Iddhi
Danh từ iddhipàda được giải thích là: ijjhanam iddhi. Iddhi là sự kiện đã thành công, đã hoàn thành tròn đủ, hay đã hoàn tất viên mãn. [2]
Trong Giáo Huấn của Ðức Phật có năm iddhis. Ðó là:
1. Abhinneyyesu dhammesu abhinnà-siddhi, [3]Ðó là năm thành công (iddhis) chánh yếu trong Giáo Huấn của một vị Phật (Buddha Sàsana).
2. Parinneyyesu dhammesu parinnà-siddhi,
3. Pahàtabbesu dhammesu pahàna-siddhi,
4. Sacchikàtabbesu dhammesu sacchikiriya-siddhi,
5. Bhàvetabbesu dhammesu bhànanà-siddhi.
1. Viên mãn hoàn tất, hay thành công, trong sự đặc biệt thông hiểu những sự vật mà sự hiểu biết đặc biệt thâm sâu phải được thâu thập, những sự vật như rùpa (sắc pháp) nàma (danh pháp);
2. Viên mãn hoàn tất, hay thành công, trong sự thông hiểu đầy đủ những điều mà sự hiểu biết đầy đủ phải thành tựu, những điều như dukkha sacca (Ðau Khổ, Chân Lý Thâm Diệu về Ðau Khổ);
3. Viên mãn hoàn tất, hay thành công, trong nhiệm vụ diệt trừ những điều phải được diệt trừ, những điều như samudaya sacca (Nguyên Nhân Sanh Ðau Khổ, Chân Lý Thâm Diệu về Nguyên Nhân của Ðau Khổ);
4. Viên mãn hoàn tất, hay thành công, trong nhiệm vụ chứng ngộ những điều phải được chứng ngộ, như nirodha sacca (Chấm Dứt Ðau Khổ, Chân Lý Thâm Diệu về sự Chấm Dứt Ðau Khổ);
5. Viên mãn hoàn tất, hay thành công, trong nhiệm vụ trau giồi và phát triển, những việc như magga sacca (Con Ðường Chấm Dứt Ðau Khổ, Chân Lý về Con Ðường dẫn đến Chấm Dứt Ðau Khổ).
Abhinnà-siddhi có nghĩa: viên mãn hoàn tất nhiệm vụ thông hiểu các paramattha dhammas (chân lý cùng tột, hay chân đế) mà trước kia, khi còn đứng ngoài Giáo Huấn của một vị Phật, mình không hiểu biết. Một cách rốt ráo, Abhinnà-siddhi là thông suốt Abhidhammattha Sangaha [4] (Vi Diệu Pháp Toát Yếu, sơ lược tất cả giáo lý chánh yếu của Tạng Luận).
Parinnà-siddhi có nghĩa: viên mãn hoàn thành nhiệm vụ hiểu biết đầy đủ dukkha sacca (Chân Lý Thâm Diệu về sự Khổ), hoặc qua sự thông suốt lakkhana (những đặc tướng), rasa (những cơ năng), paccupatthàna (những biểu hiện), và padatthàna (những nguyên nhân kế cận), hoặc qua sự thấu hiểu ba đặc tướng anicca (vô thường), dukkha (khổ) và anattà (vô ngã) của vạn pháp.
Pahàna-siddhi có nghĩa: viên mãn hoàn tất nhiệm vụ khắc phục, loại trừ (pahàna), tức tận diệt, các kilesas (ô nhiễm), vốn là sammudaya sacca (Chân Lý Thâm Diệu về Nguyên Nhân của Ðau Khổ). Trong sách nầy, vì điểm chánh yếu là thành đạt mức độ thấp nhất của bậc Tu-Ðà-Huờn (sotàpanna), tức "Bon-sin-san" sotàpanna, chớ không nhắm đến các tầng Thánh cao hơn, nên công trình viên mãn hoàn thành nhiệm vụ diệt trừ sakàya-ditthi (Thân Kiến) là pahàna-siddhi. Nhiệm vụ loại trừ vicikicchà (hoài nghi) nằm trong nhiệm vụ diệt trừ sakàya-ditthi (Thân Kiến).
Sacchikiriya-siddhi có nghĩa: viên mãn hoàn tất nhiệm vụ chứng ngộ nirodha-sacca (Chân Lý Thâm Diệu về sự Chấm Dứt Ðau Khổ) cả hai, về mặt tâm linh cũng như về phương diện thể chất.
Bhàvanà-siddhi có nghĩa: trau giồi ba sikkhàs (pháp Tu Học) về sìla (Giới), samàdhi (Ðịnh) và pannà (Tuệ) cho đến khi thành đạt lokuttara magga sacca (Thánh Ðạo dẫn đến Chấm Dứt Ðau Khổ).
Ðây cũng là viên mãn thành công bảy giai đoạn thanh lọc (Thanh Tịnh Ðạo) khởi đầu với Giới Tịnh và những phân hạng phụ, hợp thành nhiều loại iddhi, trong ý nghĩa nhiều loại khả năng trong phạm vi của nó.
Iddhipàda
Danh từ được giải thích là: iddhiyà pàdo iddhipàdo, tức là căn cội hay nền tảng để viên mãn hoàn tất hay để tiến đến mức toàn hảo (thành công hay khả năng) [5]
Có bốn loại iddhipàdas (Như ý Túc). Ðó là:
1. Chandiddhipàdo (chanda, dục như ý túc)Chanda có nghĩa (nhiệt tâm), nóng lòng mong muốn được có, hết lòng muốn thành đạt, muốn tiến đến, muốn hoàn tất viên mãn, muốn thành tựu. ý muốn ở đây là cực kỳ mong muốn, ý muốn ở mức cao độ. Không có bất luận chi, bên trong hay bên ngoài cá nhân ta có thể cản ngăn lòng ham muốn ấy. Ðây là loại ham muốn đưa đến ý nghĩ, "Nếu không thành đạt điều nầy trong kiếp sống hiện tại ắt ta không thể an tâm. Thà chết còn hơn sống mà không làm được như ý nguyện."
2. Viriyiddhipàdo (viriya, tấn như ý túc)
3. Cittiddhipàdo (citta, tâm như ý túc)
4. Vimamsiddhipàdo (vimamsa hay pannà, trạch pháp, hay tuệ như ý túc).
Ðây là loại mong muốn mà vào thời Ðức Phật Kassapa [6], Vua Dhammasonda [7] xứ Benares hằng ôm ấp dưỡng nuôi trong lòng khi Ðức vua tự nghĩ, "Làm vua như ta đây có ích gì nếu không nghe được một thời Pháp của Ðức Phật Kassapa?" Rồi Ngài từ bỏ ngai vàng, ra đi, quyết lòng tìm một người có thể lặp lại cho mình nghe một thời Pháp của Ðức Phật Kassapa, bất luận dài hay ngắn thế nào, dầu chỉ vỏn vẹn một câu kệ cũng được.
Một nguyện vọng thiết tha như vậy có thể dịu bớt nếu được thỏa mãn như trường hợp vua Bimbisàra [8], Bà Visàkhà, và Trưởng Giả Anàthapindika [9]. Chỉ đến khi nhoáng thấy dấu hiệu mơ hồ rằng điều mong muốn có thể thành đạt nhưng không hoàn toàn viên mãn, rằng tâm trở nên bấn loạn và có ý nghĩ phát sanh rằng thà chết còn hơn sống mà không thỏa mãn được nguyện vọng.
Cũng có những thí dụ tương tợ như trường hợp Vua Temiya [10], Vua Hatthipàla [11], những vì vua, những vương hầu quý phái và những trưởng giả giàu sang thời Ðức Phật đã từ bỏ đền đài cung điện, xa lìa đoàn tùy tùng hầu cận và cuộc sống xa hoa trên nhung lụa để sống đời tỳ khưu (bhikkhu) trong Giáo Huấn của Ðức Phật.
Viriya, tinh tấn, hay tấn như ý túc, có nghĩa sammappadhàna viriya, chánh cần, cùng chung với bốn đặc tánh của nó [12]. Người có đức hạnh chuyên cần như vậy tự thấm nhuần ý nghĩ rằng mục tiêu có thể thành tựu nếu mình tận lực cố gắng. Người ấy không rủn chí dầu có ai bảo rằng mình sẽ trải qua trăm ngàn khó khăn khổ nhọc. Ngưòi ấy không sờn lòng dầu thật sự gặp những hoàn cảnh cực kỳ gian lao kham khổ. Người ấy không thối chí dầu nghe nói rằng mình phải gia công tinh tấn trong nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm. Người ấy không nản lòng dầu thật sự gia công tinh tấn chuyên cần suốt thời gian lâu dài như thế ấy.
Những người mà hạnh tinh tấn còn yếu kém suy nhược thụt lùi trước nhiệm vụ khi chạm trán với những khó khăn cần phải tinh tấn chuyên cần. Họ thối lui khi nghe nói phải xa lìa bạn bè thân thuộc. Họ rụt rè e ngại trước viễn ảnh cần phải ăn uống đạm bạc, ngủ nghỉ phải tiết độ. Họ lùi bước trước viễn ảnh phải thực hành thiền tập lâu dài.
Tâm (citta), tâm như ý túc, có nghĩa bám chặt vào những iddhis, thành công, khi gặp Giáo Huấn (Sàsana) và nghe Giáo Pháp. Ðây là sự bám níu cực kỳ nhiệt thành và dõng mãnh.
Mặc dầu sống giữa những gì tốt đẹp và xa hoa của thế gian, giữa những quyền thế, tiền của và phước báu dồi dào, giữa những kinh sách quý báu và hết lòng nghiên cứu học hỏi, ta không mãi mê chìm đắm trong đó mà lúc nào cũng hướng tâm về những iddhis, như ý túc. Ta chỉ toại nguyện và an lòng khi gom tâm chăm chú vào những vấn đề liên quan đến iddhis, như ý túc. Cũng như nhà luyện kim tỉ mỉ chú tâm vào, và chỉ để ý đến, trạng thái biến chất của vàng hay bạc, mà không nghĩ đến gì khác, quên cả ăn uống ngủ nghỉ, không hay biết đến bất luận gì khi đi ra ngoài. Tâm, citta, lúc nào cũng miệt mài chăm chú vào bản chất iddhis.
Vimamsà (trạch pháp) có nghĩa: sáng suốt hiểu biết rõ ràng, nhận chân tầm quan trọng của những khổ đau trong cảnh địa ngục, và những hoàn cảnh bất hạnh triền miên trải dài theo vòng quanh những kiếp sinh tồn của vòng luân hồi. Ðó là sự hiểu biết có thể nhận thấy lợi ích đặc thù của iddhis, như ý túc. Ðó là sự hiểu biết có thể tiềm ẩn và sâu kín nằm trong những pháp khó hiểu, và trong bản chất của những pháp (dhammas) khó thấu ấy. Một người đã có nhiều hiểu biết như thế không còn tìm vui thích trong cuộc rượt bắt những lạc thú trần tục, ngoại trừ chạy theo những iddhis, như ý túc. Người ấy chỉ mãn nguyện khi nắm vững những iddhis, như ý túc, uyên thâm và sâu thẳm. Giáo Pháp càng thâm sâu, nguyện vọng thành đạt Giáo Pháp càng nhiệt thành và mạnh mẽ.
Người có một trong bốn như ý túc, tức bốn Căn Bản của Sự Thành Công (iddhipàda) không thể còn chấp nhận hay ngụy biện rằng trong kiếp sống hiện tại nầy mình không thể gia công chuyên cần tinh tấn nhằm vững chắc kiên cố trong pháp Niệm Thân (kàyagatà-sati) và trong những mức độ cao hơn của Giáo Huấn (sàsana) như bảy giai đoạn thanh lọc tâm (Thanh Tịnh Ðạo, visuddhi). Chỉ có những người không bao giờ có "căn bản" nào trong Bốn Căn Bản của sự Thành Công (Tứ Như ý Túc) và không thể nhìn thấy sự khác biệt giữa trạng thái nông cạn và trạng thái uyên thâm của đời sống, không thể phân biệt lớp bề mặt bên ngoài và những gì thâm sâu huyền diệu nằm bên trong giáo pháp (dhamma), chỉ có những người ấy mới chấp nhận và ngụy biện rằng mình không thể chuyên cần cố gắng và đành sống dể duôi hờ hửng.
Người đã có một trong bốn Như ý Túc (iddhipàdas), có thể thành đạt thêm những Như ý Túc còn lại -- tùy theo số lượng ba-la-mật đã được tích trữ -- cho đến khi tiến đạt đến những lokuttara iddhi, Như ý Túc Siêu Thế, hoặc trong kiếp nầy hoặc trong kiếp kế sau ở một cảnh trời. Trường hợp của những vị có hai, hay ba, hoặc bốn Như ý Túc thì không cần phải bàn thảo dong dài thêm nữa.
Trường hợp những người không có "căn bản nào của sự thành công" nên cố gắng thành đạt một trong Tứ Như ý Túc (iddhipàdas). Những vị nầy nên chỉ chấp nhận và ngụy biện rằng mình không thể làm được bởi vì mình không có ý muốn thành đạt những lợi ích cao siêu của Giáo Huấn (sàsana), như Tứ Niệm Xứ (satipatthàna). Những vị ấy nên xem sự chấp nhận không thể làm được ấy là con đường xa lộ đưa ngay vào bốn cảnh khổ (Apàya-loka). Như vậy, các vị nầy nên học hỏi, nghiên cứu, và nghiền ngẫm suy gẫm những lời dạy trong Kinh sách [13] làm phát sanh ý muốn chân thành, lòng thúc dục (chanda). Những vị nầy nên đến gần một vị thầy có thể khơi động, làm phát sanh nhiệt tâm của mình và nương tựa nơi vị thầy ấy.
Do đó Ð?c Phật dạy:
Chandiddhipàdam bhàveti, Viriyiddhipàdam bhàveti,Vài người, chưa có "như ý" (iddhi) nào mà không cố gắng thành đạt "Như ý Túc" (iddhipàda). Nếu không nóng lòng mong muốn (chanda), ắt họ không biết rằng cần phải có tâm nhiệt thành mong muốn như vậy. Họ là những người chấp nhận và ngụy biện là mình chịu thua, không làm được. Trường hợp tinh tấn, tâm, và trạch pháp (viriya, citta, và vimamsà) cũng dường thế ấy.
Cittiddhipàdam bhàveti, Vìmamsiddhipàdam bhàveti.
Vị ấy trau giồi lòng nhiệt thành, tinh tấn, tâm và trạch pháp như Căn Bản của sự Thành Công (Như ý Túc).
Vững chắc gom tâm vào pháp kàyagatàsati, niệm thân, có nghĩa là kiên cố pàda, đặt nền tảng. Nghiên cứu học hỏi những tích chuyện đề cập đến tình trạng khẩn cấp samvega [14] phải nghiêm túc khép mình vào kỷ cương những giới luật của người đạo sĩ ẩn dật (dhutanga, hạnh đầu đà) và những pháp hành tương tợ, là kiên cố tinh tấn (viriya). Vững chắc đi sâu vào những vấn đề thâm sâu của Giáo Pháp, như Tứ Ðại (mahà-bhùta: đất, nước, lửa, gió) là kiên cố trong vimamsà, trạch pháp.
Nếu thành đạt một trong bốn Căn Bản của sự Thành Công, Như ý Túc, ắt có thể chắc rằng những iddhis [15], Như ý tương đương sẽ được thành tựu, tùy theo pàrami, ba-la-mật của mình tích trữ. Vì lẽ ấy Chú Giải nói rằng người không có "căn bản của sự thành công" (Như ý Túc) giống như con của hạng Candàla [16], trong khi người có những Như ý Túc như con của vị Hoàng Ðế. Con của hạng Candàla ắt không bao giờ có triển vọng trở nên hoàng đế bởi vì không có "căn bản" (pàda) để thành đạt trạng thái "Con của Hoàng Ðế". Nhưng Con của một vị Hoàng Ðế thì lúc nào cũng dưỡng nuôi hy vọng trở nên Hoàng Ðế bởi vì đã có sẵn "căn bản" để trở thành.
Do đó, người khôn ngoan sáng suốt ngày nay phải tận lực thành đạt Tứ Như ý Túc, Iddhipàda, bốn căn bản của sự thành công, nhằm loại trừ lãnh vực rộng lớn của Thân Kiến (sakkàya ditthi) và thành tựu -- trong Giáo Huấn (Sàsana) của vị Phật hiện tại -- những lợi ích cao thượng nhất có thể được thành tựu, tùy ba-la-mật của mình.
Ghi chú:
[1] Theo Buddhist Dictionary của Ngài Nyanatiloka (được người dịch tóm lược), iddhi là "Năng Lực Thần Thông", "Thần Lực". Ariyà-iddhi là khả năng kiểm soát ý nghĩ của mình như thế nào để có thể giữ tâm luôn luôn bình thản, không chao động. Iddhi-pàda, "Ðường Ðến Thần Lực" hay "Con Ðường Hướng Ðến Thành Công", là bốn phẩm hạnh hợp thành Con Ðường dẫn đến Ðạo và Quả, gọi là Tứ Như ý Túc, cũng được gọi Tứ Thần Túc.
[2] Xem thêm "The Path of Purification" (Visuddhi Magga, Thanh Tịnh Ðạo), do Ðại Ðức Nànamoli chuyển dịch (ấn bản thứ nhì, Colombo 1964), chương XII, & 20-22, 44. Nơi đây được thấy danh từ iddhi và iddhipàda không chỉ đề cập đến các năng lực thần thông như đôi khi được giả thuyết. Trong đoạn văn nầy iddhi có nghĩa là thực hành Giáo Pháp một cách "thành công", và có bốn trường hợp thành công như thế (Tứ Như ý Túc). Trong phần đầu của chương nầy người dịch (Sein Nyo Tun) chuyển ngữ iddhi là "sự hoàn thành". Nhằm thích hợp với thuật ngữ hơn, danh từ "thành công" đã được chọn. Tự điển PTS gợi ý dùng danh từ "có khả năng vững vàng". (Chủ Biên)
[3] siddhi đồng nghĩa với iddhi,
[4] Xem chú thích trong Chương III.
[5] Xem "The Path of Purification", chương XII, 50-53; XXII, 36.
[6] Vị Phật trước Phật Gotama (Thích Ca)
[7] Rasavàhini (Jambudipuppatti-kathà)
[8] Xem chú giải Kinh Tirokudda Sutta, trong "Minor Readings" (Kuddakapatha) do Ð.Ð. Nànamoli dịch (PTS), trang 223ff.
[9] Xem Chú Giải Kinh Pháp Cú, tích chuyện liên quan đến câu 1,
[10] Túc Sanh Truyện Mùgapakkha.
[11] Túc Sanh Truyện Hatthipàla.
[12] Xem Chương II.
[13] Những lời dạy trong Kinh sách = suttanta discourse.
[14] Samvega là khuấy động tâm, do công trình quán niệm các hiểm họa và khổ nhọc của Samsàra, vòng luân hồi.
[15] Tức là một trong năm iddhis hay siddhis được đề cập đến ở phần đầu chương nầy.
[16] Candàla -- vào thời xưa ở Ấn Ðộ, chăn-đà-la (thủ-đà-la) là hạng người thấp kém nhất trong xã hội.
-ooOoo-
Pháp Bodhipakkhiya dhamma, Phẩm Trợ Ðạo, gồm bảy nhóm là:1. Satipatthàna, Niệm Xứ (4 yếu tố),Pháp bodhipakkhiya-dhamma, Phẩm Trợ Ðạo, hay Bồ Ðề Phần được gọi như vậy bởi vì nó là những thành phần (pakkhiya) của sự Giác Ngộ (bodhi) mà nơi đây đề cập đến như là tuệ giác của Thánh Ðạo (magga-nàna). Ðây là những pháp, dhammas (những hiện tượng tâm linh) làm nhiệm vụ nguyên nhân kế cận (padatthàna, những thành phần thiết yếu (sambhàra) và những nền tảng, hay điều kiện đầy đủ (upanissaya) của Ðạo Tuệ (magga-nàna).
2. Sammappadhàna, Chánh Cần (4 yếu tố),
3. Iddhipàda, Như ý Túc, hay căn bản của sự thành công, (4 yếu tố),
4. Indriya, Căn, hay Khả Năng Kiểm Soát (5 yếu tố)
5. Bala, Lực, hay Năng Lực Tinh Thần (5 yếu tố)
6. Bojjhanga, Giác Chi, những Yếu Tố của sự Giác Ngộ (7 yếu tố)
7. Magganga, Ðạo, những yếu tố của Con Ðường (8 yếu tố)
(Tất cả 37 yếu tố)
37 PHẨM TRỢ ĐẠO (Bodhipakkhiya Sangaho)
TỨ NIỆM XỨ (Cattàro satipatthàna) | 4 | 1. Niệm Thân 2. Niệm Thọ 3. Niệm Tâm 4. Niệm Pháp |
TỨ CHÁNH CẦN (Cattàro sammappadhànà) | 4 | 1. Tinh Tấn lánh xa ác pháp đã phát sanh 2. Tinh Tấn ngăn ngừa ác pháp chưa sanh 3. Tinh Tấn phát triển thiện pháp chưa sanh 4. Tinh Tấn tăng trưởng thiện pháp đã sanh |
TỨ THẦN TÚC (Cattàro iddhipàdà) | 4 | 1. Dục Như ý Túc 2. Tấn Như ý Túc 3. Tư Duy Như ý Túc 4. Trạch Quán Như ý Túc |
NGŨ CĂN (Pancindriyàni) | 5 | 1. Tín Căn 2. Tấn Căn 3. Niệm Căn 4. Ðịnh Căn 5. Tuệ Căn |
NGŨ LỰC (Pancabalàni) | 5 | 1. Tín Lực 2. Tấn Lực 3. Niệm Lực 4. Ðịnh Lực 5. Tuệ Lực |
THẤT GIÁC CHI (Sattabojjhangà) | 7 | 1. Niệm Giác Chi 2. Trạch Pháp Giác Chi 3. Tinh Tấn Giác Chi 4. Phỉ Giác Chi 5. Khinh An Giác Chi 6. Ðịnh Giác Chi 7. Xả Giác Chi |
BÁT CHÁNH ĐẠO (Atthamaggangàni) | 8 | 1. Chánh Kiến 2. Chánh Tư Duy 3. Chánh Ngữ 4. Chánh Nghiệp 5. Chánh Mạng 6. Chánh Tinh Tấn 7. Chánh Niệm 8. Chánh Ðịnh |
Tổng cộng: | 37 |
-ooOoo-
THE BASES OF SUCCESS
(Iddhipàda)
(Iddhipàda)
I shall now give a brief description of the iddhipàdas the Bases of Success.
Iddhi
The word-explanation is: ijjhànam iddhi, which means that iddhi signifies the fact of having succeeded, completed or perfected [1].
In the Buddha Sàsana there are five iddhis. They are:-
1. Abhinneyyesu dhammesu abhinnà-siddhi, [2]
2. Parinneyyesu dhammesu parinnà-siddhi,
3. Pahàtabbesu dhammesu pahàna-siddhi,
4. Sacchikàtabbesu dhammesu sacchikiriya-siddhi,
5. Bhàvetabbesu dhammesu bhàvanà-siddhi.
1.Completion of or success in acquiring special knowledge in those things in which special knowledge should be acquired, things such as rùpa (material phenomena), nàma (mental phenomena);2.Completion of or success in acquiring full understanding in those things in which full understanding should be acquired, things such as dukkha sacca (the Noble Truth of Suffering);3. Completion of or success attained in the task of abandonment of those things that should be abandoned, things such as samudaya sacca (the Noble Truth of the Cause of Suffering);4.Completion of or success attained in the task of realization of those things that should be realized, things such as nirodha sacca (the Noble Truth of the Cessation of Suffering);5.Completion of or success attained in the task of development or cultivation of those things that should be developed or cultivated, things such as magga sacca (the Noble Truth of the Path leading to the Cessation of Suffering)-
These are the five essential iddhis within a Buddha Sàsana.
Abhinnà-siddhi means: the completion of the task of knowing of the paramattha dhammas (ultimate truths) which one had no knowledge of while one was beyond the pale of a Buddha Sàsana. A thorough knowledge of the Abhidhammattha Sangaha (a summary of all the essential doctrines of the Abhidhamma [3]) amounts to Abhinnà-siddhi.
Parinnà-siddhi means: the completion of acquiring full understanding of dukkha sacca (the Noble Truth of Suffering) either through a knowledge of their lakkhana (characteristics), rasa (functions), paccupatthàna (manifesta-tions), and padatthàna (proximate causes), or through a knowledge of the three characteristics of anicca (impermanence), dukkha (suffering), and anattà (impersonality), which they possess.
Pahàna-siddhi means: the completion of the task of abandoning (pahàna), i.e. destroying the kilesas (defile-ments) which are samudaya sacca (the Noble Truth of the Cause of Suffering). In this book, since the main emphasis is placed on the attainment of the lowest class of Sotapannas, namely the "Bon-sin-san" Sotàpannas, and not on the higher classes of ariyas (Noble Ones), the completion of the task of destroying sakkàya-ditthi (Personality-Belief) is pahàna-siddhi. The task of dispelling vicikicchà (sceptical doubt) is comprised within the task of destroying sakkàya-ditthi.
Sacchikiriya-siddhi means: the completion of the task of realizing nirodha sacca (the Noble Truth of the Cessation of Suffering) both bodily and mentally. This task consists of the suppression and destruction of the kilesas (defilements).
Bhàvanà-siddhi means: the development of the three sikkhàs (Trainings) of sìla (Morality), samàdhi (Mental Concentra-tion) and pannà (Wisdom), until the attainment of lokuttara magga sacca (Supramundane Path leading to the Cessation of Suffering).
Also the seven Purifications, beginning with Morality, and their sub-divisions, constitute as many kinds of iddhi, in the sense of potencies in their respective fields.
Iddhipàda
The word-explanation is: iddhiyà pàdo iddhipàdo, i.e. root or basis of attaining completion or perfection (success or potency) [4].
There are four kinds of iddhipàdas. They are:-
1. Chandiddhipàdo (chanda)
2. Viriyiddhipàdo (viriya)
3. Cittiddhipàdo (citta)
4. Vimamsiddhipàdo (vimamsa or pannà).
By chanda is meant (the zeal or) desire to obtain, desire to attain, desire to reach, desire to fulfil, desire to accomplish. The desire indicated here is extreme or excessive desire. There is nothing within or without one's personality that can obstruct that desire. It is the kind of desire that evokes the thought, "If I do not attain this accomplishment in this life, I shall not rest content. It is better that I die rather than that I shall not attain it."
It is the kind of desire nurtured by King Dhammasonda [5] of Benares during the time of the Kassapa Buddha [6], when the king said to himself, "What use is there in my being king of Benares if I do not get the opportunity of hearing a discourse of the Kassapa Buddha?" The king, therefore, relinquished his throne and went out in search of one who could repeat to him a discourse of the Kassapa Buddha, no matter though that discourse consisted of a short stanza only.
Such desire is appeased if it is fulfilled, as in the case of King Bimbisàra [7], Visàkha, and Anàthapindika [8]. See Dhammapada Com., story relating to Verse 1.
It is only when there are faint indications that the desire can be attained but is not fulfilled, that the mind becomes troubled, and thoughts arise that it is better to die than live without attaining the desire.
Examples of such desire existed also in King Temiya [9] , King Hatthipàla [10], and kings, nobles, and rich men in the time of the Buddha who discarded their palaces, retinue and other luxuries to live the lives of Bhikkhus in the Buddha Sàsana.
Viriya (Energy) means sammappadhàna viriya together with its four characteristics (see Chapter II). A person with this viriya is infused with the thought that the aim can be attained by energy and effort. He is not discouraged even though it is said to him that he must undergo great hardships. He is not discouraged even though he actually has to undergo great hardships. He is not discouraged even though it is said to him that he must put forth effort for many days, months, and years. He is not discouraged even though he actually has to put forth effort for such long periods.
Those who are weak in energy recoil from their task when confronted with work requiring great energy and effort. They shrink when told that they will have to stay apart from friends and associates. They shrink from the prospect of the necessity to be frugal in sleep and food. They shrink from the prospect of long periods of concentration.
Citta (lit.: consciousness) means: attachment to iddhis when one comes in contact with the Sàsana and hears the Dhamma. It is attachment that is extremely ardent and strong.
Although one lives amidst the beauties and luxuries of the world, amidst acquired powers and fortunes, amidst the sacred books and the study of them, one is not allured, but one's mind is always turned towards the iddhis. One attains satisfaction and tranquillity only when one's mind is absorbed in matters connected with the iddhis. It is like the absorption of the alchemist engaged in the transmutation of the baser metals into gold or silver. Such an alchemist has no interest in anything else but his alchemy. He forgets to sleep or eat, or whether he had slept or eaten. He does not notice anything when out walking. Citta is great absorption, or attachment of this nature.
Vimamsà (investigation) means: knowledge or wisdom that can clearly perceive the greatness of the sufferings of hell, and of the sufferings attendant on the round of rebirths. It is knowledge that can clearly perceive the advantages and benefits of the iddhis. It is knowledge that can dwell on the deep and difficult dhammas, and on their nature. A person who possesses such knowledge can no longer find pleasure in any worldly pursuit except the pursuit of the iddhis. He finds gratification only in the acquisition of deep and profound iddhis. The deeper and more profound the dhammas, the greater is his desire to attain them.
Those who are endowed with any one of these four Bases of Success (iddhipàda) can no longer, during this life, admit or plead inability and remain without putting forth effort in the establishment of Body Contemplation (kàyagatàsati) and the higher stages of the Sàsana such as, the seven Purifications (visuddhi). It is only those who have never possessed any one of these Bases of Success, and who cannot differentiate between the shallowness and profoundness of life, between superficiality and depth of the dhamma, who admit or plead inability and remain without making any endeavour.
A person endowed with any one of these four iddhipàdas can attain, according to his pàrami, the iddhis until he reaches lokultara (supramundane) iddhi, either in this life or as a deva in the next life. The cases of those endowed with two, or three, or four iddhipàdas need no lengthy explanation.
In the cases of those persons who (far from possessing any of the iddhis) do not even possess any of the iddhipàdas, they should attempt to acquire one or other of these Bases. They admit or plead inability only because they have not the desire to acquire the higher benefits of the Sàsana, such as the satipatthànas. They should regard this very admission of inability as a highway to the Lower Worlds of Misery (Apàya-loka). Thus, they should study, think and ponder, over the Suttanta discourses that can arouse zeal (chanda). They should approach a teacher who can arouse zeal and rely on him.
Hence did the Buddha say:
Chandiddhipàdam bhàveti, Viriyiddhipàdam bhàveti, Cittiddhipàdam bhàveti, Vimamsiddhipàdam bhàveti.
(He cultivates zeal, energy, consciousness and invegtigation as the Bases of Success.")
Some persons, far from attaining the iddhis, do not even try to attain the iddhipàdas. If they do not possess chanda, they do not even know that it is necessary to acquire such Zeal (chanda). They are persons who admit and plead inability and defeat. The same is true in the cases of viriya, citta, and vimamsa.
Steady application of the mind to kàyagatàsati amounts to setting up pàda. Studying the anecdotes conveying a sense of urgency (samvega) [11], applying oneself to the strict ascetic observances (dhutanga) and such other practices of the dhamma, is setting up of energy (viriya). Applying oneself to profound subjects of Dhamma, such as the Four Great Primaries (or Elements; mahà-bhùta) amounts to the setting up of vimamsa (Investigation).
If any one of the four Bases of Success is established, then it is certain that the respective iddhis [12] will be attained according to one's Pàrami. Hence, it is stated in the Commentaries that persons who do not possess any of the Bases of Success, resemble the sons of a Candàla (a man of low class), while persons possessing one of the Bases of Success resemble the sons of an Emperor. The sons of a Candàla never even aim at becoming an Emperor because they have no basis, no pàda, for such an attainment. Sons of Emperors, however, always aim at becoming Emperors because they are endowed with the bases for attaining such an aim.
Hence, wise persons of the present day should attempt to acquire the four Iddhipàdas, the Bases of Success, so that they can destroy the great realm of Personality Belief (sakkàya-ditthi), and acquire, within the Sàsana, the benefits of the higher attainments that can be obtained according to one's Pàramis.
Notes:
[1] See further 'The Path of Purification' (Visuddhi Magga), tr. by Nanamoli Thera (2nd ed., Colombo 1964), Ch. XII, §§ 20-22, 44-- As will be seen from the following, the terms iddhi and iddhipàda do not exclusively refer to Supernormal (Magical) Powers, as it is sometimes assumed. In the present context, they signify "success" in Dhamma-practice and the four basic conditions of such success. -- In the following first part of this chapter, the Translator's rendering of iddhi by "completion" has been retained while, for purposes of nomenclature, the preferable translation by "success" has been used. - The PTS Dictionary suggests "potency". - (Editor)
[2] siddhi is identical with iddhi.
[3] See note 1, page 64.
[4] See "The Path of Purification", ch. XII, 50-53; XXII, 36.
[5] Rasavàhini (Jambudipuppatti-kathà).
[6] A Buddha of a former age, preceding Gotama Buddha.
[7] See Com. to Tirokudda Sutta, in "Minor Readings" (Khuddakapatha), tr. by Nanamoli (PTS), p. 223ff.
[8] See Dhammapada Com., story relating to Verse 1.
[9] Mùgapakkha Jàtaka
[10] Hatthipàla Jàtaka.
[11] Samvega is a stirring up of the mind, caused by contemplating the dangers and miseries of Samsàra.
[12] i.e. one of the five iddhis or siddhis, mentioned at the beginning of this chapter.
-ooOoo-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét