trong một khu rừng mênh mông thì khu vực bán kính bảy Abbhantara chung quanh chỗ tăng hội lúc đó trở thành một khu vực Sīmā tạm thời, không cần tuyên ngôn kiết giới hay vật mốc làm dấu ranh. Mỗi Abbhantara được xác định tương đương với hai mươi tám khuỷu tay của người trung bình. Vậy bảy Abbhan-tara là 196 khuỷu tay (gọi theo chữ cũ là hắc tay).
Sattāhakaraṇīya: Nghĩa bóng là duyên sự chính đáng. Khi tỷ kheo đã nguyện kiết hạ ba tháng mùa mưa ở nới nào đó, nếu không có một lý do hợp luật (xin xem chữ Vassāvāsa) thì không thể rời khỏi chỗ nhập hạ quá một đêm dù ban ngày có thể đi đâu đó để làm các Phật sự như tụng kinh, nghe pháp, thăm hỏi trưởng lão. Thuật ngữ trên đây được dùng gọi chung những công việc quan trọng không thể làm ngơ, phải nguyện rời trú xứ cách đêm, để hoàn tất công việc trong vòng bảy ngày. Nghĩa đen của chữ Pāli này là những việc phải làm xong trong bảy hôm, và trước lúc ra đi tỷ kheo phải chú nguyện sẽ trở về đúng hạn, không lâu quá bảy ngày.
Sattāhakālika: Châu Hạn Dược. Chữ gọi chung năm thứ được xem là dược phẩm như bơ đặc (navanīta), bơ lỏng (Sappi), mật ong (madhu), mật mía (phānita) và dầu ăn. Tỷ kheo bệnh chỉ được giữ năm món này trong bảy ngày, lâu hơn sẽ phạm tội Xả Đọa.
Sattu: Bánh làm bằng bột ngũ cốc. Chữ này cũng để gọi một thứ bột có trộn nghệ dùng để giữ kim may khỏi rỉ sét.
Satthaka: Loại dao nhỏ dùng trong việc may vá.
Satthakamma: Sự mổ xẻ hay phẩu thuật. Tỷ kheo có thể để người khác mổ xẻ để trị bệnh, nhưng nên tránh để thầy thuốc làm việc nhiều ở chỗ kín. Theo Mahāvagga.
Satthakadaṇḍa: Cán dao. Tỷ kheo nên tránh các chất liệu quý kim, bảo thạch.
Satthalūkha(cīvara): Một tên gọi khác của y áo tăng ni nói chung. Vì đức Phật cấm chế y áo tăng ni không được là một tấm vải nguyên, vốn dễ gợi lòng tham cho người khác (và bản thân mình), nên y phải được may lại bằng nhiều miếng vải rời theo hình thức một miếng ruộng với các ô vuông và chữ nhật liền nhau (xem chữ Cīvara). Xin đừng nhầm lẫn với kiểu y bá nạp có hàng trăm mảnh ghép nối cầu kỳ và lập dị hơn là đơn giản, thanh bần. Nghĩa đen của thuật ngữ này là thứ y phục được làm xấu đi bằng những đường cắt của dao kéo.
Saddhādeyyavinipātanā: Thất Cách Thọ Dụng. Nghĩa bóng của chữ này là trường hợp tỷ kheo đem tài vật cá nhân biếu tặng những đối tượng nằm ngoài tăng chúng hay cha mẹ. Đó cũng là một cách cô phụ tấm lòng những thí chủ dâng cúng cho mình với ý nghĩa hộ trì phạm hạnh khi sử dụng lễ phẩm không đúng chỗ. Theo Mahāvagga.
Saddhivihārika: Chữ gọi vị tỷ kheo hay sa-di đệ tử, người được mình tế độ cho thọ giới xuất gia (trao truyền giới phẩm) và theo luật thì thầy trò phải sống gần nhau ít nhất năm năm. Từ đó mới có chữ Saddhivihārika tức người đệ tử đồng trú.
Theo Luật Tạng, tình nghĩa thầy trò trong tăng chúng không khác gì quan hệ phụ tử. Khi thầy hay trò hữu sự (lâm nạn hay bị xử phạt) thì người kia không nên bỏ mặc. Trong mọi sự, người đệ tử không nên hành xử theo ý riêng mà không xin phép thầy tế độ. Nếu thầy tế độ hoàn tục, qua đời, hoặc không còn điều kiện sống gần nữa, đệ tử phải tìm đến y chỉ nơi một tỷ kheo trưởng lão mà mình nghĩ là xứng đáng.
Saddhivihārī: = Saddhivihārika.
Santaruttara: Tình trạng không giữ đủ tam y. Nếu dịch sát, chữ này nghĩa là chỉ có hạ y tức y nội (antaravā-saka) và thượng y tức y vai trái (uttarasanga) mà không có thêm Tăng-Già-Lê. Tỷ kheo không được vào khu dân cư trong tình trạng không có đủ tam y. Chỉ trường hợp đặc biệt như khi tỷ kheo bệnh, lúc đi sông suối vào các tháng mưa, hay trong thời gian năm tháng sau ngày thọ tăng y.
Santhata: Loại chiếu hay thảm len được dán keo, không phải do đan hay dệt. Tỷ kheo không được dùng loại thảm có pha trộn tơ tằm hay lông cừu. Tội Xả-Đọa. Thảm len hợp luật phải có ít nhất một nửa diện tích là màu đen và đã đươc ai đó sử dụng tối thiểu sáu năm trước khi đến tay tỷ kheo.
Sanniṭṭhānantika: Một trong tám lý do khiến tỷ kheo làm hỏng ý nghĩa tăng y (làm mất năm tháng đặc quyền) là ý định ra đi không trở lại trú xứ vừa thọ y.
Sannidhikāraka: Thuật ngöõ gọi sự cất giữ, tích lũy thức ăn. Tăng ni không được giữ lại thức ăn cách đêm. Thậm chí có những món được xem là thuốc trị bệnh (gồm mật ong, mật mía, bơ đặc, bơ lỏng và dầu ăn) cũng chỉ được cất giữ không quá bảy ngày. Các món thuốc men ngoài ra có thể giữ bao lâu tùy thích, dĩ nhiên tránh việc chất đống với số lượng quá mức cần thiết.
Sapadānacārikā: Tuần tự hóa duyên, chữ gọi phép đi khất thực không bỏ sót nhà nào với ý lựa chọn. Đồng thời cũng có nghĩa là hạnh khất thực mỗi ngày không gián đoạn của tỷ kheo trì hạnh Đầu-Đà (sapadāna-carika).
Saparikkamana: Sự quảng khoát cần có ở một miếng đất được tỷ kheo chọn làm nơi xây dựng trú xứ. Tính từ vách nhà phải đủ chỗ cho một con bò kéo cày hay có thể bắt thang. Tỷ kheo phải luôn có được sự chỉ định của chư tăng về vị trí xây cất (vatthudesanā) trước khi xây cất am thất riêng cho mình.
Sappaṭikamma-āpatti: Chữ gọi tất cả các tội có thể giải trừ sau khi vi phạm, nghĩa là chỉ trừ ra tội Ba-La-Di.
Sappi: Bơ lỏng (ghee), một trong năm thứ dược phẩm mà tăng ni có quyền cất giữ trong bảy ngày. Vì thời xưa bơ lỏng là thứ đắt đỏ, tăng ni không được xin về để dùng như thực phẩm.
Sabbakaṇha-cīvara: Hắc y, y thuần một màu đen. Tăng ni không được dùng.
Sabbatthapaññatti: Từ gọi chung những học giới được cấm chế không hạn chế địa phương, nghĩa là ở đâu cũng phải tuân hành như vậy.
Sabbanīlaka-cīvara: Thanh y, y thuần một màu xanh. Tăng ni không được dùng.
Sabbapītaka-cīvara: Y được nhuộm chỉ bằng màu vàng, không pha thêm màu khác. Tăng ni không được dùng.
Sabbamañjitthaka: Y nhuộm màu đỏ thẩm. Tăng ni không được dùng.
Sabbamattikamayakuṭikā: Loại am thất làm từ đất nung nguyên khối, bằng cách đắp đất sét thành hình dạng nhà ở rồi chất than hay củi nung chín như cách người ta làm đồ gốm. Không hợp luật.
Sabbamahāraṅgaratta-cīvara: Loại y có màu đỏ rực như lưng rết, không hợp luật.
Sabbamahānāmaratta-cīvara: Y có màu nhuộm vằn đốm như một chiếc lá sắp khô. Không hợp luật.
Sabbalohitaka-cīvara: Y nhuộm tuyền một màu đỏ máu, không hợp luật.
Sabhāgāpatti: Đồng tội. Chữ gọi trường hợp từ hai tỷ kheo trở lên phạm cùng một học giới giống nhau, như cùng ăn chiều mà chưa sám hối. Những vị như vậy không thể sám tội với nhau được, cả hai phải tìm vị khác hoặc một trong hai sau khi được trong sạch quay lại cho người kia sám tội với mình.
Samaṇuddesa: = Sāmaṇera.
Samaṇakappa: Chữ gọi chung những thứ vật chất hay thực phẩm đã được hợp thức hoá để tỷ kheo có thể sử dụng. Chẳng hạn trái cây phải được lấy hột ra tỷ kheo mới có thể thọ thực. Có nhiều cách hợp thức hóa: Dùng lửa (aggiparicita), dùng dao hay vật nhọn (satthaparicita) và dùng móng tay (nakhaparicita). Đôi lúc chỉ một dấu cắt sơ sài hay một vết móng cào nhẹ cũng có thể xem là hợp luật.
Samaṇakuttaka: Sa-môn giả hiệu, chữ gọi người tự đắp giáo phục để dễ dàng kiếm sống.
Samaṇabhatta-samaya: Lời mời ăn dành cho tu sĩ các tông phái nói chung, kể cả với tỷ kheo Phật giáo.
Samatha: Phép Diệt Tránh hay Tịnh Tranh, chữ gọi bày phương thức giàn xếp rắc rối tranh cãi trong tăng chúng. Chẳng hạn triệu tập các đương sự để cùng giải quyết trước mặt nhau, hay trưng cầu ý kiến tập thể, hoặc chư tăng cùng nhất trí lờ luôn chuyện đó không nhắc đến nữa. Đặc biệt nhất là trường hợp dùng tăng lệnh xác định một bị cáo nào đó là bậc La-Hán được miễn trừ hoàn toàn các cáo buộc. Dĩ nhiên ngày nay không còn cơ hội để áp dụng cả bảy phương thức này. Xin xem thêm trong Giới Bổn tỷ kheo về bảy phép Tịnh Tranh.
Samānasaṃvāsasīmā: Từ gọi một khu vực cương giới đã được chư tăng dùng tuyên ngôn và các vật mốc để xác định là địa điểm thực hiện các tăng sự. Xem chữ Sīmā.
Samānāsanika: Bạn đồng tọa, chữ gọi chung các tỷ kheo chỉ chênh lệch nhau từ ba hạ trở xuống có thể ngồi ngang nhau. Có nghĩa là một tỷ kheo năm hạ có thể ngồi chung với tỷ kheo ba hạ. Đó là nói trường hợp chỗ ngồi là một chiếc giường hay ghế có thể chứa nhiều người. Đặc biệt tỷ kheo phải tránh ngồi gần phụ nữ, hay bán nam bán nữ trong những chỗ ngồi có vẻ gần gũi, dễ chung đụng như vậy.
Samuṭṭhāna: Tội căn, hay điều kiện căn bản để cấu thành một tội trong Luật Tạng, ở đây nói đến ba nghiệp môn (thân, khẩu, ý). Trong bộ Parivāra có kể chi tiết mười ba trường hợp, nhưng đại lược là có những tội chỉ do thân môn hay khẩu môn cộng với ý môn đã đủ thành tội, có trường hợp phải hội đủ cả ba nghiệp môn mới kể là phạm tội, có trường hợp chỉ hình thành từ một nghiệp môn.
Samodhānaparivāsa: Huân Tội Cấm Phòng, chữ gọi trường hợp tỷ kheo phải chịu thêm ngày cấm phòng khi chưa giải trừ xong tội một Tăng Tàn. Tức phạm thêm tội Tăng Tàn khác trong lúc đang thụ phạt cấm phòng (parivāsa) hay trong thời gian sáu đêm Khiêm Hạnh. Xem chữ Parivāsa.
Sambādha: Chữ gọi tất cả những chỗ kín trong thân thể tỷ kheo, như nách, háng, hậu môn và bộ phận sinh dục. Tỷ kheo nên đặc biệt tránh việc phơi bày những chỗ này cho người khác nhìn thấy, kể cả lúc chữa bệnh. Tăng ni cũng không được cạo bỏ lông chỗ kín, trừ lúc trị thương.
Sambhāraseda: Cách trị bệnh thống phong (gout) bằng việc dùng các loại lá thuốc để xông hơi.
Sammajjanī: Cây chổi quét nhà.
Sammukhavikappanā: Xem chữ Parammukhavikappanā.
Sammukha-vinaya: Diện Tiền Tịnh Tranh. Một trong bảy phép Tịnh Tranh, giải quyết tranh cãi trong tăng chúng bằng cách triệu tập các đương sự đến trước tập thể để cùng giàn xếp. Có bốn tiêu chuẩn để làm nên một tăng sự loại này: Phải có sự hiện diện của tăng chúng (saṅghasammukhatā), phải có vấn đề tranh cãi cụ thể (dhammasammukhatā), giải pháp phải hợp luật (vinayasammukhatā), và cả hai phe tranh cãi phải cùng có mặt (puggalasammukhatā).
Phép Tịnh Tranh này được áp dụng cho một trong bốn trường hợp Vivādādhikaraṇa, Anuvādādhikaraṇa, Āpattādhikaraṇa, Kiccādhikaraṇa. Đôi lúc sự vụ được giao cho một nhóm hay một cá nhân tỷ kheo nào đó giải quyết (cách ủy nhiệm-Ubbāhika), cũng được gọi là Diện Tiền Tịnh Tranh.
Sammutikappiyabhūmi: Nhà kho hay chỗ cất giữ vật dụng hay lễ phẩm của chung tăng chúng một trú xứ, do chính chư tăng chỉ định vị trí và đề cử người chịu trách nhiệm trông coi.
Sarabhañña: Lối tụng kinh cao giọng, hợp luật, nhưng tỷ kheo không được tụng kinh như hát, trái luật.
Saritaka: Chữ gọi chung bột đá hay cát nhuyễn dùng giữ kim may khỏi bị sét.
Saritakasipāṭikā: Chữ gọi chung các loại giấy nhám hay vải có bôi sáp hoặc cát mịn để giữ kim may không bị sét.
Salākaggāha: Sự bỏ phiếu hay việc bỏ thăm. Một trong những cách trưng cầu ý kiến tăng chúng hay tìm nhân tuyển cho một sự vụ nào đó. Xem chữ Yebhuyyasika-vinaya.
Salākaggāhāpaka: Chữ gọi vị tỷ kheo có trách nhiệm đi gom lại các lá thăm (phiếu) sau một cuộc bỏ thăm của tăng chúng cho vấn đề gì đó. Xem chữ Yebhuyyasika-vinaya.
Salāka-vātapāna: Loại cửa sổ có các chấn song.
Salāka: Lá phiếu, lá thăm dùng trong các buổi trưng cầu hay thăm dò ý kiến hoặc tìm nhân tuyển. Chữ này cũng để gọi thanh gỗ được chèn giữa hai lớp vải trong lúc may y, không để đường chỉ xuyên qua cả hai lớp vải.
Salākabhatta: Đầu Phiếu Trai Phạn. Bữa ăn được cúng dường cho chư tăng qua cách rút thăm xem vị nào được đi. Đó là trường hợp có cùng lúc nhiều thí chủ mời thỉnh hay tổng số tỷ kheo đông hơn con số được thí chủ nêu ra.
Salākodhāniya: Cái giá để gác cây que chấm thuốc nhỏ mắt. Xem chữ añjanīsalāka.
Saddhivihārinī: = Sahajīvinī: Nữ đồ hay nữ đệ tử hay người nữ được tỷ kheo ni truyền giới cho xuất gia. Tình thầy trò bên ni chúng cũng phải được trân trọng như tình mẫu tử.
Sahubbhāra: Một trong tám trường hợp tỷ kheo làm hỏng mất các đặc quyền sau ngày thọ tăng y do rời khỏi trú xứ để tìm y với ý sẽ trở về, nhưng sau đó lại đổi ý và nhường lại cho vị khác thọ y Kaṭhina.
Sajīva: Điều huyết mạch hay vấn đề cốt tử. Đây là chữ đồng nghĩa với từ Học Giới (sikkhā) của tăng ni. Nghĩa đen của chữ này là những điều mà tăng ni phải suốt đời giữ lấy, chúng chính là sinh mạng của đời sống phạm hạnh, danh xưng tăng ni chỉ tồn tại qua các học giới. Đây cũng là lời giải thích vì sao trong Tương Ưng Bộ đức Phật đã gọi vị tỷ kheo hoàn tục là người tự sát.
Sāṭiyaggāhāpaka: Chữ gọi tỷ kheo thay mặt tăng chúng nhận y hay vải may y từ thí chủ.
Sāṇa: Một loại vải thô xấu dệt từ xơ cây, hợp luật.
Sādhāraṇapaññatti: Phổ Chế (chữ Biến Chế rất đắc cách nhưng dễ bị hiểu lầm). Từ gọi những học giới được cấm chế chung cho cả hai phía tăng ni.
Sāmaṃ-pakkaṃ-piṇḍaṃ: Chữ gọi chung những món ăn không cần nấu nướng, đã chín sẵn hoặc có thể ăn ngay. Theo luật, tỷ kheo không được tự tay nấu ăn nên khi khất thực chỉ nên nhận các món ăn loại này.
Sāmaggī-uposatha: Tăng Hòa Bố Tát. Chữ gọi lễ Bố Tát được thực hiện ngay khi tăng chúng đang cần có cơ hội để tái hiện sự đoàn kết từ một cuộc xích mích vừa xảy ra. Xem chữ Saṅgha-samaggī.
Sāmaṇera: Sa-di, giới phẩm chuẩn bị cho một người nam trước khi thọ đại giới để trở thành tỷ kheo. Hạn tuổi tối thiểu của Sa-di có thể chỉ là bảy tuổi, đủ trí khôn để xua đuổi một bầy quạ. Và một Sa-di phải giữ tròn Thập giới (tính hẹp) hay 105 giới (tính rộng). Trong đó có mười điều sau khi vi phạm coi như phải hoàn tục hay tái thọ Sa-di giới: Đó là năm điều giống hệt ngũ giới của cư sĩ, cộng thêm ba tội phỉ báng Tam Bảo và sách nhiễu tình dục tỷ kheo ni (xem chữ Bhik-khunīdūsaka). Đặc biệt điều cuối cùng này bị xem là tương đương với tội Ba-La-Di của tỷ kheo, nghĩa là suốt đời không được đắp y trở lại, dù ở giới phẩm nào. Khi vi phạm các học giới còn lại, Sa-di chỉ bị xử phạt tượng trưng.
Cũng giống trường hợp tỷ kheo, người muốn thọ giới Sa-di cũng không thể là người có các vấn đề về pháp luật, xã hội hay sức khỏe như dị dạng hay nan y tuyệt chứng.
Chữ Sāmaṇera nghĩa đen là con của Sa-Môn (tỷ kheo) có chữ đồng nghĩa là Samaṇuddesa, người tháp tùng tỷ kheo hay Sa Môn thứ phẩm.
Sāmaṇerapesaka: Chữ gọi vị tỷ kheo có trách nhiệm giao việc cho Sa-di.
Sāmaṇerī: Sa-Di-Ni, giới phẩm thấp nhất trong ni chúng, giai đoạn chuẩn bị cho hai năm Học Nữ (sikkhāmānā) trước khi thọ giới tỷ kheo ni.
Sālūkapāna: Nước ép từ rễ sen hay súng, tỷ kheo có thể dùng buổi chiều.
Sāvajjapaññatti: Chế Ác học giới. Chữ gọi những học giới có nội dung ngăn cấm những điều bất thiện trong cách nhìn của cả ngoài đời trong đạo. Chẳng hạn các học giới giống với ngũ giới, đạo đời đều nhận là chuyện không nên.
Sāvanantikā: Một trong tám trường hợp tỷ kheo làm hỏng các đặc quyền sau ngày thọ y Kaṭhina. Xem chữ Kaṭhina-uddhāra.
Sāvasesā-āpatti: Tội Khả Phục. Chữ gọi sáu loại tội sau của giới bổn, trừ ra tội Ba-La-Di (tội bị gọi là Anavasesāpatti, tội tuyệt hậu). Sáu tội trên đây được gọi thế vì tăng ni sau khi vi phạm vẫn còn phương tái phục.
Sikkāsammuti: Theo luật thì tỷ kheo vô bệnh không được đeo bình bát bằng dây (sikkā), và phải ôm bát bằng hai tay. Nhưng trường hợp tỷ kheo bệnh thì được đặc cách xài được. Chuyện đặc cách này được gọi là Sikkā-sammuti, lệnh tăng cho đeo dây bát!
Sikkhāmānā: Học nữ hay Thất Xoa Ma Na, giới phẩm trên Sa di ni và dưới tỷ kheo ni. Giai đoạn Học Nữ chỉ kéo dài hai năm, không thể nhiều hay ít hơn và đây là giới phẩm bắt buộc phải trải qua trước khi thọ giới tỷ kheo ni. Học Nữ chỉ giữ sáu học giới (giống hệt Đạo sĩ giới) là ngũ giới cộng thêm giới cấm ăn sau ngọ.
Phụ nữ đã có chồng rồi xuất gia làm Học Nữ (sau khi là Sa-di ni) thì gọi là Gihīgatā-sikkhāmānā (Bán thế học nữ). Gái chưa chồng đã đi xuất gia làm Học Nữ thì gọi Kumāribhūtasikkhāmānā (Đồng Xử Học nữ) hay Mahā-sikkhāmānā (Đại Học nữ). Vì thời xưa có tục tảo hôn, nên luật có quy định Bán thế học nữ phải trên mười tuổi (có chỗ nói cụ thể là từ mười hai tuổi), nhưng gái chưa chồng thì phải tối thiểu mười tám tuổi mới được tu lên Đồng Xử Học Nữ. Phải chăng việc từng trải cũng giúp người ta vững vàng hơn!
Sikkhā: Đây là một chữ đa nghĩa trong Phật giáo. Có lúc chữ này có nghĩa là các học giới được đức Phật cấm chế cho tăng ni và cư sĩ nói chung. Đôi khi chữ này chỉ chung cho Tam Học. Theo giáo nghĩa Nam Truyền, Giới Học là tất cả giới luật, Định Học là pháp môn Chỉ Tịnh (samatha) và Tuệ học là pháp môn Tuệ Quán (vipassanā).
Sikkhāpaccakkhāna: Sự xả giới hay hoàn tục bằng một lời xác nhận trong tình trạng tâm trí tỉnh táo, đầy đủ ý thức. Có vậy tăng ni mới không còn là tăng ni nữa. Bộ Kankhāvitaranī giải thích rằng phải có đủ sáu yếu tố mới khiến ý xả giới có hiệu lực: Lòng quả không còn tha thiết đời phạm hạnh (citta), ý nguyện đó phải biểu tỏ bằng lời cho người khác nghe, không thể bằng chữ viết hay điệu bộ (payoga), lời tuyên bố xả giới phải nhắm ngay thời điểm hiện tại, như không thể báo trước ngày thọ giới (kāla), cả người nói lời xả giới lẫn người làm chứng đều phải trong tình trạng tỉnh táo hoàn toàn (puggala), và tăng ni phải ý thức rõ là mình đang nói lời xả giới (vijānana). Theo Cullavagga, tỷ kheo ni đã hoàn tục không thể xuất gia trở lại.
Sikkhāpaccakkhātaka: Người vừa nói lời xả giới một cách hợp luật, được kể vào các đối tượng bị khai trừ (vajjanīyapuggala) đối với tất cả tăng sự.
Sikkhāpada: Nghĩa rộng là tất cả giới luật của tăng tục. Nghĩa hẹp là hầu hết giới bổn tăng ni, trừ ra bảy phép Tịnh Tranh.
Sikkhāsammuti: Chữ gọi tăng sự của ni chúng cho phép sa-di-ni thọ giới Học nữ.
Siṅgiloṇakappa: Một trong các quan điểm của nhóm tỷ kheo Vajjīputta cho phép tỷ kheo được dùng ống đựng muối làm bằng sừng thú. Dĩ nhiên trái luật.
Sitthakatela: Một loại dầu bôi mỹ phẩm, không hợp luật.
Sitāloḷi: Thứ nước bùn lấy từ các luống cày, được dùng để hóa giải cơn phấn khích sau khi tỷ kheo uống nhầm thuốc kích dục. Xem chữ Gharadinnakābādha.
Sīpādī: Người bị bệnh phù chân voi, không được thọ đại giới.
Sīmā: Khu cương giới hay kiết giới được chư tăng ấn định ở địa điểm nào đó để làm chỗ họp chúng thực hiện các tăng sự. Có hai loại cương giới Sīmā:
1) Baddhasīmā (còn gọi Khaṇḍasīmā, Samānasaṃvāsasīmā hay Avippavāsasīmā): Tức khu vực được ấn định là cương giới sau hai lần tuyên ngôn và đòi hỏi phải có các vật mốc làm dấu ranh đất. Ngoài ý nghĩa là chỗ làm tăng sự, cũng có thể là chỗ cư ngụ của tăng chúng.
2) Abaddhasīmā: Khu cương giới được chư tăng giả định tạm thời giữa rừng núi, không cần tuyên ngôn và vật mốc, chỉ để thực hiện các tăng sự.
Vật mốc làm dấu ranh cho khu vực Sīmā có thể là núi non, cây cối, đường lộ, sông rạch, rừng rậm, ao hồ, thậm chí một gò mối hay bốn hòn đá tảng. Ý nghĩa tinh thần hay tác dụng của một khu vực Sīmā là để tăng chúng không bị manh mún, rời rạc. Làm gì cũng phải đoàn kết, hợp quần, tập trung.
Khu vực Sīmā có thể là một cây cầu lớn ngang sông hay một chiếc thuyền to, miễn là đủ kiên cố để chịu đựng sức nặng của tối thiểu hai mươi tỷ kheo và có thể tồn tại lâu ngày, tức không phải vật tạm bợ nhất thời.
Luật định trước khi tuyên ngôn kiết giới một cương giới mới, để tránh chồng chéo lên một khu Sīmā cũ, chư tăng phải thực hiện một việc mang tính thủ tục là tuyên ngôn xả bỏ giá trị của một Sīmā được giả định hay xác định là đã có sẳn ở đó. Thuật ngữ gọi đây là phép Sīmāsamūhana (giải thể cương giới cố hữu).
Khu đất Sīmā phải hoàn toàn biệt lập và liền lạc liên lũy, không thể rời rạc bằng một sự đan xen, chen kẻ bởi một không gian trung gián. Chu vi tối đa của khu Sīmā không được vượt quá ba Do-Tuần (mỗi Do-Tuần là bảy dặm Anh, một dặm Anh là 1.6 cây số). Và chỗ Sīmā hẹp nhất cũng phải đủ chỗ cho hai mươi mốt tỷ kheo ngồi thoải mái.
Từ những chi tiết trên, có đến mười một trường hợp Sīmā không hợp luật, tức không thể là nơi thực hiện các tăng sự: Sīmā quá hẹp (atikhuddā-sīmā), Sīmā quá rộng (atimahatī-sīmā), Sīmā có vật mốc không nguyên vẹn như lúc đầu (Khaṇḍanimitta-sīmā), Sīmā không có vật mốc do bị mất hay lúc tuyên ngôn vốn đã không có (animitta-sīmā), Sīmā lấy bóng che của cái gì đó làm vật mốc (chāyānimitta-sīmā), Sīmā mới nằm bên cạnh khu Sīmā cũ (bahisīme thitasammatā-sīmā), Sīmā nằm trên sông (nadiyā-sīmā), Sīmā nằm trên biển (samudde-sammatāsīmā), Sīmā nằm trên hồ thiên nhiên (jātassara-sīmā), Sīmā này giáp mí với sīmā kia (Sīmāya sīmaṃ sambhindantā sīmā), Sīmā này nằm giữa Sīmā kia (Sīmāya sīmaṃ ajjhottharantā sīmā). Theo Samantapāsādikā.
Sīmātikkantā: Một trong tám trường hợp tỷ kheo làm hỏng đặc quyền thọ tăng y khi đương sự rời khỏi trú xứ để tìm y và sau đó trở về sau khi thời hạn tìm y đã qua mất. Xem chữ Kaṭhina-uddhāra.
Sīmā-samūhana: Tăng sự giải thể sīmā cũ được giả định hay xác định là đã có sẵn nơi sắp kiết giới (khi chư tăng muốn làm lại một Sīmā mới rộng hay hẹp hơn chẳng hạn). Theo Samantapāsādikā.
Khi một Avippavāsasīmā (nơi có thể xa tam y) được xả bỏ thì ý nghĩa đồng trú của Samānasaṃvāsasīmā (nơi tăng chúng hợp quần làm các tăng sự) cũng lập tức không còn nữa.
Sīlavipatti: Giới tổn thất. Chữ gọi trường hợp tăng ni phạm vào một rong hai loại trọng giới nặng nhất trong giới bổn (Ba-La-Di và Tăng Tàn).
Sugataṅgula: “Ngón tay của đức Phật”, một đơn vị đo chiều dài đặc hữu trong Luật Tạng Pāli, tương đương 2.5 cm.
Sugatavidatthi: Gang tay của đức Phật, một đơn vị đo chiều dài được xem là đặc hữu của Luật Tạng Pāli khi nói về kích thước y áo hay liêu thất của tỷ kheo. Theo Samantapāsādikā và Kaṅkhāyojanāmahāṭīkā thì một gang tay của đức Phật dài bằng ba gang tay người trung bình (majjhimapurisa) hay một khuỷu rưỡi, tính theo đơn vị Vaddhakī-hattha (khuỷu tay thợ mộc!).
Suttuddesa-uposatha: = Saṅgha-uposatha.
Chữ Sutta trong hợp từ trên đây được hiểu là Pāṭimokkha. Xem chữ Uposatha.
Suttalūkha: Lối mạng y bằng những đường chỉ nhìn như tấm lưới, để vá chỗ rách hoặc để làm hoại sắc (dubbaṇṇakaraṇa) cho y bớt đẹp mắt!
Suddhantaparivāsa: Xem chữ Parivāsa.
Supaṭicchanna: Nghĩa đen là sự khéo che đậy, nghĩa bóng là sự kín đáo dễ nhìn của tăng ni khi mặc y áo: Trên phải kín cổ, kín cùi chỏ và dưới thì quá gối một cách hợp luật.
Surā: Rượu nói chung. Luật kể có bốn loại: Rượu lúa mạch (piṭṭhasurā), rượu nếp (pūvasurā), rượu gạo (odanasurā) và rượu pha hỗn hợp (kiṇṇapakkhittā). Những liệt kê đó chỉ mang tính tượng trưng, tứ chúng Phật giáo tuyệt không được ăn uống bất cứ thứ gì gây say.
Sūkarantaka: Loại dây nịt đơn giản như đuôi con heo, có móc khóa ở một đầu. Tỷ kheo được phép dùng.
Sūci: Kim may y phục, tăng ni dùng được.
Sūcikā: Chốt, then gài cửa (bolt). Chữ này cũng có nghĩa là cái chìa khóa (key).
Sūcighara: = Sūcināḷikā: Hộp đựng kim chỉ. Tỷ kheo nên tránh các chất liệu quý kim, bảo thạch hay ngà, sừng, xương thú.
Sekhiyā: Ưng học pháp. Chữ gọi chung các tế hạnh được kể trong giới bổn, nội dung xây dựng nếp sinh hoạt trang nghiêm trong chuyện ăn mặc, đi đứng, nói năng. Tỷ kheo không giữ đúng sẽ phạm Tác Ác, tỷ kheo ni bị Ba Dật Đề.
Sekkhasammuti: Tên gọi một loại tăng lệnh đặc biệt nhằm đề nghị tăng ni không tiếp tục khất thực trước nhà một cư sĩ đã tận hiến gia sản cho Tam Bảo đến mức bị khánh kiệt nghiêm trọng. Dĩ nhiên nếu đương sự chủ động lên tiếng mời thỉnh hay khi lâm bệnh cần thấy chư tăng thì lại là chuyện ngoại lệ. Tỷ kheo cố ý ghé nhà người cư sĩ như vậy khi không có lý do chính đáng sẽ phạm tội Ưng Phát Lộ.
Thuật ngữ trên đây nghĩa đen là lệnh vinh danh hiền sĩ, xem cư sĩ kia giống hệt một thánh cư sĩ (sekha).
Seṇī: Chữ gọi một dạng nghiệp đoàn bao gồm các thành phần mặt mũi trong xã hội thời xưa, như thương gia và cả giới quan viên. Tuy việc ai nấy làm nhưng khi cần giải quyết chuyện công thì người nào trong đó cũng có tiếng nói. Ni chúng trước khi tế độ cho ai xuất gia phải báo cho nghiệp đoàn này biết để tránh trường hợp người xin tu kia có vấn đề về nhân thân, như gái trốn chồng hay tù vượt ngục.
Tỷ kheo ni độ kẻ xấu xuất gia mà không báo qua các tổ chức xã hội có thẩm quyền thì phạm tội Tăng Tàn.
Sedakamma: Cách xông hơi để trị bệnh thống phong.
Senāsana: Hán dịch là sàng tọa, nghĩa đen là chỗ nằm ngồi nói chung. Nhưng thuật ngữ này phải được hiểu là gồm luôn cả nơi cư ngụ. Bởi tỷ kheo xưa phần lớn đều thường xuyên sống ngoài rừng núi, vườn cây, nói chung là bên ngoài phòng ốc, nên chỗ ngồi và chỗ nằm thường chỉ là một. Và chỗ có thể nằm ngồi cũng chính là trú xứ của vị đó vậy.
Senāsanagāhā: Việc bố xứ. Chữ chỉ việc sắp xếp chỗ ở cho các tỷ kheo trong một trú xứ, đặc biệt lúc sắp vào mùa an cư.
Senāsanagāhāpaka: Vị tri xứ. Chữ gọi vị tỷ kheo có trách nhiệm sắp xếp, an bày chỗ ở cho tăng chúng trong một trú xứ.
Senāsanapaññapaka: Vị tri khách. Chữ gọi vị tỷ kheo chuyên trách an bày trú xứ cho khách tăng.
Senāsanavatta: Chữ gọi chung các bổn phận của tỷ kheo khi thường trụ tại trú xứ nào đó. Chẳng hạn các việc giữ sạch chỗ ở, coi sóc ghế giường chăn đệm, mùng mền của tập thể. Đặc biệt đối với tăng khách, tỷ kheo thường trú nên cư xử hợp lẽ và hòa ái như đối với thầy bạn hay huynh đệ thân thiết của mình.
Seyyā: Do nếp sống giản ước của tỷ kheo nguyên thủy, chữ này chỉ chung cho các thứ giường, chõng, nệm, chiếu bằng các thứ chất liệu hợp luật như lá, cỏ, rơm, vải,… Vì các vị có thể chỉ được một trong các thứ này để làm chỗ ngủ.
Sopāna: Cầu thang.
Sobhaṇa: Viền, mép, biên ngoài của y phục hay nói chung những thứ được may bằng kim chỉ.
Hattha: Cánh tay. Chữ này còn có nghĩa là một khuỷu tay, chữ cũ chư tăng Nam Tông Việt Nam vẫn gọi là hắc tay, tức chiều dài từ cùi chỏ ra đến đầu ngón tay giữa. Đây là một trong những đơn vị đo chiều dài thường thấy trong Luật Tạng Pāli.
Hatthacchinna: Người cụt tay, bất luận là cụt đến đâu. Hạng này không được thọ đại giới, nhưng chuyện dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu, chỉ riêng thầy tổ phạm Tác Ác.
Hatthattharana: Thảm trải trên lưng voi. Tỷ kheo có thể bất đắc dĩ ngồi được, nhưng không thể nằm trên đó.
Hatthapallatthikā: Cách ngồi bó gối, hai tay vòng lấy đầu gối.
Hatthapādacchinna: Người cụt hết tay chân, không thể thọ đại giới. Nhưng nếu chuyện dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu, chỉ thầy tổ bị tội Tác Ác.
Hatthābharaṇa: Gọi chung đồ trang sức đeo tay.
Hatthisoṇḍaka: Cách quấn y nội cuộn tròn phía trước, nhìn như vòi voi, không đúng luật.
Hammiya: Kiểu nhà nhiều phòng và tầng trên có một phòng lớn thay cho mái vòm. Tăng chúng có quyền xây cất và cư ngụ tập thể.
Hammiyagabbha: Gian phòng chính ở tầng trên của kiểu kiến trúc Hammiya. Xem chữ Hammiya.
Akaṭayūsa: Cháo suông
Akatamallaka: Loại bàn chải dùng để gải ngứa (trong lúc bị ghẻ)
Akālacīvara: Y ngoại thời, có được sau mùa tăng y (một tháng sau ngày Tự Tứ), vị tỳ kheo chỉ được phép cất giữ tối đa một tháng, sau đó phải xả bỏ.
Akiriyato Samuṭṭhānā Āpatti: Tội bất cẩn, chẳng hạn trước khi sử dụng y mới lại quên chú nguyện. Các tội thuộc loại này chỉ được xem là bị vi phạm sau khi đối chiếu và suy luận theo luật định. Xin xem chữ Kiriyato-Samuṭṭhitā-Āpatti.
Akkanāḷa: Loại y dệt từ cuống lá Akka (Catotropis Gigantea), một loại cây được giới Bàn Môn dùng để cúng thần Shiva, tỳ kheo sử dụng sẽ bị phạm tội Tác Ác.
Aggaḷa: Sự vá khâu y áo nói chung.
Aggisālā: Hỏa Sự Phòng, nơi giữ lửa trong chùa vào mùa đông. Đức Phật cấm chư tỳ kheo đốt lửa bừa bãi trong khu cư ngụ để tránh hỏa hoạn và giữ vệ sinh, mỹ quan.
Aggaḷavaṭṭikā: Then cửa, chốt gài cửa, tỳ kheo được phép sử dụng trong am tự.
Agghasamodhānaparivāsa: Phép Huân Tội Cấm Phòng, dành cho trường hợp tỳ kheo phạm cùng lúc nhiều tội Tăng Tàn và có thời gian dài che dấu.
Agyāgāra: = Aggisālā.
Aṅgulicchinna: Người bị cụt mất ít nhất một ngón tay, không được thọ Cụ Túc Giới. Vị tỳ kheo nào tế độ cho đương sự, sẽ phạm tội Tác Ác (SM, Vl. 3).
Aṅgulimuddikā: Nhẫn, cà rá.
Acelaka: Tu sĩ phái lõa thể.
Accekacīvara: Đặc Di Y, y dư, có được ngoài mùa tăng y và nằm ngoài số y được phép sử dụng, cất giữ.
Acchakañji: Cháo trắng (gạo với nước nấu nhừ = Taṇḍulodakamaṇḍo).
Acchinnakacīvara: Lá y chỉ là một tấm vải liền, nguyên vẹn, không do nhiều điều ghép lại. Tỳ kheo không được sử dụng loại y này.
Acchinnadasācīvara: Y ca-sa có viền tua ren. Tỳ kheo không được sử dụng.
Ajinakkhipa: Tấm da thú để choàng người, tỳ kheo không được sử dụng. Kinh gọi loại khăn choàng da thú này là Titthiyadhaja (lá cờ ngoại giáo), không phải Arahattadhaja (lá cờ La Hán) như y ca-sa đúng phép.
Ajinappaveṇī: Tấm trải giường làm bằng da thú, tỳ kheo không được sử dụng.
Añjana: Thuốc nhỏ mắt. Gồm nhiều loại như Kālañ-jana, Rasañjana, Sotañjana, Geruka, Kapalla.
Añjanī: Lọ đựng thuốc nhỏ mắt, có thể được làm bằng nhiều chất liệu, nhưng tỳ kheo không được dùng thứ làm bằng quý kim hay ngà voi, sừng thú.
Añjanithavikā: Túi đựng lọ thuốc nhỏ mắt. Đức Phật cho phép vị tỳ kheo làm thêm một dây đeo cho túi thuốc này.
Añjanisalākā: Cây que dùng để lấy thuốc nhỏ mắt từ lọ. Tỳ kheo được phép dùng, chỉ tránh sử dụng loại que bằng quý kim hay ngà, sừng.
Añjanupapiṃsana: Sự chế luyện thuốc nhỏ mắt, gồm việc sử dụng một số thảo dược như trầm hương, Tagara, Kālānusāriya, Tālī-sa, Bhaddamuttaka. Đức Phật cho phép vị tỳ kheo có thể tự mình chế thuốc dùng riêng.
Aññavādaka (+ bhikkhu): Người chối quanh, khi bị cật vấn về giới luật, chỉ quanh co không đáp thẳng câu hỏi.
Aṭṭāna: Tấm ván dùng để kỳ cọ thân mình trong lúc tắm (ở bến nước). Tỳ kheo không được phép sử dụng.
Aṭṭha Garudhamma: Bát Kỉnh Pháp, tám trọng giới cùa tỳ kheo ni buổi sơ thời Phật giáo:
1) Dù đã trăm tuổi đạo vẫn phải kính lễ tỳ kheo mới tu một ngày.
2) Không đuợc nhập hạ nơi không thể gặp gỡ tỷ kheo tăng.
3) Mỗi nửa tháng phải đến làm lễ Phát Lộ dưới sự chứng minh của tỳ kheo tăng.
4) Ngày Tự Tứ phải làm lễ trước lưỡng phái tăng.
5) Tỳ kheo ni phạm tội Tăng Tàn phải trải qua 14 ngày Mānatta trước lưỡng phái tăng, không phải chỉ 6 đêm như tỷ kheo.
6) Nữ nhân nào cũng phải trải qua hai năm Học Nữ (sikkhāmānā) trước khi thọ Đại Giới trước lưỡng phái tăng.
7) Tỳ kheo ni không được vin bất cứ lý do nào để nặng lời với một tỷ kheo.
Tỷ kheo ni không thể làm việc trách cứ, giáo giới, huấn thị đối với tỷ kheo tăng (Cullavagga).
Aṭṭhapadaka: Việc mạng,vá bằng cách may chỉ ngang dọc ngay chỗ thủng, rách. Đức Phật cho phép cách vá khâu này. Tiếng Việt gọi là Mạng.
Aḍḍhakusi: Các đường đê nối liền các điều trong lá y ca sa.
Aḍḍhaduka: Việc nhổ lông ngực tạo thành hai mảng lông rời nhau, như nhiều người rậm lông ngực vẫn làm. Tỳ kheo không được phép làm việc này.
Aḍḍhapallaṅka: Tư thế bán già, xếp bằng với một chân trên (không như kiết già với cả hai bàn chân đều xếp cả lên trên).
Aḍḍhamaṇḍala: Trong lá y ca-sa gồm có nhiều ô chữ nhật lớn nhỏ ghép lại, và ô lớn được gọi là Maṇḍala, ô nhỏ được gọi là Aḍḍha-maṇḍala.
Aḍḍayoga: Kiểu nhà một mái hay hai mái xuôi, trông như con đại bàng đang rũ cánh (Supannavaṅkageha). Đức Phật cho phép tỷ kheo cất am thất, tự viện với kiến trúc này.
Atiritta (bhojana): Tàn thực, thức ăn sót lại sau bữa độ trai của tỳ kheo. Tỷ kheo chỉ nên ăn tàn thực với vài điều kiện như đó là món hợp luật nghi, chưa bị đem vất bỏ, và được trao tận tay …
Atirekacīvara: Y ca sa nằm ngoài số lượng được phép, hoặc trong trường hợp chưa chú nguyện (adhiṭ-ṭhita), chưa làm dấu (avi-kappita). Tỳ kheo nhận y này chỉ được cất giữ tối đa mười ngày, sau đó phải xả bỏ trước sự chứng minh của vị tỳ kheo khác.
Atirekapatta: Bình bát dư, cũng cần được giải quyết theo cách y dư.
Attādāna: Lời tự thú của tỳ kheo trước khi tăng chúng tụng Giới Bổn.
Athullavajjā Āpatti: Tội nhẹ, lỗi nhỏ.
Adasakanisīdana: Tọa cụ (tấm trải để ngồi) không có may viền. Tỷ Kheo không được phép sử dụng.
Adinna: Chữ này thường được hiểu theo hai nghĩa: Vật chưa được chủ nhân đem cho, hoặc vật chưa được đưa tận tay.
Aduṭṭhullā-āpatti: Tội nhỏ, gồm năm loại Trọng Tội, Ưng Đối Trị, Tác Ác, Phát Lộ và Ác Khẩu. Năm tội này còn gọi là Lahukāpatti (Khinh thiểu tội) hay Desa-nagāminī-āpatti (tội có thể giải trừ bằng lời sám hối). Riêng bốn tội Ba La Di và 13 Tăng Tàn thì gọi là Duṭ-ṭhullāpatti (Nghiệt tội) hay Garukāpatti (Đại tội), Adesanāgāminī-āpatti (tội không thể giải trừ bằng một phép sám hối đơn giản).
Adesagāmini-āpatti: Xem chữ Aduṭṭhulā-āpatti.
Adhikaraṇa: Tránh Tụng Sự, nôm na là những sự vụ mà tăng chúng phải họp mặt để cùng giải quyết. Có tất cả bốn trường hợp tranh tụng:
- Vivādādhikaraṇa: Những tranh luận giữa các tỷ kheo về giáo lý và giới luật mang tính cách biện bác học thuật.
- Anuvādādhikaraṇa: Những bàn cải mang tính phê bình cụ thể về một tỳ kheo nào đó bị xem là người phá giới (sīlavipatti), mắc tà kiến (ditthivipatti) hoặc thiếu hạnh kiểm (ācāravipatti), sống tà mạng (ājīvavipatti).
- Āpattādhikaraṇa: Những nghị luận của tăng chúng trong trường hợp xác định tội danh một tỳ kheo.
- Kiccādhikaraṇa: trường hợp tăng chúng họp bàn về các tăng sự xem phải làm gì, làm sao,..
Có tất cả bảy phép giải quyết các Tránh Sự, xin xem thêm trong Giới Bổn tỳ kheo.
Adhiṭṭhāna: Việc chú nguyện trước khi sử dụng hay xả bỏ y bát. Việc chú nguyện này sẽ không còn hiệu lực (adhiṭṭhānavija-hana) trong các trường hợp sau: y hay bát đó bị trộm lấy, hoặc được đem cho, bị mang đi nơi khác ngoài tầm sử dụng của chủ nhân, khi tỷ kheo hoàn tục, hay từ trần, hay đương sự tác ý xả bỏ, khi tỷ kheo bị thay đổi giới tính, khi phạm tội Ba La Di, khi y hay bát ấy bị hư hoại nặng.
Adhiṭṭhāna-uposatha: Phép làm lễ Phát Lộ một mình. Khi vị tỳ kheo không sống gần bạn tu, vào ngày Bố Tát chỉ việc chú nguyện câu Ajja Me Uposatho (hôm nay là ngày lễ Bố Tát của ta). Lời nguyện này cũng có giá trị như một buổi nghe tụng giới.
Anatiritta (bhojana): Thức ăn còn mới nguyên, chưa là tàn thực.
Anavajjapanñatti: Chỉ chung cho những học giới biệt chế cho tăng ni. Bản thân chúng chưa hẳn là tội xấu trong quan niệm đạo đức của xã hội. Chẳng hạn những học giới về y bát hay chuyện ăn uống.
Anavasesa-āpatti: Một tên gọi khác của tội Ba La Di. Tỳ kheo phạm vào tội này thì không còn cách nào để giải quyết và đạo nghiệp coi như kết thúc (anava-sesa). Các tội khác vẫn còn phương giải trừ (Avasesā-patti).
Anāmantacāra: Tự tại du hành, một trong năm đặc quyền của tỷ kheo trong thời gian hậu tăng y là rời khỏi trú xứ không cần báo cho bạn đồng trú biết trước.
Anārambha: Tính hợp luật của một miếng đất mà vị tỷ kheo dự tính xây dựng trú xứ.
Anāvāsa: Tính cách hay nơi chốn không thích đáng để vị tỷ kheo cư ngụ.
Aniyatā: Từ gọi chung hai trường hợp Tùy Chứng Định Tội của vi tỷ kheo. Như khi vị ấy cùng có mặt riêng lẻ với một phụ nữ trong bối cảnh thuận tiện cho việc mờ ám, nhân chứng (phải là vị thánh Sơ quả) trình tăng thế nào thì chư tỷ kheo theo đó mà định tội tỷ kheo đương sự.
Anupasampanna: Người chưa thọ Đại Giới, thuật ngữ gọi chung cho tất cả những ai không phải tỷ kheo hay tỷ kheo ni.
Anukkhepa: Vật đền bù khi trao đổi một món có giá trị. Vị tỷ kheo có thể dùng món nào đó để đền bù cho bạn tu khi trao đổi một vật dụng có giá trị hơn vật của mình đưa ra. Dĩ nhiên vật sở hữu của tỳ kheo chỉ là những gì hợp luật.
Anuppaññatti: Điều bổ chế, chi tiết bổ sung đối với một học giới chưa hoàn bị và rõ ràng.
Anuppannapaññatti: Dự Chế, những cấm chế không đợi duyên sự (hầu hết các học giới đều được cấm chế ngay sau khi xảy ra một chuyện đáng tiếc nào đó). Chẳng hạn Bát Kỉnh Pháp của tỳ kheo ni.
Anumatikappa: Một trong mười chủ trương của nhóm tỷ kheo Vajjī, cho phép thực hiện một tăng sự vội vã với hi vọng mong manh vào sự đồng thuận của những tỷ kheo chưa kịp đến họp mặt, đặt họ vào tình thế mọi sự đã rồi. Vị nào cố ý làm vậy, phạm Tác Ác.
Anumodanavatta: Nôm na là việc chúc phúc cho thí chủ sau khi thọ trai. Việc này cũng được Luật tạng cho là chuyện nên làm, nhưng không đòi hỏi tăng số. Một hay vài vị tỷ kheo được cử làm đại diện cho tăng chúng cũng được.
Anuvāta: Đường may dằn theo chiều dọc của lá y.
Anuvādādhikaraṇa: Xem chữ Adhikaraṇa.
Anuvijjaka: Vị tỷ kheo đóng vai trò luật sư được chư tăng đề cử để cật vấn ai đó trong các tăng sự.
Anuvivaṭṭa: Hai điều nằm giữa của lá y ca-sa.
Antarāmuttaka: Chữ gọi vị tỷ kheo tiếp tục ở lại trú xứ nhập hạ sau ngày Tự Tứ.
Antaravāsaka: Y nội hay hạ y của tỳ kheo.
Antarāya: Điều trở ngại hay nguy cơ, mối phương hại đối với sinh hoạt, đời sống hay cuộc tu của vị tỷ kheo nói chung. Trong đó gồm các thứ thiên tai, nhân họa, cám dỗ hoặc thử thách. Chẳng hạn mười lý do trở ngại khiến chư tăng phải lược tụng Giới Bổn trong ngày Bố Tát.
Antarāyika: Chướng duyên trong cuộc tu. Như các điều ngăn ngại khả năng chứng ngộ thượng pháp, gồm Trọng nghiệp chướng (kammantarāyika) ám chỉ năm tội đại nghịch và sách nhiễu tỷ kheo ni, Phiền não chướng (kilesantarāyika) ám chỉ cho tà kiến nguy hiểm, Ác báo chướng (vi-pākantarāyika) như mang thân đọa lạc hoặc có vấn đề về phái tính, Quan chướng (upavādantarāyika) ám chỉ việc chống báng hiền thánh, Tội chướng (ānāvī-tikkamantarāyika) chỉ cho trường hợp tỷ kheo đã phạm phải các trọng tội trong Giới Bổn.
Chướng duyên ở đây cũng có thể là một trong 13 trở ngại khiến một người không thể thọ đại giới, như mắc trọng bệnh hay có rắc rối về gia đình, xã hội, pháp luật.
Antimavatthu-ajjhāpanaka (bhikkhu): Tỷ kheo đã phạm tội Ba La Di.
Antevāsika: = Antevāsī: Học trò, đệ tử.
Antopakka(piṇḍa): Thức ăn được nấu ngay trong am thất hay tự viện, không phải từ những nơi hợp luật (kappiyabhūmi). Tỷ kheo thọ thực các món này phạm tội Tác Ác.
Antovuṭṭhaṃ(piṇḍa): Các thức ăn được cất giữ lại trong am thất hay tự viện không thông qua sự đồng ý của tăng chúng. Vị nào thọ dụng phạm Tác Ác.
Andha: Người mù bẩm sinh (một trong những hạng không được thọ đại giới).
Andhabadhira: Người vừa mù vừa điếc.
Andhamūga: Người vừa mù vừa câm.
Andhamūgabadhira: Người bị cùng lúc ba chứng mù, câm, điếc.
Anvādhika: Miếng vải nối thêm, có thể không cùng thứ vải với phần trước, trong trường hợp thiếu vải may y. Tỷ kheo được phép làm vậy.
Appaticchannamānatta: Xem hai chữ Abbhāna và Mānatta.
Apalokanakamma: Tăng sự dành cho các trường hợp triệu hồi (osārana), trục xuất (nissaraṇa), thí phát (bhandukamma),phạt Phạm đàn (brahmadaṇḍa), hay các trường hợp tương tự (kammalakkhana). Tăng sự này cần ba bận tuyên ngôn trước tăng chúng.
Apassenaphalaka: Phiến đá dựng nghiêng vào chân tường để ngăn việc sụt lún và cũng có tác dụng không để y áo phơi sát tường bị cọ quẹt dễ rách.
Apesi: Cổng rào, nhằm ngăn các loại gia súc xâm nhập tự viện.
Appaṭikamma-āpatti: Trọng tội nặng đến mức vô phương giải trừ, chỉ cho tội Ba La Di của tỷ kheo.
Appamattavissajjaka: Vị tỷ kheo có trách nhiệm phân phối các vật dụng lặt vặt (appamatta) như kim, chỉ, dao, kéo,… cho tăng. Chư tăng cần hai lần tuyên ngôn để bổ nhiệm đương sự.
Abaddhasīmā: Cương giới tự thành, tức một khu đất khi được tăng chúng chọn làm nơi tiến hành một tăng sự nào đó thì nơi này cũng lập tức có giá trị tương đương như một khu vực Sīmā đã được kiết giới bằng hai lần tuyên ngôn hẳn hoi. Trong trường hợp này, dấu mốc của khu vực sīmā không thể là bốn hòn đá tượng trưng được nữa, mà có thể là một dòng nước, một ngôi làng để làm ranh. Ba loại Sīmā sau đây cũng được kể vào trường hợp Sīmā tự thành: Gāma-sīmā, Sattabbhantarasīmā và Udakukkhepasīmā. Xin xem thêm ở ba chữ này.
Abbhāna: Phép triệu hồi, dành cho một tỷ kheo phạm tội Tăng Tàn đã trải qua 6 đêm khuất hạnh (mānatta). Tăng sự này cần đến bốn bận tuyên ngôn và phải có sự chứng minh của ít nhất hai mươi tỷ kheo thanh tịnh.
Abbhānāraha: Danh từ này dùng để gọi vị tỷ kheo đã trải qua 6 đêm khuất hạnh một cách nghiêm cẩn, là người Đáng Được Tăng Chúng Gọi Về. Nếu trong thời gian 6 đêm khuất hạnh đương sự lại tiếp tục phạm thêm một tội Tăng Tàn nữa, thì mọi sự coi như phải làm lại từ đầu. Luật tạng gọi đây là trường hợp Abbhānārahamūlāyapatikassanā, trùng phạm cấm phòng.
Amūḷhavinaya: Trường hợp tăng sự xác định tình trạng mất trí của một tỷ kheo trong lúc vi phạm các học giới để đương sự không bị cư xử như một người cố tình phá giới. Tăng sự phải được thực hiện sau khi vi tỷ kheo mất trí được hồi phục, với ba điều kiện sau: Đương sự đích thị đã từng mất trí, có tỷ kheo tố cáo đương sự vi phạm giới luật và chính đương sự xin tăng thực hiện tăng sự này.
Tăng sự này cần đến bốn bận tuyên ngôn để thỉnh ý tăng chúng. Nếu tất cả một lòng xác quyết đương sự đã có lúc mất hết tự chủ thì mọi lầm lỗi trong thời điểm đó phải được bỏ qua. Vị nào cố tình nhắc lại chuyện cũ, phạm tội Ưng Đối Trị (Pācittiya-Ba Dật Đề).
Loại tăng sự này cũng được kể vào trường hợp Anuvā-dādhikaraṇa.
Ambapāna: Nước xoài ép, một trong các loại nước tỷ kheo được uống buổi chiều.
Alajjī: Kẻ vô sĩ, chỉ hạng tỳ kheo cố tình dấu diếm tội lỗi, không sám hối hay hoàn tục.
Aḷacchinna: Người bị cụt mất ngón chân hay ngón tay cái (không được thọ đại giới).
Avakkārapātī: Thùng rác, chậu đựng thức ăn thừa.
Avandiya: Loại người không đáng nhận sự lễ bái. Bao gồm thiếu niên, tu sĩ ác giới, người chưa thọ đại giới, không thuộc nam giới (như nữ nhân hay lưỡng tính), và tỷ kheo chưa giải quyết xong tội Tăng Tàn (kể rõ thì có năm trường hợp, nhưng tựu chung chỉ một câu trên là đủ, muốn tìm hiểu thêm xin xem từng mục từ).
Avalekhanakattha: Bàn chải dùng trong nhà xí.
Avalekhanapithara: Vật đựng bàn chải chà cầu.
Avahāra: Sự lấy trộm một vật chưa được chủ cho.
Avippavāsasīmā: Khu vực Sīmā đã được kiết giới bằng hai bận tuyên ngôn, tỳ kheo sống trong đây được phép không giữ đủ tam y (lẽ ra ở nơi khác thì không thể rời tam y trước bình minh hôm sau).
Avissajjiya: ( = Avebhaṅgiya): Các thứ giáo sản của tăng chúng tuyệt đối không được tùy tiện xử lý, dù đó là tập thể hay cá nhân, gồm có nhà đất của tự viện và các thứ gia dụng lớn nhỏ khác như giường gối chăn đệm, đến cả kềm búa, cuốc xẻng, thau chậu,…
Avebhaṅgiya: = Avissajjiya
Asamādānacāro: Đặc quyền có thể không mang đủ tam y khi rời trú xứ. Đây là một trong 5 quyền lợi của một tỷ kheo trong thời gian hậu tăng y, suốt 5 tháng sau ngày Tự Tứ.
Asamānāsanika: Khi hai tỷ kheo chênh lệch nhau từ ba hạ trở lên thì không thể ngồi chung một sàng tọa. Việc không thể ngồi chung này được gọi là Bất đồng tọa. Nhưng đó là trường hợp sàng tọa nhỏ hẹp, nếu chỗ rộng rãi thì cũng có thể chia nhau mà nằm ngồi. Đây là nói về các tỷ kheo với nhau mà thôi, hạng khác thì không được phép.
Asādhāranapaññatti: Các học giới biệt chế, tức các học giới chỉ cấm chế riêng cho tỷ kheo hay tỷ kheo ni, để phân biệt với những học giới cấm chế chung cho lưỡng phái tăng.
Assattharana: Tấm trải trên lưng ngựa, tỷ kheo không được sử dụng vào bất cứ mục đích gì.
Āgantukavatta: Nói chung những bổn phận của một vị tăng khách phài ghi nhớ để hành xử khi đến chỗ khác.
Ācamanakumbhī: Lu nước trong nhà cầu, theo Luật Tạng phải luôn đầy nước và được che đậy.
Ācamanapādukā: Ghế gỗ trong nhà xí dùng để tiện việc rửa ráy.
Ācamanasarāvaka: Gáo hay ca nước trong nhà cầu, phải luôn giữ khô ráo bằng cách úp ngược.
Ācārinī: Nữ giáo thọ (của ni giới)
Ācāriya: Giáo thọ sư hay Y chỉ sư nói chung, tức tỷ kheo (phải trên năm hạ) dạy học cho vị khác nhỏ hơn mình hay cho vị nhỏ nương nhờ bằng cách thường xuyên khuyên nhắc, dạy dỗ nọ kia.
Ācāravipatti: Tên gọi chung các thứ tội nhỏ, chỉ vừa đủ làm hỏng tế hạnh của người xuất gia, bao gồm từ Trọng Tội xuống đến Ác Khẩu.
Ācinnakappa: Tạm gọi là phép Ngu Trung, một trong những quan điểm của nhóm tỷ kheo Vajjī, buộc vị tỷ kheo phải tuyệt đối tuân phục và truyền thừa trọn vẹn những răn dạy mang tính tư kiến của thầy tổ, không được nghi ngờ hay chối bỏ. Theo các vị Kiết Tập Sư thì đây là một hình thức cuồng tín lợi bất cập hại, người tu chỉ nên y cứ kinh điển (theo Culla-vagga).
Ājīvavipatti: Lối sống tà mạng bằng cách lừa mị thiên hạ.
Ānicolaka: Tấm vải lót dùng trong những ngày có tháng, dành cho ni chúng. Nam Truyền ĐTK dịch là Hoa Nguyệt Y.
Āpatti: Các thứ tội hay sự vi phạm các học giới nói chung (sẽ được trình bày rãi rác trong tập từ vựng này).
Āpattādhikarana: Xem chữ Adhikarana.
Āpatti-āvikarana: Sự thú tội của tỷ kheo đối với vị khác, báo cho biết mình đã vi phạm học giới nào đó để sám hối hoặc giải quyết.
Āpattipatikamma: Phép giải tội, có nhiều cách thức khác nhau, tùy tội nặng nhẹ, hoặc chỉ bằng một câu sám hối hay phải tổ chức tăng sự. Tỷ kheo phạm cùng tội (sabhāgāpatti) không giúp gì nhau được.
Āmaḷakavattikāpātha: Loại ghế nhiều chân nói chung.
Āmisakhāra: Loại thuốc trị bệnh làm từ cơm cháy.
Āyoga: Tọa cụ làm từ nhiều lớp vải xếp chồng nhau. Tỷ kheo vô bệnh không được dùng loại tọa cụ này. Và tỷ kheo cũng không được dùng Tăng Già Lê để lót ngồi.
Āraññaka: Tỷ kheo ẩn lâm, người chuyên sống ở rừng. Có lẽ do muốn giữ lại chút nét cổ phong, các dịch giả của Hán Tạng đôi khi không dịch chữ Ārañña, mà chỉ phiên âm. Do đó, cụm từ Tỷ Kheo Sống Nơi Lan Nhã là dịch từ chữ Āraññaka (Sans. Aranyaka) này vậy.
Āraññikavatta: Phận sự của tỷ kheo sống trong rừng.
Ārāma: Gồm hai loại hoa viên (pupphārāma vườn hoa) và thọ viên (phalā-rāma – vườn trái). Thời Phật tại thế, các tự viện thường được xây dựng trong những vườn cây (như chùa Trúc Lâm, chùa Kỳ Viên, vườn da-xà của dòng Thích Tộc, vườn xoài của lương y Jīvaka, vườn xoài của danh kỹ Ambapāli,..), như một lối ẩn lâm tại thị. Từ đó cảnh chùa thường được gọi là Già Lam, chữ phiên âm từ Phạn ngữ Ārāma (khu vườn). Tất cả cây, trái, hoa, lá,… trong các vườn cây đã được dâng cúng Tam Bảo đều là những giáo sản của chung tăng chúng mười phương, không ai có thể tùy tiện sử dụng riêng tư. Tỷ kheo ni khi chưa xin phép trước cũng không được vào những khu vườn của tăng chúng, nếu tùy tiện sẽ phạm tội Ba Dật Đề.
Ārāmavatthu: Viên trạch của chùa nói chung.
Ārāmika: Tịnh nhân, từ gọi chung những cư sĩ giúp việc trong một tự viện (chỉ là trường hợp cá biệt). Đức Phật cho phép chư tăng nuôi họ trong điều kiện có thể. Ngày xưa, vua Tần Bà Sa La (Bimbisāra) từng gửi 500 người đến phục vụ ngài Pilindavaccha. Nhóm người này đã lập thôn mà sống và làng họ ở được gọi là Pilindavacchagāma. Khu vườn của ngài trưởng lão cũng được gọi là Pilinda-vacchārāma. Cả khu vườn và ngôi làng mang tên ngài hiện nằm trong khu Bihar-shariff ở quận Nalanda, bang Bihar, Ấn Độ).
Ārāmikinī: Nữ Tịnh Nhân. Những phụ nữ giúp việc trong chùa.
Ārāmika-pesaka: Vị tỷ kheo giữ trách nhiệm điều động những người giúp việc chùa.
Ālambanabāha: Lan can lầu hay tay vịn trên cầu.
Āḷinda: Thềm nhà. Thềm trong thì gọi là Āḷinda, thềm ba hay hiên ngoài gọi là Osāraka).
Ālokasandhi: Chỉ chung cho cửa sổ hoặc lổ gió, khe thông ánh sáng.
Āvaraṇa: Nôm na là lối phạt Cấm Cửa, một trong các phép Phạm Đàn (Brahma-daṇḍa) đối với một tỷ kheo ni hay Sa Di có thái độ bất kính đối với tỷ kheo tăng. Đương sự bị cấm không cho bước vào trú xá tập thể, nếu đó là ni, còn đối với Sa Di thì bị cấm không cho về phòng riêng hay chỗ ngụ thường ngày. Trường hợp tỷ kheo thì bị cấm không được dùng cơm chung với tăng chúng.
Āvasatha: Am thất của ni giới, bắt buộc phải có cửa nẻo nghiêm cẩn, và khi rời khỏi phải báo cho bạn tu được biết, để phòng kẻ gian. Không làm vậy sẽ phạm tội Ba Dật Đề.
Trong vài trường hợp, Āvasatha còn đồng nghĩa với Āvasathāgāra, một kiểu phước xá tương đối tiện nghi ở vài địa phương, dành cho khách phương xa, người bệnh hay phụ nữ có con mọn. Ngày nay ở Ấn Độ cũng có nhà Dharma-sālā với tổ chức và mục đích tương tự.
Āvasathacīvara: ( = Ānicolaka) Tấm vải lót được ni giới sử dụng trong những ngày có kinh nguyệt. Hán dịch là Hoa Nguyệt Y. Trong hoàn cảnh khó khăn, sau khi sử dụng, đương sự phải giặt sạch để bạn tu còn dùng.
Āvasathapiṇḍa: Chỉ chung cho các thực phẩm miễn phí trong các phước xá (xem chữ Āvasatha). Tăng ni vô bệnh chỉ được đến đây nhận lãnh thực phẩm mỗi ngày một lần mà thôi, nhiều hơn sẽ bị phạm tội Ba Dật Đề.
Āvāpaka: Đãy, bị, tụng, túi lớn.
Āvāsa: Trú xứ, chỗ ở.
Āvāsakappa: Đồng Trú Biệt Sự, một trong các chủ trương trái luật của nhóm tỷ kheo Vajjī, cho phép tăng chúng được quyền chia nhiều nhóm rời rạc nhau làm tăng sự trên cùng một khu đất Sīmā.
Āvāsikavatta: Những bổn phận của tỷ kheo thường trụ tại một trú xứ.
Āviñchanachidda: Lổ khoét trên cửa để dễ dàng mở, đóng.
Āviñchanarajju: Sợi dây cột vào cửa để dể dàng mở, đóng.
Āvesanavitthaka: Cái hộp để đựng các vật dụng nhỏ gọn như kim chỉ, dao kéo. Tỷ kheo được phép dùng.
Āsandi: Trường kỷ, một kiểu ghế dài sang trọng, cao hơn tám ngón tay đức Phật (sugataṅgula). Tỷ kheo sử dụng ghế này phạm Tác Ác, tỷ kheo ni sử dụng phạm Ba Dật Đề.
Āvāsacchedikā: Thuật ngữ ám chỉ trường hợp vị tỷ kheo sau ngày Tự Tứ đã rời chỗ vừa an cư với mục đích riêng nào đó, chẳng hạn đi tìm y, và lúc ra đi đã không chuẩn bị ý tưởng quay về. Sau đó dù có giải quyết được việc riêng hay không, đương sự coi như đã tự đánh mất các đặc quyền được hưởng của một tỷ kheo sau mùa tăng y.
Āhaccapādaka (-pītha, mañca): Ghế hay giường xếp, có thể gấp lại khi cần. Vì mục đích an toàn, vị tỷ kheo không được dùng loại giường ghế này trong một căn phòng quá chật (vehāsakuṭi), không đủ rộng để xoay trở. Nếu dùng, phạm Ba Dật Đề.
Ikkāsa: Nhựa cây, đôi khi được dùng để trát vữa hay sơn ngoài am thất.
Iṇāyika: Con nợ, người chưa trả xong các món nợ vật chất nói chung (một trong các hạng người không đưọc thọ đại giới).
Itthālaṅkāra: Nữ trang nói chung. Ni giới không được sử dụng bất cứ thứ gì được người đời gọi là nữ trang.
Ukkāsika: Loại khăn tắm bằng vải được xoắn lại để tiện kỳ cọ cáu ghét. Tỷ kheo được phép sử dụng.
Ukkuṭikā-gamana: Chỉ chung hai cách đi nhón gót (chỉ bằng các ngón chân) hay chỉ dùng gót chân. Tăng ni không được đi đứng kiểu này, tội Tác Ác.
Ukkuṭikānisīdana: Cách ngồi chồm hổm, được đức Phật cho phép trong tất cả các dịp tăng sự.
Ukkhittaka (bhikkhu): Từ gọi vị tỷ kheo trong thời gian đang bị xử phạt (bằng tăng sự Ukkhepanīyakamma) do phạm các tội ngoan cố trong hành xử hay trong tri kiến.
Ukkhepanīyakamma: Nghĩa đen là Bị Bỏ Rơi, một cách xử phạt của tăng chúng đối với vị tỳ kheo nào có thái độ ngoan cố hay cố chấp cứng cõi về đời sống giới luật hay về kiến giải giáo lý. Đương sự tạm thời không được sống trung trú xá với chư tăng, hoặc không được góp mặt trong các buổi sinh hoạt tập thể của tăng chúng. Nếu vị này hoàn tục sau khi bị xử phạt, thì trước khi muốn thọ giới trở lại cũng phải bày tỏ thái độ hối lỗi về những sai phạm ngày trước của mình. Được vậy, tăng chúng mới nên chấp nhận.
Uggahitapatiggahita (piṇḍa): Vị tỷ kheo không được tự mình cầm lấy các món ăn chưa được thí chủ đưa tận tay. Khi lấy phạm tội Tác Ác, khi ăn phạm tội Ba Dật Đề. Phần thực phẩm tự tiện kia, được gọi bằng thuật ngữ Uggahita-patiggahitapiṇḍa, nghĩa đen là thức ăn Tự Trao Tự Nhận.
Uccāsayanamahāsayana: Từ gọi chung tất cả giường ghế cao rộng có trang hoàng sang trọng hay đắt giá bằng các thứ xa xỉ như vàng bạc hay da thú, lông thú. Tăng ni (và cả người thọ Bát Giới) không được nằm ngồi trên những giường ghế này. Trong trường hợp không thể có chọn lựa khác, tăng ni chỉ được ngồi mà không nằm trên đó. Tội Tác Ác.
Một chiều cao quy định chung cho sàng tọa của tăng ni là không cao hơn tám ngón tay đức Phật (sugataṅgula). Số đo này tạm thời vẫn chưa được thống nhất là bao nhiêu.
Ucchurasa: Nước mía, tăng ni được phép dùng.
Ujjhāpanaka: Việc sĩ nhục người khác bằng một cách thức chà đạp nào đó. Tỷ kheo cố ý làm nhục bạn tu sẽ phạm tội Ba Dật Đề.
Uttarattharaṇa: Khăn trải giường hay bọc ghế.
Uttarapāsaka: Lổ chốt cửa.
Uttarālumpa: Nắp nối, hình dáng như cái bình không đáy, được dùng để gắn thêm trên nồi nước nhuộm y (rajanakumbhī), để ngăn nước trào ra.
Uttarasaṅga: Thượng y, y vai trái của tăng ni. Kích thước y này không thể lớn hơn lá thượng y của Thế Tôn (tính theo bàn tay của Ngài, là dài chín gang và ngang sáu gang). Xem chữ Sugatavidatthi. Đồng thời, thượng y (một lớp) và Tăng Già Lê (từ hai lớp trở lên) của tăng ni phải có kích thước bằng nhau và cả tam y (tính luôn y nội, tức hạ y) phải cùng một màu nhuộm. Theo luật định, tăng ni đã thọ đại giới không thể thiếu một trong ba y, và khi vào khu dân cư luôn phải mang theo đầy đủ, trừ trường hợp ngoại lệ.
Uttarimanussadhamma: Pháp thượng nhân, chỉ chung cho các tầng thiền định từ Sơ Thiền và thánh trí từ Sơ Quả. Tăng ni khoe mẻ với người chưa thọ đại giới về các pháp thượng nhân mà mình thực chứng thì phạm Ba Dật Đề, nếu chưa thực chứng mà chỉ mạo nhận thì phạm tội Ba La Di, vĩnh viễn bị trục xuất khỏi giáo hội.
Udakakoṭṭhaka: Bồn chứa nước nóng, dùng trong lúc chữa bệnh (như thống phong, tê thấp). Tăng ni được phép sử dụng.
Udakaniddhamana: Ống dẫn hay máng chảy để đưa nước từ nơi này sang nơi khác.
Udakasāṭikā: Y tắm của tỳ kheo ni. Y tắm của tỷ kheo là Udakasāṭaka.
Udakukkhepasīmā: Cũng một loại cương giới (sīmā) tự thành, tức không cần đến các hòn đá làm mốc cùng hai lần tuyên ngôn xác định. Đây là khu đất được tăng chúng mặc định là khu vực tiến hành tăng sự sau khi giả định ranh giới là một dòng nước nào đó trong khoảng cách vừa đủ để một người sức lực trung bình có thể tạt nước.
Udapāna: Giếng nước.
Udapānasālā: Mái che hay túp lều dựng bên trên miệng giếng để giữ nước sạch và che mát cho người lấy nước.
Udukkhala: Cối giã gạo. tăng ni được phép sử dụng.
Udukkhalika: Lổ chốt cửa (bên dưới). Lổ chốt cửa bên trên thì gọi là Uttara-pāsaka.
Uddesa: Sự trùng tụng, tuyên đọc (như việc tụng Giới Bổn trong mỗi kỳ Bố Tát).
Uddesabhatta: Bữa ăn được cúng dường cho một số lượng nhất định các tỷ kheo do tăng chúng chỉ định.
Uddosita: Phòng chứa đồ, được đức Phật cho phép, đặc biệt ở trú xứ ni chúng.
Uddhalomī: Thảm len có sợi dài, tăng ni không được phép sử dụng. Trường hợp bất đắc dĩ có thể ngồi nhưng không được nằm. Tội Tác Ác.
Upajjhā: ( = Upajjhāya): Vị tỷ kheo làm thầy tế độ cho người khác xuất gia. Theo Luật Tạng, có rất nhiều tiêu chuẩn được đòi hỏi ở một vị thầy tế độ, nhưng điều kiện tiên quyết và tối thiểu là đương sự phải trên mười năm tu, kể từ ngày thọ đại giới. Ngoài việc chứng minh cho đệ tử thọ giới, vị thầy tế độ còn phải có trách nhiệm trực tiếp giáo dưỡng hoặc giao phó cho người mà mình tin cậy.
Upajjhāyā: ( = Upajjhāyinī): Vị tỷ kheo ni làm thầy tế độ cho người khác xuất gia. Tiêu chuẩn tối thiểu để đảm nhiệm vai trò này là phải có trên mười hai năm tu, tính từ ngày thọ đại giới. Tinh thần trách nhiệm bên ni giới phải rất lớn, ngoài việc huấn luyện đệ tử ít nhất hai năm đầu, sau đó nếu đệ tử có việc phải rời thầy thì vị thầy phải cùng đi với đệ tử một quãng đường tối thiểu là năm hoặc sáu do-tuần (hơn mười cây số).
Upajjhāyavatta: Gọi chung những trách nhiệm của vi thầy tế độ đối với đệ tử.
Upaṭṭhānasālā: Trai đường hay hội trường, nơi tăng chúng họp mặt trong các dịp sinh hoạt chung.
Upasampadā: Đại giới hay Cụ túc giới, tên gọi của giới phẩm tỷ kheo, tỷ kheo ni. Người muốn thọ giới Cụ túc phải ít nhất hai mươi tuổi đời và thật sự không vướng mắc một vấn đề nào về xã hội (trốn việc quan hay bị truy nã, nợ nần), gia đình (không phải trốn lánh cha mẹ) và sức khỏe bản thân (không phải người tàn tật hay bị trọng bệnh nan y). Tình trạng nhân thân đó phải được chính đương sự xác nhận trước tăng chúng trong lúc thọ giới.
Vị tân thọ cụ túc luôn được giáo hối vắn tắt nội dung tu học suốt đời mình sau đó, gồm bốn chuẩn bị cho đời sống vật chất (là sẵn sàng mặc y phấn tảo, ăn đồ khất thực, sống dưới gốc cây và có thể uống cả nước đái bò để trị bệnh) cùng bốn điều phải tuyệt đối tránh xa là dâm dục, trộm cướp, sát nhân và mạo nhận hiền thánh.
Những điều kiện về tình trạng nhân thân của một phụ nữ muốn thọ giới Cụ Túc kể ra có nhiều khó khăn và phức tạp hơn một nam nhân, từ sức khỏe cá nhân đến hoàn cảnh gia đình (chẳng hạn vấn đề thai nghén, con mọn). Lý do đơn giản là tình trạng xã hội thời nào cũng thường gắn liền với thân phận nữ giới một cách chặt chẽ, đôi lúc khốc liệt. Theo luật định, một trưởng lão ni (tối thiểu có từ mười hai tuổi đạo) chỉ được phép tế độ đệ tử xuất gia mỗi hai năm một lần mà thôi. Và một nữ nhân muốn thọ giới Cụ túc, trước phải trải qua hai năm Học Nữ để thực tập.
Theo Luật Tạng, kể từ buổi sơ thời Phật giáo cho đến lúc luật nghi được cấm chế hoàn bị, có tất cả tám nghi thức tiến hành lễ thọ giới Cụ Túc, càng về trước càng càng đơn giản:
- Ehibhikkhūpasampadā: Đương sự lập tức thành tựu Cụ túc giới ngay sau câu nói ngắn gọn của Đức Phật: Hãy đến đây, tỷ kheo (hay tỷ kheo ni)!
- Saraṇagamanūpasampadā: Phép thọ giới Cụ túc chỉ bằng ba biến quy mạng Tam Bảo.
- Ovādapatiggahanūpasampadā: Phép thọ Cụ túc chỉ bằng một vài câu giáo giới.
- Paññābyākaraṇūpasampadā: Thành tựu Cụ túc giới ngay sau lời tuyên bố thánh trí cùng bạn tu.
Garudhammapatiggahanūpasampadā: Thành tựu Cụ túc giới sau khi thọ trì Bát Kỉnh Pháp (trường hợp các tỷ kheo ni đầu tiên).
- Dūtenūpasampadā: Trở thành tỷ kheo ni sau khi nhận được lời nhắn của đại diện tăng ni.
- Aṭṭhavācikūpasampadā: Phép thọ Cụ túc giới thông thường của ni chúng, thông qua tám lần tuyên ngôn, tức hai lần Tứ Tác Bạch.
- Ñatticatutthakammūpasampadā: Phép thọ Cụ túc giới phổ thông của tỷ kheo, tức bốn bận tuyên ngôn trước tăng chúng.
Upassaya: Ni xá, ni viện, trú xứ của tỷ kheo ni. Tỷ kheo ni không được phép tự mình xua đuổi bạn tu khi họ đã được ni chúng chấp nhận cho cộng trú.
Upāsaka: Ưu Bà Tắc, thiện nam, nam cư sĩ trong Phật giáo. Thiện nam đầu tiên trong Phật giáo quy y Tam Bảo là thân phụ của trưởng lão Yasa.
Upāsikā: Ưu Bà Di, tín nữ, nữ cư sĩ trong Phật giáo.
Upāhana: Giày dép làm bằng các loại da thú. Lúc đầu, đức Phật không cho phép chư tăng dùng loại dép này, nhưng về sau do nhu cầu thật sự của các tỷ kheo bệnh (đầu tiên là ngài Sona Kolivisa), Thế Tôn đã tùy duyên cho phép. Giáo sư C.S Upasak đã kể khá đủ các loại giày dép được nhắc đến trong Luật Tạng, bản dịch tiếng Việt không tiện ghi đủ.
Loại dép tỷ kheo được phép dùng chỉ nên có một lớp đế, nhiều hơn sẽ bị tội Tác Ác. Nếu là dép cũ, thì trên hai lớp cũng không sao.
Tỷ kheo không được tùy tiện mang dép những nơi tôn nghiêm, vào ban đêm thì vô tội. Tỷ kheo cũng không nên mang dép đi bên cạnh thầy tổ khi các ngài đi chân trần. Lúc vào khu dân cư cũng không được mang dép, và ở tại trú xứ thì phải để dép ở nơi chốn thích hợp. Văn hóa giày dép của Ấn Độ xưa có nhiều điểm rất hợp với tinh thần Phật giáo.
Tỳ kheo ni vô bệnh không được mang dép.
Upāhanathavikā: Giỏ đựng dép, tỷ kheo được phép sử dụng, đặc biệt khi ở rừng.
Uposatha: Hán dịch là Trưởng Tịnh. Thật ra đây là một thuật ngữ đã được dùng rộng rãi tại Ấn Độ trước khi đức Phật ra đời, chỉ chung những ngày trai tịnh kiêng khem của tín đồ các tôn giáo. Sau đó, chữ này được đức Phật dùng để chỉ các ngày Bát Quan Trai của cư sĩ và hai ngày Bố Tát của tăng ni vào hôm rằm và bữa cuối tháng.
Ngoài ý nghĩa tịnh hóa giới hạnh bản thân mỗi tăng ni, nghi thức Phát Lộ hay Bố Tát còn là cơ hội để tăng ni xác định, siết chặt sự đoàn kết thông qua việc họp mặt nhau trên cùng một lễ đàn trong tự viện hay rừng sâu, sau hai lần tuyên ngôn với một chuẩn bị tối thiểu nhưng vừa có ý nghĩa tinh thần mà cũng rất thực dụng là một bầu nước sạch cùng một ngọn đèn được thắp sáng. Lễ đàn này chỉ gồm toàn các tỷ kheo thanh tịnh. Những vị đang chịu phạt và bất cứ ai chưa thọ giới Cụ Túc cũng không được tham dự tăng sự này. Ni chúng tuyệt đối không được góp mặt trong lễ Bố Tát của riêng tăng chúng. Những đối tượng bị đặt ngoài lễ Bố Tát của tăng ni được gọi chung là Vajjanī-yapuggala (người bị loại trừ).
Uposathagga: ( = Uposathāgāra): Bố Tát Đường, nơi tiến hành lễ Phát Lộ của tăng ni, có thể là một hang núi, tự viện hay một khu vườn.
Uposathapamukha: Thuật ngữ ám chỉ không gian mở rộng trong trường hợp Bố Tát Đường quá chật hẹp không chứa hết số lượng tăng chúng quá đông đảo, tăng chúng được phép ra ngoài ngồi quanh Bố Tát Đường để làm lễ Phát Lộ.
Uposathikabhatta: Bữa cơm cúng dường của cư sĩ đến tăng ni trong ngày Bố Tát.
Ubbāhika: Sự ủy nhiệm hay phó sự. Từ gọi trường hợp tăng chúng đem giao một vấn đề rắc rối cho cá nhân hay một nhóm tỷ kheo đa văn giải quyết.
Ubhatopaññatti: Những học giới được Thế Tôn cấm chế chung cho cả tăng ni.
Ubhatobyañjanaka: Người lưỡng tính, một trong những hạng người không được thọ giới Cụ Túc.
Ubhatolohitakūpadhāna: Kiểu giường sang trọng với cả khăn trải và gối kê đều tuyền một màu đỏ, được xem là vật dụng không nên dùng đối với tăng ni và người thọ giới Bát Quan.
Ummattakasammuti: Lời xác định của tăng chúng về tình trạng mất trí của một tỷ kheo nào đó, thông qua hai lần tuyên ngôn. Sau đó, trong các tăng sự được quyền không kể đến sự hiện diện của đương sự nữa.
Uḷūkapakkha: Lông cánh chim cú, vẫn được người Ấn xưa dùng làm y phục, nhưng tăng ni không được phép sử dụng.
Ussāvanatikākappiyabhū-mikuṭi: Một trong bốn loại nhà kho được phép sử dụng để cất giữ vật dụng của chư tăng.
Ekatopaññatti: Những học giới Biệt Chế, chỉ được ban hành cho riêng tăng hay ni chúng.
Ekantalomī: Nói chung các loại thảm hay khăn trải có lông ở cả hai mặt, tăng ni không được phép sử dụng.
Eḷakapādaka-pīṭha: Ghế đẩu, tỷ kheo được phép dùng.
Okāsa: Lời thỏa thuận; Lời đề nghị; cơ hội.
Okkhittacakkhu: Sự ngó xuống. Tăng ni lúc vào chỗ dân cư không nên ngó dáo dác, hay dõi mắt nhìn quá khoảng cách ” một lưỡi cày”.
Ottharaka: Bộ phận lược nước cỡ lớn, dùng ở các hồ ao.
Onaddhapītha: Ghế có nệm, tỷ kheo được dùng loại đơn giản nhất.
Onaddhamañca: Giường nệm, tăng ni được phép dùng loại đơn giản nhất.
Omasavāda: Lời hạ nhục với nội dung bêu riếu hay kẻ vạch, châm biếm. Tỷ kheo hạ nhục bạn tu sẽ bị phạm Ba Dật Đề.
Ovaṭṭika: Vòng xuyến đeo tay; Sự khâu, vá , mạng.
Ovāda: Sự giáo hối, lời giáo huấn.
Ovādaṭhapana: Sự bỏ mặc. Một hình thức xử phạt tỷ kheo ni bất kính tỷ kheo. Sau khi bị cấm vào tăng viện, nếu đương sự tiếp tục không biết lỗi thì tiếp theo phải bị xử phạt bằng cách không vị nào khuyên nhắc, dạy dỗ đương sự nữa.
Osāraka: Hiên ngoài, hay hành lang của am thất.
Osāraṇā: Sự tiếp nhận hay mời gọi, thuật ngữ ám chỉ việc tăng chúng chứng minh cho một người thọ giới Cụ túc. Từ này cũng chỉ việc chư tăng xá tội cho một tỷ kheo đã hết hạn bị phạt (bằng các hình thức Tajjanīya, Pabbājanīya, Niyassa, Ukkhepanīya – xem thêm ở các mục từ này).
Kañcuka: Áo khoát ngoài, áo choàng dài (tiếng Anh trong nguyên tác là Jacket or long mantle). Tăng ni không được phép dùng (Mv. trang 321, Cv trang 388).
Katacchuparissāvana: Dụng cụ lọc nước.
Kaṭākaṭa: Cháo đậu xanh.
Kaṭissa: Khăn trải giường bằng lụa có thêu thùa và kim tuyến. Tăng ni không được sử dụng.
Kaṭisuttaka: Dây thắt lưng dùng như một thứ trang sức, tỷ kheo kheo không được sử dụng. Thuật ngữ này cũng được dùng để gọi sợi dây đeo băng vải dùng trong ngày kinh nguyệt, tỷ kheo ni được phép dùng. Sau những ngày đó, nếu dùng sẽ phạm tội Tác Ác.
Kaṭhina: Nghĩa đen là khung gỗ để căng vải may y. Tỷ kheo được phép sử dụng (Cullavagga trang 205).
Ở một nghĩa chuyên biệt khác, đây là tên gọi một tăng sự được tổ chức sau ngày Tự Tứ, lúc các tỷ kheo vừa trải qua ba tháng an cư kiết hạ. Tăng chúng sẽ chọn ra một nhân tuyển thích hợp để đại diện chư tăng thọ y. Đó có thể là vị tỷ kheo đang cần y mới để thay đổi y cũ đã rách nát, hoặc một vị trưởng lão nào đó. Nghi thức chỉ định nhân tuyển là hai lần tuyên ngôn. Nếu thí chủ chỉ dâng vải suông, chưa may thành y, thì vị tỷ kheo nhận y (thường với sự giúp đỡ của huynh đệ) sẽ phải tự tay may lấy một trong ba y, đặc biệt y nào được xem là cấp thiết nhất lúc đó, để dùng ngay trong tăng sự thọ y.
Tỷ kheo thọ y ngoài việc được nhận y mới, còn được những đặc quyền khác (kaṭhiṇānisamsa),như trong 5 tháng sau đó có thể đi khỏi trú xứ không cần thông báo cho bạn tu, được phép không mang đủ tam y cách đêm nếu thấy bất tiện,… Xin xem ở các mục từ Anāmantacāro, Asamā-dānacāro, Gaṇabhojana, Adhiṭṭhāna, Vikappana.
Tam y hoặc vải may y được dâng cho tăng sự Kaṭhina có thể là của cư sĩ hoặc một cá nhân tăng ni nào đó cúng dường, đôi lúc đó chỉ là một miếng vải lượm từ chỗ bất tịnh và đã được giặt sạch, nhưng quan trọng là không thể nằm trong các trường hợp sau: Y hay vải do mình gợi ý cho thí chủ (animittakena), do mình trực tiếp đề nghị (aparikathākatena), y hay vải tạm mượn để sau tăng sự phải trả lại (akukku-katena), vải chưa được chuẩn bị đúng mức như giặt hay nhuộm màu để không thể sẳn sàng sử dụng sau tăng sự trong vòng một ngày, nghĩa là phải trải qua thời gian Cất Giữ (asanni-dhikatena), y hay vải có được từ một tỷ kheo phạm Xả Ba Dật Đề (nissaggiya-cīvara). Tóm lại, y hay vải dùng trong tăng sự Kaṭhina phải được chuẩn bị đàng hoàng (kappakata) để có thể sử dụng chậm lắm cũng một ngày sau đó.
Có một số trường hợp tỷ kheo không thể là nhân tuyển thích hợp cho việc thọ y Kaṭhina, như đương sự không biết gì về những việc phaûi làm trước khi thọ y (pubbakaraṇa), không biết làm gì với y cũ (pac-cuddhāra), không biết cách chú nguyện y mới (adhiṭṭhāna), không biết thế nào là làm hỏng quả báo tăng y Kaṭhina (uddhāra), không biết những ràng buộc về y và trú xứ liên quan đến Kaṭhina (palibodha), không biết gì về năm đặc quyền của một vị thọ y Kathina (kaṭhi-nānisaṃsa).
Một tăng sự Kaṭhina có thể không thành tựu vì một trong các lý do sau:
- Vatthuvipanna: y hay vải trong lễ thọ y không hợp luật nghi (kappiya).
- Kālavipanna: Y hay vải Kaṭhina không được dâng kịp thời, một ngày sau đó cũng bị xem là quá trễ.
- Karanavipanna: Vải dâng Kaṭhina chưa kịp may thành một y nào trong ba y để có thể làm tăng sự Kaṭhina.
Vị tỷ kheo thọ y có thể bị mất năm đặc quyền hậu tăng y trong một số trường hợp, xin xem chữ Kaṭhina-uddhāra.
Kaṭhina-attharana: Thuật ngữ chỉ chung việc tỷ kheo may và thọ y Kaṭhina. Nghĩa đen là Trải Vải (hay y) Lên Khung May.
Kaṭhina-uddhāra: Nghĩa nôm na là trường hợp ý nghĩa hay quả báo tăng y bị hỏng, do các nguyên nhân sau:
- Pakkamantikā: Tỷ kheo rời chỗ vừa an cư để tìm thêm y và không có ý quay về nữa.
- Niṭṭhānantikā: Tỷ kheo lúc ra đi tìm y có ý quay về, nhưng sau đó không về được.
- Sanniṭṭhānantika: Tỷ kheo lúc đi tìm y không có ý về lại, và sau đó cũng không quay lui.
- Nāsanantikā: Ngay sau lễ Kaṭhina, tỷ kheo cố ý đi tìm một lá y ngoài y Kaṭhina và không quay về trú xứ nữa, ý nghĩa tăng y của lá y vừa thọ cũng tự mất.
- Sāvanantikā: Tỷ kheo rời trú xứ để tìm y ngoài y Kaṭhina với ý sẽ quay lại, nhưng sau đó chưa về đến nơi thì tăng chúng đã tuyên bố đương sự không còn được hưởng các đặc quyền Kaṭhina nữa.
- Āsāvacchedikā: Tỷ kheo rời trú xứ để tìm y, nhưng không tìm được.
- Sīmātikkantikā: Chỉ cần rời khỏi chỗ nhập hạ quá một ngày sau lễ Kaṭhina, tỷ kheo đã làm hỏng ý nghĩa tăng y.
- Sahubbhāra: Tỷ kheo có đi và có về trong một ngày, nhưng tự ý nhường lại cho vị khác được hưởng quả báo tăng y.
Cũng có trường hợp tăng chúng xét lại rồi thay đổi nhân tuyển được hưởng quả báo tăng y bằng hai bận tuyên ngôn, thuật ngữ gọi trường hợp này là Antarā-ubbhāra (thay ngựa giữa dòng).
Kaṭhina-ubbhāra: = Kaṭhina-uddhāra.
Kaṭhinadussa: Vải được chuẩn bị để may y Kaṭhina. Xem chữ Kaṭhina.
Kaṭhinapalibodha: Những ràng buộc của tỷ kheo thọ y Kaṭhina, gồm hai việc: Có đi đâu cũng phải quay về nơi mình vừa thọ y hôm trước và phải may xong một trong ba y ngay trong ngày nhận vải Kaṭhina.
Kaṭhinamaṇḍapa: = Kaṭhi-nasālā.
Kaṭhinarajju: Sợi dây ràng trên khung vải may y Kaṭhina.
Kaṭhinasālā: Căn phòng được chọn làm nơi may y Kaṭhina, nhưng không thể là nơi cử hành tăng sự thọ y.
Kaṇṭhasuttaka: Một loại dây chuyền đeo cổ.
Kaṇḍaracchinna: Người đã bị cắt nhượng chân, gân chân bị cắt. Không được thọ đại giới.
Kaṇḍupaticchādi: Y rịt ghẻ, tấm vải dùng quấn bó những chỗ lở lói hay trầy sướt do các bệnh ngoài da. Là một trong chín loại y tỷ kheo được phép dùng.
Kaṇḍūsaka: Dấu mực tạm thời trên mảnh vải đang may y, đức Phật dạy nên làm vậy để khi may xong tấm y vẫn được giữ sạch. Các thợ may thời nay vẫn dùng một loại phấn màu (sờ như sáp) để đánh dấu vải may, vết mực này sau đó có thể tự mất sau một lần giặt.
Kaṇṇacchinna: Người đã bị cắt mất vành tai, không được thọ đại giới.
Kaṇṇanāsacchinna: Người bị xẻo mất cả tai và mũi, không được thọ đại giới.
Kaṇṇamalaharaṇī: Đồ ráy tai nói chung. Tăng ni được phép dùng nhưng cấm sử dụng các vật liệu quý như vàng bạc.
Kaṇṇasuttaka: Những sợi dây căng y sau khi nhuộm, bằng cách cột vào bốn góc của lá y.
Kataka: Bàn chải chà chân có hình dáng cầu kỳ (chẳng hạn hình hạt sen úp). Tỷ kheo không được phép dùng.
Kadalīmigapavarapaccat-tharana: Một loại khăn trải giường làm bằng da nai, thường được may cặp với vải trắng. Tỷ kheo không được dùng.
Kapisīsaka: Lổ chốt cửa.
Kappiyakāraka: Những cư sĩ chuyên lo việc chuẩn hóa các món vật dụng hay thực phẩm để chư tỷ kheo có thể dùng (chẳng hạn lấy ra các hột từ trái cây hoặc dùng dao tạo một vết cắt tượng trưng).
Kappiyabhūmi: Nhà kho hay phòng chứa dành cất giữ các món thực phẩm hay thuốc men được dâng chung tăng chúng. Trong nguyên tác Anh ngữ có kể rõ các loại nhà kho ở tự viện. Nhưng kể gọn thì gồm hai loại nhà kho chuyên dụng và nhà kho do tăng chúng tạm thời chỉ định.
Kabalikā: Một loại thuốc dán làm từ bột, dùng dán lên các vết thương.
Kambala: Hán dịch là Mao Chức Y, chỉ chung các loại chăn mền bằng len. Tỷ kheo được phép dùng.
Kamma: Tên gọi chung các tăng sự.
Karakaṭaka: Bộ phận quay hay kéo gàu được gắn trên các giếng nước. Tỷ kheo được phép dùng.
Kalābuka: Loại thắt lưng có nhiều cọng, tỷ kheo bị cấm dùng.
Kalimbaka: = Kalimbhaka: Bất cứ vật gì được dùng để làm dấu trên mảnh vải đang may, đôi khi là một cọng lá dừa.
Kavāṭa: Cánh cửa.
Kasāvodaka: Chỉ chung các loại thuốc nước dùng rữa vết thương.
Kasāvabhesajja: Thuốc giúp se mặt vết thương, thường làm từ cây cỏ.
Kasāhata: Người bị hình phạt đánh đòn (person has been flogged), không được thọ đại giới.
Kākuḍḍepaka: Khu Ô Sa Di, cậu bé xuất gia ở lứa tuổi đủ khôn có thể xua đuổi được một bầy quạ.
Kāṇa: Người bị chột mắt, không thể thọ đại giới.
Kāyūra: = Keyūra: Loại vòng trang sức được đeo bên trên cùi chỏ.
Kāyabandhana: Dây thắt lưng của tỷ kheo, để giữ chặt y nội. Theo luật định, thắt lưng này chỉ được đơn giản là một sợi dây buộc, nhìn như đuôi con heo (sūkarantaka), không được cầu kỳ hay màu mè.
Kārabhedaka(cora): Tội nhân vượt ngục, không được thọ đại giới.
Kālacīvara: Y hay vải may y nhận được trong mùa tăng y Kaṭhina, suốt một tháng sau ngày Tự Tứ.
Kāsāya: = Kāsāva: Nghĩa đen là tấm vải màu dà, một màu phổ biến được các du sĩ khất thực ở Ấn Độ xưa sử dụng. Về sau đức Phật đã dùng chữ này để gọi chung y áo của tăng ni đệ tử Ngài. Đây là chữ gốc để phiên âm ra chữ Ca-sa.
Kiccādhikaraṇa: Xem chữ Adhikaraṇa.
Kiṇṇa: Dầu để bôi trơn kim may và cũng để chống sét gỉ.
Kiriyatosamuṭṭhitā-āpatti: Tội Tức Phạm. Chỉ các tội bị xem là phạm lập tức ngay lúc hành động hoàn tất, không thông qua một giai đoạn nào khác. Như tội Ba La Di.
Kiriyākiriyatosamuṭṭhitā-āpatti: Từ chỉ chung các tội trong Luật tạng.
Kukkusa: Cám gạo đỏ. Ni chúng được dùng trong lúc tắm rữa.
Kuṭī: Ni am, tăng liêu, tịnh thất nói chung. Tăng ni muốn làm trú xứ phải thỉnh ý tập thể, không được tùy tiện.
Kuṭhārī: Búa, rìu nói chung.
Kuṇī: Người bị dị tật ở chân tay (Theo Samantapās. trang 1085: Kuṇīti hattha-kuṇī và pādakuṇī và aṅgu-likuṇī và. Yassa etesu hat-thādīsu yaṃ kiñci vaṅkaṃ paññāyati so kuṇī nāma), không được thọ đại giới. Nếu đã dĩ lỡ thì giới phẩm vẫn thành tựu nhưng thầy tế độ và yết-ma sư phạm tội Tác Ác.
Kuttaka: Thảm hay khăn trải cỡ lớn được làm bằng len. Tăng ni không được dùng. Chữ này cũng có nghĩa là kẻ dối trá, giả hiệu, đội lốt.
Kudāla: = Kuddāla: Cây cuốc (nông cụ).
Kumbhakārikakuṭikā: Kiểu nhà đúc bằng đất nung liền khối (trước hết được đắp bằng đất thó rồi sau đó chất củi nung chín theo cách làm đồ gốm). Tăng ni không được sử dụng am thất loại này. Tội Tác Ác.
Kuruvindakasuttī: Loại bột tắm làm từ đá xay nát và được đánh sợi để dùng kỳ cọ lúc tắm. Tăng ni không được dùng.
Kulaṇkapādaka: Cột chống tường, tăng ni được phép dùng.
Kuladūsaka: Từ gọi những tăng ni có hành vi khiến cư sĩ mất niềm tin.
Kuladūsana: Chỉ chung những việc tà mạng để kiếm sống, bằng các hình thức không hợp luật, khiến cư sĩ mất niềm tin nơi Tam Bảo. Nếu được tăng ni khuyên can qua ba lần vẫn không sửa đổi, đương sự phạm tội Tăng Tàn.
Kuḷīrapādakapītha, mañca: Ghế hay giường bằng gỗ có chạm trổ bên dưới. tỷ kheo được phép sử dụng.
Kulūpaka: Từ gọi vị tỷ kheo thân thiết của một gia đình nào đó, ở möùc độ hợp luật.
Kulūpikā: Tỷ kheo ni được sự ái kính đặc biệt của gia đình cư sĩ nào đó.
Kusacīra: Y áo làm bằng cỏ Kusa, ngoại đạo vẫn dùng, nhưng tỷ kheo không được phép.
Kusapāta: Việc rút thăm để xem tỷ kheo nào sẽ được nhận món cúng dường, trong trường hợp người đông vật ít hay giá trị các món chênh lệch nhau.
Kusi: Đường biên ngoài cùng trên lá y.
Kesakambala: Chăn mền làm bằng tóc người, tỷ kheo không được sử dụng.
Koccha: Ghế ngồi làm bằng cọng thảo mộc, hình dáng như cái trống. Tỷ kheo được dùng. Chữ này cũng chỉ chung cho loại lược hay bàn chải làm bằng cỏ sắc. Tỷ kheo không được dùng.
Kojava: Tấm trải hay thảm có lông dài, tỷ kheo được phép dùng.
Koṭṭhaka: Cánh cổng có mái vòm bên trên, chùa Kỳ Viên của ông Cấp Cô Độc xưa đã xây cổng này.
Chữ này cũng để gọi kho chứa đồ trong chùa.
Koseyya: Thảm hay tấm trải bằng lụa có thêu chỉ vàng. Tăng ni không được sử dụng. Chữ này còn nghĩa thứ hai là vải lụa (silken cloth), tăng ni được phép dùng.
Koseyyapavara: Một loại áo khoát bằng lụa, tỷ kheo được phép dùng.
Khajja: = Khādanīya.
Khajjabhājaka: Vị tỷ kheo có trách nhiệm phân phối thức ăn trong tăng chúng, phải được đề cử bằng hai bận tuyên ngôn.
Khañja: Người què chân, không được phép thọ đại giới. Nhưng nếu đã dĩ lỡ, thì giới phẩm của đương sự vẫn thành tựu, có điều thầy tổ phải bị Tác Ác.
Khandharajana: Thuốc nhuộm y làm từ vỏ cây.
Khamāpanā: Lời sám hối, sự xin lỗi.
Khambhataka: Thế đứng hay ngồi chống nạnh. Tăng ni không được như vậy khi vào khu dân cư. Tội Tác Ác.
Khādanīya: Chỉ chung mười hai loại thực phẩm sau: Mūlakhādanīya (làm từ gốc cây), Kandakhāda-nīya (từ củ thảo mộc), Mulālakhādanīya (từ rễ thảo mộc), Matthakakhādanīya (từ đọt non), Khandhakhādanīya (từ thân thảo mộc, như mía), tacakhādanīya (từ cọng, nhành thảo mộc), Pattakhādanīya (từ lá cây), Pupphakhādanīya (từ bông hoa), Phalakhādanīya (từ trái), Atthikhādanīya (từ hột), Piṭṭhakhādanīya (từ bột thực vật), Niyyāsa-khādanīya (từ nhựa cây). Xem thêm chữ Bhojana hay Bhojanīya.
Khiyyanaka: Lối nói sĩ nhục hay mỉa mai một cách bóng gió. Tăng ni mỉa mai bóng gió bạn tu thì phạm tội Ba Dật Đề.
Khujja: Người gù, người bị tật khòm lưng. Hạng này không được thọ đại giới, nhưng trong trường hợp dĩ lỡ thì giới phẩm vẫn thành tựu, chỉ riêng thầy tổ thì phạm Tác Ác.
Khurasilā: Đá mài dao, tỷ kheo được phép dùng.
Khurasipāṭikā: Hộp hay túi đựng dao cạo, tỷ kheo đưọc dùng.
Kheḷamallaka: Cái ống nhổ, tỷ kheo được phép dùng.
Khoma: Loại vải làm từ vỏ cây, như vải gai chẳng hạn. Tỷ kheo dùng được.
Gaṇa: Thuật ngữ chỉ số lượng tỷ kheo dưới bốn vị, trừ trường hợp trong lễ Tự Tứ (vì nếu trừ ra vị tuyên ngôn số còn lại cũng chỉ có 3). Chữ này có lúc mang nghĩa Hội Đồng, Cộng Đồng, Đại Chúng, Xã Hội. Giáo hội ni bộ thỉnh thoảng cũng được gọi bằng chữ này.
Gaṇa-uposatha: Lễ Bố Tát chỉ có hai hoặc ba tỷ kheo.
Gaṇa-pavāraṇā: Lễ Tự Tứ có bốn vị trở xuống, năm vi trở lên phải dùng chữ Sangha thay thế Gaṇa.
Gaṇabhojana: Bữa cơm cúng dường có được từ sự gợi ý hay kêu gọi của tỷ kheo nào đó cho một nhóm kể luôn mình. Kiểu trai đàn này không đúng luật. Đức Phật chỉ cho phép trong một số trường hợp như lúc bệnh (gilāna-samaya), mùa dâng y (cīvaradāna-samaya), lúc may y (cīvarakāra-samaya), trên những chuyến du hành xa (addhā-nagamana-samaya), lúc đi đường thủy (nāvābhirulha-samaya), lúc tăng chúng có việc tụ hội đông đảo và gặp khó khăn về thực phẩm (mahā-samaya), lúc được các tu sĩ ngoại giáo mời thỉnh (samaṇabhatta-samaya).
Ganthika: = Ganthī: Nút gài nằm ở góc y vai trái hay Tăng Già Lê, để giữ y không sút tuột. Có thể nhìn thấy loại nút này trên y áo được may từ các xứ Thái Lan và Miến Điện.
Ganthiphalaka: Chỗ cài nút trên y, xem chữ trên.
Gandhabbahatthaka: Loại bàn chải có hình dáng bàn tay, dùng trong lúc tắm rữa. Tỷ kheo không được phép dùng.
Gamikavatta: Những bổn phận của một tỷ kheo sắp rời trú xứ để đi xa. Đại để gồm các việc an bày ổn thỏa những vật dụng vào chỗ an toàn, để ý những chỗ cần sửa chữa trong trú xá, báo tin cho huynh đệ biết mình sắp rời khỏi,..
Garukāpatti: Chỉ cho hai tội Ba La Di và Tăng Tàn, hai loại tội nghiêm trọng nhất của tỷ kheo.
Galagaṇḍī: Người bị buớu cổ, không được thọ đại giới. Nếu đã dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu, nhưng người tế độ bị tội Tác Ác.
Gahapatikappiyabhūmi-kuṭi: Một trong bốn loại nhà kho được Phật cho phép để cất giữ vật dụng của chư tăng.
Gāmantarakappa: Thặng Lộc, một trong các quan điểm giới luật do nhóm tỷ kheo Vajjī chủ trương, cho phép tỷ kheo sau khi dùng bữa xong có thể nhận thêm thực phẩm mới nếu được dâng cúng ở chỗ khác, ngoài địa điểm (làng, phố) vừa thọ thực xong.
Gāmasīmā: Loại Sīmā lấy làng hay phố làm ranh giới tạm thời, có thể dùng cho các loại tăng sự như Bố Tát, không cần đá làm mốc hay hai bận tuyên ngôn, nên được xếp vào Abaddhasīmā (chỉ chung những sīmā không cần đủ nghi thức).
Giraggasamajjā: Một loại lễ hội dã ngoại, có ăn uống ca múa tập thể, thường được tổ chức ngoài trời, đặc biệt tận dụng địa thế núi đồi. Tăng ni không được tham dự, Tỷ kheo tội Tác Ác, tỷ kheo ni tội Ba Dật Đề.
Gilānupatthaka: Tỷ kheo nuôi bệnh bạn tu. Đức Phật từng tán thán những tấm lòng như vậy: Yo bhikkhave gilānaṃ upaṭ-ṭhaheyya so maṃ upaṭṭhaheyya (này các tỷ kheo, vị nào chăm sóc bạn tu bị bệnh cũng là đang chăm sóc ta vậy)- Mahāvagga trang 317.
Gihinivattha: Các loại thế phục thuộc hạ y nói chung (như quần, váy, xà-rông), tỷ kheo không được sử dụng.
Gihipāruta: Các loại thế phục thuộc thượng y nói chung, như các thứ áo choàng khoát phổ biến trong xã hội. Tỷ kheo không được dùng.
Gīveyyaka: Trong lá y vai trái của tỳ kheo có một chỗ khi đắp y luôn nằm sau cổ, từ này dùng gọi điểm ấy.
Guṇaka: Chỗ vải được may dậm nhiều lớp chồng nhau cho cứng, chẳng hạn trên dây thắt lưng của tỷ kheo.
Guḷa: Loại bọt sệt nổi lên trên mặt nồi nấu đường mía, tỷ kheo dùng được. Nếu pha loãng với nước có thể uống buổi chiều.
Guḷodaka: Loại nước uống pha bằng bọt đường mía.
Guhā: Hang động nói chung, một trong các loại trú xứ hợp luật của tỷ kheo.
Gūḷhakasalākaggāho: Phép bỏ thăm kín, trong trường hợp một hội chúng có ác tăng nhiều hơn chơn tăng. (Alajjisaññāya parisā-ya gūlhako salākaggāho kātabbo Samantapās. Trang 1278, Cul. Trang 184).
Gerukaparikamma: Việc sơn đỏ vách nhà bằng vôi đỏ, hợp luật.
Goghaṃsikā: Thanh tre hay gỗ dùng làm trục lăn lúc may y.
Gonaka: Thảm lông dài, tỷ kheo có thể ngồi nhưng không thể nằm lên.
Gonisīdaka-kappiyabhūmi-kuti: Một trong bốn loại nhà kho hợp luật trong tự viện, không có rào che quanh.
Gorasa: Chỉ chung các sản phẩm chế biến từ sữa, như bơ hay sữa đông, sữa chua …
Golomika: Cách để râu mọc rậm dưới cằm, vẫn gọi là râu chòm. Tỷ kheo dĩ nhiên không được phép.
Ghaṭika: Bầu hay bình nhỏ.
Ghaṭikā: Chốt gài hay then cửa bằng gỗ, tỷ kheo được phép dùng.
Ghaṭikaṭāha: Tô chén bằng đất nung thường được dùng để ăn cơm hay uống nước, tỷ kheo không được dùng thay bình bát.
Gharadinnakābādha: Chứng bệnh sinh ra từ việc uống nhầm thuốc kích dục, bộ Sớ Giải Samantapāsādikā giải thích là Vasīkaraṇapānakasamuṭṭhitaroga, bệnh sinh từ thức uống tăng lực của đàn ông. Trong trường hợp này, Luật Tạng (Mv.p.225) dạy tỷ kheo nên uống nước bùn giữa các luống cày để kềm chế sự phát tác. Xem chữ Sitāloḷi.
Cakkabheda: Một chữ thỉnh thoảng được dùng chung với từ Saṅghabheda để chỉ việc ly gián hay lũng đoạn tăng chúng, nghĩa đen là làm gãy vỡ Pháp Luân hay bánh xe Chánh Pháp.
Cakkavaṭṭaka: Đồ quay giếng, được lắp đặt trên miệng giếng để thả gàu lấy nước.
Caṅkama: Lối đi hay nền đất dùng cho việc thiền hành, kinh hành. Ngoài ý nghĩa tu tập,Thế Tôn còn đặc biệt lưu ý đến công phu kinh hành đối với các tỷ kheo bệnh hoạn cần vận động cơ thể (Cullavag. 208-209). Cũng theo Cullavagga, lối kinh hành nên có một đường biên hay gờ nổi để thêm an toàn (Pāli gọi là Caṅkama-vedikā). Lối kinh hành cũng nên có mái che bên trên để thích nghi trong mọi lúc nắng mưa, đêm ngày (Pāli gọi là Caṅkamasālā). Ta có thể tạm thời hình dung mô hình này qua các hành lang có mái ở Tô Châu, Hàng Châu (Trung Quốc).
Caṅkamavedikā: Xem chữ Caṅkama.
Cankamasālā: Xem chữ Cankama.
Catukaṇṇaka: Bất cứ loại trang phục nào sau khi mặc vào tươm tất lại để lộ các chéo góc (chẳng hạn các vạt áo, chéo quần), đều không hợp luật.
Catumahāpadesa: Xưa nay vẫn được gọi là bốn pháp Dung Hòa, chữ dịch sát nên là Đại Cứ Pháp, tức những điểm y cứ mà tỷ kheo cần đối chiếu để hành xử trong những tình huống không được nhắc đến trong Luật Tạng:
- Những điều chưa bị luật cấm nhưng xét ra không thuận ứng tinh thần Phật Pháp, tỷ kheo không nên làm.
- Những điều chưa bị ngăn cấm và cũng không chống trái tinh thần Phật Pháp, tỷ kheo được phép tùy duyên linh động.
- Những điều chưa được cho phép và xét ra cũng không thuận ứng tinh thần Phật Pháp, tỷ kheo nên tránh.
- Những điều chưa được cho phép, nhưng không chống trái tinh thần Phật Pháp, tỷ kheo có thể tùy duyên linh động. (Mv.263-4).
Caturassaka: Lối để râu hai chòm, trông vào như có bốn cạnh vuông.
Candanikā: Hồ nước để tắm rữa, tỷ kheo có thể xây bờ đá và làm thềm chung quanh.
Cammakhaṇḍa: Gàu nước làm bằng da, tỷ kheo được dùng. Chữ này cũng để gọi một loại thảm bằng da mãnh thú, tỷ kheo không được dùng. Thảm da dê hay da huơu nai thì tỷ kheo sống ở Nam Ấn (Majjhimā-desa) được dùng. Địa danh này phải chăng cũng chỉ chung cho những địa phương có nền kinh tế phát triển?
Cāmarivījanī: Loại quạt làm bằng lông đuôi của bò Yak (một loại bò trong vùng Hi Mã Lạp Sơn, nay có thể gặp ở Tây Tạng). Tỷ kheo không được dùng loại quạt này.
Cārikā: Các cuộc du hành hay bộ hành của tăng ni, kể cả Đức Phật, vào chín tháng ngoài mùa an cư trú mưa.
Cittaka: Thảm len có thêu thùa và trang trí hoa văn. Tăng ni không dùng được.
Cimilikā: = Cilimikā: Một loại thảm hoặc chiếu dùng trải trên sàn nhà, đôi khi chỉ kết bằng những giẻ rách. Tăng ni dùng được.
Cīvara: Từ gọi chung chín loại y trang của tăng ni Phật giáo theo Luật Tạng Pāli, có thể được làm từ các loại vải như bông (khoma), đay (sāna), lụa (bhaṅga) do thí chủ dâng cúng hoặc được tỷ kheo tận dụng từ những mảnh vải bị quăng bỏ. Chín loại y trang đó là: Tăng Già Lê (saṅghāṭi) có thể có đến 4 lớp, thượng y hay y vai trái (uttarasanga) cùng với hạ y hay y nội (anta-ravāsaka) đều có thể may hai lớp, y tắm mưa (vassika-sāṭika), y rịt ghẻ (kaṇḍupaticchādi), tọa cụ (nisīdana), khăn trải giường hay bọc ghế (paccattharana), khăn lau gồm khăn tay và khăn tắm nói chung (mukhapuñchana), khăn lọc nước (parikkhāracoḷaka).
Y của tăng ni không được lớn hơn y đức Phật (vốn bề ngang sáu gang tay của Ngài và dài chín gang). Trong Khuddakasikkhā cũng có quy định về kích thước tối thiểu của Tăng-già-lê và y vai trái mà tăng ni được phép sử dụng. Xin xem chữ Saṅghāṭi.
Về hình thức giống miếng ruộng của lá y, kinh ghi duyên sự bắt đầu từ một lần nhìn thấy miếng ruộng ở Dakkhiṇagiri (thuộc xứ Magadha), đức Phật đã gợi ý cho ngài Ānanda theo đó may một lá y làm mẫu cho chư tăng về sau. Số điều (tức ô vuông hay chữ nhật nằm dọc theo chiều dài lá y) tối thiểu là năm và tối đa có thể lên đến chín, tùy điều kiện.
Trong Luật Tạng có đủ thuật ngữ gọi tên từng vị trí khác nhau trên lá y của tăng ni như sau: Đường biên ngoài cùng bao quanh lá y gọi là Kusi, cặp điều giữa y là Vivaṭṭa, hai cặp điều hai bên là Anuvivaṭṭa, hai cặp điều ngoài cùng là Bāhanta. Ở mỗi cặp điều có 2 ô nhỏ: Ô chữ nhật là Maṇḍala, ô vuông là Aḍḍhamaṇḍala. Những đường đê ngang của lá y gọi là Aḍḍhakusi. Gaṇṭhi và Pāsaka là nút gài và lổ gài nút nằm ở bốn góc y. Riêng phần đường biên Kusi nằm ngay trên ô vuông giữa y có tên gọi là Gīveyyaka (chỗ ngang cổ), và phần đường biên Kusi ngay bên dưới ô chữ nhật giữa y gọi là Jaṅgheyyaka (chỗ ngang ống chân).
Do phải tự tay làm hết các việc may vá, tỷ kheo được phép giữ riêng một vài vật dụng cần thiết như dao kéo, kim chỉ và đồ đựng chúng. Y của tỷ kheo có thể được nhuộm bằng các loại màu làm từ cây cỏ, đặc biệt từ lõi cây mít. Các vật dụng được dùng trong việc nhuộm y là lò nấu (culli), vạc hay nồi lớn (rajanakumbhì), thau chậu loại lớn (uttarālumpa), vá to (rajanaluṅka), máng chảy (rajanadoṇi), sào tre (cīvaravaṃsa) hay dây phơi y (cīvararajju). Y mới cần được làm hoại sắc (dubbaṇṇakaraṇa) bằng một vết lem lấm ở góc trước khi mặc.
Còn một số vấn đề khác liên quan đến y áo, xin xem ở các mục từ liên quan.
Cīvara-adhiṭṭhāna: Việc chú nguyện một lá y mới trước khi dùng. Việc này chỉ có thể thực hiện trong những thời điểm hợp luật: Đối với tam y thì trong mùa tăng y hoặc lúc y cũ đã rách nát và có được y mới trong số lượng được phép (trường hợp này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm), đối với y tắm mưa thì chỉ có thể làm việc chú nguyện trong bốn tháng mưa, vải rịt ghẻ thì trong thời điểm bị bệnh. Sau khi đã qua khỏi thời điểm được phép, y tắm hay vải rịt ghẻ phải được hợp thức hóa (vikappana) bằng phép xả (paccuddharana).
Cīvarakāla (samaya): Thời điểm được phép nhận y mới. Đối với tỷ kheo thọ y Kaṭhina thì hạn định trong năm tháng sau ngày Tự Tứ. các vị khác chỉ có một tháng sau ngày Tự Tứ. Trong thời gian này, các tỷ kheo được phép cất giữ hơn ba y và không cần chú nguyện hay làm hợp thức hóa (vikappanā) bằng phép nguyện xả. Xem chữ Paccuddharana.
Cīvarakuṭikā: Mùng che muỗi. Hợp luật.
Cīvaracetāpana: Thuật ngữ chỉ phần tịnh tài được thí chủ chuẩn bị cho việc mua sắm y hay vải may y cho tỷ kheo.
Cīvaradānasamaya: = Cīvarakālasamaya.
Cīvaranidahaka: Vị tỷ kheo được tăng chúng chỉ định là người bảo quản y dư của tập thể.
Cīvarapatiggahaka: Vị tỷ kheo được tăng chúng đề cử làm người thọ y Kaṭhina.
Cīvarabhājaka: Vị tỷ kheo có trách nhiệm phân phối y áo cho chư tăng.
Cīvararajju: Dây sào phơi y.
Cīvaravaṃsa: Cây sào phơi y, thường là một thân tre dài.
Cīvarasaṅkamanīya: Từ gọi vị tỷ kheo ni tự tiện dùng y của bạn tu mà không xin phép trước. Tội Ba Dật Đề.
Cuṇṇa: Xà bông bột dùng để tắm rữa, gọi theo cách xưa là bột tắm. tăng ni được phép dùng.
Cuṇṇacālinī: Cái sàng hay giần. Tăng ni được dùng, chẳng hạn để sàng bột làm thuốc.
Cuṇṇabhesajja: Thuốc tán, thuốc bột.
Culla: = Cuḷḷa = Culli: Lò nấu. Tỷ kheo được phép dùng để nhuộm y.
Celappatikā: Giải lụa trắng dùng trải trên lối đi để đón thượng khách (như ông hoàng Bodhi đã làm vậy để đón rước đức Phật, nhưng Ngài từ chối không dẫm lên). Tăng ni không được phép đi trên giải lụa được trải nhằm vinh danh khách quý, trừ trường hợp thí chủ làm vậy trong ý nghĩa gì đó cho họ hơn là cho tăng ni.
Cocapāna: Nước chuối ép.
Codaka: (bhikkhu) = Saṅgāmavacara: Vị tỷ kheo đảm nhiệm vai trò giải trình tội trạng một bạn tu để tăng chúng giải quyết. Đương sự trước hết phải là một người không có vấn đề về hạnh kiểm, có từ tâm, giỏi kinh luật, biết thời vụ và khéo ăn nói.
Trong trường hợp chọn nhầm người bất xứng, chư tăng nên an ủi bị cáo. Nếu bị cáo quả thật có tội, tuyệt không nên oán trách bất cứ ai, kể cả người đã buộc tội mình.
Codanā: Sự cáo buộc hay việc giải trình tội trạng của tăng ni nào đó một cách minh chính, hợp luật. Việc giải quyết một tăng sự như vậy chỉ thành tựu khi có một tội trạng hẳn hoi và bị cáo phải được thông báo trước.
Chatta: Dù che. Tăng ni vô bệnh không được xài dù. Trong Samantapāsādikā có nhắc đến việc cho phép tỷ kheo dùng dù với mục đích tự vệ (vāḷamigacorabhayesu ca attaguttattham pi vattati).
Chadana: Mái che, nóc nhà. Các loại vật liệu hợp luật là cỏ, lá, đá dát mỏng, ngói,…
Chanda: Sự đồng thuận, sự nhất trí. Trong trường hợp tỷ kheo không thể trực tiếp đến họp mặt trong một tăng sự, có thể thông qua một bạn tu gửi đến tăng chúng lời đồng thuận.
Chandasa: Một tên gọi khác của tiếng Sanskrit (Theo Samantapas: Chandaso āropemāti sakkatabhāsāya vācanamaggam āropema). Đức Phật cấm các đệ tử trình bày Phật ngôn bằng ngôn ngữ này, tội Tác Ác (theo Cullavagga). Xem chữ Sakāyanirutti.
Chandahāraka: Vị tỷ kheo mang lời nhắn đồng thuận của bạn tu đến tăng chúng.
Chavakuṭikā: Nhà kho trong nghĩa trang, nơi cất giữ những vật dụng dùng cho tang nghi. Tỷ kheo không được chọn nơi đây làm nơi nhập hạ.
Chinnaka (cīvara): Hình thức cắt vụn ra từng mảnh của một tấm vải lớn trước khi được may thành y áo cho tăng ni.
Chinna-iriyāpatha: Người què chân, không được thọ đại giới. Nhưng nếu chuyện đã xong, giới phẩm vẫn thành tựu, chỉ thầy tổ phạm tội Tác Ác.
Jangheyyaka: Chỗ ngang ống chân, một vị trí trên lá y tăng ni. Xem chữ Cìvara.
Jatubhesajja: Thuốc dán.
Jantāghara: Nam Truyền ĐTK dịch Dục Đường hay Ôn Dục Đường. Nghĩa gốc là phòng tắm nước nóng. Kỳ thực, các tỷ kheo xưa khi điều trị vài chứng bệnh nào đó, đã trát bùn vào thân mình rồi hơ lửa, sau đó vào đây tắm lại cho sạch sẽ. Tỷ kheo ni không được dùng loại nhà tắm này.
Jantāgharapītha: Chiếc ghế dùng trong nhà tắm nước nóng.
Jantāgharavatta: Những phận sự của tỷ kheo trong nhà tắm nước nóng.
Jantāgharasālā: Chái nhỏ bên cạnh nhà tắm nước nóng, nơi máng y của tỷ kheo lúc mưa gió.
Jambupāna: Nước ép từ táo đỏ (rose apple), một trong tám thứ nước uống tỷ kheo được phép dùng buổi chiều.
Jarādubbala: Người đã già khụ, sinh hoạt khó khăn. Không được thọ đại giới, nhưng nếu đã dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu.
Jaloghī: Nói chung các thứ nước chưng cất sắp lên men, chưa đủ nồng độ để gây say. Tỷ kheo không được dùng. Nhóm tỷ kheo Vajjī từng đề nghị chuyện này, nhưng dĩ nhiên không hợp luật.
Jālavātapāna: Cửa sổ có lưới, tỷ kheo được phép sử dụng.
Ñatti: Tuyên ngôn bắt đầu một tăng sự, có thể là Kammavāca hoặc không, thường bắt đầu và kết thúc với mẩu câu: Sunātu me bhante sangho…Esā ñatti.
Ñattikamma: Tăng sự đòi hỏi tuyên ngôn Ñatti, như Phát Lộ, Tự Tứ, Sammutidāna, Osāranā, Dānakamma, Pa-tiggahakamma, Nissarana, Paccukkaddhāna, Kamma-lakkhana.
Ñatticatutthakamma: Tứ Tác Bạch Tuyên Ngôn. Tăng sự cần đến một lần tuyên ngôn Ñatti và ba bận Kammavācā (tức Anussāvanā), gồm có Tajjanīya, Niyassa, Patisāranīya, Pabbājanīya, Āpattiyā Adassane Ukkhepanīyā, Āpattiyā opatikkamme Ukkhe-panìyā, Pāpikāya ditthiyā appatinissagge ukkhepanīya, Osāranā của bảy tăng sự trên, Bhikkhunī-ovāda-kasammuti, Parivāsadāna, Mānattadāna, Mūlāya patikassanā, Ukkhittānuvattikā, Atthayāvatatiyakā, Upasampadā và Abbhānakamma. Xem ở các mục từ này.
Kết thúc (nigamana) của các tuyên ngôn Kammavācā là Khamati saṅghassa tasmā tuṇhī evametaṃ dhārayāmi (nếu tăng chúng chấp nhận sự việc này thì xin giữ im lặng, tôi sẽ theo đó mà ghi nhận sự đồng thuận của tăng).
Trường hợp chỉ một bận Ñatti và một bận Kam-mavācā được gọi là Ñattidutiyakamma (Nhị tác bạch tuyên ngôn). Không có trường hợp Tam Tác Bạch., tức một Ñatti và hai Kammavācā.
Ñattidutiyakamma:
Xem định nghĩa trên. Bao gồm các tăng sự Osāraṇā, Nissaraṇā, Sammutidāna, Uddharanā, Desanā, Kammalakkhanā.
Ḍāka: Rau cải nói chung, còn tươi hay đã được nấu chín.
Tacarajana: Thuốc nhuộm làm từ vỏ cây, da cây.
Tajjanīyakamma: Hình thức xử phạt đối với vị tỷ kheo phạm một trong các lỗi như gây tranh cải trong tập thể hay thiếu tế hạnh (ajjhācāra) do không thông kinh luật. Cần được giải quyết bằng Tứ Tác Bạch Tuyên Ngôn. Đương sự phải đến trước tăng (sammukhākata) để được cật vấn (paṭipucchā) và sau đó tự mình nhận lỗi trước tập thể (patiññakata). Tăng sự này giải quyết bằng Tứ Tác Bạch Tuyên Ngôn. Tỷ kheo trong lúc chịu phạt bị mất một số đặc quyền như không được làm thầy tế độ cho ai, không được tiếp tục giáo giới tăng ni, không được đề xuất ý kiến trong các tăng hội như kết tội ai hay phản đối việc gì,… Đó là nội dung đại lược của 18 điều chi tiết.
Taṭṭikā: Một loại chiếu làm bằng lá cọ và vỏ cây.
Tassapāpiyyasikā: Hình thức xử phạt một tỷ kheo phạm các trọng tội như tà kiến hay Ba La Di bằng cách tuyên ngôn xác định giữa tăng chúng về tình trạng của đương sự qua Tứ Tác Bạch tuyên ngôn. Nếu là tội có thể giải trừ thì trong thời gian chịu phạt, đương sự cũng phải bị mất toàn bộ các đặc quyền (gồm 18 điều kề ở mục từ trước).
Tāḷacchidda: Lỗ tra chìa khóa.
Tāḷavaṇṭaka: Kiểu quấn y nội trông như một xấp lá cọ, không hợp luật, tội Tác Ác.
Tikabhojana: Bữa ăn chỉ gồm ba tỷ kheo tại nhà cư sĩ.
Tikoṭiparisuddha (macchamaṃsa): Tình trạng Tam Tịnh Nhục của các món ăn có nguồn gốc từ động vật. Gồm Không Thấy (adiṭṭham) con vật đang bị giết cho mình ăn, Không Nghe (assutam) ai đó nói cho biết con vật bị giết ấy là cho mình ăn, Không Biết (aparisaṅkitam) là người ta giết con vật ấy cho mình ăn. Tỷ kheo cố ý thọ thực một món ăn ngoài tiêu chuẩn Tam Tịnh này bị phạm tội Tác Ác. (Mahāvag 253, Culvag 298).
Ticīvarenāvippavāsa (sammuti): Một ngoại lệ của tăng chúng cho phép tỷ kheo bệnh được phép không giữ đủ Tam Y khi rời trú xứ (samānasaṃvāsasīmā). Phải dùng Nhị Tác Bạch tuyên ngôn cho trường hợp này.
Tiṇavitthāraka: Phép Thảo Phú hay lơ là cho qua. Trường hợp trong các tỷ kheo xảy ra những tranh cãi mang tính cá nhân (không phải trọng giới) và mang tính nội bộ (không liên hệ đến cư sĩ) thì tăng chúng có thể dùng Nhị Tác Bạch tuyên ngôn để đề nghị mọi người bỏ qua sự vụ bằng cách không ai được nhắc đến chuyện ấy nữa, giống như việc lấy cỏ phủ kín một vật không đáng nhìn.
Tiṇasanthāraka: Chiếu dệt bằng cỏ khô, hợp luật.
Titthiyadhaja: Nghĩa đen là Lá Cờ Ngoại Đạo, ám chỉ những thứ y phục làm từ các vật liệu không hợp luật như cỏ khô, tóc người, da thú, lông chim,… tỷ kheo sử dụng phạm Trọng Tội.
Titthiyapakkantaka: Chỉ hạng tỷ kheo cải đạo theo ngoại giáo. Người như vậy không được phép tái thọ đại giới. Dù có vị nào đứng ra bảo lãnh cho tu thì tăng chúng phải vô hiệu hóa giới đàn, và giới phẩm của đương sự cũng không thành tựu (Samantapās. 1074).
Timaṇḍalapaṭicchādana: Cách mặc hạ y (y nội) đúng luật, trên phải kín rún và thắt lưng, dưới phải qua khỏi đầu gối tối thiểu tám ngón tay. Hai bàn tay khép lại, ngón cái nằm riêng, kể là tám ngón.
Tiracchānagata: Chỉ chung tất cả những chủng loại chúng sanh không thuộc loài người, từ bàng sanh đến cả thiên vương Đế Thích (Samantapās. 1076: Nāgo và hotu supaṇṇamānava-kādīnaṃ và aññataro antamaso sakkadevarājānaṃ upādā-ya yo koci amanussajātiyo sabbova imasmiṃ at the tirac-chānagatoti veditabbo). Nghĩa đen của chữ Tiracchāna là Bị Ngăn Trở, ở đây ám chỉ việc các hạng chúng sinh ngoài nhân loại không thể được phép thọ đại giới. Nếu cưỡng cầu, giới phẩm cũng không thành tựu.
Tiracchānavijjā: Chỉ chung tất cả các học thuật nằm ngoài lý tưởng tu hành của người xuất gia. Tỷ kheo không được học hay dạy những chuyên môn này. Xem trong kinh Phạm Võng (Brahmajālasutta của Trường Bộ Kinh).
Tirīṭaka: Y phục làm từ vỏ cây, không hợp luật, tội Tác Ác.
Tilakakka: Một loại thuốc trị thương, dạng dầu bôi, làm từ mè.
Tunna: Chỉ chung việc may vá.
Tumba: Chỉ chung các loại chai lọ, bằng bất cứ chất liệu nào, dùng để đựng thuốc trị bệnh dạng lỏng. Hợp luật.
Tumabakaṭāha: Vỏ bầu khô, kiểu hồ-lô của Trung Hoa, tỷ kheo không được dùng thay thế bình bát để khất thực. Tội Tác Ác.
Tulā: Vật nặng treo ở đầu cây sào kéo giếng (giúp bớt nặng khi kéo gàu khỏi giếng), hợp luật.
Tūlikā: Loại nệm làm bằng bông vải (cotton), không hợp luật vì thuộc vật dụng cao sang.
Tela: Chỉ chung các loại dầu thực vật hay mỡ động vật. Tỷ kheo có thể dùng làm thuốc trị bệnh (có thể cất giữ trong bảy ngày), nhưng không được xin để dùng như một thứ thực phẩm phụ gia. Tội Ba Dật Đề.
Toraṇa: Cổng vào một trú xứ, hợp luật.
Thullakumārī: Gái già, gái lỡ thì, phụ nữ lớn tuổi vẫn chưa chồng. Tỷ kheo nên xem đây là một trong những hạng đặc biệt nên tránh.
Thullaccaya: Loại trọng giới được xem chỉ sau hai tội Ba La Di và Tăng Tàn về mức nghiêm trọng. Lý do của tên gọi này là trong những trường hợp tơ tóc, không rơi vào hai tội kia, tỷ kheo thường mắc tội này. Chẳng hạn việc trộm cướp một vật có giá trị dưới năm Māsaka, hay tiếp xúc thân xác phụ nữ qua một vật ngăn cách da thịt.
Thullavajjāpatti: Các tội thuộc trọng giới, như Ba La Di hay Tăng Tàn.
Theyyasaṃvāsaka: Thường được dịch là Người Trộm Tăng Tướng, ám chỉ người có ý đồ bất chính tự ý đắp y mang bát không thông qua một giới đàn có tăng chúng chứng minh và mạo nhận tỷ kheo. Tăng chúng không được cho người từng có sở hành như vậy được thọ đại giới. Nếu cưỡng cầu, giới phẩm của đương sự cũng không thành tựu.
Thera(bhikkhu): Từ gọi vị tỷ kheo có tối thiểu mười hạ tỷ kheo, tính từ ngày thọ đại giới. Tiêu chuẩn ít nhất có thể cho người khác thọ đại giới. Tăng gọi Thera, Ni gọi Therī. Đối với vị trên hai mươi hạ, ghép thêm chữ Mahā phía trước.
Daṇḍakaṭhina: Khung gỗ nhỏ nằm bên trong khung gỗ may y Kaṭhina.
Daṇḍakathālaka: Môi hay vá to có cán dài, dùng cho các nồi lớn. Tỷ kheo được dùng lúc nhuộm y.
Daṇḍakamma: Thuật ngữ này thường dùng để gọi một lối xử phạt đối với một Sa-di phạm lỗi, có nhiều hình thức, nhưng phổ biến vẫn là cấm vào trú xá của tăng trong thời gian chịu phạt. Từ này đôi lúc cũng được dùng dể chỉ hình thức xử phạt tương tự đối với một tỷ kheo hay tỷ kheo ni khi đương sự phạm lỗi (xem thêm Culv). Chẳng hạn khi một tỷ kheo có thái độ bất nhã với tỷ kheo ni, ni chúng có quyền không chào hỏi (avandiya).
Daṇḍasatthaka: Loại dao nhỏ dùng trong các việc tiểu thủ công, như may vá. Tỷ kheo được sử dụng nhưng phải tránh dùng cán dao làm từ các chất liệu không hợp luật như ngà, sừng hay quý kim.
Daṇḍasammuti: Tuyên ngôn (Nhị Tác Bạch) cho phép một tỷ kheo bệnh được phép dùng gậy, một vật không hợp luật đối với các tỷ kheo trong hoàn cảnh bình thường.
Daṇḍasikkā: Túi lưới, tỷ kheo không được dùng để đeo bình bát. Tỷ kheo bịnh có thể dùng, nhưng phải trình tăng.
Dantakaṭṭha: Cây que dùng để chà răng, không được dài quá tám ngón tay.
Dantakāsāva: Y nhuộm màu trắng ngà, không hợp luật.
Daḷhīkamma: Miếng vải may dặm cho y thêm chắc, tỷ kheo được dùng trong trường hợp cần thiết.
Dārubhaṇḍa: Từ gọi chung các vật dụng bằng gỗ trong tự viện, từ bàn ghế đến kèo cột. Tỷ kheo chỉ được phép dùng những vật dụng bằng gỗ không thuộc loại cao sang. Xem chữ Uccāsayanamahāsayana.
Dāruvāraka: Gàu hay thùng gỗ dùng để kéo nước từ giếng.
Dāsa: Nô lệ. Có thể gồm cả tù binh khổ sai, nhưng quan trọng là bất cứ loại nô lệ nào cũng phải được tự do một cách hợp pháp (Pāli gọi là Bhujissa) trước khi thọ đại giới.
Diṭṭhivipatti: Chỉ chung việc mắc phải những dị kiến đi ngược lại Phật pháp.
Dīghadasa(cīvara): Lá y có đường biên quá rộng, không hợp luật. Tội Tác Ác.
Dukkaṭa: Tội Tác Ác, nghĩa rộng chỉ chung những hành động bất xứng của một tỷ kheo, gồm tám trường hợp (theo Samantapāsādikā):
- Pubbayogadukkaṭa: Những động thái mang tính tiền đề cho các tội khác (như Ba La Di, Tăng Tàn, Ba Dật Đề).
- Sahapayogadukkaṭa: Những tình tiết đính kèm trong lúc vi phạm các tội khác.
- Anāmāsadukkaṭa: Tội Tác Ác chỉ do sự chạm tay vào các vật không hợp luật, như vàng ngọc hay ngũ cốc, thực phẩm (trong trường hợp không được phép).
- Ñātadukkaṭa: Tác Ác do không trình tội với tỷ kheo khác.
- Vinayadukkaṭa: Tội có liên quan vấn đề khất thực.
- Durupaciṇṇadukkaṭa: Tội do chạm tay hay lay lắc một cội cây đang có trái.
- Ñattidukkaṭa: Tác Ác liên hệ một tuyên ngôn.
-Patissavadukkaṭa: Tác Ác do thất hứa.
Tuy không được kể ra trong Giới Bổn, nhưng trường hợp được kể thành tội Tác Ác thì rất nhiều, chẳng hạn việc vi phạm một trong các điều Ưng Học Pháp.
Dutthullāpatti: Các tội thuộc trọng giới, như Ba La Di và Tăng Tàn.
Dutthullavācā: Câu nói mang tính cách gợi dục, mời gọi xác thịt. Tỷ kheo nói với phụ nữ những câu nói loại này, phạm tội Tăng Tàn.
Dubbaṇṇakaraṇa: Việc hoại sắc, làm xấu đi một lá y mới trước khi dùng, có thể bằng việc vá vào một miếng vải cũ to bằng gang tay đức Phật. Nếu không làm vậy, phạm tội Ba Dật Đề.
Dubbhāsita: Tội Ác Ngữ, có thể là một câu nói bất kính đối với Tam Bảo hay một cá nhân nào đó. Samantapā-sādikā giải thích: Yam durābhatthaṃ taṃ dubbhāsitaṃ (ác khẩu chính là tội Ác Ngữ vậy).
Dussacālinī: Cái sàng, cái giần dùng để rây bột. Tỷ kheo có thể dùng lúc chế biến thuốc trị bệnh.
Dussapalatthikā: Cách ngồi bó gối, lấy y phủ quanh, tăng ni không được ngồi tư thế này trước mắt cư sĩ. Xem chữ Palattha, Palatthika.
Deḍḍubhakam: Thắt lưng với một đầu luồn nhìn giống con rắn. Tỷ kheo không được phép dùng.
Desanāgāminī-āpatti: Các tội nhẹ hơn Ba La Di và Tăng Tàn. Nghĩa đen là những tội có thể giải trừ bằng lời phát lộ và sám hối.
Dvaṅgulakappa: Một trong mười chủ trương của nhóm tỷ kheo Vajjī, cho phép tỷ kheo có thể thọ thực khi mặt trời đã chinh bóng quá hai ngón tay. Điều này không hợp luật.
Dhajabandhacora: Kẻ trộm đã bị định tội danh rõ ràng. Hạng này không được phép thọ đại giới.
Dhammakāraka: Đồ lọc nước.
Dhurabhatta: = Dhuvabhatta: Gọi chung những bữa ăn được cúng dường dài hạn và cố định, gồm hai trường hợp cá nhân (puggalika) và tập thể (sanghika).
Dhūmanetta: Ống khói thông hơi từ phòng tắm nước nóng (dhūmanikhamanachidda). Chữ này cũng dùng để gọi chiếc ống xông hơi dùng trị bệnh nhức đầu theo y học cổ truyền ở Ấn Độ thời xưa, tỷ kheo dùng được.
Dhotapādaka: Tấm chiếu hay thảm chùi chân đặt ngay cửa.
Natthukamma: Liệu pháp thông mũi để trị bệnh nhức đầu bằng một cái ống chứa thuốc.
Natthukaraṇī: Ống thuốc dùng thông mũi để trị bệnh nhức đầu.
Namataka: Túi vải dùng để đựng dao cạo hay dao cắt. Tỷ kheo dùng được. Từ này cũng ám chỉ một loại chiếu dệt bằng len, hợp luật.
Navakamma: Việc xây cất nói chung. Luật định thời gian xây cất một am thất không được kéo dài quá năm-sáu năm, đối với một tăng xá (aḍḍhayoga) không quá bảy – tám năm và một tự viện (mahāvihāra và pasāda) không được quá mười hai năm. Tội tác Ác.
Navakammika: Tỷ kheo được tăng chúng dùng Nhị Tác Bạch tuyên ngôn để giao phó trách nhiệm trông coi công trình xây cất. Khi việc chưa hoàn tất, đương sự không được đi xa. Đặc ân dành cho vị này lúc đang thi công là trong mùa an cư được sống trong chỗ đàng hoàng (varaseyya) hơn các bạn tu.
Navanīta: Bơ (làm từ sữa bò), một trong năm loại dược phẩm phổ biến của chư tăng thời đức Phật. Tỷ kheo không được xin bơ để dùng như thực phẩm phụ gia.
Navabhikkhu: Tỷ kheo dưới năm hạ, tức chưa được 5 năm tính từ ngày thọ đại giới.
Nāḷikāgabbha: Phòng ở với kích thước lớn.
Nāsacchinna: Người đã bị xẻo mũi, không được thọ đại giới. Trường hợp dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu.
Nāsanā: Sự tẩn xuất, trục xuất một sa-di hay tỷ kheo ni bất xứng. Gồm ba trường hợp: Liṅganāsanā (bằng cách lột y), Saṃvāsanāsana (không cho sống chung nữa), Daṇḍakammanāsana (xua đuổi tạm thời).
Nāsanantikā: Chữ dùng để gọi trường hợp một tỷ kheo sau khi thọ y Kaṭhina đã rời trú xứ để tìm thêm y và không có ý quay về, lúc đó lá y Kaṭhina kia bị xem là mất hết ý nghĩa tăng y. Trường hợp này gọi là Nāsanantikā.
Nikhādana: Cây đục, cái chàng để làm mộc. Theo Luật, đến một vật hèn mọn như vậy nếu đã được dâng đến tăng chúng thì cũng được xem là thứ giáo sản không được dùng tùy tiện.
Nitthānantikā: Một trong tám trường hợp y Kaṭhina bị mất ý nghĩa. Xem chữ Kaṭhina.
Nimantana: Lời mời thỉnh thọ thực. Cũng gồm hai trường hợp Biệt thỉnh (puggalika) và Phổ thỉnh (saṅ-ghika). Hợp luật.
Niyassakamma: Xem chữ Nissayakamma.
Nillekhajantāghara: Một kiểu buồng tắm nước nóng có một phần mái che được để hở cho hơi khói có chỗ thoát ra. Hợp luật.
Nisada: Một loại đá mài, tỷ kheo được dùng trong lúc chế biến dược phẩm.
Nisadapotaka: Cũng một loại đá mài.
Nisīdana: Tọa cụ, tấm trải để ngồi, một trong chín loại y trang của tỳ kheo, cũng cần được chú nguyện và làm hoại sắc trước khi sử dụng.
Nissaggiyapācittiya: Loại tội Ba Dật Đề bị phạm vì cất giữ hay sử dụng các thứ vật chất không hợp luật như thực phẩm quá hạn, y bát dư hay tài bảo, chỉ được giải trừ khi tỷ kheo xả bỏ trước bạn tu rồi sám hối.
Nissaya: Thường được gọi là Phép Nương, chữ dịch đề nghị là Tứ Sở Y tức bốn thứ nhu yếu tối thiểu của tỷ kheo. Gồm thức ăn khất thực (piṇḍiyālopabhojana), y may từ vải lượm (paṃsukūlacīvara), trú xứ dưới gốc cây (rukkhamūlasenāsana) và nước tiểu làm thuốc (pūtimuttabhesajja). Dĩ nhiên trong trường hợp có điều kiện, thì tỷ kheo có thể sử dụng những thứ nhu yếu trên đây với chất lượng tốt hơn. Chẳng hạn sống trong nhà có mái che, mặc y áo đã được cư sĩ may sẳn, dùng thức ăn tại các tư gia và uống các loại dược phẩm tinh chế.
Chữ Nissaya còn có nghĩa là sự nương náu tinh thần của một tỷ kheo dưới sự hướng dẫn, giáo hối thường xuyên của một trưởng lão nào đó có thể là thầy tổ của mình hay người tương đương (lúc thầy cùa đương sự không thể tiếp tục trách nhiệm vì từ trần, hoàn tục, phải đi xa, cải đạo, hay đang trong lúc chịu phạt).
Nissayakammam: = Niyassakamma: Loại tăng sự được thực hiện để giáo hối vị tỷ kheo phạm vào các tội như Tăng Tàn vì khiến cư sĩ mất niềm tin, hoặc có vấn đề trong cách hiểu giới luật hay có lời báng bổ Tam Bảo. Vẫn theo nghi thức chung của các tăng sự loại này, đương sự phải đến trình diện trước tăng chúng để trả lời các câu cật vấn, sau đó là phần tuyên ngôn. Trong thời gian chịu phạt, đương sự cũng mất hết tất cả đặc quyền sinh hoạt của một tỷ kheo đối với chư tăng.
Nissayapaṭipassaddhi: Trường hợp sự y-chỉ (nương náu tinh thần) của một tỷ kheo bị gián đoạn, khi thầy tế độ và thầy yết ma vì lý do nào đó không thể tiếp tục hướng dẫn đương sự.
Nissayamuccana: Giai đoạn tự quyết của vị tỷ kheo khi đã trải qua năm năm sau ngày thọ đại giới và tinh thông kinh luật, có thể sống xa thầy tổ để sống độc cư, độc hành.
Nissāraṇā: Phép xử phạt cách ly đối với tỷ kheo phạm tội bằng một trong các tăng sự Pabbajanīya, Ukkhepanīya, Niyassa, Patisāraṇīya.
Paṃsukūla: Y Phấn Tảo. Nghĩa đen là những mảnh vải dơ cũ nhặt được trên đường hay trong mộ địa có thể dùng để may y. Trong 4 phép Sở Y (Nissaya) của vị tỷ kheo, được thầy tế độ lưu ý trong buổi thọ đại giới, cũng gồm sự sẳn sàng mặc y Phấn Tảo khi không có người dâng cúng.
Việc sử dụng loại y làm từ vải lượm này cũng nằm trong 13 hạnh Đầu Đà (dhutaṅga) của những vị tỷ kheo chuyên hạnh tri túc.
Paṃsukūlika: Phấn Tảo Sư, từ gọi vị tỷ kheo chỉ mặc loại y may từ vải lượm.
Pakāsanīyakamma: Loại tăng sự xử phạt vị tỷ kheo có hành động báng bổ Tam Bảo. Phải cần Tứ Tác Bạch tuyên ngôn giữa tăng chúng và sau đó thông báo rộng rãi đến quần chúng để tăng đoàn không còn chịu trách nhiệm về đương sự nữa. Chẳng hạn trường hợp tỷ kheo Đề Bà Đạt Đa, ngài Xá Lợi Phất là vị đầu tiên thực hiện tăng sự này.
Pakuṭṭa: Hành lang hay hiên trong của một tịnh thất.
Pakkamanantikākaṭhina-uddhāra: Một trong tám trường hợp tỷ kheo làm mất quả báo tăng y do rời khỏi nơi vừa thọ y và không trở về nữa.
Pakkhahata: Người bị bại liệt một bộ phận nào đó trong cơ thể, không được thọ đại giới. Nếu chuyện dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu, chỉ riêng thầy tổ phạm tội Tác Ác.
Pakkhikabhatta: Từ gọi các bữa ăn do cư sĩ cúng dường vào bốn ngày Bát Quan truyền thống là 14, 15, mùng năm và mùng tám – (Cullavagga).
Paghana: Lối đi nối liền các hành lang, trong một quần thể kiến trúc lớn rộng.
Paccattharaṇa: Khăn trải giường. Tỷ kheo chỉ được dùng với chất liệu vải, đồ da bị cấm.
Pacchābhatta: Lúc quá ngọ, thời điểm tỷ kheo không được phép thọ thực cho đến sáng hôm sau.
Pacchimikāvassūpanāyikā: Nghĩa đen là vị an cư mùa sau, tức vị tỷ kheo nhập hạ vào rằm tháng bảy thay vì rằm tháng sáu (Phật giáo Bắc Truyền chủ trương nhập hạ rằm tháng tư và Tự Tứ rằm tháng bảy). Vị nhập hạ vào rằm tháng sáu được gọi là Purimikā (an cư mùa trước), có thể thọ y Kaṭhina. Vị nhập hạ rằm tháng bảy được gọi là Pacchimikā (an cư mùa sau), không được phép thọ y Kaṭhina.
Pajja: Loại dầu bôi dùng trị bệnh nứt nẻ ở chân.
Pañca-ābādha: Năm loại bệnh khi mắc phải không được thọ đại giới: Phong cùi (kuttha), bướu độc (ganda), chốc lở (kilāsa), ho lao (soso) và động kinh (apamāro). Theo Mahāvagga 76-77 và Samantapāsādikā 1046.
Pañcapatika: Các loại tranh ảnh trang trí trong nhà ở, tỷ kheo được phép.
Paññatti: Từ này dùng gọi chung các học giới và sự cấm chế các học giới. Có chín trường hợp cấm chế hay học giới: Mūlapaññatti (lần cấm chế đầu tiên ngay sau khi xảy ra duyên sự), Anupaññatti (những cấm chế bổ sung hay một thay đổi nào đó cần thiết), Anuppan-napaññatti (việc cấm chế mang tính cách đề phòng khi duyên sự chưa xảy ra, như trường hợp Bát Kỉnh Pháp của tỷ kheo ni), Sabbatthapaññatti (những học giới cần được áp dụng mọi nơi chốn), Padesapañ-ñatti (những học giới chỉ nên áp dụng ở một số địa phương), Sādhāraṇapaññatti (các học giới được ban hành cho cả hai phái tăng ni, còn được gọi là Ubhatopaññatti), Asādhāraṇapaññatti (những học giới chỉ được ban hành cho riêng tăng chúng hay ni chúng, còn được gọi là Ekatopaññatti).
Paṭaggi: Chỗ giữ lửa trong tự viện thời xưa, nhằm tránh việc đốt lửa bừa bãi.
Paṭalika: Tấm trải giường bằng len trắng, tỷ kheo không được sử dụng. Bất đắc dĩ có thể ngồi nhưng không nên nằm. Tội Tác Ác.
Paṭiggaha: Thùng rác để chứa thức ăn thừa hay rác, tỷ kheo được phép sử dụng. Từ này cũng để gọi cái đê chụp lên ngón tay lúc may vá. Tỷ kheo được phép dùng, nhưng tránh dùng các chất liệu quý kim hay ngà, sừng, xương thú.
Paṭiggahathavikā: Túi đựng cái đê (và kim chỉ).
Paṭicchanna-abbhāna: Xem chữ Abbhāna.
Paṭicchanna-mānatta: Xem chữ Mānatta.
Paṭicchādanīya: Nuớc cốt nấu từ thịt động vật (Saman-tapāsādikā giải thích bằng chữ Maṃsarasa), tỷ kheo có thể dùng như một loại thuốc trị bệnh.
Patiññātakaraṇa: Nghi thức nhận tội của tỷ kheo, bắt buộc phải có trước khi tăng chúng thực hiện tăng sự giải tội (Tajjanīya, Niyassa, Patisāraṇīya và Ukkhepanīyakamma). Thiếu phần này, các tỷ kheo phạm Tác Ác. Trong bảy pháp Tịnh Tranh, phép này chỉ áp dụng cho trường hợp Āpattādhikaraṇa.
Paṭinivāsana: Khi ở trong tự viện, không có cư sĩ chung quanh, vị tỷ kheo có quyền mặc một y, thường là hạ y tức y nội (antaravāsaka)- Theo Đại Phẩm và Tiểu Phẩm. Trong trường hợp này, y nội được gọi là Paṭinivāsana (Nội xứ y). Bổn phận của tỷ kheo đệ tử là chuẩn bị sẵn Nội Xứ Y cho thầy tổ khi các vị đi xa mới về.
Paṭibala: Người có năng lực, chữ gọi vị tỷ kheo hiểu biết rành rẽ các loại tăng sự.
Paṭisāraṇīyakamma: Tăng sự xử phạt vị tỷ kheo sách nhiễu cư sĩ hay có lời phỉ báng Tam Bảo ở mức độ nghiêm trọng. Nếu sau tăng sự, vị ấy không hối cải thì phạm tội Tăng Tàn. Tăng sự cũng bắt đầu với các bước triệu tập đương sự, cật vấn, lắng nghe thú nhận,… như các tăng sự xử phạt khác. Và trong thời gian chịu phạt, đương sự cũng mất hết các đặc quyền của một ỷ kheo trong sạch (gồm 18 điều)
Paṭṭikā: Một loại thắt lưng chỉ gồm một sợi dây vải và có móc khóa ở một đầu. Tỷ kheo được phép dùng. Chữ này cũng còn có nghĩa là chiếc lá tre hay lá cọ được dùng làm lá thăm để chọn lựa nhân tuyển cho công việc gì đó.
Paṇāmanā: Hình thức xử phạt đệ tử bằng cách từ chối khi được phục vụ y bát hay tắm rữa: Ông cứ để mặc tôi! Đừng đụng đến y bát của tôi! Đừng về đây nữa! … Khi cố ý phạt oan một đệ tử, tỷ kheo trưởng lão phạm Tác Ác.
Paṇītabhojana: Chữ gọi các món ăn được xem là thượng vị thời xưa như thịt, cá, bơ, sữa, dầu ăn, mật ong. Tỷ kheo vô bệnh không được đề nghị người khác cúng dường những món này. Tội Ba Dật Đề cho tỷ kheo, tội Ưng Phát Lộ đối với tỷ kheo ni.
Paṇḍaka: Người bị hoạn (thiến), không được thọ đại giới. Nếu cưỡng cầu, giới phẩm cũng không thành tựu.
Paṇḍaka:
Thuật ngữ được dùng để gọi chung năm hạng người biến thái không được thọ đại giới. Nếu cưỡng cầu, giới phẩm cũng không thành tựu.
1) Asittakapandaka: Loại đàn ông chỉ thoả mãn tình dục bằng cách khẩu dâm với người đồng giới.
2) Ussuyapandaka: Loại đàn ông chỉ thỏa mãn tình dục bằng cách thị dâm, tức nhìn ngắm người khác làm tình.
3) Opakkamikapandaka (còn gọi là Lunapandaka): Loại đàn ông bị thiến.
4) Pakkhapandaka: Loại đàn ông chỉ phát dục vào những ngày thượng tuần (junhapakkha) hay hạ tuần (kālapakkha), tức chỉ có ham muốn nhiều lắm là hai tuần trong mỗi tháng.
5) Napumsakapandaka: Loại người vô tính, không có bộ phận sinh dục rõ ràng.
Paṇṇabhesajja: Thuốc trị bệnh làm từ các loại lá cây. Tỷ kheo có thể cất giữ để sử dụng đến hết, không hạn định thời gian.
Paṇṇasanthāra: Chiếu làm từ lá cây.
Patta: Bình bát khất thực của tăng ni Phật giáo, một trong tám món pháp cụ căn bản của người xuất gia. Tăng ni không nên có lòng cất giữ thêm bình bát thứ hai khi bình bát đang dùng vẫn còn tốt. Vật liệu hợp luật để làm bát thường là bằng sắt thép hay đất nung. Các vật liệu không hợp luật đại khái gồm các thứ quý kim, bảo thạch, đồng, chì, thủy tinh. Bình bát không thể là một vật đựng nào đó tùy tiện dùng thay, chẳng hạn bầu nước (Tumbakaṭāha) hay hũ lọ (Ghaṭikaṭāha).
Theo Samantapāsādika và Khuddasikkhā, có ba cỡ bình bát hợp luật: Bát lớn (Ukkaṭṭha) có dung lượng hai cân Ma Kiệt Đà (magadhanālī), bát cỡ trung (Majjhimapatta) có dung lượng một nửa bình bát cỡ lớn, và bát cỡ nhỏ (omakapatta) có dung lượng bằng một nửa loại bát cỡ trung. Chi tiết có đến chín loại (mỗi cỡ lại có ba dung lượng khác nhau), nhưng đại khái cách kể trên đây cũng là đầy đủ.
Trước khi sử dụng một bình bát mới, tăng ni phải chú nguyện trước, bằng một câu nguyện hay một cử chỉ. Hiệu lực của phép chú nguyện sẽ không còn nữa khi tăng ni qua đời, hoàn tục, phạm tội Ba La Di, chú nguyện xả bỏ, đem cho người khác, bị trộm lấy mất, chuyển đổi giới tính.
Patta-ukkujjana: Khi cư sĩ có những lỗi lầm bất xứng đối với Tam Bảo, chư tăng nên áp dụng hình thức Úp Bát (pattanikujjana) để tẩy chay, là không nhận của cúng dường từ họ nữa. Sau khi đương sự biết lỗi và đến sám hối chân thành, thì tăng chúng nên thu hồi phép phạt, nghĩa là tiếp tục Mở Bát (Patta-ukkujjana) như trước.
Pattakalla: Thời điểm thích đáng cho một tăng sự, chẳng hạn thời khắc cho một lễ Phát Lộ phải gồm đủ bốn tiêu chuẩn: Đúng là ngày Bố Tát, có ít nhất bốn tỷ kheo cùng họp mặt, giữa các vị không có việc phạm trùng tội và trong chỗ hành lễ không có người chẳng phải tỷ kheo.
Pattakuṇḍolikā: Áo bát, túi đựng bình bát. Tỷ kheo được phép dùng.
Pattaggāhāpaka: Vị tỷ kheo được chư tăng cử đi nhận bát từ cư sĩ hay từ vị phạm tội Xả Ba Dật Đề.
Pattathavikā: Áo bát, túi đựng bình bát.
Pattadhāraka: Chân bát, đế nâng bình bát, có thể bằng gỗ, mây hay dây đan.
Pattanikujjana: Xem chữ Patta-ukkujjana.
Pattapariyanta: Trường hợp tỷ kheo có thêm một bình bát mới khi bát cũ vẫn chưa bị hư thì vị này nên đem dâng lại cho tập thể tỷ kheo. Nếu vị lớn nhất từ chối, thì bình bát đến tay vị thứ hai, thứ ba… các vị có hai lựa chọn: hoặc từ chối hoặc đổi bát cũ bằng bát mới rồi đưa bát cũ của mình cho vị kế tiếp. Cứ thế, khi chuyện sang tay kết thúc, bình bát đến được vị tỷ kheo cuối cùng có thể là bình bát tệ nhất, được gọi tên Pàli là Pattapariyanta (bình bát hạng bét).
Pattamaṇḍala: Lớp gia cố ở đáy bình bát cho thêm chắc chắn, có thể bằng chút chì hay thiếc, nhưng không được vẽ vời cầu kỳ.
Pattamāḷaka: Bục gạch hay bệ gỗ để bảo quản bình bát. Bát bị để lăn lóc sẽ dễ hư hao, thủng móp.
Pattarajana: Thuốc nhuộm y làm từ lá cây.
Pattarasa: Nước cốt ép từ lá cây (chẳng hạn lá sương sâm), tỷ kheo có thể dùng buổi chiều.
Padaso-dhammavacana: Phép dạy học bằng cách kềm cặp từng câu trong Tam Tạng. Tỷ kheo chỉ được dùng cách dạy thân mật này đối với bạn tu, không thể với người chưa thọ đại giới. Tội Ba Dật Đề.
Padesapaññatti: Chữ gọi chung những học giới được đức Phật cấm chế giới hạn trong vài địa phương nào đó, không cần áp dụng mọi nơi (chẳng hạn việc tỷ kheo chỉ nên tắm rữa mỗi nửa tháng một lần).
Pabbajjā: Nghi thức thọ giới của tăng ni nói chung. Đối với Sa-di thì đơn giản, chỉ việc cạo bỏ râu tóc và tìm được y áo hợp luật thì có thể được thọ quy giới. Số lượng tỷ kheo chứng minh không quan trọng.
Riêng trường hợp đại giới thì ngoài số tăng chúng chứng minh không dưới 4 vị, đương sự muốn thọ đại giới phải chứng minh nhân thân không nằm trong số những đối tượng trái luật và sau đó là bốn bận tuyên ngôn của thầy Yết-Ma trước tăng chúng chứng minh. Xem thêm ở chữ Upasampadā.
Pabbājanīyakamma: Loại tăng sự dùng để xử phạt những tỷ kheo có thái độ báng bổ Tam Bảo, hoặc có sở hành bất xứng với cư sĩ hay thiếu tế hạnh nghiêm trọng (như ca hát, nhảy múa công khai). Nhị vị thượng thủ thinh văn là người đầu tiên đã dùng tăng sự này để xử phạt hai tỷ kheo Asssaji và Punabbasuka.
Nghi thức cũng giống hệt các loại tăng sự xử phạt khác, và trong thời gian chịu phạt, đương sự cũng tạm thời mất hết mọi đặc quyền của một tỷ kheo trong sạch.
Paramparabhojana: Nghĩa đen là bữa ăn của người thỉnh sau. Tỷ kheo không được phép cùng lúc nhận lời mời ăn cả hai nơi, rồi sau đó cố lờ lời hứa với người thỉnh trước để đến thọ thực nơi người thỉnh sau. Có hai trường hợp không phạm tội là tỳ kheo hữu sự (bệnh hoạn hoặc trong lúc đang làm y Kaṭhina) và nếu món ăn trong chỗ thọ thực không thuộc những món thượng vị (Luật kể rõ là cơm, bánh, cá, thịt). Tội Ba Dật Đề.
Parammukhavikappanā: Một kiểu tác tịnh đối với y bát dư. Tỷ kheo có y hay bát dư, muốn để dành, thì nên đến một tỷ kheo biết luật để gửi bằng câu chú xả: Tôi cho sư vật này để làm tác tịnh (imaṃ cīvaraṃ / pattaṃ vikappa-natthāya dammi). Bạn tu nghe vậy nên hỏi xem đương sự có tỷ kheo nào là bạn thân rồi bảo đương sự từ nay khi muốn sử dụng y hay bát này cứ đến hỏi vị ấy. Đây chỉ là việc làm có tính hình thức, nhưng tỷ kheo theo cách này có thể giữ y bát dư mà không phạm tội. Dĩ nhiên các tỳ kheo thiểu dục thì không vận dụng chi những chỗ linh động này của Luật Tạng.
Parikkhāra: Vật dụng tùy thân, còn gọi là các món pháp cụ tối thiểu của một tỷ kheo. Gồm tam y, bình bát, dao cạo, kim chỉ, dây lưng để buộc y và tấm vải lược nước. Bộ Khuddasikkhā còn kể thêm vài món hợp luật khác như dù, gậy, bật lửa , ,…
Parikkhāracoḷaka: Miếng vải dự phòng, có mục đích đa dụng, như gói đồ hay lọc nước trong trường hợp khẩn cấp. Tỷ kheo được phép sử dụng.
Paribbājaka: Du sĩ ngoại đạo sống rày đây mai đó. Tăng ni không được đích thân (tự tay) đem cho thực phẩm đến các du sĩ ngoại đạo. Tội Ba Dật Đề. Nếu muốn đem cho, cũng phải nhờ người chưa thọ đại giới. Nữ du sĩ ngoại đạo được gọi là Paribbājikā, cũng phải được cư xử như vậy.
Paribhaṇḍa: Miếng vải may dằn trên chiều ngang của lá y để thêm chắc chắn. Hợp luật. Chữ này cũng để gọi phần đà xây dư ra của một bức tường. Thường gọi là gờ tường.
Parimaṇḍalanivāsana: Phép mặc y nội (hạ y) hợp luật, từ đầu gối trở xuống khoảng 4 ngón tay và phía trên phải kín rốn.
Parimaṇḍalapārupana: Phép mặc y vai trái (thượng y) hợp luật, phải che hết thân mình và không để lộ cùi chỏ.
Parimukha: Việc nhổ lông ngực. Không hợp luật. Tội Tác Ác.
Parivāsa (1) Nghĩa đen là sự cách ly hay cô lập, chữ thường dùng là Cấm Phòng. Khi một tỷ kheo phạm tội Tăng Tàn và trình tội lập tức với bạn tu thì thời gian chịu phạt Sống Cách Ly (parivāsa) được kể chung với 6 đêm Khiêm Hạnh (mānatta). Thời gian trình tội càng trễ thì thời gian xử phạt càng lâu. Trễ bao lâu thì phạt bấy lâu, cộng thêm 6 đêm Khiêm Hạnh, Khuất Hạnh đôi khi trong nhiều năm. Suốt thời gian chịu phạt, đương sự bị mất tất cả quyền lợi của một tỷ kheo (được kể ít nhất 94 điều), chẳng hạn không được sống chung mái nhà với bạn tu, không được đi đến nơi nào không có tỷ kheo, phải trình tội với tăng khách, trong mọi sinh hoạt lớn nhỏ phải luôn chọn phần thiệt thòi.
Trong lúc đang chịu phạt, tỷ kheo phạm thêm tội Tăng Tàn khác thì thời gian cách ly trước đó phải được tính lại từ đầu, như chưa trải qua ngày nào. Pàli gọi đây là trường hợp Mūlāyapatikassanā (Hồi tố).
Trong trường hợp tỷ kheo phạm từ hai tội Tăng Tàn trở lên thì thời gian chịu phạt cách ly sẽ dựa trên thời gian che dấu của tội nào lâu nhất. Thuật ngữ gọi là trường hợp Agghasamodhānaparivāsa (Chiết trọng cấm phòng).
Trường hợp tỷ kheo không nhớ được số tội Tăng Tàn đã phạm là bao nhiêu hay thời gian đã che dấu là bao lâu thì chư tăng nên đề nghị đương sự đưa ra con số phỏng định mà mình có thể nhớ chừng để chịu phạt. Luật gọi đây là trường hợp Suddhantaparivāsa, nôm na là thời gian cấm phòng tính từ trí nhớ phút cuối (Chung lượng cấm phòng).
Khi tỷ kheo hoàn tục hay bị mất trí, bị trọng bệnh lúc chưa hết hạn chịu phạt cấm phòng thì sau đó thời gian cấm phòng sẽ được tái tục từ khoảng thời gian còn sót lại, không phải tính lại từ đầu.
Sau khi trải qua thời gian cấm phòng, tỷ kheo chịu thêm 6 đêm Khiêm Hạnh (mānatta) rồi mới được tăng chúng phục hồi phẩm vị thông qua một tăng sự với bốn bận tuyên ngôn, và tăng chúng chứng minh tuyệt đối không thể dưới hai mươi vị.
Parivāsa (2): Giai đoạn cấm túc (tối thiểu bốn tháng) dành cho một tu sĩ ngoại giáo muốn thọ đại giới. Trong thời gian này, đương sự không được đi sớm về khuya trong làng xóm, đi đứng luôn minh bạch và có trình báo, không lui tới với các đối tượng nhạy cảm như ni chúng, gái già, góa phụ hay người vô căn. Cộng thêm vào đó là thái độ tha thiết tu học, đương sự mới được tăng chúng cùng cứu xét cho thọ đại giới. Đối với tu sĩ phái lõa thể, trước khi cho cấm túc, phải buộc mặc lại y phục kín đáo. Với người để nhiều râu tóc, cũng nên cho cạo sạch.
Theo Mahāvagga, chỉ có hai trường hợp ngoại lệ được đức Phật đặc cách bỏ qua bốn tháng cấm túc là những người xuất thân Thích Tộc và những du sĩ bện tóc (jaṭila) tin theo nghiệp lý (kammavādī).
Pariveṇa: Nội đình, sân trong của một khu nhà (như nhà tắm hay nhà cầu), chung quanh có tường vây bọc. Luật định tỷ kheo phải giữ sạch khu vực này.
Paridūsaka: Người dị dạng, có ngoại hình dễ khiến người khác sợ hãi hay có dị cảm (Theo Samantapāsādikā: Yo attano virūpatāya parisaṃ dūseti). Hạng này không được thọ đại giới.
Parissāvana: Tấm vải lọc nước loại lớn, có thể đi chung một khung gọng.
Palālapītha: Loại ghế lót bằng rơm, tỷ kheo có thể dùng.
Paligha: Cây song hồng để gài cửa.
Palibodha: Xem chữ Kaṭhina.
Pallanka: Loại ghế có chạm khắc hình thú vật, không hợp luật. Chữ này cũng dùng để gọi thế ngồi kiết già. Tỷ kheo ni không được phép, nhưng lúc bệnh có thể ngồi thế bán già (aḍḍhapallaṅka).
Palattha, Palatthikā: Cách ngồi bó gối, hai tay vòng lấy đầu gối, gọi là Hatthapalattha. Nếu cũng cách ngồi tương tự nhưng lấy y quấn kín toàn thân, gọi là Dussapalattha. Tăng ni không được ngồi cách ngồi trong chỗ dân cư. Tội Tác Ác.
Pavattinī: Vị ni sư làm thầy tế độ cho người khác thọ đại giới.
Pavāraṇā: Thường được dịch là Tự Tứ, một tăng sự thực hiện ngay sau ngày ra hạ của tỷ kheo, để từng vị nói lên lời yêu cầu (pavāreti) tập thể chỉ ra những lầm lỗi của mình trong suốt mùa an cư, bắt đầu từ vị lớn nhất dần đến vị nhỏ nhất (tính theo năm tu). Luật định tất cả tỷ kheo trong tăng sự này phải ngồi chồm hổm (ukkutikā), trừ trường hợp cá biệt do già yếu hay bệnh hoạn.
Có hai ngày để làm Tự Tứ là Cātuddasikāpavāraṇā (Tự Tứ Ngày Mười Bốn Tháng Chín) và Paṇṇarasikāpavāraṇā (Tự Tứ Ngày Rằm Tháng Chín). Phật Giáo Bắc Truyền thì nhập hạ hay Tự Tứ đều làm trước hai tháng.
Những tỷ kheo tòng hạ chung một địa điểm thì phải làm lễ Tự Tứ chung một nơi, không được chia nhóm. Khi mắc trọng sự không thể đến họp mặt cùng tập thể, tỷ kheo nên gửi lời Tự Tứ qua một bạn tu. Từng có trường hợp tỷ kheo bệnh nặng được khiêng đến trước tăng chúng để dự lễ Tự Tứ, khi đương sự yêu cầu.
Ngoài trường hợp Saṅghapavāraṇā (Tăng Tự Tứ) gồm từ năm tỷ kheo trở lên, còn có Gaṇapavāraṇā (Chúng Tự Tứ) gồm từ bốn vị trở xuống và Puggala-pavāraṇā (Cá nhân Tự Tứ) chỉ có một tỷ kheo tự làm một mình bằng câu nguyện Ajja me pavāraṇā (hôm nay là ngày Tự Tứ của mỗi mình ta).
Tỷ kheo chưa sám hối hết các tội đã phạm, không được dự lễ Tự Tứ. Luật gọi đây là trường hợp Pavāra-ṇāṭhapana (Thất Cơ Tự Tứ). Và bên cạnh đó còn có một số đối tượng khác, kể gọn là không phải tỷ kheo, đều không đuợc dự lễ Tự Tứ. Lời Tự Tứ phải được lập lại ba lần mới hợp luật, nhưng trong trường hợp khẩn cấp như có sự biến bất trắc nào đó, thì một lần cũng đủ. Ngay sau lễ Tự Tứ, tỷ kheo có quyền đi đâu cũng được, không giới hạn xa gần.
Riêng các tỷ kheo ni thì không được dự lễ Tự Tứ của tăng chúng nhưng trong lễ Tự Tứ của họ thì phải thỉnh tội nơi tỷ kheo tăng để được nghe chỉ lỗi. Sau lễ Tự Tứ, tỷ kheo ni không được đi xa quá 6 Do-Tuần. Tội Ba Dật Đề.
Trong trường hợp có rắc rối trong tăng chúng khiến không thể tiến hành lễ Tự Tứ trong hai ngày 14 hoặc rằm tháng chín được, thì khi mọi sự đã ổn thỏa, lễ Tự Tứ có thể dời lại bất cứ ngày nào trước rằm tháng mười. Luật gọi lễ Tự Tứ này là Samaggīpavāraṇā (Tăng Hoà Tự Tứ).
Trong cả Nam Truyền ĐTK cũng dùng chữ Tự Tứ, đó có thể là cách dung hợp chữ dịch xưa. Theo thiển ý của người dịch tập từ vựng này (GN), nếu xét nghĩa chữ Pavāraṇā trong trường hợp này là sự yêu cầu người khác chỉ lỗi cho (từ động từ Pavāreti: Yêu cầu) thì chữ Thỉnh Tội có lẽ cũng là một chọn lựa không đến nổi xoàng. Một lẽ nữa, chữ Tứ (gồm Thứ trên Tâm dưới) trong Tự Tứ dường như không nói ra được cái nghĩa cần có ở đây.
Pavāraṇādāna: Khi tỷ kheo mắc trọng sự không thể đến dự lễ Tự Tứ thì có thể nhắn lời Thỉnh Lỗi (pavāraṇā) với chư tăng qua trung gian một bạn tu. Luật gọi đây là trường hợp Gián Tiếp Tự Tứ (pavāraṇādāna).
Pavāraṇāsaṅgaha: Trong trường hợp các tỷ kheo cảm thấy hoan hỷ với nơi chốn an cư hay đạo tình ở đó và muốn kéo dài thời gian cộng trú với nhau thì có thể dùng Nhị Tác Bạch tuyên ngôn để cùng nhất trí dời lại ngày Tự Tứ trễ một tháng. Trong một lễ Tự Tứ triển hạn như vậy, tất cả tỷ kheo tòng hạ đều phải có mặt, không được phép nhắn gửi trung gian. Lễ Tự Tứ này được kết hợp chung với tăng sự Bố Tát, tức phải có mục trùng thuật Giới Bổn. Do đó Luật gọi trường hợp Tự Tứ này là Pavāraṇāsangaha, Nhị Dụng Tự Tứ hay Lưỡng Nghi Tự Tứ, tức lễ Tự Tứ hai trong một.
Pavāranahāraka: Tự Tứ Sứ Giả, từ gọi vị tỷ kheo mang lời nhắn của bạn tu bị bệnh đến trình tăng trong ngày Tự Tứ. Sơ thất trong trách nhiệm, tội Tác Ác.
Pavārita: Thuật ngữ dùng gọi thời điểm vị tỷ kheo không được tiếp tục nhận thêm thực phẩm: Lúc đang thọ thực (āsanaṃ paññāyati), đồ trong bát thuộc về thức ăn loại cứng như cơm, bánh, thịt, cá (bhojanam pannāyati), thí chủ trước còn đang hiện diện trong khoảng cách dưới ba khuỷu tay (hatthapāse thito), thí chủ trước còn đang sẳn sàng để tiếp thêm thức ăn (abhiharati) và khi tỷ kheo đã lên tiếng từ chối hoặc dùng cử chỉ ra hiệu dừng lại (Patikkhepo paññāyati).
Tỷ kheo nhận thêm thức ăn trong năm truờng hợp trên sẽ bị tội Ba Dật Đề.
Chữ này cũng dùng gọi tỷ kheo vừa nói lời Tự Tứ giữa tăng chúng.
Passāvakumbhī: Bô đựng nước tiểu, hợp luật.
Passāvadoṇikā: Máng dẫn nước tiểu trong nhà xí, hợp luật.
Passāvapādukā: Ghế để chân trong nhà cầu, hợp luật.
Pākāra: Rào hay vách tường bao quanh một trú xứ, có thể bằng gỗ hay gạch đá. Hợp luật.
Pācittiya: Một trong các loại học giới của tỷ kheo, Hán âm là Ba Dật Đề. Bộ Parivàra giải thích là loại tội trạng vừa đủ khiến tâm người bị bất an (cittasa-mohanaṭṭhānam tenetam iti vuccati). Có đến 92 học giới Ba Dật Đề, và có thể được giải trừ bằng một trong ba phép Diện Tiền (sammukhavinaya) tức đối mặt chư tăng để tập thể cùng giải quyết, Xưng tội (patiññātakaraṇa) tức nói ra chuyện bậy của mình trước tập thể hay một tỷ kheo nào đó rồi sám hối, Thảo Phú (tiṇavatthāraka) tức chư tăng nhất trí bỏ qua chuyện đó như việc lấy cỏ khô phủ lên vật gì không đáng nhìn.
Pāṭidesanīya: Tội Ưng Phát Lộ, gồm 4 điều bên tăng và tám điều bên ni, liên quan đến việc yêu cầu cư sĩ dâng cúng thực phẩm cho mình. Đương sự chỉ cần đến xưng tội trước một tỷ kheo khác bằng câu nói ngắn gọn: Gārayhaṃ āvuso (bhante) dhammaṃ āpajjaṃ asappāyaṃ pāṭidesanīyaṃ taṃ paṭidesemi: Thưa hiền giả, tôi đã phạm phải một lầm lỗi đáng trách, bất xứng, cần phải tự thú, nay tôi xin đối trước hiền giả mà phát lộ tội này.
Pāṭipadika(bhatta): Bữa ăn được cúng dường sau ngày Bố Tát.
Pāṭimokkha: Thường được gọi là Giới Bổn hay Biệt Giải Thoát Giới, chữ gọi chung 227 học giới của tỷ kheo hay 311 học giới của tỷ kheo ni. Ngoài việc chấp trì các học giới, mỗi nửa tháng các tăng ni phải họp mặt một lần để trùng thuật và lắng nghe Giới Bổn như một cách ôn tập và cũng để duy trì đạo tình (samaggī).
Giới Bổn của tỷ kheo gồm tám phần: Ba La Di, Tăng Tàn, Bất Định, Xả Ba Dật Đề, Ba Dật Đề, Ưng Phát Lộ, Ưng Học Pháp và Tịnh Tranh. Giới Bổn của tỷ kheo ni chỉ có bảy phần, không có hai điều Bất Định.
Pāṭimokkha-uddesa: Việc trùng thuật Giới Bổn mỗi nửa tháng của tăng ni. Nguyên lai còn có một loại Giới Bổn nữa cũng được tuyên thuật trong buổi sơ thời Phật giáo là loạt Phật ngôn bắt đầu với câu Sabbapāpassa akaranam… (Chư ác mạc tác…) và Khanti param tapo (Nhẫn nhục đệ nhất hạnh) và kết thúc ở câu Buddhānasāsanam. Xem thêm trong Kinh Tụng Pāli bài Ovādapāṭimokkhasankhepa. Trùng thuật loạt Phật ngôn này được gọi là Ovādapāṭimokkha-uddesa (trùng thuật huấn từ giới bổn), và trùng thuật các học giới vừa kể phần trên là Ānāpāṭimokkha-uddesa (trùng thuật môn quy giới bổn).
Việc trùng thuật Môn Quy Giới Bổn đúng phép phải đầy đủ các học giới lớn nhỏ, nhưng trong trường hợp gặp chuyện bất trắc như có một đe dọa nào đó đối với cá nhân hay tập thể tỷ kheo về tính mạng hay phạm hạnh (Luật kể rõ mười điều) thì buổi trùng thuật Giới Bổn có thể chỉ là một hai phần lược tụng tượng trưng.
Từ đó có năm cách trùng thuật Giới Bổn: 1) Giữ nguyên phần vấn đáp duyên sự (nidāna) rồi lược tụng các phần sau; 2) Chỉ lược tụng từ 13 giới Tăng Tàn trở về sau; 3) Luợc tụng từ hai điều Bất Định; 4) Chỉ lược tụng phần Vitthāruddesa (quảng thuật); 5) Trùng thuật đầy đủ không bỏ lược bỏ bất cứ phần nào.
Buổi đầu, việc trùng thuật Giới Bổn là việc của vị lớn nhất trong tăng chúng (chẳng hạn có một thời gian dài chính đức Phật đảm trách việc này), nhưng dần dần về sau và đến nay thì việc này có thể giao cho một tỷ kheo có khả năng.
Có một số việc phải làm (pubbakicca) trước khi trùng thuật Giới Bổn là các tỷ kheo phải chuyển đạt đầy đủ lời nhắn nhất trí (chanda) của bạn tu đồng trú không đến dự lễ được (chanda-akkhāna), Chuyển đạt lời tự nhận thanh tịnh của bạn tu vắng mặt (pārisuddhi-akkhāna), xác định ngày tháng và điều kiện thời tiết lúc sắp thực hiện tăng sự (utu-akkhāna), xác định số luợng tỷ kheo tham dự tăng sự (bhikkhugana-akkhāna) và đề đạt thỉnh nguyện nào đó của ni chúng (nếu có), như họ xin được giáo hối (ovāda-akkhāna).
Cũng như hầu hết các tăng sự khác, buổi trùng thuật Giới Bổn chỉ gồm toàn các tỷ kheo thanh tịnh. Tỷ kheo đang chịu phạt và những ai chẳng phải tỷ kheo đều bị cấm ngặt.
Pāṭimokkha-Thapana: Việc hoãn lại nghi thức trùng thuật Giới Bổn do các tỷ kheo phát hiện trong tăng chúng có người bất xứng, tức một cá nhân không thanh tịnh. Ngay lúc đó phải có một đại diện lên tiếng trình báo (ñattikamma) với tập thể và việc trùng thuật Giới Bổn lập tức được đình chỉ, chờ cho nhân vật kia rời khỏi chỗ tăng sự.
Pātheyya: Thức ăn hay một ít tiền nong (hirañña) mang theo trong những chuyến đi xa. Tỷ kheo được phép chuẩn bị vài món như vậy trước khi đi qua những vùng hẻo lánh. Trường hợp có đệ tử (kappiyakāraka) là cư sĩ đi chung thì vẫn là tốt nhất. Theo Mahāvagga 258.
Pādakathalikā: Chậu hay thau đựng nước dùng để rửa chân, tỷ kheo được phép dùng. Tăng chúng thời xưa thường đi chân trần nên đây là một món vật dụng rất phổ biến.
Pādakhīlābādha: Chứng chai da ở chân.
Pādaghaṃsanī: Đồ chà chân nói chung, có thể là bàn chải hay một miếng bọt biển.
Pādacchinna: Người cụt chân, không được thọ đại giới. Nhưng nếu chuyện dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu, chỉ thầy tổ phạm Tác Ác.
Pādapītha: Loại ghế thấp dùng để kê chân sau khi rửa. Lần đầu gặp lại Thế Tôn ở Lộc Uyển, nhóm Kiều Trần Như sau khi lấy nước rửa chân cho Ngài, cũng đã đem lại một chiếc ghế kiểu này để tỏ lòng tôn kính. Ngày nay, trên một đồng tiền vàng thời Gupta vừa được khai quật, người ta cũng thấy hình ảnh nhà vua đang ngồi đặt chân lên một chiếc ghế giống vậy.
Pādapuñchanī: Tấm thảm chùi chân, thường đặt ở cửa.
Pādabhañjana: Loại dầu dùng bôi ở chân để trị da khô.
Pādukā: Nói chung những loại dép cầu kỳ, lạ mắt hay đắt tiền của người thế tục, có sử dụng các chất liệu như kim loại, bảo thạch, gỗ, cỏ hay lá khô. Tỷ kheo không được phép xài.
Chữ này cũng được dùng để gọi loại bục gỗ kê chân thường đặt trong nhà cầu, tỷ kheo được phép xài.
Pāna: Chữ gọi chung một số loại nước uống tỷ kheo có thể dùng buổi chiều, như nước cốt trái cây ép tươi. Nhưng Luật chỉ cho uống nguội, không được đun nóng. Nếu cần thiết, chỉ có thể đem phơi nắng trước khi uống.
Pānīyamaṇḍapa: Phòng uống nước, cũng có thể là lều chứa nước trong tự viện.
Pānīyasaṅkha: Ca hay cốc đựng nước, tỷ kheo được phép dùng.
Pānīyasarāvaka: Chung hay chén nhỏ để uống nước. Hợp luật.
Pānīyasālā: Chỗ chứa nước uống hay tạm hiểu là trà thất bây giờ, trong một tự viện.
Pāparogī: Người mắc một chứng nan y nào đó bất luận nhưng quanh năm phải chịu cảnh dơ dáy, tanh hôi, khó nhìn. Hạng này không được thọ đại giới. Nhưng chuyện dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu, chỉ riêng thầy tổ phạm Tác Ác.
Pāpasamācāra: Sở hành bất xứng trong Sa Môn hạnh, chẳng hạn việc lập vườn trồng hoa để thu hút cư sĩ. Trường hợp nặng nhất (được tăng chúng ngăn cản ba lần vẫn không nghe), phạm tội Tăng Tàn.
Pāmaṅga: Samantapāsādikā giải thích là Palambakasutta, gọi chung những sợi chỉ được đeo, quấn, cột trên người nhằm để trang sức hay làm dáng. Dĩ nhiên không hợp luật.
Pārājika: Loại trọng giới nặng nề nhất của tăng ni, phạm vào lập tức trở thành cư sĩ và suốt đời không thể tái thọ đại giới. Sớ giải Kaṅkhāvitaranī giải thích: Pārājiko hotīti parājito hoti parājayaṃ āpanno (Ba-La-Di có nghĩa là bại trận, là thua trắng, là mất hết cho đối phương). Từ Hán Việt có một chữ tuy chẳng tương đương nhưng có thể miễn cưỡng tạm dùng để dịch chữ Pārājika là Hủ Bại. Trong Nam Truyền Đại Tạng Kinh (cuốn số 1, các trang 61-100-125-264) chỉ dùng hai chữ Ba-La-Di và Bất-Cộng-trụ, tức cũng hoặc âm hoặc giải, không phải là dịch.
Tỷ kheo có bốn điều Ba-La-Di là dâm dục, trộm cướp, sát nhân và mạo nhận hiền thánh. Tỷ kheo ni có tám điều Ba-La-Di, là cộng thêm bốn chuyện: Xúc chạm nam nhân từ cổ xuống đến đầu gối (ubbhajānu-maṇḍalikā), dấu tội Ba-La-Di giùm tỷ kheo ni khác (Vajjapaticchādikā), kết bè cùng tỷ kheo đang bị chư tăng phạt cách ly bằng tăng sự Ukkhepanīyakamma (ukkhittānuvattikā), tiếp cận nam nhân với dâm tưởng (aṭṭhavatthukā). Luật tạng mô tả tội cuối cùng này là một quá trình tiếp cận thứ lớp qua tám giai đoạn từ lúc hẹn hò chỗ khuất cho đến việc sờ mó. Mỗi giai đoạn phạm một lần Trọng Tội, kết thúc giai đoạn thứ tám thì phạm tội Ba-La-Di.
Sớ Kankhāvitaranī có liệt kê những hạng người được gọi chung là Hủ Bại (parājikapuggala), không thể đạt được bất cứ thành tựu nào đáng kể trong Phật pháp nữa. Tổng cộng là 24 trường hợp, có thể nêu ra đại khái ở đây một ít như tăng ni đã phạm tội Ba-La-Di, người có vấn đề về giới tính (phi nam phi nữ), người đã từng bỏ Phật giáo để theo ngoại đạo, người từng trộm tăng tướng bằng cách tự đắp y (theyyasaṃ-vāsaka), người phạm vào một trong năm tội đại nghịch (giết chết cha mẹ hay La hán, làm thân Phật chảy máu, chia rẽ tăng chúng), người từng sách nhiễu tình dục tỷ kheo ni, người nữ từng khẩu dâm,…
Đức Phật đã so sánh tình trạng bất khả phục hồi của một tăng ni đã phạm tội Ba-La-Di bằng hình ảnh một người đã bị chặt đầu, một chiếc lá đã lìa cành, một hòn đá đã vỡ đôi hay một cây thốt nốt đã bị mất ngọn. Tăng ni đã phạm tội Ba-La-Di trọn đời không bao giờ được đắp y trở lại.
Pārivāsika: Chữ gọi vị tỷ kheo đang trong thời gian chịu phạt cấm phòng vì tội Tăng Tàn. Suốt thời điểm này đương sự mất hết mọi quyền lợi của một tỷ kheo thanh tịnh, như không được tham dự hầu hết các tăng sự, không được để Sa-di phục vụ, không được thuyết giảng hay giáo giới cho ai, trong mọi sinh hoạt phải tự đặt mình vào chỗ thiệt thòi thua thiệt, phải trình tội với các tăng khách, phải nhắc lại tội trạng của mình trong ngày Bố tát hay Tự Tứ, không được sống chung một mái che với các tỷ kheo khác, phải khiêm cung trước tất cả tỷ kheo thanh tịnh bất kể hạ lạp. Sớ giải Samantapāsādikā kể đến bốn mươi chín chuyện thiệt thòi của một tỷ kheo đang bị cấm phòng.
Tuy nhiên, các tỷ kheo thanh tịnh vẫn nên nhớ đến vấn đề hạ lạp để giữ lại chút trân trọng đối với vị đang chịu cấm phòng trong những trường hợp như ở các tăng sự Phát Lộ, Tự Tứ, hoặc việc phân phát y áo, thực phẩm.
Cullavagga có nói đến ba trường hợp thời gian cấm phòng phải bị tính lại từ đầu là cố ý sống chung mái che với tỷ kheo thanh tịnh, hoặc đến sống một nơi không có tỷ kheo thanh tịnh và không chịu trình tội với khách tăng (Tayo kho parivāsikassa bhikkhuno ratticchedā sahavāso vippa-vāso anārocanā).
Tỷ kheo đang bị cấm phòng có quyền vì hoàn cảnh đặc biệt nào đó mà trực tiếp thông báo với tăng chúng hay một tỷ kheo để xin tạm ngưng chuyện cấm phòng, nhưng ngay khi có thể bắt đầu chịu phạt trở lại thì không được chậm trễ.
Chữ Parivāsika cũng được dùng để gọi một người xuất thân tu sĩ ngoại giáo đang trải qua bốn tháng cấm túc thử thách trước khi được thọ giới tỷ kheo.
Parivāsikachanda: Khi tỷ kheo mắc trọng sự không thể đến tham dự một tăng sự với tập thể thì có thể nhắn lời đồng tình hay nhất trí (chanda) với chư tăng qua trung gian một tỷ kheo khác. Đôi khi lời nhắn đó chưa được trình tăng thì tăng sự kia vì lý do nào đó bị đình chỉ thì lời nhắn nọ lúc bấy giờ được gọi là Parivāsikachanda, tạm dịch là lời nhắn bị bảo lưu và không còn giá trị nữa. Khi tăng sự được tái tục thì vị tỷ kheo bận việc kia phải nhắn lại lần hai, nếu đến lúc này vẫn chưa rảnh để phó hội.
Parivāsikapārisuddhi: Ở đây là trường hợp tăng sự Phát Lộ mỗi nửa tháng. Nếu lời nhắn xác tịnh (pārisuddhi) của tỷ kheo chưa được trình tăng thì lễ Phát Lộ bị hoãn, lúc tăng sự được tái tục, đương sự phải gửi lại lời nhắn xác tịnh khác.
Pārisuddhi: Nghĩa đen là sự thanh tịnh. Nhưng có trường hợp mang nghĩa đặc biệt, tạm dịch là lời Xác Tịnh. Khi tỷ kheo có việc không thể cùng đến dự lễ Phát Lộ với tăng chúng, thì có thể gửi lời xác tịnh qua một tỷ kheo khác để xác định với chư tăng rằng mình trong sạch. Đó cũng là một cách Bố Tát của tỷ kheo. Không đến được nhưng cũng không gửi lời Xác Tịnh, hay nhận chuyển lời Xác Tịnh của người khác nhưng không trình lại với tăng chúng, đều phạm tội Tác Ác.
Việc nhắn lời Xác Tịnh được gọi là Pārisuddhidāna, vị nhận chuyển lời Xác Tịnh gọi là Pārisuddhihāraka (Tịnh Đàn Sứ Giả). Trường hợp vị tỷ kheo sau khi nhận chuyển lời Xác Tịnh của bạn tu đến cho tăng chúng rồi lại bàn giao cho người khác, cứ thế qua trung gian bốn vị trở lên, lời Xác Tịnh kia bị xem như đã không được trình tăng và được gọi là Bilālasankhali-kāpārisuddhi, lời Xác Tịnh Chuyền Tay (như một xâu chuỗi nhiều hạt). Theo Kankhāvitaranī.
Pārisuddhi-uposatha: Cũng gọi là Gaṇa-uposatha, tức lễ Phát Lộ hay Bố Tát của một nhóm tỷ kheo dưới bốn vị. Gọi là Pārisuddhi-uposatha (Xác Tịnh Bố Tát) vì chỉ trong trường hợp này các tỷ kheo mới tuyên đọc các lời Xác Tịnh.
Pārisuddhihāraka: Xem chữ Pārisuddhi.
Pāvāra: Khăn choàng, có thể bằng sợi bông vải (cotton), len (wool) hay lụa (silk). Tỷ kheo được phép dùng.
Pāvurana: Áo khoát ngoài của tỷ kheo ni. Gồm hai loại: Áo dày nặng (garupāvurana) cho mùa lạnh và áo mỏng nhẹ (lahu-pāvurana) cho mùa nóng. Tỷ kheo ni có thể xin áo khoát ngoài để mặc, nhưng không được xin loại đắt tiền. Áo khoát mùa lạnh không được đắt hơn mười sáu đồng Kahāpana và áo khoát mùa nóng không được đắt hơn mười đồng Kahāpana, đồng thời chất liệu chỉ quần quanh ba loại sợi bông, len, lụa. Áo khoát không đúng những tiêu chuẩn hợp luật trên đây phải bị xả bỏ.
Pāsaka: Khâu gài nút ở góc y nội hay chéo y vai trái giúp giữ y không bị tuột sút. Y may tại Việt Nam không có loại nút gài (gaṇṭhika) này.
Nút gài phải cách góc vuông của y từ bốn đến tám ngón tay.
Pāsakaphalaka: Phần vải may dằn lên mép y để sau đó may chỗ gài nút (nút gài nằm trên chỗ vải dày sẽ chắc chắn hơn trên chỗ mỏng).
Pāsāda: Kiểu nhà có nền cao, mái vòm và cột xếp thành dãy. Tỷ kheo được phép xây dựng và cư ngụ trong loại nhà này, nhưng nếu công trình do chính chư tăng xây cất thì thời gian thi công không được kéo dài quá mười hai năm.
Piṭṭhakhādanīya: Loại bánh ngọt làm bằng bột lúa mạch.
Piṭṭhakhali: = Piṭṭhamadda.
Piṭṭhamadda: Một loại bột làm bánh, đôi lúc vẫn được dùng để tô tường.
Piṭṭhasanghāta: Khung đỡ bên trong cánh cửa, giúp vững chắc hơn. Khi cửa quá mỏng yếu, tỷ kheo được phép gia cố thêm phần này.
Piṇḍa: Miếng hay vắt thực phẩm (thức ăn đặt bát thường chỉ chút ít, gọn nhẹ, nên chữ Pāli này vẫn được dùng để gọi chung những thức ăn cúng dường cho tỷ kheo khất thực).
Piṇḍacārikavatta: Những việc cần nhớ của một tỷ kheo sống bằng hạnh khất thực. Chẳng hạn y áo chỉnh tề lúc khất thực, ý tứ lúc đứng lại trước nhà ai, không nhìn mặt người đặt bát cùng những việc phải làm tại trú xứ trước và sau khi đi khất thực về. Xem thêm trong Cullavagga.
Piṇḍapāta: Đồ ăn khất thực, bao gồm các món cơm-bánh-cá-thịt, nghĩa là chay mặn đủ cả. Theo Pācit.98, Samantap. 861, Kankhavit. 220-281. Do chỉ được nhận trước giờ ngọ, nên cũng được gọi là Yāvakālika. Tỷ kheo không được thọ thực món ăn khất thực do chính tay tỷ kheo ni chuẩn bị. Tội Ba Dật Đề.
Pitughātaka: Người giết chết cha ruột của mình, vĩnh viễn không được thọ đại giới. Dù cưỡng cầu, cũng không thành tựu giới phẩm.
Pīṭha: Ghế ngồi loại đơn giản nói chung, tỷ kheo tránh dùng ghế cao hơn tám ngón tay đức Phật (sugataṇgula), phần chân ghế quá quy định phải được cắt bỏ. Ghế ngồi của tăng ni cũng không được nhồi bông. Trong trường hợp tại nhà cư sĩ, có thể ngồi trên giường ghế nhồi bông, nhưng không được nằm lên.
Luật Tạng có kể đến vài loại ghế mà tỷ kheo có thể dùng: Masārakapītha (loại ghế có các chân chụm lại hình chữ V ngược), Buṇḍikābaddhapītha (ghế được tiện ra từ một khối gỗ nguyên), Kulīrapādakapītha (ghế có các chân khuỳnh ra như chân cua), Āhaccapādakapītha (ghế có các chân ghép vào một mảnh ván phẳng bằng các lỗ mộng), Bhaddapītha (ghế để y trong nhà tắm; chữ này cũng dùng gọi loại ghế làm bằng mây), Pīṭhikā (ghế bọc vải), Eḷakapādakapītha (ghế gỗ có chân chạm khắc trông như cẳng thú), Āmaḷakavaṭṭikapītha (ghế có nhiều hơn bốn chân), Palālapītha (ghế có nhồi rơm), Onandhapītha (ghế nệm). Nếu là ghế được dâng chung cho chư tăng, tỷ kheo phải biết gìn giữ khi dùng, sử dụng phung phá sẽ bị tội Ba Dật Đề.
Pīthikā: Ghế bọc vải.
Puggala-uposatha: Còn gọi là Adhiṭṭhāna-uposatha, tức Bố Tát Cá Nhân hay Phát lộ một mình bằng một câu nguyện ngắn trong ngày Bố Tát không có thêm tỷ kheo khác bên cạnh.
Pupphadasā-cīvara: Lá y có hình bông hoa ở mép viền, không hợp luật, tội Tác Ác.
Puppharajana: Màu nhuộm làm từ bông hoa.
Puppharasa: Mật hoa, tỷ kheo có thể dùng buổi chiều.
Pubbakaraṇa: Những chuẩn bị trước khi thực hiện một tăng sự. Chẳng hạn trước lễ Phát Lộ tỷ kheo phải hoàn tất một số chuẩn bị gồm các việc sắp sẳn nước uống, tọa cụ, đèn đóm và lau quét sạch sẽ chỗ chư tăng sẽ ngồi.
Pubbakicca: Xem chữ Pāṭimokkha.
Purimikāvassūpanāyika: Xem chữ Pacchimikā-vassū-panāyika.
Purebhattam: Thời gian trước bữa ăn trưa, tính từ lúc mặt trời mọc đầu ngày (aruṇuggamanaṃ upādāya yāva majjhantikā), thời điểm tỷ kheo có thể thọ thực lúc nào cũng được.
Pūga: Theo Sớ Samantapāsādikā và Vimativinodanītīkā thì chữ này được giải thích bằng từ Dhammagaṇa (với định nghĩa là Sāsane loke và anekappakārapuñña-kārakagaṇo) tạm hiểu là một cộng đoàn hay ủy ban chuyên trách các vấn đề xã hội mà thời nào và ở đâu cũng có, với nhiệm vụ tương đương nhau, nhưng có tên gọi khác nhau. Ni chúng trước khi truyền đại giới một phụ nữ phải xét kỹ nhân thân của đương sự xem có vấn đề chi không rồi báo cho bộ phận chuyên trách kia biết qua. Nếu tỷ kheo ni cố tình dấu diếm gốc tích của một phụ nữ có vấn đề pháp lý rồi cho thọ giới thì phạm tội Tăng Tàn.
Pokkharaṇī: Hồ ao chứa nước dùng mỗi ngày. Chữ này cũng dùng để gọi loại bồn nước đặt trên bờ. Có người cúng dường, tỷ kheo được phép dùng.
Potthaka: Loại vải thô dày làm từ xơ cây Makaci, tăng ni không được phép dùng.
Phaṇaka: Lược chải tóc, tăng ni dĩ nhiên không có quyền sử dụng, tội Tác Ác.
Phaṇadasācīvara: Lá y có đường viền nhìn như da rắn. Không hợp luật, tội Tác Ác.
Phaṇahatthaka: Người có những ngón tay dính vào nhau nhìn như cánh dơi (Samantapāsādikā giải thích: Yassa vaggulipakkhakā viya aṇguliyo sambaddhā honti). Hạng này không được thọ đại giới. Nhưng nếu dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu, chỉ thầy tổ phạm Tác Ác. Người có bàn tay dư ngón cũng nên cắt bỏ bớt và chờ lành lặn mới thọ đại giới (Adhikangulim chinditvā phāsukam katvā pabbājetabbo).
Phalakacīra: Y áo ghép từ nhiều nhiều mảnh vỏ cây, thường được tu sĩ ngoại giáo thời xưa sử dụng. Tỷ kheo không được dùng, Trọng Tội. Loại y phục này cũng nằm trong số y phục bị gọi là Titthiyadhaja (lá cờ ngoại đạo).
Phalakhādanīya: Từ gọi chung những loại trái cây được dùng như thực phẩm (không phải thuốc trị bệnh). Luật kể rất nhiều, ta thấy trong đó có nhiều thứ trái quen thuộc như mít (panasa), dừa (nālikera), xoài (amba),..
Phalabhājaka: Vị tỷ kheo có trách nhiệm phân phát trái cây trong tăng chúng.
Phalabhesajja: Từ gọi chung những loại trái cây làm thuốc trị bệnh, tỷ kheo có thể cất giữ bao lâu cũng được.
Phalarajana: Thuốc nhuộm y làm từ trái cây.
Phalarasa: Nước trái cây, có thể uống buổi chiều. Nhưng nước chiết xuất từ ngũ cốc (dhaññarasa) như sữa bột từ nếp, đậu, gạo rang, hay nước cơm, nước cháo thì không thể dùng sau giờ ngọ.
Phānita: Mật mía tươi (Samantapāsādikā: ucchurasaṃ upādā-ya… phānitaṃ ti vuccati). Tỷ kheo có thể dùng làm thuốc và được quyền cất giữ trong bảy ngày. Vì được xem là thứ phụ gia cho các thức ăn đắt tiền, tăng ni không được xin mật mía tươi để dùng như thực phẩm.
Phātikamma: Nghĩa đen là sự bù giá. Khi tỷ kheo trao đổi một vật có giá trị như chăn, thảm đắt tiền từ bạn tu thì nên đưa lại một món có giá trị tối thiểu cũng tương đương, không nên kém cạnh. Việc đền bù này được gọi là Phātikamma.
Phārusapāna: Nước ép từ trái Phārusa, tỷ kheo có thể dùng buổi chiều.
Baddhasīmā: Khu vực kiết giới có dùng vật mốc (nimitta), chẳng hạn bốn hòn đá đặt ở bốn góc. Có tám thứ có thể dùng làm vật mốc cho khu vực Sīmā: Núi non, đá tảng, rừng cây, đường đi, ao hồ, gò mối, gốc cây.
Badhira: Người điếc, không được thọ đại giới. Nhưng nếu dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu, chỉ riêng thầy tổ phạm Tác Ác.
Bāhanta: Xem chữ Cīvara.
Bāhiralomī-uṇṇī: Một loại thảm có viền lông thú, không hợp luật.
Bidalaka: Cây xiên bằng tre đặt dưới khung gỗ may y (kaṭhina), để nâng lá y lúc đang may.
Bidalamañca: Tấm vạt bằng tre hay lau sậy, dùng thay giường. Tỷ kheo có thể sử dụng.
Bimbohana: Gối kê đầu. Kích thước của gối chỉ nên vừa đủ (sīsappamāṇa). Luật cấm tỷ kheo dùng gối lớn quá mức cần thiết, tội Tác Ác. Theo Cullavagga, chiều rộng của gối không quá một gang cộng bốn ngón tay của tỷ kheo. Tỷ kheo phải biết giữ gìn khi dùng gối kê đã được dâng chung cho tăng chúng. Bê bối, bừa bãi phạm tội Tác Ác.
Bilālasankhalikāchanda: Khi tỷ kheo mắc trọng sự không thể đến dự tăng sự nào đó thì có quyền gửi lời Nhất Trí (chanda) đến chư tăng thông qua một bạn tu. Đôi lúc tỷ kheo nhận chuyển lời Nhất Trí này lại bàn giao cho một vị khác, cứ thế qua trung gian từ bốn vị trở lên. Lời Nhất Trí lúc này được gọi là Lời Nhắn Trôi Nổi hay Chuyền Tay như một xâu chuỗi, và không còn giá trị nữa.
Bilālasankhalikapārisuddhi: Xem chữ Pārisuddhi.
Bundikābaddhapītha: Chiếc ghế được làm từ một khối gỗ nguyên, không qua ghép nối.
Bundikābaddhamañca: Chiếc giường làm từ một khối gỗ nguyên, không phải lắp ráp. Hợp luật.
Byatta: Vị tỷ kheo tinh thông giới luật.
Brahmadaṇḍa: Từ thường gọi là phép phạt Phạm Đàn, một hình thức xử phạt giống như tẩy chay đối với tỷ kheo có thái độ phạm thượng hay xúc phạm bạn tu ở mức nghiêm trọng. Nghi thức xử phạt được thực hiện với tăng sự Apalokanakamma và sau đó tăng chúng không giao tiếp với đương sự bằng bất cứ hình thức nào, đại khái bỏ rơi không nhắc nhở đến nữa.
Người đầu tiên bị xử phạt Phạm Đàn là tỷ kheo Channa (người từng hầu hạ thái tử Tất Đạt và đưa ngài bỏ ngôi đi tu). Chuyện xảy ra ngay sau khi Thế Tôn viên tịch, theo lời đề nghị của chính Ngài trước đó không lâu, nhằm giúp vị này bỏ ý cậy công với Phật và tinh tấn tu học. Nhờ vậy, sau đó tỷ kheo Channa (Sa-Nặc) đã chứng quả La Hán.
Bhaṅga: Một loại vải thô làm từ xơ cây Bhaṅga. Đây là một trong sáu loại vải tỷ kheo được dùng làm y (năm loại vải kia là Khoma, Kambala, Koseyya, Sāna và Kappāsika). Xem ở các mục từ này.
Bhaṅgodaka: Một loại thuốc nước dùng trị bệnh thống phong (aṅgavatā), làm từ các loại lá cây nấu chung nhau. Có lẽ gần giống với nồi xông của Việt Nam. Hợp luật.
Bhaṇḍāgāra: Kho chứa y áo hay vật dụng của tăng chúng ở một tự viện qua một quyết định chung của các tỷ kheo với một Nhị Tác Bạch tuyên ngôn.
Bhaṇḍāgārika(bhikkhu): Từ gọi vị tỷ kheo được tăng chúng tín nhiệm giao cho trách nhiệm chăm sóc nhà kho của tập thể.
Bhaṇḍukamma: Việc thí phát (cạo tóc). Khi có người đến xin xuất gia, tỷ kheo không được tùy tiện cạo tóc đương sự, phải trình tăng trước.
Bhattagga: Trai đường, phòng ăn của các tỷ kheo trong một trú xứ.
Bhattaggavatta: Những việc tỷ kheo phải làm ở một trai đường. Chẳng hạn việc vào ra trước sau phải theo hạ lạp, mọi sự vị nhỏ phải chờ vị lớn và vị lớn chỉ nên bắt đầu thọ thực sau khi biết chắc tất cả mọi người đã nhận được phần ăn. Ngay cả lúc chỉ có tăng chúng với nhau, mọi cử chỉ sinh hoạt vẫn phải nghiêm túc, tề chỉnh, hợp nghi. Trong trường hợp cần thiết, các tỷ kheo phải biết tùy thời chúc phúc (anumodanā) cho thí chủ bằng một thời kinh hay pháp thoại.
Bhattuddesaka: Tỷ kheo tri phạn, người được tăng chúng giao trách nhiệm (bằng tuyên ngôn) sắp xếp nhân sự trong các dịp trai đàn (vị nào sẽ đi, vị nào ở lại).
Bhaddapītha: Ghế làm từ cọng thực vật (như mây, sậy, lau lách).
Bhikkhu: Thường được phiên âm là Tỷ Kheo (hay Tỳ Khiêu, Tỳ Khâu, Tỷ Khưu, Bật-Xô), nghĩa đen là người khất thực để sống. Ở nghĩa chuyên môn, đây là giới phẩm cao nhất trong Phật giáo. Người muốn thọ giới tỷ kheo (gồm 227 điều) phải ít nhất hai mươi tuổi đời và không có vấn đề về nhân thân. Sau khi tu được năm năm, nếu thông thuộc kinh luật, có thể sống riêng một mình. Khi được mười năm tu, có thể làm thầy truyền giới cho người khác xuất gia hay làm Y-Chỉ-Sư cho người khác nương cậy về tinh thần.
Bhikkhugatika: Người thiện nam sống gần các tỷ kheo trong một trú xứ để gánh vác thay những việc bất tiện. Tỷ kheo nên cư xử với họ bằng lòng thương tưởng như thầy trò. Kể cả trong mùa an cư, nếu họ bệnh hoạn, tỷ kheo cũng có thể vì họ mà nguyện rời trú xứ, dĩ nhiên không thể quá một tuần.
Bhikkhunī: Thường gọi Tỷ-Kheo-Ni, giới phẩm cao nhất dành cho nữ giới trong Phật giáo. Nữ nhân muốn thọ giới Tỷ-Kheo-Ni phải ít nhất hai mươi tuổi đời và không có vấn đề về nhân thân. Đồng thời phải trải qua hai giai đoạn giới phẩm bắt buộc là Sa-Di-Ni (bất định lâu mau) và hai năm Học-Nữ hay Thất-Xoa-Ma-Na (sikkhāmānā). Một Tỷ-Kheo-Ni phải giữ 311 học giới và hiện nay trong truyền thống Phật Giáo Nam Tông đã không còn hệ thống ni chúng nữa (vốn đã tự biến mất từ sau thời vua A-Dục, khoảng hơn ba trăm năm sau ngày Phật Tịch).
Bhikkhinīdūsaka: Thuật ngữ để gọi người từng sách nhiễu tình dục tỷ kheo ni qua một trong ba bộ phận cơ thể của nàng (Samantapāsādikā: Yo pakatattaṃ bhikkhunīnaṃ tinnaṃ maggānaṃ annatarasmiṃ dūseti ayam bhikkhunīdūsako nāma). Hạng người này tuyệt đối không được thọ đại giới. Dù cưỡng cầu, giới phẩm cũng không thành tựu.
Bhikkhunovādaka: Từ gọi vị tỷ kheo được tăng chúng (thông qua tuyên ngôn) giao trách nhiệm giáo giới ni chúng. Đương sự phải hội đủ tám tiêu chuẩn trước khi nhận trách vụ này, chẳng hạn phải là người được công nhận thanh tịnh, tinh thông giáo lý và đặc biệt giới luật của cả hai phái tăng ni, có khả năng khéo nói, chưa từng có vấn đề với bất cứ ai trong ni chúng và tối thiểu đã qua hai mươi năm tu, tính từ ngày thọ đại giới.
Chỗ ngồi dành cho tỷ kheo này phải được chuẩn bị nghiêm túc. Đương sự phải ngồi chung một tỷ kheo khác, lúc cần thiết có quyền triệu tập hay xua đuổi bất cứ tỷ kheo ni nào ra khỏi hội chúng, có quyền cật vấn giới luật với mỗi cá nhân trong số đó rồi tùy thời thuyết giảng giáo lý cho họ.
Ngoại trừ tỷ kheo được tăng chúng giao trách nhiệm trên đây, vị khác không được tùy tiện đề cập Bát Kỉnh Pháp trước ni chúng, tội Ba-Dật-Đề. Và việc giáo giới ni chúng không được tổ chức ngay tại trú xá của tỷ kheo ni, trừ trường hợp tỷ kheo ni trọng bệnh. Cũng tội Ba-Dật-Đề.
Bhikkhusammuti: Nôm na là phép đặc cách. Có những trường hợp đặc biệt, tăng chúng cho phép tỷ kheo nào đó được linh động chút ít trong một chuyện vốn không hợp luật, như cho phép tỷ kheo bị bệnh được ăn chiều hay giữ y dư.
Bhittikhila: Cái móc bằng gỗ, dùng để treo máng vật dụng. Hợp luật.
Bhīsi: Loại nệm (cho giường ngũ) làm bằng các chất liệu có nguồn gốc thực vật như bông vải, vỏ cây hay lá cây. Tấm trải (bọc) ngoài của nệm có thể bằng vải hay da. Đều hợp luật.
Bhujissa: Chữ gọi người nô lệ đã được tự do một cách hợp pháp, có thể thọ đại giới. Nô lệ chưa được tự do, gọi là Dāsa, không thể thọ đại giới.
Bhummattharana: Thứ chiếu mỏng bằng cỏ tranh hay sậy thường được trải chồng trên loại thảm Cimilikā. Đôi khi vẫn được trải trực tiếp trên đất (trường hợp này mới đúng với tên gọi Pāli của nó).
Bhūtagāma: Thực vật nói chung, bao gồm tất cả những cây cỏ lớn nhỏ, bất kể chủng loại. Tăng ni không được hủy hại thảo mộc, tội Ba-Dật-Đề.
Bhedānuvattaka(bhikkhu): Chữ gọi vị tỷ kheo cố tình đứng về phe của một bạn tu đang làm việc chia rẽ tăng chúng. Khi được chư tăng khuyên răn ba lần (bằng tuyên ngôn), đương sự vẫn không thay đổi thái độ thì phạm tội Tăng Tàn. Nếu chỉ là sự vô tư không có dụng ý chia rẽ tăng, thì chỉ phạm Trọng Tội.
Bhesajja: Thuốc trị bệnh nói chung. Ngoại trừ các thứ được xem là dược phẩm đắt tiền như (Luật kể rõ là mật ong, mật mía, bơ, dầu), các thứ thuốc khác được làm từ rễ, vỏ cây, lá cây đều có thể cất giữ lâu hơn bảy ngày, thậm chí đến khi xài hết thì thôi.
Bhesajjathavikā: Túi đựng thuốc trị bệnh, hợp luật.
Bhojana: = Bhojanīya: Các loại thực phẩm căn bản tỷ kheo có thể dùng hàng ngày, gồm cơm, bánh, cá, thịt, mật ong, sữa chua, bơ, dầu cùng các thứ tương đương. Luật Tạng có kể riêng những món được xem là thượng vị (vài thứ trong số vừa kể), nhưng đó là theo tiêu chuẩn của xã hội Ấn Độ ngày xưa.
Bhojjayāgu: Chữ dùng để gọi món cháo được nấu đặc đến mức có thể dùng tay để bóc, như với cơm nhão.
Maṃsa: Thịt cầm thú. Tỷ kheo được phép ăn hầu hết các loại thịt với điều kiện các món thịt ấy không phạm vào một trong ba điều cấm kỵ (Hán dịch Tam Tịnh Nhục, từ chữ Pāli là Tikoṭiparisuddha): Tỷ kheo không nhìn thấy con vật đang bị giết nhằm mục đích cúng dường cho mình (adiṭṭhaṃ), Không nghe ai nói cho biết chuyện sát sanh đó (asutaṃ) và lòng không nghi ngờ hay ngầm hiểu người ta sát sanh để cúng dường cho mình (aparisankitaṃ). Tỷ kheo cố tình thọ thực món thịt không hợp luật thì phạm tội Tác Ác.
Ngoài ra, dầu với tiêu chuẩn Tam Tịnh, tỷ kheo cũng không được ăn mười thứ thịt sau đây: thịt người, sư tử, cọp, beo, gấu, ngựa, voi, rắn, chó nhà, chó rừng. Riêng với thịt người, dù vô tình hay cố ý ăn đều phạm Trọng Tội. Do đó Luật buộc tỷ kheo phải cẩn trọng trước khi thọ thực một món thịt.
Makasakuṭikā: Mùng chống muỗi, hợp luật.
Maccha: Con cá. Tỷ kheo có thể ăn cá trong tiêu chuẩn Tam Tịnh. Xem chữ Maṃsa.
Macchavāḷaka: Cách quấn y nội để thòng hai chéo góc ra hai bên, như đuôi cá. Tội Tác Ác.
Majjhima(bhikkhu): Chữ gọi tỷ kheo đã trên năm hạ kể từ ngày thọ đại giới, nhưng chưa đến mười hạ (Samantapāsādikā: Atirekapancavassatāya majjhimo).
Mañca: Giường nằm. Luật định giường nằm của tỷ kheo không được cao quá tám ngón tay đức Phật (sugataṅguli). Tội Ba-Dật-Đề. Có nhiều loại giường tỷ kheo có thể dùng, tên gọi và những chi tiết của chúng cũng giống như một số loại ghế. Người tra cứu có thể tìm đọc thêm ở chữ Pītha.
Mañcapatipādaka: Chân giường.
Maṇḍala: Xem chữ Cīvara.
Matakacīvara: Y áo của tỷ kheo đã chết. Trên nguyên tắc, y áo trong trường hợp này phải được tăng chúng định liệu, thường thì giao lại cho vị tỷ kheo hữu ân (chẳng hạn người nuôi bệnh) của tỷ kheo vừa qua đời. Nếu không có nhân tuyển đặc biệt, phần y áo đó được chia cho vị nào đang thiếu thốn hoặc cả tập thể rút thăm, và việc này nên được thực hiện sớm nhất một tuần lễ sau khi tỷ kheo qua đời.
Trong trường hợp tỷ kheo trước khi qua đời có nhờ cậy bạn tu cất giữ y áo, vật dụng của mình thì sau đó những món gửi gắm kia thuộc về người cất giữ. Nhưng việc này phải được thông qua trước tăng chúng.
Mattikā: Chữ gọi chung đất sét hay bùn non được dùng trong nhà tắm nước nóng (jantāghara) như một thứ dược liệu. Tỷ kheo được quyền sử dụng, nhưng không được xài loại bùn non hay đất sét có pha trộn hương liệu.
Chữ Mattikā cũng có nghĩa là loại đất sét dùng trong việc xây cất, đôi khi có pha màu. Hợp luật. Và dù chỉ một miếng đất sét hay bùn loại nào bất luận, một khi đã là của chung tăng chúng thì tỷ kheo không được tùy tiện sử dụng trái luật như hoang phí hay biếu tặng cho ai.
Mattikābhaṇḍa: Chữ gọi chung tất cả sản vật làm từ đất sét (gạch ngói, bình lọ, lu hủ,..). Tỷ kheo không được tùy tiện sử dụng bừa bãi nhửng gì được xem là của tập thể.
Maddavīnam: Loại dây nịt có nhiều cọng kết lại, tỷ kheo không được dùng. Nịt lưng hợp luật phải là một giải lụa hay sợi vải đơn nhất.
Madhu: Mật ong. Vì mật ong là thứ đắt tiền (trong bối cảnh Ấn Độ xưa), nên tăng ni không được đi xin mật ong để ăn hay uống. Trong trường hợp dùng mật ong làm thuốc trị bệnh, thì tỷ kheo cũng không được cất giữ quá bảy ngày.
Madhugoḷaka: Mật mía được vón lại thành viên, vò thành cục, gần giống đường thẻ hay đường tán của Việt Nam. Chư tăng xưa vẫn dùng cháo trắng với loại mật mía vò viên này (Mahāvagga).
Madhupāna: = Madhūkapāna: Nước ép từ trái Madhūka, tỷ kheo có thể uống buổi chiều.
Maḷorikā: Chân bát, hay cũng là cái giá gỗ để tỷ kheo giữ bình bát không lăn lóc.
Mallaka: Một loại bàn chải làm bằng gốm. Tỷ kheo không được dùng, tội Tác Ác.
Masakavījanī: Loại quạt dùng để đuổi muỗi, hợp luật.
Masārakapītha: Xem chữ Pītha.
Masāraka-mañca: Xem chữ Pītha.
Mahallaka-vihāra: Trú xá loại lớn, to hơn liêu thất cá nhân (kuṭi). Tỷ kheo tự mình xây cất phòng ốc cá nhân lớn hơn quy định (trong Giới Bổn) và không hỏi ý tăng chúng, phạm Tăng Tàn.
Mahājaṅikā: Một nhóm nhỏ tỷ kheo ni từ bốn vị trở xuống (theo bộ Kaṅkhāvitaraṇī).
Mahāpadesa: = Catumahāpadesa.
Mahāvīkaṭāni: Thuật ngữ gọi chung bốn món thuốc rắn tỷ kheo có thể lấy ngay không cần xin, để chữa vết rắn cắn: Phân người (gūtha), nước tiểu (mutta), tro (chārika), đất sét (mattikā). Trường hợp tỷ kheo ngộ độc thực phẩm, nước pha loãng với phân người có thể giúp nôn mửa nhanh chóng.
Mahāsamaya: Tạm dịch là Quế Châu Pháp Nạn, một chữ dịch không sít sao nhưng đắc cách, để gọi những lúc nạn đói nghiêm trọng đến mức tăng chúng phải rời bỏ tự viện để lưu lạc kiếm sống trong dân gian. Thậm chí có lúc phải nhất trí nhau tận dụng tất cả những trường hợp đặc cách trong Luật Tạng, cố lờ một số học giới, để có thể tự mình nấu nướng và cất giữ thức ăn vô thời hạn. Theo Samantapāsādikā và Kaṅkhāvi-taraṇī.
Mahāseda: Huân Hãn Liệu Pháp, một phép trị bệnh thống phong (gout) bằng cách chất đống các dược liệu cùng than hồng rồi lấy cát phủ lên một lớp mỏng để có khói và hơi nóng cho tỷ kheo bệnh ngồi xông nhằm đổ mồ hôi càng nhiều càng tốt. Xem thêm trong Samanta-pāsādikā.
Mātughātaka: Kẻ giết chết mẹ ruột, không được thọ đại giới. Dẫu cưỡng cầu, cũng không thành tựu giới phẩm.
Mānatta: Sau khi phạm tội Tăng-Tàn, tỷ kheo phải đến trình tội trước tăng chúng hay một bạn tu trong thời gian sớm nhất. Nếu tội được tuyên xưng lập tức, thì đương sự chỉ phải trải qua sáu đêm Khiêm Hạnh hay Ma-Na-Đóa (chữ phiên âm trong Nam Truyền Đại Tạng Kinh cuốn 1, cuốn 3). Sau đó đến trước một tăng hội tối thiểu hai mươi tỷ kheo thanh tịnh để thọ lễ tăng sự Abbhānakamma (phục hồi giới phẩm). Nếu tỷ kheo trình tội muộn màng, từ một ngày cho đến nhiều năm, thì trước sáu đêm Khiêm Hạnh phải là thời gian chịu phạt cấm phòng (parivāsa), lâu mau tùy theo thời gian dấu tội. Xin xem ở chữ Parivāsa.
Kaṅkhā. Mahāṭīkā giải thích rằng Mānanaṃ mānaṃ mānassa bhāvo mānattaṃ, đại ý Ma-Na-Đóa là phép hành xử tôn kính, khiêm hạ trước các tỷ kheo thanh tịnh mà người đang chịu phạt cấm phòng phải thực hiện trong thời gian sáu đêm. Từ đó, thuật ngữ Mānatta có thể dịch là Khiêm Hạnh, Khuất Hạnh.
Trong trường hợp tỷ kheo trình tội Tăng-Tàn ngay sau khi phạm thì sáu đêm Khiêm-Hạnh được gọi là Appaticcha-nnamānatta (sáu đêm Khiêm-Hạnh cho tội Tăng Tàn không bị dấu). Nếu tỷ kheo sau khi phạm tội không trình báo ngay thì sáu đêm Khiêm-Hạnh sau đó được gọi là Paticchannamānatta (sáu đêm Khiêm-Hạnh cho tội Tăng-Tàn bị che dấu).
Đúng như tên gọi, trong thời gian sáu đêm Khiêm-Hạnh tỷ kheo phải chịu mọi thiệt thòi trong sinh hoạt. Chẳng hạn không được sống chung mái che với các tỷ kheo thanh tịnh, không được sống nơi không có tỷ kheo thanh tịnh, không được đề xuất ý kiến trong các tăng sự, không được làm thầy tế độ hay giáo thọ cho ai, phải luôn nằm ngồi ở chỗ thấp kém trong tự viện, nếu là một đầu-đà-sư thì lúc này tạm xả nguyện để sống trong sự kiểm soát của tăng chúng. Đại khái còn có vô số thiệt thòi tương tự.
Sáu đêm Khiêm-Hạnh có thể bị tính lại từ đầu (rattic-cheda) trong các trường hợp sau: Đương sự sống chung mái che với tỷ kheo thanh tịnh (sahavāsa), sống nơi không có tỷ kheo thanh tịnh (vippavāsa), không trình báo từng đêm với chư tăng (anārocana), trải qua một đêm Khiêm-Hạnh nào đó ở chỗ không có đến bốn tỷ kheo thanh tịnh (Ūne gane caranam).
Nếu tỷ kheo phạm thêm một tội Tăng-Tàn khác trong thời gian Khiêm-Hạnh thì nên lập tức trình tội và sáu đêm Khiêm-Hạnh sẽ được tính lại từ đầu. Nếu tỷ kheo dấu tội không trình ngay, thì thời gian dấu này được cộng thêm vào thời gian cấm phòng, nghĩa là đến lúc này vị ấy được xem như chưa trải qua đêm Khiêm-Hạnh nào và chờ khi qua hết thời gian cấm phòng (parivāsa) mới bắt đầu trở lại đêm Khiêm-Hạnh đầu tiên. Thuật ngữ gọi trường hợp này là Mānattamūlàya-patikassanā (tạm dịch là Tái Thụ Khiêm Hạnh)
Mānattacārika: Chữ gọi tỷ kheo đang trải qua sáu đêm Khiêm-Hạnh.
Mānattāraha: Từ gọi vị tỷ kheo đã trãi qua thời gian cấm phòng (parivāsa) nhưng chưa bắt đầu sáu đêm Khiêm-Hạnh. Trong thời điểm này đương sự tiếp tục chịu mọi thiệt thòi trong sinh hoạt và chấp nhận các áp đặt từ tăng chúng như trong thời gian cấm túc, chỉ được miễn trừ một chuyện duy nhất là không cần xưng tội với tăng khách (ārocana).
Nếu ngay trong thời gian chờ đợi sáu đêm Khiêm-Hạnh tỷ kheo lại phạm thêm tội Tăng-Tàn thì toàn bộ thời gian cấm phòng (parivāsa) trước đó xem như hoàn không, đương sự phải chịu phạt cấm phòng từ đầu với thời gian cộng lại từ hai tội mới và cũ. Thuật ngữ gọi trường hợp này là Mānattārahamūlāyapatikassanā (Điệp Tội Khiêm-Hạnh)
Miḍḍha: Phần thềm trước hành lang am thất. Tỷ kheo không nên để bình bát ở đây.
Miḍḍhi: Bục nằm (bằng gạch hay đất, đá), dùng như giường ngủ.
Mukhacuṇṇa: Bột phấn thoa mặt. Tăng ni không được xài, tội Tác Ác.
Mukhapuñchanacoḷaka: Khăn lau mặt. Tăng ni phải chú nguyện trước khi dùng.
Muttaharītikā: Loại thuốc trị bệnh vàng da làm từ cây Haritaka ngâm với nước tiểu của con bò.
Muddhanitelaka: Một loại dầu bôi trị bệnh nhức đầu.
Muddikapāna: Bồ Đào Trấp, nước ép từ trái nho tươi, tỷ kheo có thể uống buổi chiều.
Murajam: Loại dây nịt nhìn giống dây cột trống Muraja, tăng ni không được dùng.
Mūga: Người câm, không được thọ đại giới. Chuyện dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu, riêng thầy tổ phạm Tác Ác (theo Samantapāsādikā).
Mūgabadhira: Người vừa câm vừa điếc, không được thọ đại giới. Chuyện dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu, riêng thầy tổ phạm Tác Ác (theo Samantapāsādikā).
Mūlabhesajja: Từ gọi chung những loại thuốc trị bệnh làm từ củ hay rễ thảo mộc (như gừng, riềng, nghệ, sâm, hà-thủ-ô,…).
Mūlarajana: Thuốc nhuộm làm từ củ hay rễ cây. Đặc biệt Luật cấm dùng củ nghệ (haliddi) để nhuộm y vì màu không đúng luật.
Mūlāyapatikassanā: Thuật ngữ chỉ cho sự xử phạt vị tỳ kheo phạm tội qui về tội gốc do lúc đang bị phạt biệt trú lại phạm thêm tội tăng tàn khác, trường hợp này gọi là “hồi tố”. Xem chữ Parivāsa và Mānatta.
Mūlāyapatikassanāraha: Chữ gọi trường hợp tỷ kheo phạm thêm một tội Tăng Tàn khác ngay trong lúc đang bị cấm phòng và chưa trình tăng để chịu thêm thời gian cấm phòng. Trường hợp tỷ kheo đã qua hết thời gian cấm phòng, nhưng chưa trải qua một đêm Khiêm Hạnh (mānatta) nào lại phạm thêm tội Tăng Tàn khác, vị ấy được gọi là Mānattārahamūlāyapatikassanāraha. Trường hợp đang trải qua thời gian sáu đêm Khiêm-Hạnh lại phạm thêm tội thì thời điểm này gọi là Mānattacarikamūlāyapatikassanārahakāla. Trường hợp tỷ kheo đã trải qua cả sáu đêm Khiêm-Hạnh nhưng chưa được tăng chúng làm tăng sự Phục Hồi Giới Phẩm (abbhānakamma) thì bị phạm tội Tăng Tàn khác, nhưng chưa xin chịu cấm phòng cho tội mới này thì đương sự được gọi là Abbhānārahamūlāyapatikassanāraha. Để hiểu thêm các thuật ngữ Pāli này xin xem lại các mục từ Parivāsa và Mānatta.
Trong các trường hợp vừa kể trên, tỷ kheo vẫn luôn chịu mọi thiệt thòi dành cho người đang chịu phạt cấm phòng, chỉ được miễn trừ một việc là không cần trình tội với tăng khách.
Mūsala: Cái chày giã thuốc, hợp luật.
Meraya: Tên gọi chung các thứ rượu men (bằng cách ủ nhiều ngày), phân biệt với rượu nấu (rượu cất- Surā). Tứ chúng trong Phật giáo đều không được uống bất cứ thứ gì gây say.
Moghasuttaka: Sợi chỉ lấy mực của thợ may, giúp tạo đường thẳng. Thời xưa dùng sợi chỉ nhúng mực hay phẩm màu, ngày nay thợ may đã có loại mực sáp tiện lợi hơn và dễ tẩy xóa.
Mocapāna: Nước ép từ loại chuối không hột (moca), tỷ kheo có thể uống buổi chiều. Pāli gọi chuối có hột là Coca.
Yantaka: Một loại ổ khóa thời xưa.
Yāgu: Các loại cháo nói chung, cháo trắng hay nấu chung với các phụ gia. Cháo đặc có thể cầm ăn từng miếng, gần giống cơm nhão, gọi là Bhojjayāgu.
Yāgubhājaka: Tỷ kheo được giao trách nhiệm phân phát cháo cho chư tăng.
Yāna: Các loại xe cộ nói chung. Tăng ni vô bệnh không được đi xe, và tỷ kheo bệnh cũng chỉ ngồi xe do đàn ông điều khiển. Về những thắc mắc liên quan, xin xem thêm chữ Catumahāpadesa.
Yāmakālika: Chữ gọi chung những thứ nước uống tỷ kheo được phép dùng sau giờ ngọ (theo cách nói của Phật tử Việt Nam).
Yāvakālika: Chữ gọi tất cả các loại thực phẩm, những thứ tỷ kheo chỉ được phép thọ thực trước ngọ.
Yāvajīvika: Chữ gọi chung các thứ thuốc trị bệnh (nằm ngoài năm thứ đặc biệt là bơ đặc (butter), bơ lỏng (ghee), dầu ăn, mật mía, mật ong). Tỷ kheo có thể cất giữ các loại thuốc này để dùng vô thời hạn.
Yāvadatthacīvara: Sau khi thọ y Kaṭhina thì tỷ kheo có quyền cất giữ bao nhiêu y áo cũng được và không cần chú nguyện hay gửi ai cất hộ (vikappana). Trường hợp này được gọi là Yāvadatthacīvara, quyền giữ y tùy thích.
Yebhuyyasikāvinaya: Hình thức giải quyết chuyện tranh cãi (vivādādhikaraṇa) trong tăng chúng bằng cách trưng cầu ý kiến tập thể để sau đó sự vụ được giàn xếp theo ý kiến nào được chọn nhiều nhất. Cách này chỉ nên được thực hiện khi không thể tìm ra một cá nhân hay một nhóm giám luật có thể liệu sự. Có ba cách trưng cầu: Bỏ phiếu kín (gūḷhaka), bỏ thăm công khai (vivaṭaka) hoặc rỉ tai nhau (kaṇṇajappaka). Theo Cullavagga và Samantapāsā-dikā.
Tỷ kheo được giao nhiệm vụ thu gom các lá phiếu gọi theo Luật tạng là Salākagāhāpaka (người gom thăm).
Rajana: Thuốc nhuộm màu y phục. Tỷ kheo có thể dùng thuốc nhuộm y làm từ hoa trái, củ rễ, cây lá, nhưng tránh dùng đất sét đỏ và củ nghệ cùng một số hoa trái, củ rễ đặc biệt, xin miễn kể ở đây vì không thể tìm ra chữ dịch tương đương trong tiếng Việt.
Rajanuḷunka: Loại vá lớn không cán, tỷ kheo xưa dùng trong lúc nhuộm y.
Rajanakumbhī: Vạc hay nồi lớn để nhuộm y.
Rajanakolamba: Bình hay bầu nước loại lớn, tỷ kheo xưa dùng trong lúc nhuộm y.
Rajanaghaṭa: Cũng một loại bình nước dùng trong lúc nhuộm y.
Rajanadoṇī: Cái máng dẫn nước được dùng lúc nhuộm y.
Rathattharana: Thảm trải trên xe.
Rājabhaṭa: Người đang mắc việc công, gọi theo bây giờ là quan chức nhà nước hay nhân viên chính phủ. Kẻ đương nhiệm không được thọ giới tỷ kheo, muốn gì phải từ quan hay bỏ việc mới ổn.
Rūpiyachaḍḍaka: Chữ gọi vị tỷ kheo được tăng chúng giao trách nhiệm quăng bỏ tiền bạc châu báu của bạn tu vừa bị tội Xả Đọa vì cất giữ tài bảo.
Romanthana: Tật nhơi lại. Đức Phật không chế luật nghiêm khắc cho thói quen này, nhưng dạy tỷ kheo phải tự biết kín đáo. Cullavagga 222-223.
Lakkhaṇāhata: Người bị đóng dấu tù tội trên thân thể (như hình hoa huệ trên mình tù nhân bên Pháp trước thế kỷ 19, hay một số nước Châu Á xưa lại thích chữ vào mặt trọng phạm), không được thọ đại giới.
Lajjī: Chữ gọi vị tỷ kheo có tàm quý ngay trong những lỗi nhỏ, hay tỷ kheo không vướng kẹt các pháp thiên vị.
Lasuṇa: Củ tỏi. Tăng ni vô bệnh không được ăn tỏi. Tỷ kheo phạm Tác Ác, tỷ kheo ni tội Ba Dật Đề.
Lahukāpatti: Tội nhẹ, chữ gọi việc vi phạm các nhóm học giới nằm ngoài Ba La Di và Tăng Tàn. Cũng gọi là các tội Aduṭṭhulla (khinh thiểu) hay Desanīyagāma-nīyāpatti (những tội có thể giải trừ bằng một lời phát lộ hay sám hối).
Lakhitakacora: Tử tù khiếm diện. Chữ gọi kẻ trọng phạm đã bị xử tử hình khiếm diện và đang có lệnh truy nã toàn quốc cho phép mọi người được giết chết khi gặp mặt. Hạng này không được thọ đại giới.
Lokāyata: Chữ dịch xưa là phái Thuận Thế, một học thuyết duy vật cực đoan chủ trương vạn vật ngẫu nhiên mà có (theo bộ Samantapāsādikā: Lokāyataṃ nāma sabbaṃ ucchitthaṃ sabbaṃ anucchiṭṭhaṃ seto kāko kālo bako, iminā ca kāranenāti niratthakāraṇaṃ pati-samyuttaṃ titthiyasatthaṃ: Đại ý chủ thuyết này cho rằng mọi sự trên đời không hề có một luật tắc biện chứng nào cả, sẵn sàng vô lý đến mức như quạ trắng cò đen. Đây được xem là tư tưởng ngoại đạo). Tăng ni không được nghiên cứu học hỏi thứ triết luận này, tội Tác Ác.
Loṇabhesajja: Chỉ chung tất cả các loại thuốc làm từ muối. Tăng ni chỉ được phép cất giữ muối với mục đích làm thuốc, không thể cất giữ muối ăn.
Loṇasakkharikā: Muối hột.
Loṇasovīraka: Dấm mặn, tức dấm có pha muối, xưa dùng để trị bệnh.
Lohakaṭāha: Cái chảo, xưa thường làm bằng đồng nên mới gọi thế.
Lohabhaṇḍa: Chữ gọi chung các vật dụng kim loại tỷ kheo được sử dụng, trừ vũ khí. Bất luận vật lớn nhỏ, khi đã thuộc giáo sản, tỷ kheo không được hoang phí hay biếu tặng ai.
Lohabhāṇaka: Chậu, hũ bằng kim loại.
Lohavāraka: Bình, lọ bằng kim loại.
Lohituppādaka: Thuật ngữ gọi người cố ý làm báu thân Thế Tôn bị chảy máu (dù không ai có thể khiến Ngài bị trọng thương hay tử thương). Hạng này tuyệt đối không thể thọ đại giới, có cưỡng cầu cũng không thành tựu giới phẩm. Xưa nay chỉ có mỗi mình tỷ kheo Devadatta là người duy nhất phạm vào trọng tội này. Lần đó, ông đã cố tình xô ngã một tảng đá lớn từ núi cao để ám toán đức Phật, nhưng Ngài chỉ bị trầy chân và chảy nhiều máu.
Vaccakuṭī: Nhà xí, phòng vệ sinh có đầy đủ cửa nẻo. Luật buộc tỷ kheo phải luôn giữ nhà cầu được sạch sẽ, ráo nước (không để đọng vũng), nếu cố ý để dơ dáy phạm tội Tác Ác. Tỷ kheo trước khi vào nhà xí phải hắng giọng, không nên lặng lẽ mà vào, cũng không được xồng xộc giấn liều và phải tìm chỗ mắc y đàng hoàng, không để bừa bãi. Lúc ngồi cầu không nên rên rặn lớn tiếng. Các thứ vải hay giấy vệ sinh phải được bỏ đúng chỗ. Nếu rửa bằng nước cũng nên nhẹ tay để tránh tiếng động. Đồ múc nước dùng xong phải được lật úp để tránh ướt nhớt. Trước khi ra khỏi nhà xí nên quan sát xem có gì cần làm, chẳng hạn đổ đầy các chỗ chứa nước sạch và quét dọn. Không nên bàn đến hạ lạp trong nhà cầu, ai vào trước thì được ưu tiên. Tăng ni không được xài chung nhà xí. Theo Cullavagga.
Vaccakūpa: Hố xí hay hầm cầu, có thể bằng gỗ, đá hay gạch nung.
Vaccaghaṭa: Chậu nước đặt trong nhà xí dùng cho việc rửa ráy.
Vaccapādukā: Bục ngồi trong nhà xí, có thể bằng gỗ, gạch hay đá.
Vaja: Chòi hay lều tạm của những người chăn thú. Tỷ kheo có thể ở tạm nơi đây trong mùa an cư sau khi đã xin phép trước.
Vajjanīyapuggala: Chữ gọi chung những người bất xứng ‘cần được xua đuổi” khỏi các tăng sự Phát Lộ và Tự Tứ. Kể chi tiết gồm 21 hạng, nhưng tóm tắt chỉ là bất cứ ai không phải tỷ kheo thanh tịnh, kể cả tỷ kheo ni và vị đã phạm tội Ba-La-Di hay tỷ kheo đang chịu phạt bằng tăng sự Ukkhepanīyakamma. Tỷ kheo cố ý tụng giới bổn trước sự hiện diện của một trong những đối tượng này thì phạm Tác Ác, riêng trước mặt tỷ kheo đang chịu phạt (ukkhittaka) thì phạm Ba Dật Đề.
Vaṇatela: Dầu để bôi xức vết thương, tỷ kheo có thể dùng một cây que hay vải băng.
Vaṇabandhacola: Vải băng vết thương.
Vatthikamma: Một cách trị bệnh rò (fistula) ở bộ phận sinh dục bằng cách treo nó bên ngoài bằng một sợi chỉ hay dây da. Tỷ kheo không được dùng cách này để trị bệnh.
Vatthu-avalokanā: Thuật ngữ gọi việc xem đất, coi đất do chư tăng cùng thực hiện trước khi chỉ định vị trí thích hợp cho một tỷ kheo xây dựng am thất. Tỷ kheo tự ý chọn đất rồi xây cất tùy tiện trên một mảnh đất không hợp luật thì phạm tội Tăng Tàn.
Vandiya: Ba đối tượng tỷ kheo nên đảnh lễ tức quỳ lạy gồm đức Phật, tỷ kheo tu trước mình, và tỷ kheo thánh hạnh (dhammika) sống khác trú xứ với mình. Các trường hợp ngoài ra (dĩ nhiên vẫn với bậc cao trọng) có thể chỉ xá dài đã đủ. Xem thêm chữ Avandiya.
Vallikā: Bông tai.
Vasā: Mỡ động vật, tỷ kheo có thể dùng làm thuốc.
Vassa: Mùa an cư, ba tháng kiết hạ mùa mưa. Xem chữ Vassāvāsa.
Vassaccheda: Chư tăng Việt Nam thường gọi là Đứt Hạ. Tức trong mùa an cư tỷ kheo vì chuyện không đâu mà ngũ tối thiểu một đêm ngoài chỗ nhập hạ, hoặc có lý do hợp luật (sattāhakaranīya) để rời trú xứ nhưng lại đi quá bảy ngày, hay trường hợp chưa quá hạn định nhưng trước khi đi không chú nguyện sẽ trở về trước ngày thứ bảy, đều bị xem là đã làm hỏng mùa an cư, tức đã bị Đứt Hạ.
Nếu đứt hạ vì chuyện hợp lý thì tỷ kheo chỉ bị mất hạ mà không phạm tội gì, chỉ bị gạt ra ngoài số nhân tuyển thọ y Kaṭhina. Lý do chính đáng để tỷ kheo rời khỏi chỗ nhập hạ có thể gồm độc trùng ác thú bách hại, thiên tai nhân họa nghiêm trọng, tứ sự khan hiếm, người ơn gặp nạn, phạm hạnh nguy khốn, chúng tăng hữu sự,…
Tỷ kheo đứt hạ có thể ngồi trong tăng sự Tự Tứ nhưng chỉ để làm Bố Tát, vì lễ Tự Tứ chỉ dành cho vị giữ vẹn mùa an cư.
Vassāvāsa: Chữ gọi ba tháng kiết hạ mùa mưa của tăng ni Phật giáo. Suốt 90 ngày này, tăng ni không được ra khỏi trụ xứ cách đêm mà không có lý do chính đáng. Việc cấm túc mấy tháng mưa này thực ra đã trở thành truyền thống trong một số giáo phái ngoại đạo trước ngày đức Phật ra đời, và sau này Ngài cũng tiếp tục giữ lại cổ lệ này cho tăng chúng dựa trên ý nghĩa tích cực của nó.
Trên nguyên tắc, ba tháng kiết hạ phải được bắt đầu từ ngày rằm tháng sáu âm lịch, nhưng đôi lúc do duyên sự đặc biệt nào đó, có tỷ kheo phải dời lại việc nguyện hạ vào rằm tháng bảy. Vị nhập hạ rằm tháng sáu được gọi là Purimikavassūpanāyika (người an cư mùa trước), vị nhập hạ rằm tháng bảy gọi là Pacchimikavassūpanāyika (người an cư mùa sau).
Tỷ kheo có thể trải qua ba tháng an cư trong hầu hết các loại trú xứ, từ tự viện đến hang động, lều cỏ, thậm chí trên một xác thuyền, nhưng phải là chỗ ở cố định. Chỗ nhập hạ không thể là một nơi tạm bợ như bộng cây, bãi đất trống không mái che hay dưới một tấm bạt che tạm ngoài trời trống.
Xin xem thêm về việc nhập hạ ở các mục từ Kaṭhina, Vassaccheda, Purimika và Pacchimikavassūpanāyika.
Vassikasāṭika: Y tắm mưa, một trong mười một loại y tỷ kheo được phép sử dụng. Thời gian tìm kiếm y tắm mưa hợp luật (pariyesanakāla) gồm một tháng trước ngày nhập hạ cộng với ba tháng an cư. Kích thước căn bản của một lá y tắm mưa là chiều dài sáu gang tay đức Phật (sugatavidatthi) và bề ngang hai gang rưỡi của Ngài. Sau mùa an cư, tỷ kheo không được phép sử dụng hay cất giữ y tắm mưa nữa, tội Xả Đọa.
Vassukkaḍḍhanā: Mùa an cư triển hạn, chữ gọi trường hợp năm nhuận có đến hai tháng sáu thì việc nhập hạ sẽ được dời lại vào tháng sáu thứ hai.
Vassūpanāyikā: Xem chữ Vassāvāsa.
Vākacīra: Y phục làm bằng vỏ cây kết lại, không hợp luật.
Vāṭa: Hàng rào bên ngoài am thất, có thể bằng tre hay các loại dây gai.
Vātapāna: Các loại cửa sổ nói chung, có thể có lưới (jālavātapāna) hay chấn song (salākāvātapāna), hợp luật.
Vatapāna-cakkalikā: Loại song cửa khít khao có thể ngăn được chim hay dơi, hợp luật.
Vatapāna-bhisikā: Màn che cửa sổ, hợp luật.
Vāmana: Người lùn, thấp bé một cách dị dạng, không được thọ đại giới. Nhưng chuyện dĩ lỡ, vẫn thành tựu giới phẩm. Riêng thầy tổ phạm Tác Ác.
Vāraka: Thùng, xô múc nước.
Vāḷakambala: Loại mền làm từ lông đuôi con ngựa, tỷ kheo không được sử dụng.
Vāsī: Rìu nhỏ.
Vikaṇṇa: Chỉ chung việc chằm vá y áo bị hư rách.
Vikatika: Thảm len có hình thú vật, tỷ kheo không được dùng.
Vikappanā: Việc hợp thức hóa những y bát bị xem là vượt quá số lượng hợp luật bằng cách đem đến một bạn tu để làm việc Ký Thác bằng câu Pàli có nội dung là xin giao quyền quyết định cho bạn tu muốn xử sao cũng được. Khi đó tỷ kheo biết luật sẽ có một câu lấp lững đại ý cho phép bạn tu của mình có thể tùy ý sử dụng những y bát dư đó.
Trường hợp này được gọi là Ký Thác Trực Diện (Sammukhavikappanā), tức người nhận tạm y bát dư kia đang ngồi trước mặt tỷ kheo đem y bát dư đến ký thác. Trường hợp thứ hai là Ký Thác Khiếm Diện (Parammukhavikappanā) là người nhận ký thác sẽ hỏi bạn tu mình có ai là người thân thiết hay không rồi nói lời ủy quyền cho vị đó, đại ý từ nay đương sự muốn dùng những y bát dư này hãy báo cho người kia một tiếng.
Những cách liệu sự này dĩ nhiên chỉ là hình thức, nhưng là chút linh động của Luật Tạng cho tỷ kheo có lối thoát trong một hệ thống giáo luật nghiêm khắc. Có điều là các tỷ kheo thiểu dục sẽ không tận dụng chi những kẻ hở này.
Vikalaka: Tạm dịch là sự bù đắp. Khi y áo không đủ để chia đều mọi người, tỷ kheo giữ trách nhiệm phân phát sẽ bù đắp cho người bị thiệt một món gì đó cho thỏa đáng.
Vikāla: Tạm dịch là lúc Phi Thời (vigato kālo), thuật ngữ để gọi thời gian sau bữa ăn trưa của tăng ni kéo dài đến sáng hôm sau. Trong thời gian này tăng ni không được ăn thêm bất cứ thực phẩm gì. Thậm chí tăng ni cũng không được tùy tiện đi vào khu dân cư sau giờ ngọ khi chưa báo trước cho bạn tu hay biết. Tội Ba Dật Đề.
Vikāsika: Vải băng vết thương.
Viggayha-parikamma: Chữ gọi cách kỳ cọ thân thể lúc tắm rửa bằng cách cọ xát hai thân người vào nhau. Tỷ kheo không được dùng cách này, tội Tác Ác.
Vidhā: Móc khóa của dây nịt. Tỷ kheo được phép dùng, nhưng phải tránh các chất liệu quý kim, bảo thạch hay ngà, sừng, xương thú.
Vidhūpana: Một loại quạt tay, hợp luật.
Vinandhanarajju: Dây ràng trên khung vải may y (kaṭhina).
Vinītavatthu: Nam Truyền Đại Tạng cuốn 5 (các trang 148, 149, 205, 219) dịch là Tu Tập Sự. Giáo sư C.S. Upasak giải thích là những minh họa nhằm giải thích các vấn đề trong Luật Tạng.
Vipatti: Nghĩa đen là sự hư hỏng hay tổn thất. Trong cuộc tu của tỷ kheo có bốn trường hợp bị xem là tổn thất: Giới Tổn Thất (sīlavipatti) là phạm vào 17 trọng giới đầu của giới bổn, Hạnh Tổn Thất (ācāravipatti) là sự vi phạm các học giới còn lại, Kiến Tổn Thất (ditthivipatti) là sự hiểu sai kinh luật và Sinh Phong Tổn Thất (ājīvavipatti) là lối kiếm sống không hợp cách với đời xuất gia.
Vivaṭaka-salākaggāha: Cách bỏ phiếu công khai vào một thùng phiếu không nắp đậy, khác với phiếu kín. Xem chữ Yebhuyyasikavinaya.
Vivaṭṭa: Xem chữ Cīvara.
Vivādādhikaraṇa: Chữ gọi những cuộc tranh cãi giữa các tỷ kheo về kinh luật nói chung (chẳng hạn đó có phải Phật ngôn hay không, việc đó có phạm tội hay không và nặng hay nhẹ). Có hai cách giải quyết là phép Diện Tiền (sammukha-vinaya), triệu tập đôi bên lại để cùng giải quyết trước tăng chúng và phép Trưng Cầu (yebhuyyasika-vinaya) là giải quyết sự vụ theo ý kiến của phần đông thông qua một trong ba cách trưng cầu đã nói ở trước. Xem chữ Yebhuyyasika-vinaya.
Vissāsagahana: Nghĩa bóng là sự Lấy Trước Nói Sau, chỉ việc tỷ kheo đôi khi lấy đi một món đồ của bạn tu khi chưa hỏi trước chỉ vì một trong vài lý do như đó là chỗ thân thiết. Nhưng điều quan trọng là khi lấy đi món đồ ấy tỷ kheo không có ý trộm cắp và trong lòng sẳn sàng để chủ nhân hay biết ngay khi có dịp.
Vihāra: Tự viện hay tinh xá, trú xá của các tỷ kheo. Nghĩa đen của chữ này là chỗ ở (trụ xứ). Trú xá của tập thể tỷ kheo có thể lớn hoặc nhỏ bất định, với các phòng ốc chuyên dụng như trai đường, dược phòng, giới đường, hội trường bằng các loại vật liệu gần như không giới hạn. Vị trí lý tưởng cho một tự viện là không quá xa hay quá gần khu dân cư để có thể tiện việc khất thực mà cũng không bị ồn ào phồn tạp.
Trú xứ của tỷ kheo có thể được làm cho cá nhân sử dụng (puggalika) hay cho tập thể (saṅghika). Trong trường hợp cá nhân (có thí chủ riêng) thì vị trí xây dựng phải được sự chỉ định (vatthudesanā) của chư tăng, tỷ kheo tùy tiện có thể phạm tội Tăng Tàn.
Tất cả vật dụng lớn nhỏ, quí tiện trong một trú xá của tập thể đều thuộc giáo sản, nghĩa là không một cá nhân nào được quyền tùy tiện sử dụng như hoang phí hay biếu tặng cho ai.
Vījanī: Cái quạt. Tỷ kheo có thể xài quạt làm bằng vỏ cây, lá cây hay lông chim. Thời nay chất liệu làm quạt hợp luật có thể phong phú hơn, như vải, giấy hay nhựa.
Vīsatimaṭṭha: Chữ gọi chung việc làm đẹp móng tay, móng chân bằng các việc sơn vẽ hay mài giũa cầu kỳ. Tăng ni dĩ nhiên không được phép làm vậy, chỉ có thể cắt ngắn các móng dài trong mục đích vệ sinh mà thôi.
Vuṭṭhānasammati: Quyền Thượng Lộ (lệnh xuất hành). Đó là trường hợp ni chúng dùng hai lần tuyên ngôn để cho phép một Học Nữ (sikkhāmānā) được thọ giới tỷ kheo ni. Việc này được gọi là trao quyền Thượng Lộ, tức cho phép đương sự bắt đầu một hành trình mới thiêng liêng hơn.
Vuṭṭhāpanasammati: Quyền Xuất Sư (hiểu theo nghĩa Ra Nghề, không phải Ra Quân). Khi tỷ kheo ni hội đủ các tiêu chuẩn làm thầy tế độ cho người khác xuất gia, như tối thiểu đã đủ mười hai hạ, thì ni chúng dùng hai lần tuyên ngôn để xác định chuyện này, và đó được gọi là trao quyền Xuất Sư.
Veṭhana: Khăn đội đầu, tăng ni không được phép sử dụng.
Vedikāvātapāna: Loại cửa sổ nhìn như lổ thông gió.
Vehāsakuṭī: Gác lửng hoặc cũng có nghĩa là phòng nhỏ chứa đồ nằm trong một phòng lớn. Do chỉ là phần ghép thêm, chính nó không có trần riêng nên được gọi là Vehāsakuti (gian thông thiên, phòng không nóc, nghĩa đen là lấy trời làm mái).
Sa-uttaracchada: Kiểu giường ngủ có treo mùng màu đỏ son. Tăng ni không được phép sử dụng.
Saṃvāsa: Sự cộng trú, sự sống chung giữa các tỷ kheo. Có ba trường hợp được gọi là cộng trú: Ekakamma-saṃvāsa (cùng tham dự chung một tăng sự nào đó), Ekuddesa-saṃvāsa (cùng làm Bố Tát với nhau), và Samasikkhatā-saṃvāsa (sống chung trú xứ mỗi ngày, do đồng giới phẩm). Người không phải tỷ kheo hay tỷ kheo đang lúc chịu phạt cách ly đều được gọi chung là Asaṃvāsika (người ngoài hay kẻ lạ của tăng chúng).
Samvelliya: Kiểu xắn y nội (hạ y) lên sát háng, như cách ăn vận của các võ sĩ đô vật. Tỷ kheo không được xắn hạ y kiểu này. Tội Tác Ác.
Chữ này cũng có nghĩa là tấm y lót trong của ni chúng trong những ngày có kinh nguyệt.
Sakaṇṇajappaka (salākaggāha): Lối bày tỏ ý kiến bằng cách rỉ tai người bên cạnh. Đây được xem là một trong ba cách trưng cầu ý kiến tập thể được đức Phật cho phép. Xem chữ Yebhuyyasikavinaya.
Sakāyanirutti: Nghĩa đen là Bản Ngữ, chữ để gọi ngôn ngữ Ma-Kiệt-Đà (māgadhībhāsā), như trong bộ Samantapāsādikā giải thích: Sakāya nirutti nāma sam-māsambuddhena vuttappakārena māgadhiko vohāro (Bản ngữ ở đây chỉ cho thứ tiếng Ma-Kiệt-Đà mà chính Thế Tôn đã sử dụng). Sở dĩ có chỗ chú thích này vì trong Cullavagga của Luật tạng Pàli đức Phật đã nghiêm cấm chư tăng không được dùng tiếng Sanskrit (chữ trong nguyên tác Pāli là Chandaso, Luật Sớ giải thích là Sakkatabhāsā) để trình bày Phật ngôn, và ngài dạy chỉ nên dùng thứ tiếng Bản Ngữ (chữ Pāli trong Luật Tạng chỗ này là Sakāyanirutti) và bộ Chánh Sớ Samantapāsādikā đã giải thích như trên. Nên hiểu thêm rằng ngôn ngữ Ma-Kiệt-Đà là thứ tiếng chung của dân chúng sống trong xứ Ma-Kiệt-Đà thời đó, không phải ngôn ngữ riêng của đức Phật hay người của Phật giáo.
Một số học giả Tây Phương hôm nay đã vận dụng cách hiểu nguyên nghĩa Pāli để cho rằng Sakāyanirutti phải được hiểu là bản ngữ hay tiếng mẹ đẻ của mỗi người (rõ ràng Saka là Của Chính Mình và Nirutti là Ngôn Ngữ), tức Phật tử xứ nào thì dùng ngôn ngữ xứ đó mà diễn đạt Phật Pháp. Ý kiến này nghe qua rất suông tai, nhưng xét kỹ vẫn có chỗ bất cập. Ở đây ta có ít nhất hai chỗ cần lưu ý là ý nghĩa cũa chữ Trình Bày và lý do của điều cấm chế kia.
Trước hết, đúng là Phật giáo không buộc ai phải học tiếng Ma-Kiệt-Đà (tạm cho là tiếng Pāli) khi nghiên cứu Tam Tạng hay thuyết giảng giáo lý nhưng từ bao đời nay các xứ Phật giáo Nam Phương vẫn xem Tam Tạng tiếng Pāli là mẩu mực cho giáo nghĩa. Tức là ai cũng có thể nói chuyện Phật Pháp bằng tiếng mẹ đẻ, nhưng cơ sở tham chiếu tối hậu vẫn luôn là kinh điển tiếng Pāli, tuyệt không một bản dịch nào có thẩm quyền tương đương. Điều thứ hai là ta hãy trở lại với điều luật cấm tỷ kheo không được dùng tiếng Sanskrit để trình bày Phật ngôn. Nếu thuật ngữ Sakanirutti quả thật ám chỉ tất cả ngôn ngữ mẹ đẻ (bản ngữ) thì tiếng Sanskrit có gì nên nổi phải bị cấm chỉ. Trong khi ai cũng hiểu rằng tiếng Sanskrit là một trong số không nhiều những Ngôn Ngữ Mẹ của thế giới và đã là phương tiện chuyên chở bao thứ tuyệt phẩm văn hóa với những ưu điểm khó phủ nhận.
Nên chăng một gợi ý về lý do khó hiểu kia rằng đó là gì nếu không phải mục đích bảo lưu một giáo nghĩa tinh tuyền, nghiêm mật vốn rất khó duy trì trên những hành trình mù mịt qua các ngôn ngữ diễn đạt khi không có một cứ điểm căn bản. Bởi mỗi ngôn ngữ thường tự mang theo mình những khái niệm văn hóa đặc hữu, đặc biệt những ngôn ngữ thành văn. Bất cứ sự bàn giao nào cũng làm mất đi không ít chất tinh khôi của cái đem ký thác. Sanskrit là ngôn ngữ bác học hàng đầu tại Ấn Độ thời đức Phật, đã là công cụ cho bao nền văn hóa học thuật trước đó. Nó cao sang, hấp dẫn, nhưng không còn trong trắng nữa. Tiếng Ma-Kiệt-Đà ngược lại, tuy là tiếng nói của đông đảo quần chúng, nhưng lúc đó vẫn thuần khiết, vì chưa có chữ viết nên chưa kịp có riêng những ngữ nghĩa đặc hữu thường phát sinh trong những ngôn ngữ thành văn. Sau khi được chỉnh trang đúng mức để dùng làm dụng ngữ cho một nền văn hóa lớn như giáo nghĩa cũa đạo Phật nguyên thủy, tiếng Ma-Kiệt-Đà lập tức có ngay vị trí một ngôn ngữ hoàn chỉnh, giản phác mà vẫn minh bạch tóc tơ.
Nói vậy có nghĩa là việc tiếng Pāli đã được chọn làm dụng ngữ căn bản để bảo lưu Phật Pháp nguyên thủy chỉ để tránh chuyện phồn tạp lai căn. Và tiếng Sanskrit bị nghiêm cấm chính thức chỉ vì cái tiền sử của nó. Nó được kể tên chỉ vì lúc đó nó là số một. Và có thể nói nó đã đại diện cho tất cả ngôn ngữ thành văn khác cũng có tiền sử tương tự, bất kể thời kỳ nào.
Trên đây chỉ là vài ý kiến, có thể mang tính chủ quan, nhằm biện giải vì sao tiếng Sanskrit bị cấm dùng để trình bày Tam Tạng (theo quan điểm Phật Giáo Nam Truyền) và cũng để từ chối cách hiểu chữ Sakanirutti là tất cả ngôn ngữ mẹ đẻ của mọi người. Về vấn đề tiếng Pāli có phải ngôn ngữ duy nhất đức Phật đã dùng để thuyết pháp, hay chữ Sakanirutti có phải chỉ cho tiếng Pāli hay không, vẫn là những vấn đề tồn nghi quan trọng. Bởi không ít học giả hiện đại vẫn cho rằng các bộ kinh Phật xưa nhất hiện nay đều có thể xuất phát từ một nguồn gốc cổ xưa hơn, nguyên thủy hơn. Thậm chí còn có thuyết cho rằng đức Phật đã sử dụng nhiều thứ tiếng khác nhau để hoằng pháp trên một xứ sở đa ngôn ngữ như Ấn Độ.
Saṅkacchidā: = Saṅkaccikā: Áo lót của phụ nữ. Tỷ kheo ni phải mặc áo lót khi đi vào khu dân cư, nếu không sẽ phạm tội Ba Dật Đề.
Saṅgāmavacara: = Codaka (bhikkhu).
Saṅgīti: Chữ gọi các cuộc kiết tập Phật ngôn bằng tiếng Pāli để phối kiểm sự chuẩn xác trong khả năng truyền thừa của các thế hệ Tăng-già. Cuộc kiết tập đầu tiên do ngài Ca-Diếp chủ trì, kéo dài ba tháng, có 500 vị La-Hán tham dự. Cuộc kiết tập kỳ sáu (gần đây nhất), kéo dài hai năm (1954-1956) tại Miến Điện có 2500 vị tỷ kheo tham dự.
Từ sau các cuộc Kiết Tập đầu tiên chỉ trùng thuật và hiệu chính toàn bộ Tam Tạng Pali bằng hình thức khẩu truyền không dùng văn bản,các vị Kiết Tập Sư trong cuộc Kiết Tập kỳ IV tại Tích Lan đã bắt đầu sử dụng đến các ấn bản Tam Tạng, song song với việc trùng thuật của các vị Pháp sư Tam Tạng theo lối đọc thuộc lòng. Và truyền thống này đã được vận dụng trong cuộc Kiết Tập Tam Tạng kỳ VI tại Miến Điện từ năm 1954 đến năm 1956.
Được biết chính phủ Miến Điện đã dành ra một ngân khoản mười triệu Kyat tiền Miến, tương đương 750.000 bảng Anh (thời giá lúc đó) để chuẩn bị tất cả điều kiện làm việc (gồm các ban in ấn, truyền thông,địa điểm Kiết Tập ) và sinh hoạt (ăn ở, đi lại, an ninh, y tế)cho cuộc Kiết Tập với sự góp mặt của 2500 vị Kiết Tập Sư chủ yếu thuộc Phật giáo Nam Tông các xứ Tích Lan, Cambodge, Ai Lao, Miến Điện và Thái Lan (với các công việc trùng thuật, phiên dịch, kiểm định Tam Tạng) và hàng ngàn quan khách tham dự trong tư cách quan sát viên đến từ toàn cầu.
Toàn bộ thời gian làm việc trong suốt hai năm Kiết Tập được chia thành năm pháp hội:
Pháp hội thứ nhất
Sau buổi lễ khai mạc kéo dài hai ngày từ 17/5 đến 19/5/54, tất cả tăng chúng nhất trí suy cử đại lão hòa thượng Abhidhaja Maha Ratthaguru Bhaddanta Revata Nyaungyan Sayadaw làm chủ toạ đại hội Kiết Tập. Sau đó ban Kiết Tập Sư bắt đầu trùng thuật (đọc thuộc lòng) toàn bộ Luật Tạng (gồm 5 bộ trong tám cuốn, 2260 trang) qua hình thức vấn đáp.
Pháp hội thứ hai
Từ ngày 15/11/54 đến ngày 29/1/55, không kể vài ngày lễ lạc, chư Kiết Tập Sư đã dành trọn 65 (sáu mươi lăm)ngày để trùng thuật toàn bộ Trường Bộ Kinh (gồm 779 trang Pali), Trung Bộ Kinh (gồm 1206 trang Pali), và Tương Ưng Bộ Kinh (gồm 1454 trang Pali). Ngài Nyaungyan Sayadaw trực tiếp điều động và theo dõi 500 vị Kiết Tập Sư thực hiện công đoạn này.
Pháp hội thứ ba
Từ ngày 28/4/55, ban Kiết Tập Sư đã dành ra hai mươi bảy ngày để trùng thuật trọn vẹn Tăng Chi Bộ Kinh (gồm 1651 bài kinh trong 9557 trang Pali). Được biết chư thánh tăng trong cuộc Kiết Tập đầu tiên do ngài Mahàkassapa chủ toạ đã chia Tăng Chi Bộ Kinh thành 120 phần để trùng thuật. Nhưng do điều kiện hiện tại, chư Kiết Tập Sư trong cuộc Kiết Tập kỳ VI sau nhiều bàn soạn đã chia nhỏ bộ này ra thành 210 phân đoạn.
Từ ngày 30/5/55 đến 2/7/55 ban Kiết Tập Sư đã tiếp tục trùng thuật sáu bộ đầu tiên của Thắng Pháp Tạng (A Tỳ Đàm) gồm 2302 trang Pali. Như vậy trong pháp hội thứ ba này, chư tăng đã trùng thuật và hiệu chính được tất cả 11.859 trang Pali. Người được đề cử giám sát và chủ toạ suốt thời gian thực hiện pháp hội thứ ba là ngài Tăng Vương Cao Miên Jotanano Choun Nath cùng với Tăng Vương Ai Lao Prabuddhajinoros.
Pháp hội thứ tư
Cũng còn gọi là Pháp Hội Thái Lan, vì chính ngài Tăng Vương Thái Lan Vanarat Kittisobhana được mời làm chủ tọa để giám sát trên 600 vị Kiết Tập Sư trùng thuật và hiệu chính trọn bộ Patthana(gồm 2686 trang Pali) của Thắng Pháp Tạng cùng hầu hết Tiểu Bộ Kinh (Tiểu Tụng, Pháp Cú, Như Thị Thuyết, Thiên Cung Sự, Ngạ Quỷ Sự, Tăng Kệ, Ni Kệ, Tăng Bản Hạnh, Ni Bản Hạnh, Phật Tông, Hạnh Tạng cùng hai bộ Đại Tiểu Xiển Minh, không có Bổn Sanh và Vô Ngại Giải Đạo). Phần Tiểu Bộ này gồm đến 2299 trang Pali. Như vậy trong Pháp Hội thứ ba chư tăng đã trùng thuật được tổng cộng 4985 trang Pali. Toàn bộ công việc kéo dài trong suốt 54 ngày, từ 16/12/55 đến 16/2/56, không tính mấy ngày lễ.
Pháp hội thứ năm
Cũng còn gọi là Pháp Hội Tích Lan, được bắt đầu từ ngày 23/4/56 đến ngày 24/5/56 và vị chủ trì là ngài Welivita Dharmakirti, tăng trưởng bộ phái Syamanikaya ở Kandy (Tích Lan). Trong thời gian này chư Kiết Tập Sư đã trùng thuật và hiệu chính các bộ Patha, Milindapanha, Netti, Petakopadesa và Patisambhidamagga.
Sau khi đại hội Kiết Tập Tam Tạng kỳ VI hoàn mãn, tất cả cơ sở hạ tầng được sử dụng trong đại hội đã lập tức được đổi dạng thành những trung tâm văn hoá quan trọng của Phật Giáo bao gồm một trường đại học, một thư viện quốc gia và các thư quán (nhà xuất bản), ấn quán.
Saṅgha: Thuật ngữ này có nhiều nghĩa:
1) Sāvakasaṅgha: Chỉ cho tám tầng thánh trí của hàng Thanh Văn, từ Sơ Đạo đến Tứ Quả. Tức đôi lúc Tăng Bảo phải được hiểu là các vị thánh đệ tử của đức Phật.
2) Sammutisaṅgha: Chỉ cho một nhóm tỷ kheo hay tỷ kheo ni có ít nhất bốn vị. Nhưng số lượng này không đủ cho ba loại tăng sự Giới Đàn, Tự Tứ, Phục Vị (abbhānakamma). Năm vị thì có thể làm thêm tăng sự Tự Tứ. Mười vị có thể đủ cho hầu hết tăng sự, trừ Phục Vị. Hai mươi vị là con số tối thiểu để thực hiện tất cả tăng sự. Luật Tạng gọi nhóm tỷ kheo hai hoặc ba vị là Gaṇa (chúng), một vị là Puggala (cá nhân). Các tăng sự sau đây luôn phải do tăng chúng (saṅgha) thực hiện, dưới 4 vị không thể làm được: Apalokanakamma, Ñattikamma, Ñattidutiyakamma, Ñattidutiyakamma.
Saṅghabhatta: Bữa ăn được cúng dường cho tăng chúng tại một trú xứ nào đó.
Saṅghabheda: Sự chia rẽ trong tăng chúng. Cullavagga giải thích rõ ràng rằng khi có một nhóm tỷ kheo tách nhau ra thành hai phe, chỉ cần bên chơn tăng (dhammavādī) có số lượng tối thiểu bốn vị và bên gian tăng (adhammavādī) có số lượng tối thiểu năm vị, thì đó mới được gọi là một cuộc chia rẽ Tăng-già. Nếu dưới hai con số tối thiểu trên đây, thì trường hợp xích mích này chỉ được gọi là Saṅgharāji (tăng chúng tranh sự).
Điều đặc biệt là chỉ trường hợp chia rẽ do chính các tỷ kheo thực hiện mới gọi là Saṅghabheda, chuyện xảy ra do các đối tượng ngoài ra (kể cả tỷ kheo ni) không kể là Saṅghabheda, vì họ đều là người ngoài cuộc. Và sự chia rẽ tăng chúng chỉ hình thành khi vấn đề tranh cãi giữa các tỷ kheo thuộc về lĩnh vực kinh luật giáo nghĩa, như cãi nhau cái gì là Phật ngôn hay không phải Phật ngôn, việc đó hợp luật hay sái luật. Chuyện bất đồng mang tính cá nhân không thể xem là lý do đáng kể.
Tỷ kheo cố ý chia rẽ tăng chúng bất chấp sự khuyên răn của tăng chúng (ba lần), thì phạm tội Tăng Tàn.
Saṅghabhedaka: Chữ gọi vị tỷ kheo cố ý đem vấn đề kinh luật ra làm cớ để chia rẽ tăng chúng. Chỉ có tỷ kheo mới có thể làm việc này. Và sau ba lần từ chối lời cảnh tỉnh của tăng chúng, đương sự phạm tội Tăng Tàn.
Saṅgharāji: Xem chữ Saṅghabheda.
Saṅghasāmaggī: Sơn Môn Đạo Tình. Ngay sau khi trong tăng chúng có xảy ra chuyện bất hoà nghiêm trọng, các tỷ kheo nên nhân một tăng sự nào đó hay tranh thủ ngày Bố Tát sớm nhất để triệu tập tất cả tăng chúng, kể cả tỷ kheo đang bệnh, để dùng Nhị Tác Bạch tuyên ngôn kêu gọi sự đoàn kết và sau đó cùng nhau làm Phát Lộ (có tụng giới bổn). trường hợp này được gọi là tăng sự khôi phục Sơn Môn Đạo Tình.
Saṅghāṭi: Tức y Tăng-Già-Lê của tỷ kheo, thường được may hai lớp. Trong trường hợp dùng vải Phấn Tảo, y này có thể nhiều lớp hơn. Kích thước y Tăng-Già-Lê của tỷ kheo không được lớn hơn Tăng-Già-Lê của đức Phật, tức là chiều dài phải dưới chín gang tay đức Phật và chiều ngang phải dưới sáu gang của Ngài (Sugatacīvarappamāṇa). Khuddakasikkhā giải thích thượng y (y vai trái) phải có cùng kích thước với y Tăng-Già-Lê. Hạ y (y nội) phải có kích thước nhất định là chiều dài bốn khuỷu tay (hắc tay) cộng với một nắm tay (muṭṭhi) của tỷ kheo (người sở hữu y) và chiều ngang hai khuỷu tay cộng thêm một nắm tay, cũng của người mặc.
Theo luật, tỷ kheo không được xa rời tam y một đêm nào cả, ngay cả lúc vào khu dân cư cũng phải có đủ ba y, trừ trường hợp đặc biệt như lúc bệnh hoạn hay trong thời gian năm tháng sau ngày thọ y Kaṭhina.
Do y Tăng-Già-Lê quá nặng nề, nên ngoài mùa lạnh tỷ kheo có thể không cần đem đắp lên người (pāru-pana) như y vai trái, chỉ việc vắt lên vai cũng được. Tỷ kheo không được lạm dụng Tăng-Già-Lê vào những việc bất xứng, như trải để ngồi hay dùng để lau phủi chỗ dơ. Tội Tác Ác.
Saṅghāṇi: Một loại trang sức đeo ở thắt lưng.
Saṅghādisesa: Các bản Hán dịch đều gọi là Tăng Tàn. Đây là tên gọi loại trọng giới có mức nghiêm trọng chỉ đứng sau tội Ba-La-Di. Tỷ kheo phạm tội này tối thiểu phải qua sáu đêm khổ nhục và một tăng hội ít nhất hai mươi vị mới đủ để giải trừ tội trạng.
Theo bộ Kaṅkhā-vitaraṇī, sở dĩ gọi là Saṅghādisesa (Tăng Tàn) vì từ ngày đầu tiên tỷ kheo xưng tội đến khi tội được giải trừ, giai đoạn nào cũng phải do tập thể tăng chúng đứng ra, không thể do một cá nhân lo liệu được (Saṅgho ādimhi ceva sese ca icchitabbo assāti saṅghādiseso).
Giới Tăng Tàn của tỷ kheo có mười ba điều. Chín điều đầu gọi là Tức Phạm (paṭhamāpattikā), nghĩa là tỷ kheo vừa làm xong chuyện cấm thì phạm tội ngay. Bốn điều Tăng Tàn sau gọi là Tiệm Phạm (Yāvatatiyakā), những tội chỉ bị xem là vi phạm sau ba lần tuyên ngôn khuyên răn bất thành của tăng chúng.
Xem thêm các chữ Mānatta, Parivāsa.
Saññāvimokkā-āpatti: Chữ gọi những tội bị phạm do sự cố ý (vì cũng có trường hợp dù vô tình cũng là phạm tội).
Satavalika: Kiểu quấn y nội thành quá nhiều nếp khi mặc, không đúng luật, tội Tác Ác.
Sativinaya: Ức Niệm Diệt Tránh. Chữ gọi trường hợp chư tăng dùng bốn bận tuyên ngôn để xác định một tỷ kheo là bậc La-Hán để đương sự được quyền miễn trừ trước một cáo buộc nào đó.
Theo Samantapāsādikā, tăng sự này đòi hỏi năm điều kiện: Tỷ kheo bị cáo buộc kia đúng là người vô tội (suddhassa anāpattikassa dānaṃ ekaṃ), có người cáo buộc (anuvāditassa dānaṃ ekaṃ), tỷ kheo bị cáo buộc có lời yêu cầu tăng chúng xác định tình trạng vô nhiễm của mình (yācitassa dānaṃ), lời xác định kia phải do tập thể tăng, không thể là một cá nhân nào (saṅghena dānaṃ ekaṃ), lời xác định kia đúng với sự thật (dhammena samaggena).
Sattabbhantara-sīmā: Khi các tỷ kheo muốn làm Bố Tát trong một khu rừng mênh mông thì khu vực bán kính bảy Abbhantara chung quanh chỗ tăng hội lúc đó trở thành một khu vực Sīmā tạm thời, không cần tuyên ngôn kiết giới hay vật mốc làm dấu ranh. Mỗi Abbhantara được xác định tương đương với hai mươi tám khuỷu tay của người trung bình. Vậy bảy Abbhan-tara là 196 khuỷu tay (gọi theo chữ cũ là hắc tay).
Sattāhakaraṇīya: Nghĩa bóng là duyên sự chính đáng. Khi tỷ kheo đã nguyện kiết hạ ba tháng mùa mưa ở nới nào đó, nếu không có một lý do hợp luật (xin xem chữ Vassāvāsa) thì không thể rời khỏi chỗ nhập hạ quá một đêm dù ban ngày có thể đi đâu đó để làm các Phật sự như tụng kinh, nghe pháp, thăm hỏi trưởng lão. Thuật ngữ trên đây được dùng gọi chung những công việc quan trọng không thể làm ngơ, phải nguyện rời trú xứ cách đêm, để hoàn tất công việc trong vòng bảy ngày. Nghĩa đen của chữ Pāli này là những việc phải làm xong trong bảy hôm, và trước lúc ra đi tỷ kheo phải chú nguyện sẽ trở về đúng hạn, không lâu quá bảy ngày.
Sattāhakālika: Châu Hạn Dược. Chữ gọi chung năm thứ được xem là dược phẩm như bơ đặc (navanīta), bơ lỏng (Sappi), mật ong (madhu), mật mía (phānita) và dầu ăn. Tỷ kheo bệnh chỉ được giữ năm món này trong bảy ngày, lâu hơn sẽ phạm tội Xả Đọa.
Sattu: Bánh làm bằng bột ngũ cốc. Chữ này cũng để gọi một thứ bột có trộn nghệ dùng để giữ kim may khỏi rỉ sét.
Satthaka: Loại dao nhỏ dùng trong việc may vá.
Satthakamma: Sự mổ xẻ hay phẩu thuật. Tỷ kheo có thể để người khác mổ xẻ để trị bệnh, nhưng nên tránh để thầy thuốc làm việc nhiều ở chỗ kín. Theo Mahāvagga.
Satthakadaṇḍa: Cán dao. Tỷ kheo nên tránh các chất liệu quý kim, bảo thạch.
Satthalūkha(cīvara): Một tên gọi khác của y áo tăng ni nói chung. Vì đức Phật cấm chế y áo tăng ni không được là một tấm vải nguyên, vốn dễ gợi lòng tham cho người khác (và bản thân mình), nên y phải được may lại bằng nhiều miếng vải rời theo hình thức một miếng ruộng với các ô vuông và chữ nhật liền nhau (xem chữ Cīvara). Xin đừng nhầm lẫn với kiểu y bá nạp có hàng trăm mảnh ghép nối cầu kỳ và lập dị hơn là đơn giản, thanh bần. Nghĩa đen của thuật ngữ này là thứ y phục được làm xấu đi bằng những đường cắt của dao kéo.
Saddhādeyyavinipātanā: Thất Cách Thọ Dụng. Nghĩa bóng của chữ này là trường hợp tỷ kheo đem tài vật cá nhân biếu tặng những đối tượng nằm ngoài tăng chúng hay cha mẹ. Đó cũng là một cách cô phụ tấm lòng những thí chủ dâng cúng cho mình với ý nghĩa hộ trì phạm hạnh khi sử dụng lễ phẩm không đúng chỗ. Theo Mahāvagga.
Saddhivihārika: Chữ gọi vị tỷ kheo hay sa-di đệ tử, người được mình tế độ cho thọ giới xuất gia (trao truyền giới phẩm) và theo luật thì thầy trò phải sống gần nhau ít nhất năm năm. Từ đó mới có chữ Saddhivihārika tức người đệ tử đồng trú.
Theo Luật Tạng, tình nghĩa thầy trò trong tăng chúng không khác gì quan hệ phụ tử. Khi thầy hay trò hữu sự (lâm nạn hay bị xử phạt) thì người kia không nên bỏ mặc. Trong mọi sự, người đệ tử không nên hành xử theo ý riêng mà không xin phép thầy tế độ. Nếu thầy tế độ hoàn tục, qua đời, hoặc không còn điều kiện sống gần nữa, đệ tử phải tìm đến y chỉ nơi một tỷ kheo trưởng lão mà mình nghĩ là xứng đáng.
Saddhivihārī: = Saddhivihārika.
Santaruttara: Tình trạng không giữ đủ tam y. Nếu dịch sát, chữ này nghĩa là chỉ có hạ y tức y nội (antaravā-saka) và thượng y tức y vai trái (uttarasanga) mà không có thêm Tăng-Già-Lê. Tỷ kheo không được vào khu dân cư trong tình trạng không có đủ tam y. Chỉ trường hợp đặc biệt như khi tỷ kheo bệnh, lúc đi sông suối vào các tháng mưa, hay trong thời gian năm tháng sau ngày thọ tăng y.
Santhata: Loại chiếu hay thảm len được dán keo, không phải do đan hay dệt. Tỷ kheo không được dùng loại thảm có pha trộn tơ tằm hay lông cừu. Tội Xả-Đọa. Thảm len hợp luật phải có ít nhất một nửa diện tích là màu đen và đã đươc ai đó sử dụng tối thiểu sáu năm trước khi đến tay tỷ kheo.
Sanniṭṭhānantika: Một trong tám lý do khiến tỷ kheo làm hỏng ý nghĩa tăng y (làm mất năm tháng đặc quyền) là ý định ra đi không trở lại trú xứ vừa thọ y.
Sannidhikāraka: Thuật ngöõ gọi sự cất giữ, tích lũy thức ăn. Tăng ni không được giữ lại thức ăn cách đêm. Thậm chí có những món được xem là thuốc trị bệnh (gồm mật ong, mật mía, bơ đặc, bơ lỏng và dầu ăn) cũng chỉ được cất giữ không quá bảy ngày. Các món thuốc men ngoài ra có thể giữ bao lâu tùy thích, dĩ nhiên tránh việc chất đống với số lượng quá mức cần thiết.
Sapadānacārikā: Tuần tự hóa duyên, chữ gọi phép đi khất thực không bỏ sót nhà nào với ý lựa chọn. Đồng thời cũng có nghĩa là hạnh khất thực mỗi ngày không gián đoạn của tỷ kheo trì hạnh Đầu-Đà (sapadāna-carika).
Saparikkamana: Sự quảng khoát cần có ở một miếng đất được tỷ kheo chọn làm nơi xây dựng trú xứ. Tính từ vách nhà phải đủ chỗ cho một con bò kéo cày hay có thể bắt thang. Tỷ kheo phải luôn có được sự chỉ định của chư tăng về vị trí xây cất (vatthudesanā) trước khi xây cất am thất riêng cho mình.
Sappaṭikamma-āpatti: Chữ gọi tất cả các tội có thể giải trừ sau khi vi phạm, nghĩa là chỉ trừ ra tội Ba-La-Di.
Sappi: Bơ lỏng (ghee), một trong năm thứ dược phẩm mà tăng ni có quyền cất giữ trong bảy ngày. Vì thời xưa bơ lỏng là thứ đắt đỏ, tăng ni không được xin về để dùng như thực phẩm.
Sabbakaṇha-cīvara: Hắc y, y thuần một màu đen. Tăng ni không được dùng.
Sabbatthapaññatti: Từ gọi chung những học giới được cấm chế không hạn chế địa phương, nghĩa là ở đâu cũng phải tuân hành như vậy.
Sabbanīlaka-cīvara: Thanh y, y thuần một màu xanh. Tăng ni không được dùng.
Sabbapītaka-cīvara: Y được nhuộm chỉ bằng màu vàng, không pha thêm màu khác. Tăng ni không được dùng.
Sabbamañjitthaka: Y nhuộm màu đỏ thẩm. Tăng ni không được dùng.
Sabbamattikamayakuṭikā: Loại am thất làm từ đất nung nguyên khối, bằng cách đắp đất sét thành hình dạng nhà ở rồi chất than hay củi nung chín như cách người ta làm đồ gốm. Không hợp luật.
Sabbamahāraṅgaratta-cīvara: Loại y có màu đỏ rực như lưng rết, không hợp luật.
Sabbamahānāmaratta-cīvara: Y có màu nhuộm vằn đốm như một chiếc lá sắp khô. Không hợp luật.
Sabbalohitaka-cīvara: Y nhuộm tuyền một màu đỏ máu, không hợp luật.
Sabhāgāpatti: Đồng tội. Chữ gọi trường hợp từ hai tỷ kheo trở lên phạm cùng một học giới giống nhau, như cùng ăn chiều mà chưa sám hối. Những vị như vậy không thể sám tội với nhau được, cả hai phải tìm vị khác hoặc một trong hai sau khi được trong sạch quay lại cho người kia sám tội với mình.
Samaṇuddesa: = Sāmaṇera.
Samaṇakappa: Chữ gọi chung những thứ vật chất hay thực phẩm đã được hợp thức hoá để tỷ kheo có thể sử dụng. Chẳng hạn trái cây phải được lấy hột ra tỷ kheo mới có thể thọ thực. Có nhiều cách hợp thức hóa: Dùng lửa (aggiparicita), dùng dao hay vật nhọn (satthaparicita) và dùng móng tay (nakhaparicita). Đôi lúc chỉ một dấu cắt sơ sài hay một vết móng cào nhẹ cũng có thể xem là hợp luật.
Samaṇakuttaka: Sa-môn giả hiệu, chữ gọi người tự đắp giáo phục để dễ dàng kiếm sống.
Samaṇabhatta-samaya: Lời mời ăn dành cho tu sĩ các tông phái nói chung, kể cả với tỷ kheo Phật giáo.
Samatha: Phép Diệt Tránh hay Tịnh Tranh, chữ gọi bày phương thức giàn xếp rắc rối tranh cãi trong tăng chúng. Chẳng hạn triệu tập các đương sự để cùng giải quyết trước mặt nhau, hay trưng cầu ý kiến tập thể, hoặc chư tăng cùng nhất trí lờ luôn chuyện đó không nhắc đến nữa. Đặc biệt nhất là trường hợp dùng tăng lệnh xác định một bị cáo nào đó là bậc La-Hán được miễn trừ hoàn toàn các cáo buộc. Dĩ nhiên ngày nay không còn cơ hội để áp dụng cả bảy phương thức này. Xin xem thêm trong Giới Bổn tỷ kheo về bảy phép Tịnh Tranh.
Samānasaṃvāsasīmā: Từ gọi một khu vực cương giới đã được chư tăng dùng tuyên ngôn và các vật mốc để xác định là địa điểm thực hiện các tăng sự. Xem chữ Sīmā.
Samānāsanika: Bạn đồng tọa, chữ gọi chung các tỷ kheo chỉ chênh lệch nhau từ ba hạ trở xuống có thể ngồi ngang nhau. Có nghĩa là một tỷ kheo năm hạ có thể ngồi chung với tỷ kheo ba hạ. Đó là nói trường hợp chỗ ngồi là một chiếc giường hay ghế có thể chứa nhiều người. Đặc biệt tỷ kheo phải tránh ngồi gần phụ nữ, hay bán nam bán nữ trong những chỗ ngồi có vẻ gần gũi, dễ chung đụng như vậy.
Samuṭṭhāna: Tội căn, hay điều kiện căn bản để cấu thành một tội trong Luật Tạng, ở đây nói đến ba nghiệp môn (thân, khẩu, ý). Trong bộ Parivāra có kể chi tiết mười ba trường hợp, nhưng đại lược là có những tội chỉ do thân môn hay khẩu môn cộng với ý môn đã đủ thành tội, có trường hợp phải hội đủ cả ba nghiệp môn mới kể là phạm tội, có trường hợp chỉ hình thành từ một nghiệp môn.
Samodhānaparivāsa: Huân Tội Cấm Phòng, chữ gọi trường hợp tỷ kheo phải chịu thêm ngày cấm phòng khi chưa giải trừ xong tội một Tăng Tàn. Tức phạm thêm tội Tăng Tàn khác trong lúc đang thụ phạt cấm phòng (parivāsa) hay trong thời gian sáu đêm Khiêm Hạnh. Xem chữ Parivāsa.
Sambādha: Chữ gọi tất cả những chỗ kín trong thân thể tỷ kheo, như nách, háng, hậu môn và bộ phận sinh dục. Tỷ kheo nên đặc biệt tránh việc phơi bày những chỗ này cho người khác nhìn thấy, kể cả lúc chữa bệnh. Tăng ni cũng không được cạo bỏ lông chỗ kín, trừ lúc trị thương.
Sambhāraseda: Cách trị bệnh thống phong (gout) bằng việc dùng các loại lá thuốc để xông hơi.
Sammajjanī: Cây chổi quét nhà.
Sammukhavikappanā: Xem chữ Parammukhavikappanā.
Sammukha-vinaya: Diện Tiền Tịnh Tranh. Một trong bảy phép Tịnh Tranh, giải quyết tranh cãi trong tăng chúng bằng cách triệu tập các đương sự đến trước tập thể để cùng giàn xếp. Có bốn tiêu chuẩn để làm nên một tăng sự loại này: Phải có sự hiện diện của tăng chúng (saṅghasammukhatā), phải có vấn đề tranh cãi cụ thể (dhammasammukhatā), giải pháp phải hợp luật (vinayasammukhatā), và cả hai phe tranh cãi phải cùng có mặt (puggalasammukhatā).
Phép Tịnh Tranh này được áp dụng cho một trong bốn trường hợp Vivādādhikaraṇa, Anuvādādhikaraṇa, Āpattādhikaraṇa, Kiccādhikaraṇa. Đôi lúc sự vụ được giao cho một nhóm hay một cá nhân tỷ kheo nào đó giải quyết (cách ủy nhiệm-Ubbāhika), cũng được gọi là Diện Tiền Tịnh Tranh.
Sammutikappiyabhūmi: Nhà kho hay chỗ cất giữ vật dụng hay lễ phẩm của chung tăng chúng một trú xứ, do chính chư tăng chỉ định vị trí và đề cử người chịu trách nhiệm trông coi.
Sarabhañña: Lối tụng kinh cao giọng, hợp luật, nhưng tỷ kheo không được tụng kinh như hát, trái luật.
Saritaka: Chữ gọi chung bột đá hay cát nhuyễn dùng giữ kim may khỏi bị sét.
Saritakasipāṭikā: Chữ gọi chung các loại giấy nhám hay vải có bôi sáp hoặc cát mịn để giữ kim may không bị sét.
Salākaggāha: Sự bỏ phiếu hay việc bỏ thăm. Một trong những cách trưng cầu ý kiến tăng chúng hay tìm nhân tuyển cho một sự vụ nào đó. Xem chữ Yebhuyyasika-vinaya.
Salākaggāhāpaka: Chữ gọi vị tỷ kheo có trách nhiệm đi gom lại các lá thăm (phiếu) sau một cuộc bỏ thăm của tăng chúng cho vấn đề gì đó. Xem chữ Yebhuyyasika-vinaya.
Salāka-vātapāna: Loại cửa sổ có các chấn song.
Salāka: Lá phiếu, lá thăm dùng trong các buổi trưng cầu hay thăm dò ý kiến hoặc tìm nhân tuyển. Chữ này cũng để gọi thanh gỗ được chèn giữa hai lớp vải trong lúc may y, không để đường chỉ xuyên qua cả hai lớp vải.
Salākabhatta: Đầu Phiếu Trai Phạn. Bữa ăn được cúng dường cho chư tăng qua cách rút thăm xem vị nào được đi. Đó là trường hợp có cùng lúc nhiều thí chủ mời thỉnh hay tổng số tỷ kheo đông hơn con số được thí chủ nêu ra.
Salākodhāniya: Cái giá để gác cây que chấm thuốc nhỏ mắt. Xem chữ añjanīsalāka.
Saddhivihārinī: = Sahajīvinī: Nữ đồ hay nữ đệ tử hay người nữ được tỷ kheo ni truyền giới cho xuất gia. Tình thầy trò bên ni chúng cũng phải được trân trọng như tình mẫu tử.
Sahubbhāra: Một trong tám trường hợp tỷ kheo làm hỏng mất các đặc quyền sau ngày thọ tăng y do rời khỏi trú xứ để tìm y với ý sẽ trở về, nhưng sau đó lại đổi ý và nhường lại cho vị khác thọ y Kaṭhina.
Sajīva: Điều huyết mạch hay vấn đề cốt tử. Đây là chữ đồng nghĩa với từ Học Giới (sikkhā) của tăng ni. Nghĩa đen của chữ này là những điều mà tăng ni phải suốt đời giữ lấy, chúng chính là sinh mạng của đời sống phạm hạnh, danh xưng tăng ni chỉ tồn tại qua các học giới. Đây cũng là lời giải thích vì sao trong Tương Ưng Bộ đức Phật đã gọi vị tỷ kheo hoàn tục là người tự sát.
Sāṭiyaggāhāpaka: Chữ gọi tỷ kheo thay mặt tăng chúng nhận y hay vải may y từ thí chủ.
Sāṇa: Một loại vải thô xấu dệt từ xơ cây, hợp luật.
Sādhāraṇapaññatti: Phổ Chế (chữ Biến Chế rất đắc cách nhưng dễ bị hiểu lầm). Từ gọi những học giới được cấm chế chung cho cả hai phía tăng ni.
Sāmaṃ-pakkaṃ-piṇḍaṃ: Chữ gọi chung những món ăn không cần nấu nướng, đã chín sẵn hoặc có thể ăn ngay. Theo luật, tỷ kheo không được tự tay nấu ăn nên khi khất thực chỉ nên nhận các món ăn loại này.
Sāmaggī-uposatha: Tăng Hòa Bố Tát. Chữ gọi lễ Bố Tát được thực hiện ngay khi tăng chúng đang cần có cơ hội để tái hiện sự đoàn kết từ một cuộc xích mích vừa xảy ra. Xem chữ Saṅgha-samaggī.
Sāmaṇera: Sa-di, giới phẩm chuẩn bị cho một người nam trước khi thọ đại giới để trở thành tỷ kheo. Hạn tuổi tối thiểu của Sa-di có thể chỉ là bảy tuổi, đủ trí khôn để xua đuổi một bầy quạ. Và một Sa-di phải giữ tròn Thập giới (tính hẹp) hay 105 giới (tính rộng). Trong đó có mười điều sau khi vi phạm coi như phải hoàn tục hay tái thọ Sa-di giới: Đó là năm điều giống hệt ngũ giới của cư sĩ, cộng thêm ba tội phỉ báng Tam Bảo và sách nhiễu tình dục tỷ kheo ni (xem chữ Bhik-khunīdūsaka). Đặc biệt điều cuối cùng này bị xem là tương đương với tội Ba-La-Di của tỷ kheo, nghĩa là suốt đời không được đắp y trở lại, dù ở giới phẩm nào. Khi vi phạm các học giới còn lại, Sa-di chỉ bị xử phạt tượng trưng.
Cũng giống trường hợp tỷ kheo, người muốn thọ giới Sa-di cũng không thể là người có các vấn đề về pháp luật, xã hội hay sức khỏe như dị dạng hay nan y tuyệt chứng.
Chữ Sāmaṇera nghĩa đen là con của Sa-Môn (tỷ kheo) có chữ đồng nghĩa là Samaṇuddesa, người tháp tùng tỷ kheo hay Sa Môn thứ phẩm.
Sāmaṇerapesaka: Chữ gọi vị tỷ kheo có trách nhiệm giao việc cho Sa-di.
Sāmaṇerī: Sa-Di-Ni, giới phẩm thấp nhất trong ni chúng, giai đoạn chuẩn bị cho hai năm Học Nữ (sikkhāmānā) trước khi thọ giới tỷ kheo ni.
Sālūkapāna: Nước ép từ rễ sen hay súng, tỷ kheo có thể dùng buổi chiều.
Sāvajjapaññatti: Chế Ác học giới. Chữ gọi những học giới có nội dung ngăn cấm những điều bất thiện trong cách nhìn của cả ngoài đời trong đạo. Chẳng hạn các học giới giống với ngũ giới, đạo đời đều nhận là chuyện không nên.
Sāvanantikā: Một trong tám trường hợp tỷ kheo làm hỏng các đặc quyền sau ngày thọ y Kaṭhina. Xem chữ Kaṭhina-uddhāra.
Sāvasesā-āpatti: Tội Khả Phục. Chữ gọi sáu loại tội sau của giới bổn, trừ ra tội Ba-La-Di (tội bị gọi là Anavasesāpatti, tội tuyệt hậu). Sáu tội trên đây được gọi thế vì tăng ni sau khi vi phạm vẫn còn phương tái phục.
Sikkāsammuti: Theo luật thì tỷ kheo vô bệnh không được đeo bình bát bằng dây (sikkā), và phải ôm bát bằng hai tay. Nhưng trường hợp tỷ kheo bệnh thì được đặc cách xài được. Chuyện đặc cách này được gọi là Sikkā-sammuti, lệnh tăng cho đeo dây bát!
Sikkhāmānā: Học nữ hay Thất Xoa Ma Na, giới phẩm trên Sa di ni và dưới tỷ kheo ni. Giai đoạn Học Nữ chỉ kéo dài hai năm, không thể nhiều hay ít hơn và đây là giới phẩm bắt buộc phải trải qua trước khi thọ giới tỷ kheo ni. Học Nữ chỉ giữ sáu học giới (giống hệt Đạo sĩ giới) là ngũ giới cộng thêm giới cấm ăn sau ngọ.
Phụ nữ đã có chồng rồi xuất gia làm Học Nữ (sau khi là Sa-di ni) thì gọi là Gihīgatā-sikkhāmānā (Bán thế học nữ). Gái chưa chồng đã đi xuất gia làm Học Nữ thì gọi Kumāribhūtasikkhāmānā (Đồng Xử Học nữ) hay Mahā-sikkhāmānā (Đại Học nữ). Vì thời xưa có tục tảo hôn, nên luật có quy định Bán thế học nữ phải trên mười tuổi (có chỗ nói cụ thể là từ mười hai tuổi), nhưng gái chưa chồng thì phải tối thiểu mười tám tuổi mới được tu lên Đồng Xử Học Nữ. Phải chăng việc từng trải cũng giúp người ta vững vàng hơn!
Sikkhā: Đây là một chữ đa nghĩa trong Phật giáo. Có lúc chữ này có nghĩa là các học giới được đức Phật cấm chế cho tăng ni và cư sĩ nói chung. Đôi khi chữ này chỉ chung cho Tam Học. Theo giáo nghĩa Nam Truyền, Giới Học là tất cả giới luật, Định Học là pháp môn Chỉ Tịnh (samatha) và Tuệ học là pháp môn Tuệ Quán (vipassanā).
Sikkhāpaccakkhāna: Sự xả giới hay hoàn tục bằng một lời xác nhận trong tình trạng tâm trí tỉnh táo, đầy đủ ý thức. Có vậy tăng ni mới không còn là tăng ni nữa. Bộ Kankhāvitaranī giải thích rằng phải có đủ sáu yếu tố mới khiến ý xả giới có hiệu lực: Lòng quả không còn tha thiết đời phạm hạnh (citta), ý nguyện đó phải biểu tỏ bằng lời cho người khác nghe, không thể bằng chữ viết hay điệu bộ (payoga), lời tuyên bố xả giới phải nhắm ngay thời điểm hiện tại, như không thể báo trước ngày thọ giới (kāla), cả người nói lời xả giới lẫn người làm chứng đều phải trong tình trạng tỉnh táo hoàn toàn (puggala), và tăng ni phải ý thức rõ là mình đang nói lời xả giới (vijānana). Theo Cullavagga, tỷ kheo ni đã hoàn tục không thể xuất gia trở lại.
Sikkhāpaccakkhātaka: Người vừa nói lời xả giới một cách hợp luật, được kể vào các đối tượng bị khai trừ (vajjanīyapuggala) đối với tất cả tăng sự.
Sikkhāpada: Nghĩa rộng là tất cả giới luật của tăng tục. Nghĩa hẹp là hầu hết giới bổn tăng ni, trừ ra bảy phép Tịnh Tranh.
Sikkhāsammuti: Chữ gọi tăng sự của ni chúng cho phép sa-di-ni thọ giới Học nữ.
Siṅgiloṇakappa: Một trong các quan điểm của nhóm tỷ kheo Vajjīputta cho phép tỷ kheo được dùng ống đựng muối làm bằng sừng thú. Dĩ nhiên trái luật.
Sitthakatela: Một loại dầu bôi mỹ phẩm, không hợp luật.
Sitāloḷi: Thứ nước bùn lấy từ các luống cày, được dùng để hóa giải cơn phấn khích sau khi tỷ kheo uống nhầm thuốc kích dục. Xem chữ Gharadinnakābādha.
Sīpādī: Người bị bệnh phù chân voi, không được thọ đại giới.
Sīmā: Khu cương giới hay kiết giới được chư tăng ấn định ở địa điểm nào đó để làm chỗ họp chúng thực hiện các tăng sự. Có hai loại cương giới Sīmā:
1) Baddhasīmā (còn gọi Khaṇḍasīmā, Samānasaṃvāsasīmā hay Avippavāsasīmā): Tức khu vực được ấn định là cương giới sau hai lần tuyên ngôn và đòi hỏi phải có các vật mốc làm dấu ranh đất. Ngoài ý nghĩa là chỗ làm tăng sự, cũng có thể là chỗ cư ngụ của tăng chúng.
2) Abaddhasīmā: Khu cương giới được chư tăng giả định tạm thời giữa rừng núi, không cần tuyên ngôn và vật mốc, chỉ để thực hiện các tăng sự.
Vật mốc làm dấu ranh cho khu vực Sīmā có thể là núi non, cây cối, đường lộ, sông rạch, rừng rậm, ao hồ, thậm chí một gò mối hay bốn hòn đá tảng. Ý nghĩa tinh thần hay tác dụng của một khu vực Sīmā là để tăng chúng không bị manh mún, rời rạc. Làm gì cũng phải đoàn kết, hợp quần, tập trung.
Khu vực Sīmā có thể là một cây cầu lớn ngang sông hay một chiếc thuyền to, miễn là đủ kiên cố để chịu đựng sức nặng của tối thiểu hai mươi tỷ kheo và có thể tồn tại lâu ngày, tức không phải vật tạm bợ nhất thời.
Luật định trước khi tuyên ngôn kiết giới một cương giới mới, để tránh chồng chéo lên một khu Sīmā cũ, chư tăng phải thực hiện một việc mang tính thủ tục là tuyên ngôn xả bỏ giá trị của một Sīmā được giả định hay xác định là đã có sẳn ở đó. Thuật ngữ gọi đây là phép Sīmāsamūhana (giải thể cương giới cố hữu).
Khu đất Sīmā phải hoàn toàn biệt lập và liền lạc liên lũy, không thể rời rạc bằng một sự đan xen, chen kẻ bởi một không gian trung gián. Chu vi tối đa của khu Sīmā không được vượt quá ba Do-Tuần (mỗi Do-Tuần là bảy dặm Anh, một dặm Anh là 1.6 cây số). Và chỗ Sīmā hẹp nhất cũng phải đủ chỗ cho hai mươi mốt tỷ kheo ngồi thoải mái.
Từ những chi tiết trên, có đến mười một trường hợp Sīmā không hợp luật, tức không thể là nơi thực hiện các tăng sự: Sīmā quá hẹp (atikhuddā-sīmā), Sīmā quá rộng (atimahatī-sīmā), Sīmā có vật mốc không nguyên vẹn như lúc đầu (Khaṇḍanimitta-sīmā), Sīmā không có vật mốc do bị mất hay lúc tuyên ngôn vốn đã không có (animitta-sīmā), Sīmā lấy bóng che của cái gì đó làm vật mốc (chāyānimitta-sīmā), Sīmā mới nằm bên cạnh khu Sīmā cũ (bahisīme thitasammatā-sīmā), Sīmā nằm trên sông (nadiyā-sīmā), Sīmā nằm trên biển (samudde-sammatāsīmā), Sīmā nằm trên hồ thiên nhiên (jātassara-sīmā), Sīmā này giáp mí với sīmā kia (Sīmāya sīmaṃ sambhindantā sīmā), Sīmā này nằm giữa Sīmā kia (Sīmāya sīmaṃ ajjhottharantā sīmā). Theo Samantapāsādikā.
Sīmātikkantā: Một trong tám trường hợp tỷ kheo làm hỏng đặc quyền thọ tăng y khi đương sự rời khỏi trú xứ để tìm y và sau đó trở về sau khi thời hạn tìm y đã qua mất. Xem chữ Kaṭhina-uddhāra.
Sīmā-samūhana: Tăng sự giải thể sīmā cũ được giả định hay xác định là đã có sẵn nơi sắp kiết giới (khi chư tăng muốn làm lại một Sīmā mới rộng hay hẹp hơn chẳng hạn). Theo Samantapāsādikā.
Khi một Avippavāsasīmā (nơi có thể xa tam y) được xả bỏ thì ý nghĩa đồng trú của Samānasaṃvāsasīmā (nơi tăng chúng hợp quần làm các tăng sự) cũng lập tức không còn nữa.
Sīlavipatti: Giới tổn thất. Chữ gọi trường hợp tăng ni phạm vào một rong hai loại trọng giới nặng nhất trong giới bổn (Ba-La-Di và Tăng Tàn).
Sugataṅgula: “Ngón tay của đức Phật”, một đơn vị đo chiều dài đặc hữu trong Luật Tạng Pāli, tương đương 2.5 cm.
Sugatavidatthi: Gang tay của đức Phật, một đơn vị đo chiều dài được xem là đặc hữu của Luật Tạng Pāli khi nói về kích thước y áo hay liêu thất của tỷ kheo. Theo Samantapāsādikā và Kaṅkhāyojanāmahāṭīkā thì một gang tay của đức Phật dài bằng ba gang tay người trung bình (majjhimapurisa) hay một khuỷu rưỡi, tính theo đơn vị Vaddhakī-hattha (khuỷu tay thợ mộc!).
Suttuddesa-uposatha: = Saṅgha-uposatha.
Chữ Sutta trong hợp từ trên đây được hiểu là Pāṭimokkha. Xem chữ Uposatha.
Suttalūkha: Lối mạng y bằng những đường chỉ nhìn như tấm lưới, để vá chỗ rách hoặc để làm hoại sắc (dubbaṇṇakaraṇa) cho y bớt đẹp mắt!
Suddhantaparivāsa: Xem chữ Parivāsa.
Supaṭicchanna: Nghĩa đen là sự khéo che đậy, nghĩa bóng là sự kín đáo dễ nhìn của tăng ni khi mặc y áo: Trên phải kín cổ, kín cùi chỏ và dưới thì quá gối một cách hợp luật.
Surā: Rượu nói chung. Luật kể có bốn loại: Rượu lúa mạch (piṭṭhasurā), rượu nếp (pūvasurā), rượu gạo (odanasurā) và rượu pha hỗn hợp (kiṇṇapakkhittā). Những liệt kê đó chỉ mang tính tượng trưng, tứ chúng Phật giáo tuyệt không được ăn uống bất cứ thứ gì gây say.
Sūkarantaka: Loại dây nịt đơn giản như đuôi con heo, có móc khóa ở một đầu. Tỷ kheo được phép dùng.
Sūci: Kim may y phục, tăng ni dùng được.
Sūcikā: Chốt, then gài cửa (bolt). Chữ này cũng có nghĩa là cái chìa khóa (key).
Sūcighara: = Sūcināḷikā: Hộp đựng kim chỉ. Tỷ kheo nên tránh các chất liệu quý kim, bảo thạch hay ngà, sừng, xương thú.
Sekhiyā: Ưng học pháp. Chữ gọi chung các tế hạnh được kể trong giới bổn, nội dung xây dựng nếp sinh hoạt trang nghiêm trong chuyện ăn mặc, đi đứng, nói năng. Tỷ kheo không giữ đúng sẽ phạm Tác Ác, tỷ kheo ni bị Ba Dật Đề.
Sekkhasammuti: Tên gọi một loại tăng lệnh đặc biệt nhằm đề nghị tăng ni không tiếp tục khất thực trước nhà một cư sĩ đã tận hiến gia sản cho Tam Bảo đến mức bị khánh kiệt nghiêm trọng. Dĩ nhiên nếu đương sự chủ động lên tiếng mời thỉnh hay khi lâm bệnh cần thấy chư tăng thì lại là chuyện ngoại lệ. Tỷ kheo cố ý ghé nhà người cư sĩ như vậy khi không có lý do chính đáng sẽ phạm tội Ưng Phát Lộ.
Thuật ngữ trên đây nghĩa đen là lệnh vinh danh hiền sĩ, xem cư sĩ kia giống hệt một thánh cư sĩ (sekha).
Seṇī: Chữ gọi một dạng nghiệp đoàn bao gồm các thành phần mặt mũi trong xã hội thời xưa, như thương gia và cả giới quan viên. Tuy việc ai nấy làm nhưng khi cần giải quyết chuyện công thì người nào trong đó cũng có tiếng nói. Ni chúng trước khi tế độ cho ai xuất gia phải báo cho nghiệp đoàn này biết để tránh trường hợp người xin tu kia có vấn đề về nhân thân, như gái trốn chồng hay tù vượt ngục.
Tỷ kheo ni độ kẻ xấu xuất gia mà không báo qua các tổ chức xã hội có thẩm quyền thì phạm tội Tăng Tàn.
Sedakamma: Cách xông hơi để trị bệnh thống phong.
Senāsana: Hán dịch là sàng tọa, nghĩa đen là chỗ nằm ngồi nói chung. Nhưng thuật ngữ này phải được hiểu là gồm luôn cả nơi cư ngụ. Bởi tỷ kheo xưa phần lớn đều thường xuyên sống ngoài rừng núi, vườn cây, nói chung là bên ngoài phòng ốc, nên chỗ ngồi và chỗ nằm thường chỉ là một. Và chỗ có thể nằm ngồi cũng chính là trú xứ của vị đó vậy.
Senāsanagāhā: Việc bố xứ. Chữ chỉ việc sắp xếp chỗ ở cho các tỷ kheo trong một trú xứ, đặc biệt lúc sắp vào mùa an cư.
Senāsanagāhāpaka: Vị tri xứ. Chữ gọi vị tỷ kheo có trách nhiệm sắp xếp, an bày chỗ ở cho tăng chúng trong một trú xứ.
Senāsanapaññapaka: Vị tri khách. Chữ gọi vị tỷ kheo chuyên trách an bày trú xứ cho khách tăng.
Senāsanavatta: Chữ gọi chung các bổn phận của tỷ kheo khi thường trụ tại trú xứ nào đó. Chẳng hạn các việc giữ sạch chỗ ở, coi sóc ghế giường chăn đệm, mùng mền của tập thể. Đặc biệt đối với tăng khách, tỷ kheo thường trú nên cư xử hợp lẽ và hòa ái như đối với thầy bạn hay huynh đệ thân thiết của mình.
Seyyā: Do nếp sống giản ước của tỷ kheo nguyên thủy, chữ này chỉ chung cho các thứ giường, chõng, nệm, chiếu bằng các thứ chất liệu hợp luật như lá, cỏ, rơm, vải,… Vì các vị có thể chỉ được một trong các thứ này để làm chỗ ngủ.
Sopāna: Cầu thang.
Sobhaṇa: Viền, mép, biên ngoài của y phục hay nói chung những thứ được may bằng kim chỉ.
Hattha: Cánh tay. Chữ này còn có nghĩa là một khuỷu tay, chữ cũ chư tăng Nam Tông Việt Nam vẫn gọi là hắc tay, tức chiều dài từ cùi chỏ ra đến đầu ngón tay giữa. Đây là một trong những đơn vị đo chiều dài thường thấy trong Luật Tạng Pāli.
Hatthacchinna: Người cụt tay, bất luận là cụt đến đâu. Hạng này không được thọ đại giới, nhưng chuyện dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu, chỉ riêng thầy tổ phạm Tác Ác.
Hatthattharana: Thảm trải trên lưng voi. Tỷ kheo có thể bất đắc dĩ ngồi được, nhưng không thể nằm trên đó.
Hatthapallatthikā: Cách ngồi bó gối, hai tay vòng lấy đầu gối.
Hatthapādacchinna: Người cụt hết tay chân, không thể thọ đại giới. Nhưng nếu chuyện dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu, chỉ thầy tổ bị tội Tác Ác.
Hatthābharaṇa: Gọi chung đồ trang sức đeo tay.
Hatthisoṇḍaka: Cách quấn y nội cuộn tròn phía trước, nhìn như vòi voi, không đúng luật.
Hammiya: Kiểu nhà nhiều phòng và tầng trên có một phòng lớn thay cho mái vòm. Tăng chúng có quyền xây cất và cư ngụ tập thể.
Hammiyagabbha: Gian phòng chính ở tầng trên của kiểu kiến trúc Hammiya. Xem chữ Hammiya.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét