NIỀM TIN TRONG KHOA HỌC VÀ ÐẠO PHẬT (Prayudh Payutto)


----
Vai trò của niềm tin
Sự khác biệt giữa niềm tin trong Phật Giáo và khoa học
Con người hay cái tôi là trung tâm
Khoa Học chỉ tìm hiểu sự thật của các vấn đề bên ngoài con người.
Tương đồng trong phương pháp nhưng khác biệt trong việc đặt tầm quan trọng.
Những khác biệt trong phương pháp

  ----


BÂY GIỜ CHÚNG TA HÃY đem so sánh một số đặc tính liên quan đến Ðạo Phật, Khoa học, và các tôn giáo khác, bắt đầu với niềm tin.
Hầu hết các tôn giáo dùng cảm xúc như một năng lực để đạt được mục tiêu. Cảm xúc là một nguồn cảm hứng khơi gợi niềm tin và lòng tôn kính giáo lý, và những cảm xúc, đặc biệt những cảm xúc tạo niềm tin là một phần thiết yếu của đa số tôn giáo. Cảm xúc cũng là cái duy trì niềm tin, lý do đó rất quan trọng nên muốn bảo đảm thì tình trạng cảm xúc đó phải được giữ vững. Nói một cách khác, vì niềm tin rất thiết yếu cho các tôn giáo, cảm xúc luôn được khuyến khích.
Trong khi niềm tin là một sức mạnh tuyệt vời trong hầu hết các tôn giáo thì Phật Giáo lại nhấn mạnh trí tuệ, coi niềm tin chỉ quan trọng trong những bước đầu. Dầu vậy niềm tin phải được sử dụng thận trọng, vì trí tuệ được coi là nhân tố quan trọng bậc nhất để đạt mục tiêu của Ðạo Phật.
Tuy nhiên, niềm tin vẫn đưọc coi trọng trong giáo lý Ðạo Phật nhưng trong một vai trò khác với tầm quan trọng khác. Cũng có những yếu tố niềm tin trong nghiên cứu khoa học mà ở đây nó có vai trò quyết định trong sự tiến bộ về nghiên cứu và điều tra của khoa học.
Ðể thấu hiểu niềm tin rõ ràng, việc lý giải thành nhiều loại rất có lợi. Nói chung, niềm tin có thể chia thành hai loại chính:
Loại thứ nhất là loại ngăn trở trí tuệ. Loại này dựa vào kích động, thâm chí ép buộc, và niềm tin như vậy hẳn phải là hoàn toàn mù quáng. Cấm hẳn việc nghi ngờ giáo lý. Chỉ được phép mù quáng phục tùng. Niềm tin theo loại thứ nhất này không có chỗ cho trí tuệ phát triển.
Niềm tin của đa số các tôn giáo đều thuộc loại trên. Phải có niềm tin và phải phục tùng. Tôn giáo nói sao thì cứ việc theo không được hỏi. Nét đặc thù này của tôn giáo gọi là 'tín điều', thứ chủ thuyết không thể nghi ngờ được, có đặc điểm là trung thành triệt để bất chấp lý trí. Nhưng Phật Giáo là một tôn giáo không bị tín điều.
Loại niềm tin thứ hai là con đường tới trí tuệ. Loại này kích thích tính tò mò; khích lệ khởi sự việc học tập. Trên thế giới này có quá nhiều điều cần phải biết. Không có niềm tin, chúng ta không biết phải bắt đầu từ điểm nào, đường hướng nào phải theo để học tập, nhưng khi một người có niềm tin, đề tài hay giáo lý sẽ cho điểm khởi thủy. Niềm tin thức tỉnh sự chú ý và khích lệ chúng ta tiến tới đề mục đã quan tâm. Tin tưởng vào con người, đặc biệt,sẽ dẫn đến việc tiếp xúc và học hỏi nơi người khác. Chẳng hạn có niềm tin vào đoàn thể tăng già, khích lệ chúng ta tới gần các thầy, học hỏi nơi các thầy, và thông suốt được giáo lý.
Ðiển hình cho loại niềm tin này là chuyện về cuộc đời Ngài Xá Lợi Phất (x). Ngài lưu ý đến việc học hỏi giáo lý của Ðức Phật khi nhìn thấy Thầy A Nhã Kiều Trần Như đi khất thực. Ngài Xá Lợi Phật cảm thấy bị ấn tượng bởi cách đi đứng của nhà Sư nói lên đức tính đặc biệt, kiến thức đặc biệt, tri thức đặc biệt. Muốn tìm hiểu đức tính đặc biệt ấy là gì, Ngài tiến đến gặp A Nhã kiều Trần Như và hỏi về giáo lý. Trên đây là một thí dụ về loại niềm tin thứ hai.

(x) Ngài Xá Lợi Phật, một trong những đại đệ tử của Ðức Phật, gặp Thầy A Nhã Kiều Trần Như đi khất thực, ấn tượng bởi dáng dấp của vị thầy này nên đã đến gặp và hỏi về giáo lý. Giáo lý ngắn gọn mà Ngài nhận được khiến Ngài không còn ngờ vực gì sự trung thực về giáo lý của Ðức Phật, và đã trở thành một tỳ kheo, một nhà sư Phật Giáo.

Cho nên loại niềm tin này, hay cảm hứng là một ảnh hưởng tích cực, một động cơ khích lệ cho việc học tập. Niềm tin này cho chúng ta điểm trọng tâm của việc học tập. Dù niềm tin này theo bất cứ hướng nào, nghị lực của chúng ta vẫn được thúc đẩy thích ứng. Thí dụ, một khoa học gia có niềm tin rằng giả thuyết đặc biệt của mình có thể đúng, sẽ hướng sự tìm tòi của mình theo chiều huớng đó, không bị xao lãng bởi những dữ kiện không thích đáng khác.
Hai loại niềm tin trên đây phải được phân biệt rõ ràng. Loại niềm tin hoạt động trong Ðạo Phật là loại dẫn đến trí tuệ, nói cho đúng là thứ yếu đối với trí tuệ. Niềm tin này thấy cả trong Phật Giáo lẫn khoa học.
Loại niềm tin này gồm ba chức năng quan trọng liên quan đến trí tuệ là:
1. Tạo mối quan tâm và động cơ thúc đẩy để tiến hành học tập.
2. Cung cấp nghị lực cần thiết nhằm theo đuổi việc học tập.
3. Ðưa ra phương hướng, tức là trọng tâm cho nghị lực ấy.
Ngoài những chức năng trên, niềm tin được định hướng đúng cách có một số các đặc tính được nhận thấy trong hệ thống tu tập của người Phật Tử.:
Mục tiêu của Phật Giáo là gì? Mục tiêu của Phật Giáo là giải thoát, siêu việt, hay, nói theo ngôn ngữ đương đại, sự tự do. Phật Giáo muốn con người được tự do, vượt khỏi ô trược và khổ đau.
Làm sao có thể đạt được sự tự do này? Tự do đạt được nhờ trí tuệ, hiểu được chân lý, hay luật thiên nhiên. Chân lý đó có thể đạt được như nhau dù là Vị Ðạo Sư hay đệ tử của Ngài và kiến thức của các đệ tử hoàn toàn độc lập. Có một lần, Ðức Phật hỏi Ngài Xá Lợi Phất: "Thầy có tin những gì ta giảng cho Thầy nghe không?" Xá Lợi Phất trả lời: "Thưa Vâng, đệ tử nhận thấy điều đó như vậy" Ðức Phật hỏi tiếp: "Có phải Thầy nói như vậy chỉ vì niềm tin nơi ta phải không?" Không, đệ tử trả lời đồng ý không phải chỉ vì Ngài vào Ðấng Thiêng Liêng, mà chính bản thân đệ tử thấy đúng là như thế".
Ðây là một nguyên lý nữa trong Phật Giáo. Ðức Phật không muốn các đệ tử của Ngài tin Ngài một cách đơn giản hay níu chặt lấy Ngài. Ngài vạch rõ sự thiếu sót của niềm tin, thậm chí niềm tin vào người khác vì Ngài muốn con người phải được hoàn toàn tự do. Giải thoát, hay tự do, mục tiêu của Phật Giáo đạt được bằng trí tuệ, bằng kiến thức hiểu biết sự thật.
Nhưng làm thế nào để trí tuệ phát sinh? Với những người biết suy nghĩ, những người mà ta gọi là biết nhận xét khôn ngoan (x), không cần phải dựa vào niềm tin, nhưng đa số phải sử dụng ni?m tin làm bàn đạp hay điểm khởi đầu.

(x) sự lưu ý có phương pháp, sự nhận xét khôn ngoan, sự phản chiếu để phê phán.

Những điều kiện này ràng buộc giống như mắt xích trong dây xích. Muốn đạt giải thoát, cần thiết phải phát triển trí tuệ. Trí tuệ là điều kiện thiết yếu biến mục tiêu thành hiện thực nhưng lại quay về tùy thuộc vào niềm tin. Ðiều đó cho chúng ta ba giai đoạn:
Niềm tin -- Trí Tuệ -- Giải thoát
Niềm tin là người khởi xướng con đường đi tới chân lý. Rồi dẫn đến trí tuệ, và tiếp theo dẫn đến gi?i thoát. Mô hình điều kiện này rõ ràng là hạn chế bớt niềm tin trong Phật Giáo. Vì niềm tin liên quan đến cả trí tuệ lẫn giải thoát nên có hai đặc tính sau:

1. Niềm tin dẫn đến trí tuệ
2. Niềm tin đi đôi với trí tuệ dẫn đến giải thoát.

Niềm tin trong Phật Giáo không cấm đoán hỏi han thắc mắc hay nghi ngờ, cũng không đòi hỏi phải tin hay không được thắc mắc . Phật Giáo và khoa học cả hai đều có niềm tin như vậy; cả hai đều dùng niềm tin như bàn đạp trên con đường hiểu biết sự thật. Bây giờ câu hỏi được nêu lên, loại niềm tin nào là loại niềm tin dẫn đến trí tuệ?
Trong bối cảnh thảo luận hôm nay, chúng ta có thể nói niềm tin dẫn đến trí tuệ là niềm tin vũ trụ này, hay theo qui luật tự nhiên vận hành theo định luật bất biến và không thay đổi. Ðó là niềm tin vào Qui Luật Tự Nhiên, hay niềm tin Thiên Nhiên có những qui luật mà con người có thể hiểu được.
Niềm tin đó là sức đẩy dẫn đến việc tìm chân lý. vì niềm tin chính nó không thể dẫn thẳng đến chân lý, nó chỉ ứng dụng cho việc phát triển trí tuệ sau này. Trong giai đoạn này niềm tin của Phật Giáo và niềm tin của khoa học coi như rất tuơng đồng. Cả hai tin vào qui luật tự nhiên, và cả hai phấn đấu để biết sự thật của các qui luật này qua trí tuệ. Tuy nhiên, sự tương đồng chấm dứt ngay tại đây. Từ điểm này, niềm tin của Phật Giáo và niềm tin của khoa học đi theo con đường khác nhau.


Chúng ta đã nói nguồn gốc của tôn giáo và khoa học là sự nhận thức khó khăn của đời sống, cái nguy hiểm đe dọa trong thế giới thiên nhiên. Trong việc nghiên cứu để đáp ứng với vấn đề, con người băn khoăn và lo lắng nhìn vào môi trường thiên nhiên. Hai cảm nghĩ này làm cả hai Phật Giáo và Khoa Học ham muốn tìm ra con đường thoát hiểm, và muốn biết sự thật về thiên nhiên. Từ một nguồn gốc chung, tôn giáo và khoa học tách ra đi theo đường lối của mình.
Ngoài phần khác biệt, cả hai đều có một sự tương đồng quan trọng, đó là khuynh hướng nhìn ra bên ngoài, như đã nói trước đây ở Chương Hai. Trên phương diện này, chúng ta thấy khoa học đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu hiện tượng tự nhiên bên ngoài. Khoa học không bao gồm nhân loại trong khung cảnh vũ trụ. Nói một cách khác, khoa học không coi vũ trụ bao gồm cả nhân loại, và không nhìn nhân loại có tính cách bao trùm tất cả vũ trụ.
Nhìn thiên nhiên cách đó, Khoa Học chỉ có một đối tượng về niềm tin, đó là vũ trụ vật chất- niềm tin là vũ trụ đặt ra luật. Nói tóm lại chúng ta có thể gọi đó là 'niềm tin vào thiên nhiên'.
Nhưng mục tiêu của Phật Giáo là giải quyết vấn đề khổ đau cho nhân loại, phát xuất từ những điều kiện bên trong cũng như bên ngoài, nhấn mạnh vào thế giới hành vi của con người. Ðồng thời, Phật Giáo thấy tiến trình đó là tiến trình tự nhiên. Vì lý do đó, Phật Giáo giống như khoa học, đặt niềm tin vào thiên nhiên, nhưng niềm tin này cũng gồm cả con người, có nghĩa là con người là một phần của thiên nhiên và cũng bao gồm tất cả thiên nhiên nơi con người, trong đó con người bị chi phối bởi luật thiên nhiên.
Niềm tin của khoa học chỉ có một đối tượng, và niềm tin của Phật Giáo có hai đối tượng là:
1. Thiên Nhiên
2. Nhân Loại
Trong một khía cạnh, hai loại niềm tin này là một, cùng là một thứ, vì cả hai đều tin vào thiên nhiên, loại thứ nhất thật rõ ràng. Nhưng loại này không bao gồm toàn bộ khung cảnh, chỉ bao gồm môi trường bên ngoài. Trong Phật Giáo, nhân loại được coi như một phần của thiên nhiên. Các bộ phận cơ thể con người cũng thiên nhiên như môi trường bên ngoài.
Hơn thế nữa, con người có một tính chất khác biệt hẳn với những biểu hiện bên ngoài của thiên nhiên và cũng phân biệt nhân loại khác với thế giới chung quanh mình. Ðó là đặc tính riêng biệt của con người. Chúng ta có thể nói là "đặc tính của loài người ". Tính chất đặc biệt này là tinh thần của nhân loại, những giá trị - tiêu chuẩn đạo đức.
Trong Phật Giáo chúng ta tin rằng đặc tính trừu tượng của con người cũng chỉ là một hiện tưọng tự nhiên, cũng phải chịu ảnh hưởng của luật nhân quả tự nhiên, và cũng nằm trong chân lý thiên nhiên. Ðể biết và hiểu rõ tự nhiên, phải thông suốt tự nhiên cả hai mặt tinh thần lẫn vật chất.
Nên nhớ rằng muốn biết và hiểu rõ tự nhiên, con người phải hiểu những điều họ đang nghiên cứu. Những đức tính tinh thần ấy như niềm tin, sự khao khát muốn biết, là những đặc tính trừu tượng, những điều mà chúng tôi gọi là 'giá trị'. Chúng đi vào địa hạt trừu tượng của con người, và với cương vị như thế, chúng nằm trong lãnh vực nghiên cứu và học hỏi của chúng ta.
Hơn nữa, ở mức độ tột cùng đạt được chân lý cũng là đạt được lòng thiện cao nhất. Cuối cùng, chân lý và đời sống tốt đẹp nhất, hay chân lý tối thượng và tâm thiện tối thượng cuối cùng chỉ là một, cùng như nhau. Nếu những đặc tính của con người không được nghiên cứu, không có kiến thức hay sự hiểu biết nào về thiên nhiên, chân lý sẽ bị bóp méo và không đầy đủ. Ðiều này sẽ không có khả năng dẫn đến sự hiểu biết thấu triệt sự thật chân lý.
Mặc dù Khoa Học tin tưởng vào thiên nhiên, cố gắng tìm hiểu sự thật về thiên nhiên nhưng lại không nhìn vào thiên nhiên trong tính toàn thể của nó. Khoa Học không lưu ý đến giá trị con người và kết quả là quan điểm không được đầy đủ và sai lầm về thiên nhiên. Sự nghiên cứu kiến thức của Khoa Học không đầy đủ, không đạt mức toàn hảo, vì đã quên lãng phần thiên nhiên trong con người.
Ðiều đáng chú ý là niềm tin của Khoa Học, giống như Phật Giáo, cũng có ý kiến đề nghị chia thành hai hướng. Ðó là niềm tin vào qui luật tự nhiên, thứ hai là tin vào khả năng thông minh của con người. Chúng ta hãy thử nhìn vào niềm tin của Khoa Học, nói cho đúng niềm tin này đoan quyết thiên nhiên có những định luật không thay đổi, với trí thông minh con người có thể tìm thấy sự thật trong thiên nhiên.
Niềm tin của Khoa Học có thể chia thành hai phương diện, và có hai đối tượng, giống như niềm tin của Phật Giáo. Trước nhất là niềm tin vào định luật thiên nhiên, sau là tin vào khả năng trí thông minh con người có thể hiểu được những qui luật ấy hay đơn giản là tin vào tiềm năng con người. Tuy nhiên phương diện thứ hai không thấy được nói rõ trong Khoa Học mà chỉ là một sự thừa nhận. Khoa Học không đề cập đến niềm tin về phương diện thứ hai, quan tâm rất ít đến việc phát triển tiềm lực của con người. Khoa Học chỉ tập trung vào việc phụng sự niềm tin ở phương diện thứ nhất.
Ở phương diện này, Khoa Học khác biệt với Phật Giáo, Phật Giáo tin con người là quan trọng nhất, triển khai vấn đề này vào các hình thức tu tập có hệ thống trong phần lớn giáo lý Phật Giáo. Qua toàn bộ giáo lý, niềm tin lúc nào cũng liên hệ giữa ba điểm. Ðó là, sự vững tin vào tiềm năng của con người có thể phát triển trí tuệ và hiểu rõ sự thật về các qui luật tự nhiên, niềm tin này được hỗ trợ bởi sự tin chắc đã ăn sâu là thiên nhiên vận hành theo qui luật, và có sự tin chắc rằng nhận thức được qui luật tự nhiên ấy làm cho con người có thể hiểu biết được điều thiện cao nhất tức sự giải thoát khỏi khổ đau.
Loại niềm tin đó tạo thành sự khác biệt rõ ràng giữa Phật Giáo và Khoa Học. Trong Phật Giáo việc tìm chân lý song song với sự tu tập để thực hành và biến tiềm năng con người thành hiện thực. Ðiều này sẽ là đúng nếu sử dụng kiến thức có được từ việc nghiên cứu qui luật tự nhiên để phục vụ ảnh hưởng phá hoại của tham, sân và si thì khả năng sử dụng kiến thức bị giảm thiểu. Kiến thức đạt được sẽ hữu dụng trong tinh thần xây dựng.
Về phần Khoa Học, niềm tin lệch lạc về qui luật tự nhiên chính là nguyên nhân dẫn đến một cu?c tìm kiếm kiến thức không có mục tiêu và vô kỷ luật. Không có sự phát triển nào của loài người và cũng không có sự bảo đảm nào rằng kiến thức đạt được sẽ được sử dụng chỉ đem lợi ích cho nhân loại. Khoa Học nghiên cứu các chân lý tự nhiên đã không giúp đỡ được ai, ngay cả những Khoa Học Gia, mãn nguyện, giải thoát khổ đau, làm dịu căng thẳng tinh thần, làm cho tâm đựợc an tịnh và sáng suốt hơn. Ðồng thời Khoa Học mở rộng con đường cho những giá trị bất thiện hướng việc phát triển khoa học đến tham sân si. Thí dụ trong thế kỷ vừa qua những giá trị bất thiện ấy là dục vọng chiếm đoạt thiên nhiên và chủ nghĩa vật chất gây ra sự bóc lột và phá hoại môi sinh. Nếu cứ phát triển khoa học theo khuynh hướng đó, sẽ không còn biện pháp cứu chữa.
Phải nhấn mạnh loài người là sinh vật thông minh, hay thẳng thắn hơn là những chúng sinh có chủ tâm. Họ là những chúng sinh tạo nghiệp, và tất cả các loại nghiệp đều do ý muốn làm ra. Vì lý do đó, con người có ý thức về các giá trị - tiêu chuẩn đạo đức. Căn cứ vào chỗ họ có niềm tin vào qui luật tự nhiên và sự ham thích muốn biết các qui luật ấy, họ phải biết các giá trị, có ý thức hay không có ý thức. Ðặc tính này sẽ quyết định cách thức và phương hướng và phương pháp để tìm sự thật - chân lý, cũng như bối cảnh và đường lối để thấy được sự thật - chân lý.
Nếu ý thức về các giá trị của loài người, không xâm phạm vào đức tính hòa hợp căn bản ở trong tâm, nói một cách khác, nhân loại không phát triển điều thiện tối thượng song song với việc tìm kiếm chân lý tự nhiên, sự tìm kiếm không thể hoàn toàn thành công (vì không lưư ý đến khía cạnh khác của sự thật), vì bị tràn ngập bởi những giá trị thấp kém, và không thể kiểm soát nổi, dễ bị sai huớng. Những giá trị thấp kém ảnh hưỏng đến việc tìm kiếm kiến thức, bóp méo sự thật đã được khám phá.
Nói một cách đơn giản, kiến thức của khoa học gia không tách rời các giá trị. Một thí dụ dễ hiểu về một trong những giá trị thấp kém là sự thích thú nấp đằng sau việc tìm kiếm kiến thức cùng với những khám phá. Dù là kiểu tìm kiếm kiến thức thuần túy, có giá trị tốt đẹp hơn, nếu phân tách sâu xa, cũng có những giá trị ẩn dấu bên trong như sự ham thích muốn thỏa mãn một số nhu cầu cá nhân, thâm chí cảm giác thích thú, ngay trong người nghiên cứu.
Tôi muốn tóm tắt tại điểm này về hai mức độ giá trị, giá trị cao nhất cùng với những giá trị trung gian có thể cùng tồn tai. Giá trị cao nhất là chân lý phải đạt cho được, không phải là loại mà nhân loại tạo lập trong tâm trí. Ngay từ lúc đầu các nhà khoa học đã có niềm tin vào thiên nhiên. Sự tin chắc này đã có một giá trị ngay trong lòng dạ họ từ lúc bắt đầu, nhưng niềm tin này phải mở rộng gồm cả thiên nhiên và nhân loại, đòi hỏi phải tin vào điều thiện tối thuợng, đơn giản bằng cách ghi nhớ rằng các qui luật tự nhiên gắn liền với điều thiện tối thượng.
Khi có một giá trị đúng về niềm tin, giá trị phụ thuộc sẽ phát sinh; nghĩa là những giá trị ấy sẽ được tăng cường bởi sự khích lệ có chủ tâm ở ngay trong chính nó. Do đó có thể ngăn chặn giá trị đi lạc vào các khu vực bất thiện, nghĩa là không bị các giá trị thấp kém xâm chiếm.
Niềm tin là giá trị căn bản của chúng ta, tạo ra các giá trị phụ thuộc, đặc biệt là về hoài bão muốn biết. Từ niềm tin vào chân lý tự nhiên phát sinh lòng khao khát muốn biết chân lý tự nhiên, hay sự thật của mọi sự vật. Hoài bão như vậy rất quan trọng cho cả Khoa Học lẫn Phật Giáo.
Từ niềm tin vào sự hiện hữu của điều thiện tối thượng và tiềm năng con người đã nảy sinh lòng mong muốn thoát khỏi khổ đau, vượt qua các khó khăn và theo đưổi sự phát triển cá nhân.
Loại khát vọng đầu tiên là lòng ham thích muốn biết chân lý tự nhiên. Loại khát vọng thứ hai là lòng ham được giải thoát khỏi khổ đau. Khi hai khát vọng này hợp nhất, lòng ham thích kiến thức được xác định và định hướng rõ ràng hơn Nó trở thành sự ham thích muốn biết chân lý tự nhiên để giải quyết những trở ngại khó khăn và hưóng dẫn con người đến giải thoát. Ðó là sự viên mãn của Phật Giáo. Khi hai loại khát vọng ấy hợp nhất, chúng ta có một chu trình được hoàn thành, cân đối, đầy đủ toàn vẹn. Có một ranh giới rõ ràng cho khát vọng về kiến thức được sử dụng cho mục đích rõ rệt là tạo ra chất lượng cuộc sống cho đời. Nói tóm lại, khát vọng kiến thức của chúng ta liên quan thực sự đến con người, vạch ra con đuờng mà kiến thức sẽ được sử dụng.
Với Khoa Học, nguyên thủy chỉ là cái khát vọng về kiến thức. Khi khát vọng về kiến thức không có mục tiêu và không được định hướng thì kết quả là sự thâu thập bừa bãi các dữ kiện, cố gắng tìm hiểu sự thật ẩn tàng đằng sau thiên nhiên bằng cách tìm kiếm càng ngày càng hướng ra bên ngoài, một sự thật vì lợi ích của riêng mình. Trong khi sự nghiên cứu khoa học để tìm ra chân lý không có phương hướng thì con người lại bị lôi cuốn bởi giá trị. Vì khát vọng về kiến thức không được minh định rõ ràng, nó mở rộng cho các khát vọng khác, tức các giá trị thấp kém để lấp đầy vào chỗ trống. Tôi đã đề cập tới một số mục tiêu xa vời, như khát vọng chinh phục thiên nhiên, và sau đó, sự ham muốn sản xuất nhiều của cải vật chất. Hai loại khát vọng này tạo thành một loại chu trình khác biệt.
Tôi muốn nhắc lại ý nghĩa của chu trình trên; đó là khát vọng muốn biết những sự thật- chân lý tự nhiên để khai thác nhằm sản xuất của cải vật chất. Chu trình là nguyên nhân của vô số các khó khăn trong hiện tại: tinh thần, xã hội, và đặc biệt như chúng ta hiện thấy vấn đề môi trường.
Ðó là vì tư tưởng của thời đại kỹ nghệ đã lợi dụng kẽ hở khoa học, một khát vọng mơ hồ không xác định rõ ràng về kiến thức, đó là hành động của con người được thực hiện bất kể đến nhân loại. Hiện tại, chúng ta đang nếm mùi hậu quả tai hại của kẽ hở đó: những vấn đề của môi trường, và ở đâu đó phát sinh từ niềm tin là con người chế ngự được thiên nhiên rồi bám chặt chủ nghĩa vật chất.
Tư tưởng trên gây ra khuynh hướng thái quá trong việc làm của con người. Không có ranh giới ấn định trong việc tìm kiếm hạnh phúc. Việc làm tìm kiếm hạnh phúc là vô tận, sự phá hủy thiên nhiên cũng vô tận. Những khó khăn nhất định phát sinh. Ðó là chỗ rẽ của Phật Giáo và Khoa Học.
Nếu lý giải xa hơn, chúng ta sẽ thấy kẽ hở mà khoa học không hướng tới vì chỉ chú trọng vào thế giới vật chất bên ngoài. Khoa Học không nghiên cứu kiến thức thuộc phạm vi cá nhân con người.
Khoa Học không chú ý đến, thực ra là không hiểu bản chất tự nhiên con người, và kết quả Khoa Học đã trở thành công cụ cho kỹ nghệ mà những bước tiến ích kỷ của nó đã xâm hại môi trường tư nhiên. Không hiểu biết bản chất tự nhiên của con người là không hiểu biết thực tế rằng có làm cho năm giác quan thỏa mãn cũng không làm cho nhân loại hạnh phúc và mãn nguyện. Tham dục vô đáy, nên sự tìm kiếm của cải vật chất cũng vô tận. Nhiều của cải vật chất đạt được qua việc khai thác thiên nhiên đưa đến sự thao túng thiên nhiên vô hạn độ và không có sự kiểm soát. Cuối cùng, thiên nhiên sẽ không thể thỏa mãn được tham dục của con người. Cả đến khi đã phá hủy hoàn toàn thiên nhiên, cũng không thể thỏa mãn hết tham dục của con người. Phải nói chính xác hơn là sự phá hoại thiên nhiên tự nó sẽ làm con người khốn khổ hơn là hạnh phúc.


Tôi vừa đề cập đến một số điểm căn bản chung trong Phật giáo và Khoa Học, cả lãnh vực niềm tin lẫn khát vọng kiến thức. Bây giờ tôi muốn nói đến đối tượng của niềm tin và khát vọng kiến thức. Ðối tượng đó là sự thật hay còn gọi là chân lý. Khát vọng và niềm tin của chúng ta bắt nguồn từ gốc rễ sự ham thích sự thật và kiến thức. Khi tiến tới được phần cốt lõi của vấn đề, đó là kiến thức hay chân lý, khát vọng của chúng ta thỏa mãn. Ðiều này có nghĩa là nhân loại phải hiểu chân lý của các qui luật tự nhiên.
Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa là trong Phật Giáo mục tiêu của chúng ta là sử dụng kiến thức về chân lý để nâng cao đời sống con người, và giải quyết khó khăn, hầu đạt được một cuộc sống hoàn toàn tự do. Mặt khác, mục đích của Khoa Học là sử dụng kiến thức để chinh phục thiên nhiên hầu sản xuất nhiều của cải vật chất. Ðiều này có lẽ hết sức rõ ràng trong lời tuyên bố của René Descartes, một học giả nổi tiếng có địa vị quan trọng nói về việc phát triển khoa học và triết lý Tây Phương. ông viết mục tiêu của khoa học là một phần trong việc đấu tranh: "làm cho chúng ta thành chủ nhân ông và sở hữu chủ thiên nhiên".
Có mục tiêu khác thì đối tượng của kiến thức cũng phải khác. Ðối tượng kiến thức trong Phật Giáo là gì? Ðối tượng chính mà chúng tôi nghiên cứu là bản chất con người. Con người là đối tượng của kiến th?c, và từ đó, sự nghiên cứu của chúng tôi trải rộng bao gồm mọi sự vật bên ngoài. Nhân loại lúc nào cũng là đối tượng, là trung tâm điểm để từ đó chúng tôi nghiên cứu chân lý của thiên nhiên.
Trong Khoa Học, mặt khác, đối tượng của sự nghiên cứu là môi trường vật chất bên ngoài. Ngay khi Khoa Học nhìn vào con người cũng chỉ coi con người như một tổ chức vật chất khác trong phạm vi vũ trụ vật chất. Như vậy, Khoa Học không nghiên cứu về đời sống. Khoa Học nghiên cứu đời sống con người, nhưng chỉ có mục đích sinh học, không nghiên cứu về 'con người' hay 'tính người'.
Lãnh vực nghiên cứu về kiến thức của Phật Giáo là con người, trong khi lãnh vực của Khoa Học là thế giới bên ngoài. Lấy điểm này làm căn bản, chúng ta hãy nhìn vào những lãnh vực thiên nhiên mà Khoa Học nghiên cứu và Phật Giáo tìm hiểu.
Phật Giáo tin tưởng con người là sự tiến hóa tối cao của thiên nhiên.Vì lý do này, nhân loại là hình ảnh bao trùm đầy đủ chân lý trong chính con người, tức là cơ thể con người chứa đựng thiên nhiên cả bình diện tinh thần lẫn vật chất. Trên bình diện vật chất chúng ta có cơ thể, tạo thành bởi các yếu tố (đất, nước, gió, lửa) liên hệ đến thế giới vật chất bên ngoài. Tuy nhiên, thế giới vật chất không bao gồm giá trị, hay tâm thức. Vì thế khi nghiên cứu con người, ta có thể biết được sự thật về tất cả mọi khía cạnh của chân lý tự nhiên gồm cả mặt nổi vật chất lẫn mặt chìm trừu tượng.
Khoa Học nghiên cứu thiên nhiên chỉ trên bình diện vật chất, trên thế giới vật chất và năng lượng, không chú ý và cũng không công nhận nhân tố tâm trí, ý thức nghĩa là tinh thần. Khoa Học nghiên cứu từ bên ngoài vào. Tiến tới cơ thể con người, khoa học chỉ nghiên cứu "đời sống" mà không nghiên cứu con người. Khoa Học chỉ biết những sự việc thực tế của thế giới vật chất mà không biết bản chất con người hay bản tính của con người.
Từ trước tôi chỉ nói đến những nguyên tắc căn bản. Giờ đây, xin có một số nhận xét chung:
Vừa rồi, tôi nói Phật Giáo đặt nhân loại vào trung tâm điểm, loài người là trung tâm. Mục đích rõ rệt này là để hiểu rõ và phát triển con người. Khoa Học, mặt khác, chỉ chú trọng đến thế giới bên ngoài.


Sau nhiều năm, Khoa Học đưa ý đồ chinh phục thiên nhiên vào phương châm hành động của nó, một lần nữa Khoa Học đặt để con người vào vị trí trung tâm, nhưng trong một đường lối khác hẳn Phật Giáo. Phật Giáo cho con người là trung tâm trong ý nghĩa xác nhận trách nhiệm của mình. Phật Giáo nhấn mạnh bổn phận của con người đối với thiên nhiên. Phật Giáo đặt con người vào trung tâm vì con người phải tự mình phát triển, tìm cách vượt qua các khó khăn. Ðó là cái thực sự lợi ích khiến cho con người đạt giải thoát, điều thiện tối thượng và thoát khỏi khổ đau.
Khoa Học đưa quan điểm ham muốn chinh phục thiên nhiên vào khát vọng của nó, cũng lại đặt con người vào trung tâm nhưng chỉ để khai thác thiên nhiên. Con người nói "Tôi muốn cái này", từ điểm này con người tiến hành thao túng thiên nhiên để đáp ứng cho lòng tham dục của mình. Nói một cách đơn giản, Khoa Học đặt con nguời vào trung tâm với mục đích thỏa mãn tính vị kỷ của mình.
Trong mối tương quan với đối tượng nghiên cứu, Phật Giáo đặt con người vào trung tâm. Con người trở thành sự thật phải được nghiên cứu hầu có thể mở mang hữu hiệu tiềm năng sẵn có. Riêng Khoa Học, ngay lúc bắt đầu, cũng là để tìm hiểu sự thật, nhưng hướng sự quan tâm chỉ vào thế giới vật chất. Rồi Khoa Học đặt con người vào trung tâm như một tác nhân sử dụng những vật dụng vật chất ấy để thỏa mãn tham dục của mình. Phật Giáo và Khoa Học cả hai đều lấy thuyết con người là trung tâm nhưng sự khác biệt là trong khi Phật Giáo lấy con người làm trung tâm thì Khoa Học lấy cái tôi làm trung tâm.
Ðiều nhận xét thứ hai mà chúng tôi muốn nêu lên liên quan đến Khoa Học Thuần Túy: Khoa Học thuần túy hay không thuần túy?
Thuật ngữ "Khoa Học Thuần Túy", gọi thế vì nó được coi là 'khoa học và chỉ là khoa học', nghĩa là kiến thức thuần túy không mảy may quan tâm đến ứng dụng, được dùng để phân biệt với Khoa Học Ứng Dụng hay Kỹ Thuật. Nhưng ngày nay Khoa Học không còn thuần túy. Trong ý nghĩa Khoa Học thuần túy có ham muốn tương đối thuần túy nhằm nghiên cứu qui luật thiên nhiên, có thể gọi là thuần túy, nhưng khi những giá trị khác xâm nhập vào việc nghiên cứu, nó trở nên không thuần túy.


Sau khi đã nhìn vào mục đích của sự tìm hiểu, bây giờ chúng ta xét đến các phương tiện để đạt được mục tiêu ấy. Thế nào là phương pháp được sử dụng trong Phật Giáo để tìm kiến thức? Trong Phật Giáo, phương pháp dùng tìm chân lý có ba lớp:
Thứ nhất, nhận thức kinh nghiệm phải trực tiếp và vô tư. Vô tư là sự nhận thức mọi sự đúng như chúng tồn tại. Phật Giáo nhấn mạnh giá trị về cách nhìn sự thật đúng ngay từ nhận thức tiên khởi: khi mắt nhìn cảnh, tai nghe âm thanh, và vân vân..
Hầu hết với đa số, đó là một vấn đề. Nhận thức luôn luôn đi theo cái cách mà người ta muốn sự vật là như thế, tức là như họ nghĩ mà không như chúng thực sự diễn ra. Họ không thấy sự vật vận động theo qui luật của nó vì nhầm lẫn, xuyên tạc, thành kiến và quan niệm sai lầm.
Thứ hai, phải suy nghĩ có trật tự, tức là suy nghĩ có hệ thống. Thêm vào phương pháp nhận thức một cách trung thực, phải có cách suy nghĩ trung thực.
Thứ ba, phương pháp kiểm chứng sự thực, hay nghiên cứu kiến thức là qua kinh nghiệm trực tiếp.
Làm sao bảo đảm được sự nhận thức về kinh nghiệm mà không có thành kiến? Thông thường bất cứ lúc nào khi con người nhận thức kinh nghiệm sẽ có một số giá trị nào đó tức khắc xen vào. Ngay tại chỗ này, nẩy sanh kiến thức đầu tiên, đã có một vấn đề, đó là có sự dính líu hay không dính líu đến những giá trị ấy.
Cái gì là những giá trị ấy? Những sự kiện nhập vào lĩnh vực nhận thức sẽ có những đặc tính khác biệt, tạo thành những cảm nghĩ thích thú hay không thích thú. Tất cả những kinh nghiệm của chúng ta đều giống như vậy. nếu thích thú chúng ta gọi là hạnh phúc, trong khi nếu không thích thú, gọi là khổ đau.
Khi nhận thức phát sinh, chúng ta chứng nghiệm một cảm nghĩ dễ chịu hoạt động của tâm thức tức khắc đưa đến thích hay không thích. Chúng ta gọi đó là khoái cảm hay ác cảm, thương hay ghét. Cho nên nhận thức những cảm xúc bị những đặc tính thiện cảm hay ác cảm và vui thích hay chán ghét chen vào. Những phản ứng ấy hình thành thói quen cho con người, từ ngày mới sinh, làm cho con người cực kỳ chao đảo. Ngay khi một kinh nghiệm được nhận thức, những giá trị thoải mái, không thoải mái, hay dửng dưng, theo liền tức khắc và từ đó thương hay ghét, vui thích hay ác cảm.
Sau khi khoái cảm, ác cảm, thích hay không thích, yêu hay ghét phát sinh, sẽ có sự suy nghĩ theo cảm nghĩ đó và bị ảnh hưởng của những cảm nghĩ đó. Nếu hấp dẫn, tư tưởng sẽ có tâm trạng này, nếu là ghét bỏ, tư tưởng sẽ có tâm trạng khác. Do đó, kiến thức tích lũy cũng bị bóp méo, chao đảo hay thành kiến. Nhận thức sai lầm, sẽ làm tăng nhanh khâu thu thập dữ kiện và chọn lựa chúng. Chỉ một vài quan niệm trí tuệ được nhìn nhận, không phải là tất cả, thành thử kiến thức không rõ ràng hoặc không toàn diện. Tóm lại, nhận thức không đúng bản chất của sự vật.
Chính vì thế, trong Phật Giáo chúng tôi nói, chúng ta phải xây dựng chính chúng ta một cách đứng đắn. Phải nhận thức sự vật đúng như chúng tồn tại, nhận thức bằng sự chú tâm chẳng thích mà cũng chẳng không thích. Chứng nghiệm phải được nhận thức với một tâm ý tỉnh thức c?a một người học hỏi, khách quan, không phải tâm ý thuơng hay ghét.
Làm sao ta nhận thức bằng tâm đang nhận thức? Tóm lại có hai phương cách để nhận thức với một tâm ý đang tìm hiểu:

1. Nhận thức bằng cách nhìn vào sự thật: Ðó là nhận thức về mọi sự đúng như chúng tồn tại, không bị tác động và bóp méo sức mạnh của sự thích hay không thích. Ðó là loại nhận thức thuần túy, hiểu biết cơ bản về kinh nghiệm, không thêm thắt một đánh giá chủ quan nào cả. Nhận thức này được nói đến trong kinh "nhận thức vừa đủ để mở mang trí tuệ". vừa đủ để biết và hiểu chứng nghiệm vì nó là như thế, sự hiện diện của ký ức chỉ là để thâu thập các dữ kiện. Ðặc biệt, nhìn sự vật theo nguyên nhân và những điều kiện của chúng.

2. Nhận thức trong đuờng lối mang lợi ích: Ðó là nhận thức với một giá trị thiết thực, thật sự hữu dụng, thay vì phục vụ, cố thỏa mãn giác quan hoặc làm mất tác dụng của giác quan. Nhận thức kinh nghiệm theo đường lối đó dẫn tới có thể sử dụng tất cả những kinh nghiệm thích lẫn không thích.
Loại hiểu biết thứ hai có thể được mở rộng tới mức: kinh nghiệm là chức năng tự nhiên của sự sống, và nó liên hệ chặt chẽ với môi trường tự nhiên để nhận được lợi ích. Nhưng muốn đời sống có lợi từ những kinh nghiệm, chúng ta phải nhận thức đúng về kinh nghiệm. Nghĩa là, phải có một sự cố gắng có ý thức để nhận thức trong một cách thức dẫn tới thấy được triển vọng có đem lại lợi ích trong việc giải quyết các vấn đề và dẫn đến mở mang đời sống. Nếu không, nhận thức chỉ là một công cụ để thỏa mãn dục vọng của giác quan, hoặc là một nguyên nhân để làm đảo lộn các dục vọng của giác quan, và tất cả lợi ích đều tiêu tan. Loại nhận thức từ kinh nghiệm lĩnh hội kinh nghiệm theo các đó hình thành loại nhận thức sử dụng đến kinh nghiệm. Dù các kinh nghiệm ra sao, tốt, xấu, tiện lợi hay không, cũng vẫn có thể đem sử dụng mang lại lợi ích. Tất cả đều do chúng ta học cách lĩnh hội những kinh nghiệm ấy có đúng hay không.
Ở đây mục tiêu của chúng ta là tìm ra chân lý, chúng ta phải nhấn mạnh loại nhận thức thứ nhất. Trong loại này, nếu tránh được những nguồn tin sai lầm, hậu quả của khoái cảm hay ác cảm không xẩy ra, nhận thức sẽ đem lại nhiều cách thức tìm hiểu.
Loại nhận thức này rất quan trọng trong việc nghiên cứu và học hỏi. Chúng ta hãy học hỏi đúng ngay từ nhận thức lúc ban đầu. Trong Phật Giáo điểm này được nhấn mạnh - nhận thức để học hỏi, không phải để chiều theo thị hiếu, để thỏa mãn tham dục của giác quan. Khoa Học không nói nhiều đến việc này, và cũng không nhấn mạnh, nhưng nếu mục tiêu là để nhận thức chân lý thì phương pháp này rất thiết yếu.
Nhân tố thứ hai để giành đươc kiến thức là cách suy nghĩ đúng (chánh tư duy). Ðiều này có nghĩa tư duy phải có cách thức, hợp lý, phù hợp với nguyên nhân và điều kiện. Nhiều cách tư duy được ghi nhận trong Kinh Phật. Suy nghĩ thành thực là nhân tố quan trọng trong việc mở mang quan điểm đúng (chánh kiến), hiểu biết hay tầm nhìn xa thấy phù hợp với thực tế. Ðó là cách nhìn mọi sự theo nguyên nhân và điều kiện, hay hiểu thấu nguyên tắc về nguyên nhân và điều kiện. Một số loại suy nghĩ chín chắn được giải thích trong kinh:

1. Tìm nguyên nhân và điều kiện: Loại tư duy này là điều quan trọng nhất trong sự giác ngộ của Ðức Phật. Thí dụ để tìm ra sự thật về 'thọ' (cảm giác, cảm xúc), kinh nghiệm về lạc thú và đau đớn, Ngài hỏi: "Những cảm giác về lạc thú hay đau đớn tùy thuộc vào cái gì? Ðiều kiện của chúng là cái gì? "
Suy nghĩ như vậy, Ðức Phật thấy rằng do 'xúc', cảm giác của sự tiếp xúc, là điều kiện của cảm giác. "Bây giờ điều kiện của xúc là gì? Ðức Phật thấy sáu giác quan căn bản là điều kiện của xúc là......và vân vân...Trên đây là thí dụ về tư duy theo nguyên nhân và điều kiện.

2. Tư duy bằng cách lý giải: Sự sống của cơ thể người có thể phân tách thành hai bộ phận cấu thành chính: thân và tâm. Thân và tâm sẽ được phân tách cặn kẽ hơn. Thí d?, tâm có thể phân tách thành thọ, tưởng, hành, thức (x), và mỗi loại như vậy lại được phân tách thành những bộ phận cấu thành nhỏ hơn. Thí dụ thọ có thể chia thành ba loại, năm loại, sáu loại hay hơn nữa. Ðiều trên được gọi là " tư duy bằng cách lý giải các bộ phân cấu thành', đó là cách phân chia toàn bộ bức tranh hay toàn bộ hệ thống, do đó mà những nguyên nhân và điều kiện liên hệ có thể nhận thấy dễ dàng hơn.

(x) Chúng là bốn uẩn tinh thần hợp với sắc hay dạng thức vật chất, hình thành toàn bộ của một đời sống.

3. Tư duy về phương diện lợi và hại: Ðó là cách nhìn mọi sự bằng cách cân nhắc đặc tính của chúng, thấy được các chiều hướng trong đó chúng mang lại lợi ích hay gây tai hại cho chúng ta, không chỉ nhìn riêng về một mặt lợi hay môt mặt hại. Ða số có khuynh hướng chỉ nhìn lợi ích của những vần đề mà họ thích, hoặc cái gì sai của những vấn đề mà họ không thích. Phật Giáo nhìn vào mọi sự từ mọi phía, dạy cho chúng ta nhìn cả vào phần mang lợi ích lẫn phần tác hại của chúng.
Những loại tư duy như vậy vào khoảng mười loại được ghi trong các kinh. Chúng là một phần quan trọng trên cho con đuờng dẫn đến chân lý.
Trong nghĩa rộng, tư duy gồm cả cách nhận thức các vấn đề, nhận thức lúc ban đầu, và, giống như các dạng thức nhận thức, có thể chia thành hai nhóm chính - đó là tư duy cốt để để nhìn thấy chân lý, và tư duy trong phương cách đem lợi ích. Tuy nhiên tôi không mở rộng đề tài về điểm này vì điểm này đòi hỏi nhiều thì giờ.
Kế theo là phương pháp thứ ba để đạt chân lý trong Phật Giáo là xác minh qua kinh nghiệm bản thân. Một trong những nguyên tắc quan trọng trong Phật Giáo là chân lý có thể được biết và kiểm tra thông qua theo d‚i quan sát bằng kinh nghiệm trực tiếp. Thí dụ nhìn lại Kinh Kalama, người Kalama được Ðức Phật khuyên giảng không nên đơn giản tin vào mọi sự, tóm lại là "khi chính bạn đã nhìn thấy cái hay hay cái dở rồi thì phát triển cái hay và loại bỏ cái dở". Giáo lý này rõ ràng làm sáng tỏ cách thực hành căn cứ theo kinh nghiệm bản thân.
Nhìn vào cuộc đời Ðức Phật, chúng ta có thể thấy thấy pháp quán chiếu kinh nghiệm bản thân này trong suốt quá trình tu tập của chính Ngài. Khi Ngài rời cung điện tìm giác ngộ, Ngài đã thực hành các phuơng pháp tu tập thời bấy giờ: tu khổ hạnh, du già, nhập định và tĩnh tọa. Cả đến khi Ngài sống trong rừng, Ngài thực hành tất cả các phương cách thí nghiệm. Thí dụ, Ngài kể khi Ngài đã sống một mình trong rừng hoang như thế nào, do đó Ngài thể thử nghiệm sự sợ hãi. Trong đêm khuya, một cành cây gẫy có thể làm sợ hãi. Ðức Phật luôn luôn tìm hiểu những nguyên nhân gây sợ hãi.Dù trong bất cứ trạng huống nào, Ngài cũng vẫn giữ nguyên tư thế bình tĩnh cho đến khi vượt qua trạng huống đó. Ða số thường chạy trốn khi sợ hãi! Ðức Phật không chạy, Ngài ở đó cho đến khi Ngài vượt qua khó khăn ấy. Một thí dụ khác, sự thí nghiệm của Ðức Phật với tư tưởng tốt và xấu. Ngài thí nghiệm với tư duy của Ngài cho đến khi có thể làm các tư tưởng không tốt lắng xuống.
Ðức Phật dùng phương pháp chứng nghiệm bản thân suốt trong việc tu tập của Ngài. Khi Ngài dạy các đệ tử, Ngài dạy các đệ tử hãy đánh giá cẩn thận vị đạo sư trước khi tin vị ấy, vì niềm tin bao giờ cũng là phương tiện để phát triển trí tuệ. Ðức Phật dạy các đệ tử phải đánh giá cẩn thận các vị thầy, ngay cả chính Ðức Phật nữa, xem có triển vọng nào dẫn tới chân lý trong sự dạy dỗ của họ hay không, và cho đến động cơ giảng dạy của thầy có trong sáng hay không.
Thử nghiệm kiến thức của vị đạo sư có thể phán xét qua lời giảng của vị thầy có hợp lý hay không. Thử nghiệm chủ tâm của vị thầy có thể phán xét qua ý đồ của vị Thầy lúc giảng dạy. Có phải vị thầy giảng dạy vì ham thích được thưởng công? Phải chăng là muốn có sự biếu xén, hay một lợi lộc cá nhân vì giáo lý của mình, không phải là đem lợi ích cho người nghe. Nếu sau khi đánh giá vị thầy, thấy tín nhiệm ta có thể tiếp nhận lời giáo huấn. Sự đánh giá và lượng định này tiến hành qua tất cả các mức độ quan hệ thầy-trò.
Chúng ta có thể nhìn vào lời dạy về Bốn Nguyên Tắc Ðịnh Tâm, nhấn mạnh vào thiền quán nội tâm. Khi tập thiền nội tâm, chúng ta lúc nào cũng phải xem xét và suy nghĩ sâu đến những kinh nghiệm đã đi vào nhận thức của ta khi chúng xuất hiện. Dù là cảm nghĩ thích thú hay không thích thú xuất hiện, dù tâm bị phiền muộn hay phấn khởi, Ðức Phật dạy hãy nhìn vào nó và nhận biết nó nẩy sanh, chuyển động và biến đi.
Dù là sự tu tập ở giai đoạn cao nhất, khi lượng định để xem một người đã giác ngộ hay chưa, hãy nhìn ngay vào tâm chúng ta, xem trong tâm còn tham sân si không, hơn là nhìn vào những dấu hiệu đặc biệt hay phép lạ.
Vì sự nhấn mạnh vào lãnh vực nghiên cứu trong Phật giáo và Khoa Học khác biệt trên phương diện quan sát, thí nghiệm và kiểm chứng nên kết quả trong hai phạm vi này cũng khác nhau. Khoa học cố gắng quan sát sự việc trong vũ trụ vật chất, dùng năm giác quan, với mục tiêu thao túng vũ trụ vật chất bên ngoài. Trong ngôn từ Phật Giáo chúng ta có thể nói Khoa Học tinh thông trong các lãnh vực vật lý và sinh học.
Mặt khác, Phật giáo nhấn mạnh việc nghiên cứu con người, thừa nhận kinh nghiệm qua tất cả giác quan, gồm cả giác quan thứ sáu, tâm. Mục tiêu tu tập của người Phật Tử là đạt được điều thiện cao nhất, và thấu hiểu chân lý thiên nhiên. Thậm chí trước khi đạt được mục tiêu, cũng có sự uốn nắn các vấn đề và những bước tiến trong sự phát triển con người. Vì lý do đó, lời dạy và phương pháp đề cập đến quan sát, thí nghiệm, kiểm chứng hiện tượng tinh thần cùng cách cư xử của con người. Trong thuật ngữ Phật Giáo chúng tôi có thể nói Phật Giáo có sức mạnh trong lãnh vực luân lý và tâm linh.
Nếu có thể hòa nhập các lãnh vực chuyên môn tương ứng của Khoa Học với Phật Giáo, gom thành quả lao động của cả hai lại, chúng ta có thể tiến đến một đường lối cân đối dẫn nhân loại phát triển tới mức độ cao hơn.


Về vấn đề của ba phương pháp tìm kiến thức, chúng tôi muốn nhắm vào sự khác biệt giữa những phương pháp ấy trong Phật Giáo và Khoa Học.
Trước tiên, Khoa học sử dụng phương pháp thu thập kiến thức để tìm chân lý. Sự thâu thập kiến thức này hoàn toàn tách rời khỏi những quan tâm về cách sống con người, trong khi Phật Giáo, phương pháp đạt kiến thức là một phần của lối sống con người. Khoa Học không quan tâm gì đến cách sống con người, chỉ nhắm vào chân lý riêng cho nó, nhưng Phật Giáo, phương pháp là một phần của lối sống- thực tế đó là lối sống- có ảnh hưởng tích cực đến đời sống ngay trong hiện tại. Thí dụ, hãy xét ảnh hưỏng của nhận thức thuần túy đến chất lượng đời sống, mà không có sự can thiệp của thích thú hay ghét bỏ. Sự nghiên cứu kiến thức của Phật Giáo tự nó có giá trị rất to lớn, không màng tới mục tiêu đạt được hay không.
Khoa Học lấy dữ kiện do kinh nghiệm phát xuất từ năm giác quan, trong khi Phật Giáo gồm cả kinh nghiệm của giác quan thứ sáu, tâm mà Khoa Học không thừa nhận. Phật Giáo cho rằng giác quan thứ sáu là một sự thật có thể kiểm chứng, Tuy nhiên, sự kiểm chứng chỉ thực sự được thực hiện qua những giác quan tương ứng với những dữ kiện của nó. Chẳng hạn muốn kiểm tra vị, ta phải dùng lưỡi; muốn kiểm tra âm thanh to nhỏ, ta phải dùng tai, chứ không phải mắt. Nếu muốn kiểm chứng mầu sắc, ta không thể dùng mũi được. Giác quan căn bản để xác minh dữ kiện phải tương ứng với loại dữ kiện được kiểm chứng.
Nếu giác quan thứ sáu không được thừa nhận, chúng ta sẽ mất đi một số dữ kiện to lớn vì có nhiều chứng nghiệm, cảm giác chỉ phát xuất từ tâm. Chẳng hạn chúng là những chứng nghiệm trong tâm, mà người ta có thể kinh qua và xác minh như thuơng, ghét, sân hận và sợ hãi. Những cảm nhận này không thể xác minh hay chứng nghiệm qua những giác quan khác. Nếu ta cảm thấy tình thương trong tâm của chúng ta thì có thể tự mình xác minh được. Khi có sợ hãi hay giận dữ, hay cảm nghĩ thoải mái, an lạc, thỏa mãn, chúng ta biết trực tiếp từ tâm chúng ta.
Cho nên, trong Phật Giáo chúng tôi cho giác quan thứ sáu là tâm và sự tư duy của nó, một vai trò nổi bật đáng chú ý trong việc nghiên cứu kiến thức hay chân lý. Nhưng Khoa Học không thừa nhận giác quan thứ sáu, phải nhờ vào các dụng cụ thiết kế cho năm giác quan, chủ yếu là mắt và tai, cũng như điện não đồ để nghiên cứu tiến trình suy nghĩ.
Khoa học gia cho chúng ta biết trong tương lai họ có thể biết một người đang nghĩ gì đơn giản chỉ cần dùng một cái máy, hay phân tích các chất tiết ra từ bộ não. Những thứ như vậy có cơ sở thực tế, nhưng sự thật của các vấn đề ấy sẽ cho thấy, chắc chắn giống như Sir Arthur Eddington khám phá "Cái bóng của thế giới các ký hiệu". Không phải thực sự là chân lý mà chỉ là cái bóng của chân lý.
Ðiều trên cho thấy chân lý khoa học, giống như phương pháp khoa học, không hoàn hảo, vì nó chỉ chọc thủng một trong những qui tắc về quan sát. Công cụ không phù hợp với dữ kiện. Chừng nào điều này vẫn còn đúng thì khoa học vẫn tiếp tục quan sát cái bóng của sự thật chân lý trong một thời gian dài sắp tới.
Về giác quan thứ sáu, tâm, cũng rất quan trọng trong khoa học. Khoa học chính nó phát triển do giác quan thứ sáu này, ngay từ lúc ban đầu cho đến nay gồm các mức độ thí nghiệm và tổng kết. Cơ bản có thể tin được là, trước khi bất cứ giác quan nào được sử dụng, khoa học gia phải dùng suy nghĩ. Khoa học gia phải thiết kế, hoạch định một phương pháp kiểm chứng, và một giả thiết. Tất cả những hoạt động đó đều là tiến trình trí tuệ, nó lệ thuộc tâm. Cả đến khi áp dụng thực tế cũng phải có tâm theo d‚i sát các sự kiện bằng nhận thức, ghi chép. Tâm là trọng tài, là vị quan tòa phán xét chấp nhận hay không chấp nhận những dữ kiện xuất hiện trong cuộc thí nghiệm.
Các giai đoạn quyết định của nghiên cứu khoa học, đánh giá và kết luận cuộc thí nghiệm, công thức của một lý thuyết vân vân..., tất cả đều do tiến trình tư tưởng Chúng ta có thể tin tưởng mà nói rằng những lý thuyết của khoa học là tất cả kết quả của tư duy, là thành quả của giác quan thứ sáu, trực tiếp cảm thấy. Phật Giáo thừa nhận sự quan trọng của giác quan thứ sáu như một nguồn mà qua đó những sự việc có thể được lĩnh hội qua giác quan thích hợp.
Ðiểm quan trọng là nhận thức đó phải được nhận đúng do giác quan liên hệ. Ðiều gì nhận thức bằng mắt, mắt phải nhận thức. điều gì nhận thức bằng lưỡi, lưỡi phải nhận thức. Cũng lẽ đó, điều gì phải nhận thức bằng tâm, không thể nhận thức bằng mắt, tai hay bất cứ giác quan nào ngoài tâm ra.
Sự thật của tâm là tiến trình nguyên nhân và kết quả có thể kiểm chứng được. Nó lệ thuộc các qui luật tự nhiên. Dù có vẻ rất phức tạp và khó khăn theo dõi, Phật Giáo dạy tâm cũng tuân theo dòng nguyên nhân và điều kiện, giống như tất cả hiện tượng thiên nhiên khác.
Trong thế giới vật chất, hay vật lý, điều phải công nhận là tất cả sự vật hiện hữu đều do nguyên nhân và các điều kiện, nhưng trong những điều kiện hết sức phức tạp, khó có thể tiên đoán hay theo d‚i sự việc. Một thí dụ đơn giản như dự báo thời tiết được công nhận là việc làm rất khó khăn, vì có quá nhiều thay đổi. Sự nối tiếp của nguyên nhân và điều kiện trong tâm lại càng phức tạp hơn những yếu tố về thời tiết, làm tiên đoán kết quả lại càng khó hơn nữa.
Con người là một phần của thiên nhiên chứa đựng tất cả thiên nhiên trong con người. Nếu có thể mở mắt và nhìn, người ta có thể đạt được chân lý tự nhiên như một chứng nghiệm trực tiếp. Dùng máy móc khoa học, một hình thức mở rộng năm giác quan, là cách làm vòng. Nó chỉ có thể xác minh sự thật ở một mức độ nào đó, chỉ đủ để chinh phục thiên nhiên và thế giới bên ngoài (tới một mức độ nào đó), nhưng không thể dẫn con người đến chân lý toàn vẹn của sự thật.
Cho đến nay chúng tôi đã đề cập đến những khác biệt và tương đồng trong tầm hoạt động và đối tượng của Phật Giáo và Khoa Học, loại kiến thức đang tìm kiếm, những phương pháp sử dụng để tìm kiến thức, việc sử dụng kiến thức đạt được và toàn bộ mục tiêu của kiến thức. Mặc dù phương pháp để tìm hoạt động và việc đặt tầm quan trọng, nhưng những phương pháp ấy đưa đến sự dị biệt về tầm xa và trong việc mở rộng, vì chân lý được nghiên cứu lại khác hẳn nhau.
-ooOoo-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét