Bát vạn Đại Tạng Kinh Cao Ly – chấn động thành phố Seoul
(TG&DT) - Chính quyền dòng họ Thôi (Choi) có ý định là thông qua việc sản xuất Đại Tạng Kinh, sẽ đạt mục đích về chính trị là hợp nhất lực lượng nhân dân, phục hồi niềm tin của Koryeo về văn hóa tâm linh, trên tinh thần hiếu hòa và vô tránh, đồng thời muốn nương nhờ Phật giáo giúp dân tộc có được sức mạnh tâm linh để dẹp tan quân Mông Cổ.
Để chuẩn bị Hội nghị Quốc tế ngìn năm Tam tạng kinh Hàn Quốc, Đại lễ kỷ niệm một ngìn năm Tam Tạng kinh mộc bản Cao Ly. Vào ngày 19 tháng 06 năm 2011, chư tôn Thiền đức Tăng già Trung ương Hội Phật giáo Hàn Quốc tổ chức bao sái những bản Kinh mộc bản và tôn kính cung nghinh Pháp Bảo (Đại Tạng Kinh mộc bản), từ Tổ đình Hải Ấn Tự (Haeinsa), Già Da sơn (Gada-san), Xã Già Da (Gaya-myeon), quận Xiểm Xuyên (Hapcheon-gun) tỉnh Khánh Thượng Nam (Gyeongsang-nam), về Tổ đình Tào Khê. Phật tử trên đầu đội những mộc bản Tam Tạng Kinh đi nhiễu hành vòng quanh thành phố Seoul, cho toàn dân Hàn Quốc và khách Quốc Tế ôn lại lịch sử Bát Vạn Đại Tạng Kinh Cao ly:
“Koryeo đã bắt đầu sản xuất Đại Tạng Kinh vào năm Tân Hợi (1011), khi bị Mông Cổ (Khitan) tấn công Koryeo, lúc bấy giờ Phật giáo là chỗ dựa vững chắc để Hộ Quốc An Dân khỏi bị kẻ thù xâm lược. 77 năm sau, năm 1087, Koryeo đã hoàn thành Đại Tạng Kinh có khoảng 6 nghìn mộc bản. Nhưng nhiều bản bị cháy khi Mông Cổ tấn công Koryeo vào năm Nhâm Thìn (1232).
Vì Mông Cổ xâm lược Koryeo, lãnh thổ Koryeo bị tàn phá và người dân Koryeo bị rơi vào cảnh khốn khổ tột cùng. Đặc biệt, sau khi người cầm quyền Thôi Vũ (Choi Woo) của chính quyền quan võ đã dời đô về đảo Giang Hoa (Ganghwado), người dân Koryeo không tin vào triều đình Koryeo. Để khắc phục tình hình như vậy, Thôi Vũ (Choi Woo) đã đưa ra một giải pháp:
Cao Ly Đại Tạng Kinh’ có tính chất Hộ Quốc An Dân, để ngăn ngừa cuộc xâm lược của quân Mông Cổ. Chính quyền dòng họ Thôi (Choi) có ý định là thông qua việc sản xuất Đại Tạng Kinh, sẽ đạt mục đích về chính trị là hợp nhất lực lượng nhân dân, phục hồi niềm tin của Koryeo về văn hóa tâm linh, trên tinh thần hiếu hòa và vô tránh, đồng thời muốn nương nhờ Phật giáo giúp dân tộc có được sức mạnh tâm linh để dẹp tan quân Mông Cổ.
Về việc này, hợp tuyển ‘Đông Quốc Lý Tướng Quốc Tập’ do nhà văn hoá Koryeo, Lý Du Báo (Lee Kyu-Bo) viết giải thích như sau : Mông Cổ (Khitan) đã tấn công Koryeo khi Phật tử Hiển Tông (Hyeonjong), Vua thứ 8 triều đại Koryeo. Lúc đó, Koryeo bắt đầu sản xuất Đại Tạng Kinh, thì quân Mông Cổ (Khitan) đã rút quân ngay. Điều này cho thấy sự nhiệm mầu của Phật pháp khi được gắn kết với lòng tin tuyệt đối vào sức mạnh tâm linh của dân tộc sẽ trở thành một sức mạnh phi thường mà không gì có thể ngăn cản được.
Vào năm Đinh Dậu (1237), Koryeo đã bắt đầu sản xuất ‘Cao Ly Đại Tạng Kinh’. Việc sản xuất ‘Cao Ly Đại Tạng Kinh’ là sự kiện lớn nhất trong 500 năm lịch sử Koryeo”.
사 부대중 1000여 명이 동참한 이날 취타대와 호위군, 농악대를 앞세우고 모조 대장경판을 머리에 이거나 등에 지고 조계사를 출발해 인사동길, 종로2가를 거쳐 청계천로 광통교까지 약 1.5km의 거리를 이동하며 600여 년 전의 대장경 이운행렬을 그대로 재현했다.
Hàng ngìn người cung kính nhiễu hành cúng dường Pháp Bảo, đoàn người ngoài chư tôn đức Tăng già, nam nữ Phật tử, đại diện giới quan chức chính quyền, đơn vị quân đội mặc giáp phục thời Quân chủ, ban nhạc dân tộc cổ truyền, quan khách quốc tế tuần tự thật nghiêm trang, xuất phát từ Tổ đình Tào Khê dọc theo đường Nhân Tự động (Insa-dong) – Chung Lộ (Chongno) 2 – Cheonggyecheon (Thanh Khê Xuyên – một dòng suối dài 5, 8 km chảy qua khu trung tâm Thành phố seou), đoàn người sắp hàng thứ tự hơn 1,5km đường dài.
Ngài Tổng Thư ký Phật giáo Hàn Quốc thay lời chư tôn đức Tăng Già phát biểu : “Bát Vạn Đại Tạng Kinh Cao Ly một sở hữu trí tuệ ngìn năm của Tổ tông Korea, vô cùng trân quý và bảo tồn quốc bảo, là di sản văn hóa thế giới của nhân loại. Hằng năm đến dịp này, công dân Hàn Quốc luôn ý thức nguồn gốc và xem như Lễ hội truyền thống văn hóa Tâm linh dân tộc”.
대 장경 이운행렬 고불식을 시작으로 3일간 계속되는 이번 행사는 오는 9월 개막하는 ‘대장경 천년 세계문화축전’을 앞두고 축제 분위기를 조성하고 국민의 관심을 높이기 위해 해인사와 경남도, 합천군이 공동으로 마련한 것이다. Mọi người tham dự lễ đều cùng nhau cầu nguyện Tam Bảo gia hộ cho đất nước Hàn Quốc sớm hòa bình, Bắc Nam sum họp một nhà, mưa thuận gió hòa, nhà nhà ấm no hạnh phúc.
Một số hình ảnh buổi lễ, kính mời quý đọ giả cùng chia sẻ với Phật giáo nước bạn:
(Tổng hợp thông tin theo báo PG Hàn Quốc)
Thích Vân Phong
Nguồn link: http://congdong.cz/home/22325/bat-van-dai-tang-kinh-cao-ly-chan-dong-thanh-pho-seoul.htm#ixzz1Py8II8Hh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét