Pháp mà Đức Phật nói ra mục đích là để THỰC HÀNH; BÁT CHÁNH ĐẠO phải được thực hành cùng một lúc và tròn đầy thì ĐẠO và QUẢ sẽ trỗi lên khi đủ CHẤT và LƯỢNG.
Kinh nghiệm Sơ Thiền (First Jhana)
1. Đường đến Sơ thiền
Hành giả đến Sơ thiền cần có trí tuệ nắm bắt và quán triệt được nơi nương tựa của Quang tướng (Paṭibhāganimitta) (*) .
Đại đức Thánh Tăng Xá-lợi-phất (Sariputta - là bậc trí tuệ đệ nhất trong hàng môn đồ, đệ tử của Đức Phật) tự mình chứng nghiệm các chi của thiền định, các nhóm của thiền định, bằng cách Ngài dùng trí tuệ phân biệt giới hạn của từng tầng thiền, thấy biết rất rõ ràng các nguyên nhân. Cùng với tuệ phân tích của thiền Vipassanā mà thấy biết rõ ràng các pháp sinh ra, thành trụ và hoại diệt.
- Bậc đại trí tuệ Xá-lợi-phất đã vô cùng quý kính và tuân theo các trình tự của pháp hành thiền định này.
- Với trí tuệ phân tích biết được rõ ràng đây là giới hạn các chi, đây là các nhóm của thiền định v.v...
Cũng như sự cần thiết vận dụng năng lực của thiền định để triển khai về thiền tuệ (vipassanā) v.v... dành cho chư bậc thiện trí một giá trị vô cùng to lớn không thể nghĩ bàn được. Cần thiết có sự trân quý, cung kính xứng đáng thích hợp để hành theo.
Trong pháp hành niệm hơi thở trên đối tượng của quang tướng vô cùng sáng chói nầy, hành giả đặt tâm và chánh niệm liên tục trên quang tướng trong khoảng thời gian một giờ, hai giờ v.v... cho đến lúc quang tướng trở nên (paṭibhāga-nimitta) vô cùng sáng chói rực rỡ. Vào lúc đó hành giả hướng tâm “nhìn” xuống vùng trái tim (19). Ví như ở đó có chứa sẵn một tấm gương mà ta dùng ánh sáng của quang tướng từ trên nầy chiếu xuống và bị tấm gương dưới đó phản chiếu ngược lên vậy.
- Lập đi lập lại nhiều lần hành giả sẽ dễ dàng kinh nghiệm và nắm bắt được vấn đề nầy.
Sau đó cần lập lại nhiều lần để cho thiền định càng thêm vững vàng, chắc chắn.
Tuy là hai nơi (một là ở tại nơi quang tướng sáng chói, rực rỡ(20); hai là phần vật thể nơi điểm tựa của quang tướng ở vùng trái tim) nhưng chỉ là một mà thôi.
Chú tâm lặng lẽ trên đối tượng quang tướng, hành giả sẽ phân biệt được năm chi của thiền.
Hành đi hành lại điểm nầy nhiều lần, phân biệt các chi nhiều lần, dần dần hành giả sẽ làm chủ cách phân biệt chi một cách dễ dàng. Đầu tiên hết cần phân biệt nắm chắc tỉ mỉ từng chi một cho rõ ràng minh bạch. Sau đó khi hành liên tục hành giả phát sinh trí tuệ có thể quán sát phân biệt được cả năm chi thiền một lần.
* Tiêu chuẩn cụ thể để xác định rằng một hành giả đã thật sự có kinh nghiệm vào tầng sơ thiền (đệ nhất thiền) là:
a. Hành giả phân biệt rõ ràng được năm chi thiền trên trên đối tượng sáng chói của quang tướng.
b. Thấy và xác định được rõ nơi nương tựa của quang tướng (tại vùng trái tim).
c. Hành giả có khả năng nhập thiền liên tục trong sáu (6) thời toạ thiền, mỗi thời trung bình trong một giờ đồng hồ và trong sáu (6) thời đó tâm an trú hợp nhất trong ánh sáng quang tướng.
2. Nên nhập thiền nhiều và nên tâm phân biệt chi ít!
Người mới lần đầu tiên chứng đắc Sơ thiền nên nhập vào thiền một thời gian dài, càng lâu càng tốt.
Và cần nhớ rằng không nên lưu tâm đến sự phân biệt chi nhiều, vì sao? Vì nếu để tâm đến việc phân biệt chi nhiều (đồng nghĩa với việc dụng tâm suy nghĩ, tìm kiếm v.v... ) thì sẽ dẫn đến sự xuất hiện rõ ràng các chi của thiền trở lại, khiến cho thiền tâm của hành giả không thể an trụ sâu sắc được (vì có sự can thiệp, xen vào của tưởng vi tế nên thiền tâm dễ bị phân tán).
Hành giả nên tập nhiều lần để làm cho sung mãn năng lực của Sơ thiền. Nếu không làm cho sung mãn năng lực của Sơ thiền hành giả không thể tiến lên đệ Nhị thiền được!
Hành giả mới đắc Sơ thiền không thực tập, nhiều lần không làm cho sung mãn Sơ thiền mà còn cố gắng để tiến lên đạt cho được Nhị thiền. Thì hành giả không những không thể đạt được Nhị thiền mà còn dễ bị thối lui tầng thiền thứ nhất mà mình đã đạt được.
3. Năm chi của Sơ thiền (đệ Nhất thiền)
1) Tầm (vitakka): Sự hướng tâm đến quang tướng khi quang tướng vừa xuất hiện đến.
2) Tứ (vicara): Sự đặt tâm và duy trì được tâm trên đối tượng quang tướng.
3) Hỷ (pīti): Sự thỏa thích khi chú tâm nhìn trên quang tướng.
4) Lạc (sukha): Sự cảm thọ an lạc (sukha), hạnh phúc trong quá trình kinh nghiệm quang tướng.
5) Nhất tâm (ekaggatā): Sự nhất tâm (ekag-gatā) trên quang tướng, tâm an trụ thanh tịnh trên quang tướng.
4. Năm bước thành thạo
1) Āvajjanavasī - Khả năng nhập thiền nhanh chậm như ý muốn và phân biệt được rành mạch các chi thiền.
2) Samāpajjanavasī - Khả năng nhập thiền vào mọi lúc tuỳ theo ý muốn.
3) Adhiṭṭhānavasī - Khả năng phát nguyện nhập thiền trong thời gian một giờ, hai giờ... hoặc giới hạn thời gian dài bao nhiêu tuỳ theo ý muốn (ví dụ phát nguyện nhập vào thiền trong 3-4 giờ đồng hồ... thì hành giả vẫn nhập được trong khoảng thời gian ấy).
4) Vuṭṭhānavasī - Khả năng xuất thiền vào thời gian đã dự định trước (ví dụ dự định sẽ xuất thiền sau 3 giờ nhập thiền, thì đúng khoảng sau 3 giờ, thiền tâm hành giả tự động xuất ra. nếu có sai lệch cũng trong phạm vi trước sau vài phút).
5) Paccavekkhaṇāvasī - Khả năng phân biệt được các chi thiền nhanh chóng tùy theo ý muốn.
Chư bậc thiện trí nên đọc thuộc lòng năm chi của Sơ thiền. Khi mà năm chi (1) Tầm (vitakka), (2) Tứ (vicara), (3) Hỷ (pīti), (4) Lạc (sukha), (5) Nhất tâm (ekaggatā) của bậc Sơ thiền (đệ Nhất thiền) đã xuất hiện rõ, chư bậc thiện trí nên hành thành thạo năm bước thành thạo của bậc Sơ thiền(21).
Chú thích:
(*) Anupadasuttanta, Ma – 3-75-79
(19) Phía ngực bên trái, nơi có móm tim đập. Đó là nơi phần vật thể của tâm-chỗ nương tựa của quang tướng và hành giả sẽ thấy sự sáng chói minh bạch rực rỡ của quang tướng nầy có nguồn gốc bắt đầu từ đó.
(20) Nơi xúc chạm của hơi thở ra vào với vùng giữa của mép râu hàm trên. Hoặc nơi vùng quanh lỗ mũi (một trong hai lỗ rất ít gặp).
(21) Xem phần mở rộng trong Vissuddhi-1-149-150, Mahā-ṭīkā -1-178-180.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét