Ngũ lực
(Bala)
Những "Năng Lực Tinh Thần" (balàni) được gọi như vậy bởi vì "nó khắc chế những trạng thái tâm đối nghịch". [1] Hoặc nữa, như các bản chú giải giải thích: Nó có nhiều năng lực, trong ý nghĩa các thế lực đối nghịch không thể làm nó lay chuyển (akampanatthena) [2].(Bala)
Ðối chiếu với Ngũ Căn có Ngũ Lực (bala):
1. Saddhà (Tín Lực, đức tin)Ngũ Lực giống như năm vị tướng soái, hay chỉ huy trưởng, tàn sát và tiêu diệt "vương quốc Thân Kiến đối nghịch". Ðây là năm năng lực hùng mạnh mà chư vị Tỳ Khưu và hàng tại gia cư sĩ có thể đặt niềm tin và an toàn nương tựa vào.
2. Vìriya (Tấn Lực, hạnh tinh tấn)
3. Sati (Niệm Lực, tâm chú niệm)
4. Samàdhi (Ðịnh Lực, tâm định)
5. Pannà (Tuệ Lực, trí tuệ).
Cũng như trường hợp Tín Căn, Tín Lực (saddhà bala) có hai loại: 1) Tín Lực Thông Thường (pakati-saddhà) và 2) Tín Lực được Trau Giồi (bhàvanà-saddhà).
"Tín Lực Thông Thường" không có được trau giồi và phát triển qua pháp hành đặc biệt, còn liên hợp với Tham ái (tanhà) tùy trường hợp, chỉ có thể tạo những thiện nghiệp thông thường (pakati-kusala-kamma) như Bố Thí (dàna), Trì Giới (sìla) v.v... Năng lực ở mức độ hạn chế của nó không thể khắc phục tâm Tham. Ngược lại, Tham ái (tanhà) cầm giữ "Ðức Tin Thông Thường" dưới quyền lực của nó.
Tham ái giữ Ðức Tin Thông Thường dưới quyền lực của nó như thế nào? -- Kinh điển Pàli rõ ràng đề cập đến bốn "Phương Pháp Thực Hành Cổ Truyền của chư Thánh Nhân" (ariya-vamsa) [3].
Ðó là:
1. Dễ dàng an phận, bằng lòng với thức ăn mà mình có,"Bốn phương pháp thực hành cổ truyền của chư Thánh Nhân" nầy hợp thành phạm vi của saddhà [4], đức tin. Trong thế gian ngày nay phạm vi rộng lớn nầy của đức tin, saddhà, đã kín đáo ẩn mình chìm đắm mất dạng. Ngày nay, người ta hoan hỷ và thỏa thích trong lạc thú trần gian (paccayàmisa); người ta hoan hỷ và thỏa thích trong địa vị, quyền thế, và danh vọng trần gian (lokàmisa); người ta hoan hỷ và thỏa thích với cuộc sống có nhiều lạc thú, tài sản phong phú, nhiều oai lực và quyền thế (vattàmisa) và như thế, vương quốc rộng lớn của Tham ái (tanhà) được kiên cố vững chắc và tỏ tường như đại dương mênh mông rộng lớn bao trùm hòn đảo. Ðiều nầy cho thấy điểm suy nhược của Ðức Tin Thông Thường (pakati-saddhà) trong thế gian nầy.
2. Dễ dàng an phận, bằng lòng với y phục mà mình có,
3. Dễ dàng thỏa mãn với bất luận chỗ ở nào mình có,
4. Tìm thích thú và hoan hỷ trong công phu hành thiền (bhàvanà).
Chính "Ðức Tin được Trau Giồi", sanh khởi từ công phu thực hành pháp Niệm Thân (như Niệm Hơi Thở) -- được gia công chuyên cần chí đến khi mọi tình trạng chao động và bất ổn trong tâm chấm dứt -- mới có thể loại trừ Tham ái (tanhà), tức hoan hỷ thỏa thích trong ba loại lạc thú trần gian (àmisa) kể trên. [5] Chính Ðức Tin được Trau Giồi (bhàvanà saddhà) có thể cứu vớt chư vị tỳ khưu và hàng cư sĩ tại gia đang lặn hụp chìm đắm trong đại dương của ba Tham ái [6], và giúp đưa họ đến "hòn đảo ẩn trú" của vương quốc Ðức Tin (saddhà), tức bốn Pháp Thực Hành Cổ Truyền của chư Thánh Nhân (ariya-vamsa-dhamma). Trong phạm vi các Phẩm Trợ Ðạo (Bodhipakkiya-dhamma) chính Ðức Tin được Trau Giồi phải được thành đạt.
Trong hai loại Tinh Tấn (vìriya), loại Tinh Tấn Thông Thường, không được có pháp hành trau giồi, liên hợp với tánh lười biếng (kosajja), tùy trường hợp, đưa đến những thiện nghiệp thông thường (pakati-kusala-kamma) như Bố Thí, Trì Giới và nghiên cứu học hỏi kinh điển v.v... Loại Tinh Tấn Thông Thường nầy không đủ khả năng loại trừ tật lười biếng. Trái lại, chính lười biếng kiểm soát và cầm quyền làm chủ Tinh Tấn Thông Thường.
Khi gặp Giáo Huấn của một vị Phật (Buddha Sàsana) ta hiểu biết rằng từ trong quá khứ xa xôi vô tận của vòng luân hồi mình đã gần gũi quen thuộc với Thân Kiến (sakkàya-ditthi), với những Bất Thiện Nghiệp (duccarita), và đã là chúng sanh ở trong những Khổ Cảnh (apàya-loka). Kinh điển Pàli mô tả rõ ràng và tường tận Phương Pháp Thực Hành Cổ Truyền của Thánh Nhân, Ariya-vamsa, như đường lối để loại trừ thói quen lười biếng, và yếu tố thứ tư trong bốn pháp nầy -- tức hoan hỷ thỏa thích trong pháp hành thiền -- phải được thực hành chí đến khi vượt thoát ra khỏi tình trạng lười biếng (vốn đối nghịch với Tinh Tấn).
Phương cách loại trừ trạng thái lười biếng được mô tả như trên (trong trường hợp của một vị tỳ khưu) [7]. Ðã tự trang bị với các sikkhàs (pháp tu tập -- vốn là di sản của Ðức Phật) mà trong Lễ Xuất Gia, khi trở thành tỳ khưu, vị nầy chú nguyện hành trì:
* lấy cây cối và lùm bụi trong rừng làm nơi cư trú,Ðó là những tác động của Tinh Tấn nhằm loại trừ nghiệp bất thiện (akusala kamma) phát sanh do lười biếng (kasajja). Ðó là những công trình nằm trong phạm vi Tinh Tấn (vìriya).
* chỉ sống với vật thực được bố thí trong khi đi trì bình,
* thực hành hạnh đầu đà (Dhutanga, pháp hành nghiêm khắc của các vị đạo sĩ ẩn dật), và
* và chuyên chú Niệm Thân.
Trong thế gian ngày nay phạm vi Tinh Tấn nầy bị che dấu, còn tối tăm và không được biết đến. Ngày nay, mặc dầu chư vị tỳ khưu biết mình thuộc về hạng chúng sanh nằm trong Thân Kiến và Bất Thiện Nghiệp và còn có thể sa đọa vào những Khổ Cảnh, nhưng vẫn thường xuyên sống trong thành thị và xóm làng để được gần tín thí; họ lấy làm vui thích nhận lãnh lễ vật cúng dường và những lợi ích, họ không thể xa lánh những cuộc hội họp đông người v.v... tất cả những điều ấy đều nằm trong phạm vi của Lười Biếng (kasajja) và phạm vi Lười Biếng nầy hiển hiện rõ ràng như nước trong biển cả tràn ngập một hải đảo. Ðiều nầy biểu hiện tánh cách suy nhược của Tinh Tấn Thông Thường (pakati vìriya).
Chỉ có Tinh Tấn được Trau Giồi (bhàvanà vìriya) -- như an phận bằng lòng với tình trạng ngủ nghỉ tối thiểu, luôn luôn giác tỉnh và tích cực sinh hoạt, không sợ sệt, dũng cảm và quyết tâm sống đơn độc, chuyên cần và bền vững thực hành thiền tập -- chỉ có loại Tinh Tấn như vậy mới có thể loại trừ trạng thái Lười Biếng.
Trong phạm vi các Phẩm Trợ Ðạo (Bodhipakkhiya-dhammà, những nhu cầu chánh yếu nhằm hướng đến Giác Ngộ) phải thành đạt "Tinh Tấn được Trau Giồi" qua thiền tập.
ý nghĩa chi tiết về Niệm Lực, Ðịnh Lực và Tuệ Lực có thể được lãnh hội qua những lời giải thích ở phần trên. Nơi đây Sư (Ngài Ledi Sayadaw) chỉ tóm lược vắn tắt.
Nghịch nghĩa với sati, Niệm, là mutthasacca, trạng thái tâm phóng dật hay không chăm chú (thất niệm). Ðiều nầy có nghĩa là không thể chú tâm vào công phu hành Thiền Vắng Lặng (samatha bhàvanà) hay Thiền Minh Sát (vipassanà-bhàvanà); không đủ khả năng tập trung và kiểm soát tâm; dòng tư tưởng hoang dại hướng về những đối tượng khác, ngoài đề mục phải gom tâm vào. Niệm Lực Thông Thường trong giai đoạn mới bắt đầu tu tập không đủ khả năng loại trừ tình trạng thất niệm như vậy. Chỉ tâm Niệm được Trau Giồi mới có đủ khả năng.
Nghịch nghĩa với samàdhi, Ðịnh, là tình trạng Loạn Ðộng (vikkhepa, tức những ý tưởng vẩn vơ bay nhảy không ý định). Ðó là tình trạng bất lực, kém khả năng tập trung, kiểm soát và chú tâm vững chắc vào một đối tượng. Ðó là sự khởi sanh những ý nghĩ hướng về đối tượng khác, ngoài đề mục hành thiền. Ðó là trạng thái tâm loạn động và bất an khi muốn áp đặt vào công phu hành thiền. Tâm Ðịnh Thông Thường không thể loại trừ trạng thái bất tịnh của tâm Loạn Ðộng. Chỉ tâm Ðịnh được thiền tập Trau Giồi (bhàvanà samàdhi) mới có đủ khả năng.
Nghịch nghĩa với pannà, Tuệ, là trạng thái sammoha, Si Mê. Ðây là trạng thái tâm mê hoặc, kém trong sáng, mù mờ và không minh mẫn. Ðây là trạng thái tâm mờ tối vì bị màng đen che lấp. Trí Tuệ Thông Thường (pakati-pannà) cũng như sức học uyên bác ngoài đời (pariyatti-pannà), có thể bao gồm tình trạng thông suốt toàn thể Tam Tạng kinh điển, không thể loại trừ trạng thái tâm Si Mê như thế đó. Chỉ có Trí Tuệ được Trau Giồi bằng Thiền Tập (bhàvanà pannà) vững vàng kiên cố trong pháp Niệm Thân, mới có thể dần dần loại trừ Si Mê.
Ðiều nầy có nghĩa là năm bất thiện pháp đối nghịch (patipakkha-akusala-dhamma) đi đôi từng cặp, song song với những Năng Lực tương ứng (bala).
Năm năng lực bất thiện đối nghịch ấy là:
1. Tham ái (tanhà);Năm sức mạnh có thể cưỡng chế, hay phản ứng chống lại và loại trừ năm năng lực nầy được gọi là Ngũ Lực (bala). Ðối với hạng Neyya, những người cần phải được hướng dẫn, nếu một chi trong Ngũ Lực yếu kém và không đủ khả năng loại trừ năng lực đối nghịch thì pháp hành, dầu thiền Vắng Lặng hay thiền Minh Sát, ắt khó thành công.
2. Lười biếng (kosajja), hay kém khả năng chịu đựng tình trạng cực nhọc (mỏi mệt), hoặc thiếu ý chí cương nghị, thiếu quyết tâm không sợ thực hành Giáo Pháp;
3. Thất niệm (mutthasacca);
4. Loạn Ðộng (vikkhepa);
5. Si Mê (sammoha).
Do đó, ngày nay vài người có thể vượt lên khỏi phạm vi Tham ái (tanhà) bởi vì Tín Lực (saddhà bala) của họ đủ dũng mãnh. Các người nầy đã không còn luyến ái, không bám níu vào những sự việc trần gian, vào địa vị, quyền thế, hay danh vọng. Nhưng vì bốn Năng Lực kia còn yếu kém, nên họ không thể vượt khỏi lên trên mức dễ dàng thỏa mãn (santutthi) với điều kiện sinh sống của mình.
Vài người có thể vượt lên khỏi phạm vi Tham ái và Lười Biếng vì Tín Lực và Tấn Lực của họ đủ mạnh. Họ có thể thường xuyên gìn giữ cuộc sống thỏa mãn, và -- nếu là nhà sư -- có thể kiên trì sống trong rừng sâu, trên đồi núi, và quyết chí hành trì hạnh đầu đà (dhutanga), gương mẫu của hạnh Tinh Tấn. Tuy nhiên, vì ba Năng Lực kia yếu kém nên họ không thể thành công thực hành pháp Niệm Thân hay trong công phu thực hành thiền Vắng Lặng hay thiền Minh Sát.
Lại nữa, có vài người đủ mạnh trong ba Năng Lực đầu (Tín Lực, Tấn Lực và Niệm Lực) và nhờ vậy tiến đến pháp Niệm Thân (kàyagatà sati), thành tựu trạng thái chú tâm như thực hành niệm hơi-thở-ra thở-vào hoặc suy niệm về xương trong thân. Nhưng vì thiếu hai Năng Lực kia (Ðịnh Lực và Tuệ Lực) nên không thể đắc Thiền, Jhàna, và tuệ Minh Sát.
Những người khác, có thể chứng đắc các tầng Thiền (Jhàna) bởi vì bốn Năng Lực đầu tiên của họ đủ mạnh nhưng Tuệ Lực còn yếu nên không thể thành công trong pháp hành thiền Minh Sát.
Vài người có Tuệ Lực đủ sức mạnh nhờ học hỏi nghiên cứu Giáo Pháp và Tam Tạng kinh điển. Họ cũng sáng suốt lãnh hội những giáo lý về chân lý cùng tột (paramattha dhamma, chân đế). Nhưng bởi vì còn thiếu nền tảng vững chắc của bốn Năng Lực kia, nên họ không thể vượt qua khỏi lãnh vực tâm Tham ái, Lười Biếng, Thất Niệm và Loạn Ðộng. Họ sống và chết trong phạm vi của những trạng thái bất tịnh ấy. Như vậy, khi một Năng Lực nào của Ngũ Lực còn yếu kém, mình không thể vượt qua khỏi phạm vi của năng lực đối nghịch tương đương.
Trong Ngũ Lực, năng lực của Tinh Tấn và Trí Tuệ cũng là Như ý Túc (Iddhipàdas) "Căn Bản của sự Thành Công" về mặt tinh thần. Do đó, nếu hai Năng Lực nầy dũng mãnh và dung hòa với nhau, sẽ không có trường hợp không thể thành công hành thiền Minh Sát vì ba Năng Lực kia suy yếu.
Những người không hiểu cơ năng và nhiệm vụ của Như ý Túc (iddhipàda, Nền Tảng của Thành Công), của Ngũ Căn (indriya, Khả Năng Kiểm Soát) và của Ngũ Lực (bala) không hiểu tại sao nhiệt tâm thực hành Giáo Pháp của họ yếu kém và những năng lực đối nghịch (patipakkha) nào tấn công họ. Họ không hiểu biết những phẩm chất của tâm mà họ phải trau giồi và do đó, lòng ham muốn trau giồi tâm không bao giờ đến với họ. Vì lẽ đó mà ngày nay những Phương Pháp Thực Hành Cổ Truyền của Thánh Nhân (ariya-vamsa) đã đến bờ vực thẩm của tình trạng mất dạng.
Sư (ngài Ledi Sayadaw) cho một thí dụ. Có một giống bò gọi là usabha. Giống bò nầy có giá trị cả ngàn lần cao hơn bò thường. Nếu nhận ra những đặc tính và những dấu hiệu đặc thù của nó và nếu nó được chăm sóc dưỡng nuôi đúng mức, chân cẳng và mình mẩy nó sẽ nở nang to lớn, mạnh dạn và có rất nhiều năng lực. Nó có thể canh gát giữ gìn và bảo bọc cả bầy bò hàng trăm con chống lại sư tử, cọp, beo.
Nếu người chủ của con bò quý giá như vậy không biết giá trị của nó và do đó không trông nom chăm sóc và dưỡng nuôi thích nghi mà vẫn đối xử với nó như những con bò thường khác; cứ bắt nó kéo cày, kéo bừa và kéo xe với những con bò thường, những đặc tính khác biệt, mình mẩy và chân cẳng nó sẽ không nở nang sức mạnh và năng lực to lớn của nó nằm im. Nó sẽ sống như vậy và sẽ chết giống hệt như những con bò thông thường khác.
Nhưng người chủ bò hiểu biết sẽ nuôi con bò giống tốt như vậy trong một cái chuồng được xây cất riêng, che mưa đỡ gió kín đáo. Họ sẽ trải cát trắng sạch sẽ để lót sàn cho cái chuồng, và đóng trần cao tới nóc. Họ sẽ giữ chuồng sạch sẽ, cho bò ăn loại lúa thóc dành cho người, và năng tắm rửa bò. Trong trường hợp nầy những dấu hiệu đặc biệt, chân cẳng và mình mẩy bò sẽ nở nang to lớn, sức mạnh và năng lực của bò sẽ tăng trưởng phi thường.
Trong Giáo Huấn hiện tại của Ðức Phật, hạng người Neyya [8] (cần phải được hướng dẫn) giống như người chủ bò. Ngũ Lực của hạng người Neyya giống như con bò usabha. Những đoạn kinh sách phân hạng Satipatthàna Vibhanga, Sammappadhàna Vibhanga, Iddhipàda Vibhanga, Indriya Vibhanga, Bojjhanga Vibhanga, và Magganga Vibhanga của Tạng Luận, Abhidhamma Pitaka, cũng như những bài kinh Mahà-Satipatthàna-Sutta, Satipatthàna Samyutta, Sammappa-dhàna Samyutta, Iddhipàda Samyutta, Indriya Samyutta, Bala Samyutta, và Bojjhanga Samyutta của Tạng Kinh giống như sách vỡ được trình bày, mô tả những đặc tính khác biệt, những dấu hiệu đặc thù của loại bò usabha, những phương pháp phải trông nom chăm sóc và dưỡng nuôi giống bò như thế nào, và nếu được trông nom chăm sóc đúng mức sức mạnh và năng lực của bò sẽ ra sao.
Những người ở hạng Neyya, vì không biết, không cố gắng trau giồi và phát triển Ngũ Lực bằng thiền tập và như thế vẫn thỏa mãn với những thành quả thấp kém trong Giáo Huấn của Ðức Phật như dàna, sìla (bố thí, trì giới) và học hỏi kinh sách, họ giống như người làm chủ một con bò usabha mà không biết cách chăm sóc và dưỡng nuôi.
Trong đời có nhiều loại công việc phải làm thuộc về thế tục. Nhiều việc có thể thành tựu bằng sức mạnh của tài sản, và có nhiều việc có thể thành tựu bằng sức mạnh của sự hiểu biết. Cho đến những canh tác nông nghiệp cũng phải cần đến nhiều loại năng lực để hoàn thành. Ðôi khi, trước tiên phải cần đến sức mạnh của tài sản. Những lúc khác, phải có sức mạnh của sự hiểu biết. Căn bản giáo hóa và học vấn sơ khởi hợp thành sức mạnh của sự hiểu biết.
Cùng thế ấy, trong Giáo Huấn của Ðức Phật, Ngũ Lực rất cần thiết cho công trình hành thiền Vắng Lặng, thiền Minh Sát, và cho sự thành tựu các Thánh Ðạo, Thánh Quả và Niết Bàn. Chỉ đến khi trước đó đã có tích tụ Ngũ Lực nầy, mới có thể hoàn mãn thực hiện công tác. Những người không có năng lực nào trong Ngũ Lực không thể làm khởi sanh ý muốn thực hiện những công trình to lớn nầy. ý nghĩ rằng mình có thể thành tựu những công trình quan trọng như vậy trong kiếp sống nầy không phát sanh đến họ. Họ sống một cách hững hờ cẩu thả và không quyết định. Nếu có người chỉ dạy rằng công trình có thể thực hiện, họ không thích nghe. Họ không biết rằng những ý tưởng ương ngạnh tương tợ khởi sanh đến họ bởi vì rõ ràng họ thiếu kém Năng Lực tinh thần. Họ đổ lỗi cho tình trạng không tích trử đủ ba-la-mật (pàrami), hay vì sanh ra chỉ với hai căn (dvi-hetuka), hoặc vì thời giờ không thuận tiện. [9]
Tuy nhiên, nếu những vị nầy chuyên cần kiên cố trong một Niệm Xứ (satipatthàna) như niệm Hơi Thở (ànàpàna sati), và do đó vững chắc thiết lập ba Năng Lực Tín, Tấn và Niệm, những tư tưởng ương ngạnh kia chắc chắn sẽ tan biến. Thế nào cũng có những tư tưởng trong sạch mới mẻ phát sanh, vì người ấy đã tạo sức mạnh cho những tư tưởng nầy.
Sức mạnh khai triển như thế ấy. Mặc dầu không thể chứng đắc tuệ minh sát và thấu hiểu bản chất thật sự của Sắc (Thân) và Danh (Tâm), Ðức Tin còn yếu ớt của người ấy tăng trưởng qua pháp hành kiểm soát Tham ái (tanhà) ham muốn dục lạc (paccayàmisa) và những thành tựu trần tục (lokàmisa). Tinh Tấn yếu ớt được tăng trưởng nhờ kiểm soát Lười Biếng. Niệm yếu ớt được tăng trưởng nhờ kiểm soát Thất Niệm (tâm bất tại). Ðịnh và Tuệ cũng tăng trưởng thêm sức mạnh nhờ kiểm soát Phóng Dật và Si Mê. Khi những Năng Lực ấy tăng trưởng lớn mạnh, chắc chắn sẽ có sự đổi thay trong tâm hành giả.
Một người đang lâm trọng bịnh ắt không quan tâm đến những sự việc và những sinh hoạt tầm thường của thế gian. Nhưng sau khi nhờ thầy giỏi thuốc hay và phương pháp trị liệu thích nghi, cơn bịnh nặng dần dần thuyên giảm, người ấy vượt ra khỏi tình trạng lãnh đạm thờ ơ, và chắc chắn sẽ quan tâm trở lại đến những sinh hoạt bình thường. Nơi đây năm năng lực bất thiện, tức tham ái, lười biếng v.v... giống như cơn trọng bịnh. Công trình thực hành Tứ Niệm Xứ (satipatthàna) như pháp Niệm Hơi Thở, cũng giống thầy giỏi thuốc hay và phương pháp trị liệu thích nghi. Phần còn lại của thí dụ có thể được hiểu biết dễ dàng.
Do đó, Ðức Phật dạy: "vị ấy khai triển Tín Lực, Tấn Lực, Niệm Lực, Ðịnh Lực và Tuệ Lực". (saddhàbalam bhàveti .,.).
Trong thế gian nầy, sức mạnh của người thợ nề nhờ xử dụng những dụng cụ tốt như giùi, đục, búa, dao, cưa v.v... Chỉ khi nào được trang bị dụng cụ thích nghi người ấy mới hoàn thành tốt đẹp công việc làm. Cùng thế ấy, trong Giáo Huấn của Ðức Phật, những dụng cụ của công trình hành thiền Vắng Lặng và Minh Sát (samatha và vipassanà) nhằm thành tựu Ðạo Tuệ và Quả Tuệ (magga và phala-nàna) của bậc Thánh Nhân bao gồm công phu khai triển Tín Lực, Tấn Lực, Niệm Lực, Ðịnh Lực và Tuệ Lực (bhàvanà-saddhà v.v...) qua pháp hành Trau Giồi Tứ Niệm Xứ (Satipatthàna) như Niệm Hơi Thở. Ngũ Lực nầy là sức mạnh của người hành thiền (yogàvacara). Do đó Ngũ Lực phải được trau giồi và phát triển nhằm viên mãn hoàn thành pháp hành thiền Vắng Lặng và thiền Minh Sát trong Giáo Huấn của Ðức Phật (Buddha Sàsana). Ðó là ý nghĩa của danh từ bhàveti (vị ấy trau giồi ...) trong đoạn kinh được trích dẫn ở phần trên.
Ghi chú:
[1] Xem sách Paramattha Dìpani, do Ngài Ledi Sayadaw.
[2] Xem Bản Chú Giải bộ Anguttara Nikàya (Tăng Nhứt A-Hàm), Ekaka-nipata.
[3] Anguttara-Nikàya, Tăng Nhứt A-Hàm. Catukka Nipata, Những Con Số Bốn, bài kinh Ariyavamsa-Sutta, do Tỳ Khưu Khantipalo dịch trong quyển "With Robes and Bowl" (The Wheel số 83/84), trang 70.
[4] Trong ý nghĩa là tín nhiệm nơi những giá trị cổ truyền của cuộc sống giản dị và sự phát triển tâm linh được diễn đạt trong một công thức tổng quát, có thể áp dụng vào đời sống của hàng cư sĩ tại gia -- Chủ Biên.
[5] Ba loại lạc thú trần tục ấy là vui thú thỏa thích trong vật thực, trong y phục và trong chỗ ở, như được kể ở phần trên.
[6] Ba Tham ái là: lòng tham luyến ái dục lạc, lòng tham luyến ái kiếp sinh tồn, và lòng tham luyến ái sự không-sinh-tồn (tuyệt diệt).
[7] Trong trường hợp người cư sĩ tại gia, những nguyên tắc được nhấn mạnh trong bốn "Pháp Thực Hành Cổ Truyền" phải được áp dụng càng chặt chẽ càng tốt. Những nguyên tắc nầy có thể được tóm lược trong câu nói thông thường "sống giản dị và suy gẫm thanh cao (hành thiền)". -- Chủ Biên
[8] Xem Chương II.
[9] Vài người tin tưởng rằng có những khoảng thời gian mà không ai có thể chứng đắc Thánh Ðạo hay Thánh Quả, và như thế có chiều hướng triển hoãn tinh tấn, chờ cho đến khi ba-la-mật (pàrami) đủ chín mùi. Vài người tin rằng trong thời hiện đại người ta chỉ được sanh ra với hai căn (dvi-hetuka, tức hai căn Không-Tham và Không-Sân) và như thế, vì thiếu căn Không-Si, nên không thể chứng đắc Thánh Ðạo và Thánh Quả trong kiếp hiện tại.
-ooOoo-
Pháp Bodhipakkhiya dhamma, Phẩm Trợ Ðạo, gồm bảy nhóm là:1. Satipatthàna, Niệm Xứ (4 yếu tố),Pháp bodhipakkhiya-dhamma, Phẩm Trợ Ðạo, hay Bồ Ðề Phần được gọi như vậy bởi vì nó là những thành phần (pakkhiya) của sự Giác Ngộ (bodhi) mà nơi đây đề cập đến như là tuệ giác của Thánh Ðạo (magga-nàna). Ðây là những pháp, dhammas (những hiện tượng tâm linh) làm nhiệm vụ nguyên nhân kế cận (padatthàna, những thành phần thiết yếu (sambhàra) và những nền tảng, hay điều kiện đầy đủ (upanissaya) của Ðạo Tuệ (magga-nàna).
2. Sammappadhàna, Chánh Cần (4 yếu tố),
3. Iddhipàda, Như ý Túc, hay căn bản của sự thành công, (4 yếu tố),
4. Indriya, Căn, hay Khả Năng Kiểm Soát (5 yếu tố)
5. Bala, Lực, hay Năng Lực Tinh Thần (5 yếu tố)
6. Bojjhanga, Giác Chi, những Yếu Tố của sự Giác Ngộ (7 yếu tố)
7. Magganga, Ðạo, những yếu tố của Con Ðường (8 yếu tố)
(Tất cả 37 yếu tố)
37 PHẨM TRỢ ĐẠO (Bodhipakkhiya Sangaho)
TỨ NIỆM XỨ (Cattàro satipatthàna) | 4 | 1. Niệm Thân 2. Niệm Thọ 3. Niệm Tâm 4. Niệm Pháp |
TỨ CHÁNH CẦN (Cattàro sammappadhànà) | 4 | 1. Tinh Tấn lánh xa ác pháp đã phát sanh 2. Tinh Tấn ngăn ngừa ác pháp chưa sanh 3. Tinh Tấn phát triển thiện pháp chưa sanh 4. Tinh Tấn tăng trưởng thiện pháp đã sanh |
TỨ THẦN TÚC (Cattàro iddhipàdà) | 4 | 1. Dục Như ý Túc 2. Tấn Như ý Túc 3. Tư Duy Như ý Túc 4. Trạch Quán Như ý Túc |
NGŨ CĂN (Pancindriyàni) | 5 | 1. Tín Căn 2. Tấn Căn 3. Niệm Căn 4. Ðịnh Căn 5. Tuệ Căn |
NGŨ LỰC (Pancabalàni) | 5 | 1. Tín Lực 2. Tấn Lực 3. Niệm Lực 4. Ðịnh Lực 5. Tuệ Lực |
THẤT GIÁC CHI (Sattabojjhangà) | 7 | 1. Niệm Giác Chi 2. Trạch Pháp Giác Chi 3. Tinh Tấn Giác Chi 4. Phỉ Giác Chi 5. Khinh An Giác Chi 6. Ðịnh Giác Chi 7. Xả Giác Chi |
BÁT CHÁNH ĐẠO (Atthamaggangàni) | 8 | 1. Chánh Kiến 2. Chánh Tư Duy 3. Chánh Ngữ 4. Chánh Nghiệp 5. Chánh Mạng 6. Chánh Tinh Tấn 7. Chánh Niệm 8. Chánh Ðịnh |
Tổng cộng: | 37 |
-ooOoo-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét