18/12/2009 12:34 Minh Thạnh
“Lợi dưỡng” là vấn đề có từ thời Đức Phật, vì vậy, ngày nay, giữa thế giới vật chất, lợi dưỡng, tất nhiên, sẽ là vấn đề nóng lên.
Điều này không thể tránh khỏi. Vấn đề đặt ra là tăng ni, Phật tử phải thường xuyên ý thức về vấn đề thường trực này, dùng mọi biện pháp để hạn chế nó ở mức tối thiểu có thể, giảm bớt những tác động tiêu cực của nó đối với Phật giáo.
Các cơ sở truyền thông Phật giáo hiện có, đặc biệt là các trang web, có thể đóng góp tích cực cho mục tiêu này.
Thực ra, ngày nay với điều kiện kinh tế cải thiện, đời sống vật chất được nâng cao, thì khó có thể yêu cầu tăng ni cách ly với tiện nghi vật chất.
Việc một vị sư làm việc trong phòng có máy điều hòa không khí, sử dụng laptop, điện thoại di động, đi xe hơi, nghỉ đêm ở khách sạn…bây giờ đã là điều có thể chia sẻ, dù rằng đã cách xa lắm hình ảnh chư tăng thời Đức Phật: y phấn tảo, đi bộ, khất thực…
Tuy vậy, ở điểm này người viết cũng cảm thấy lấn cấn. Liệu đã ổn khi chủ quan “điều chỉnh” những tiêu chuẩn của người tu sĩ Phật giáo xuống so với chuẩn vẫn còn nguyên vẹn trong kinh điển. Chúng ta có thể thảo luận ở đây.
Điều diễn ra trong thực tế là những tiện nghi mà người tăng sĩ hưởng dụng phổ biến không thể duy trì như thời Đức Phật. Lại có thể lý giải vấn đề bằng từ “phương tiện” với nhiều cách hiểu? Phải chăng, với những “phương tiện” như thế người tăng sĩ có thể phục vụ tốt hơn trong Phật sự?
Dù sao, chấp nhận một mức chuẩn như vậy, thì chúng ta mới có thể nêu vấn đề đối với một chuẩn cao hơn: sự xa hoa.
Xa hoa là đỉnh điểm của sự thụ hưởng những tiện nghi vật chất.
Có lần, người viết đến một ngôi chùa, là trụ sở của giáo hội một địa phương. Trong văn phòng thành hội đang diễn ra một cuộc họp. Lề đường trước cổng chùa đậu san sát những chiếc xe hơi. Điều đáng chú ý là xe hơi hạng sang. Người viết không dám nghĩ đó là xe của quý thượng tọa, đại đức dự họp bên trong chùa, mà cứ cố nghĩ đó là xe của các Phật tử, trong đạo tràng “xe hơi hạng sang” mà Phật tử Diệu Yến có lần đề cập đến trên diễn đàn Phattuvietnam.net.
Nhưng dù sao, thỉnh thoảng chúng ta vẫn thấy các nhà sư lướt đi trên những chiếc xe hơi bóng loáng, giá trị lên đến 6 – 7 trăm triệu đồng.
Còn chuyện nhà sư đi xe tay ga, dùng điện thoại di động loại mười mấy triệu đồng, laptop giá tiền cũng thế… thì dễ gặp hơn.
Chúng tôi cũng có lần thấy qua “thất” của một vị sư, xây dựng theo kiểu biệt thự lộng lẫy như một cung điện nhỏ. Còn thất nghĩ dưỡng ở vùng núi thì là một ngôi nhà toàn gỗ đánh bóng, trong một hoa viên xinh đẹp chăm chút cẩn thận.
Trên Phattuvietnam.net, cũng có lần bạn đọc Singapore bức xúc bàn luận về chuyện một vị sư Singapore có xe BWM trị giá 128.000 Úc kim, là thành viên của một câu lạc bộ nghỉ dưỡng thời thượng ở Úc, chỉ nghỉ lại ở các khách sạn 5 sao.
Có rất nhiều lời bình về việc xài tiền của vị sư này, nhưng cho dù dịch một cách thận trọng: “tôi không coi tiền bạc là quan trọng. Nếu có thì tôi dùng…”, thay vì “tôi luôn coi tiền bạc là cỏ rác. Nếu có thì tôi xài xả láng…”, thì cách xài tiền xa hoa, phung phí của nhà sư nói trên cũng không thể nào có được một sự thông cảm từ những người đồng đạo.
Có ý kiến bàn rằng, ai tu nấy chứng, chấp chi vào việc của người, họ xa hoa không phải bằng tiền của mình, thì bận tâm làm gì?
Nhưng chuyện liên quan đến trách nhiệm của mọi người con Phật đấy chứ. Những vị sư xa hoa lợi dưỡng vẫn còn hình tướng tăng, còn cầm giới điệp. Tam bảo là ba ngôi mà chúng ta thờ phượng, trong đó có tăng bảo.
Nếu chúng ta đã bận tâm với sư giả nhếch nhác, dơ bẩn, làm tiền ở phía bên này bao nhiêu thì ở đầu bên kia phía ngược lại, chúng ta càng bận tâm đến vấn đề sư xa hoa, vương giả bấy nhiêu.
Xa hoa đến mức một tăng sĩ Singapore đã nói ở trên, bị tòa truy tố, thì vị sư xa hoa đó vẫn có thể coi là một dạng sư giả.
Sư giả xin ăn làm bôi bác diện mạo trang nghiêm của Phật giáo, còn sự xa hoa thì tác hại có lẽ còn hơn. Đó là vấn đề bào mòn tín tâm của Phật tử.
Trường hợp cá nhân tôi, khi nghe “nhà sư” bỏ tu cải đạo sang Tin Lành nói xấu các vị chức sắc Phật giáo ở miền Nam lúc bấy giờ (thập niên 1970) chơi xe hơi châu Âu, chơi đồ cổ…, thì với sự xét nét, bồng bột của tuổi trẻ, người viết cũng đi tìm hiểu thử.
Kết quả là có Hòa thượng Trí Thủ (Viện Trưởng Viện Hóa đạo bấy giờ) có đi xe hơi châu Âu thực, nhưng đó là một chiếc xe Citroen 2 ngựa “con cóc”, xe loại rẻ tiền của giới bình dân và đã rất cũ kỹ. Còn “đồ cổ”, thì thượng tọa Tâm Châu (người đứng đầu phái Việt Nam Quốc Tự, được coi là thân Mỹ, được đồn đoán là có nhiều đô la, di tản năm 1975) cũng có vài tủ kính để lại ở chùa Từ Quang, quận 10, nhưng đồ cổ, đồ giả cổ xen lẫn với đồ thủ công mỹ nghệ, tặng vật kỷ niệm, chẳng bằng một góc nhỏ các bộ sưu tập đồ cổ của các đại gia mà chúng tôi xem trong phim. Thế là lời nói xấu hiện nguyên hình ác ý thâm độc.
Nhưng bây giờ, nếu có ai đó lại nói xấu như thế, mà người Phật tử sơ cơ lại thấy đây đó các vị thượng tọa, hòa thượng, thậm chí đại đức trẻ đi xe hơi như doanh nhân, dùng laptop như doanh nhân, dùng điện thoại di động như doanh nhân, “thể hiện đẳng cấp”, “thể hiện sự khác biệt”…như các slogan quảng cáo hàng hiệu, thì…!
Đối với quan chức nhà nước, sự xa hoa được coi là vấn đề của đạo đức cách mạng. Nhiều người tuy có tiền nhưng vẫn khoác bên ngoài hình thức thanh bạch, giản dị. Nhiều vị lãnh đạo bị kỷ luật vì duyệt chi mua ô tô không phù hợp với vị trí của mình. Còn đối với các vị đại đức, thượng tọa, hòa thượng trên những chiếc xe hơi “thể hiện đẳng cấp”, đang cầm trên trong tay những chiếc điện thoại giá trị đến mức “mọi người phải quay lại nhìn”… như một ông chủ nhà băng kia, thì đâu có quy chế gì kỷ luật họ.
Chúng ta bàn luận thế nào ở đây?
Tuy nhiên lại có những Phật tử đem tiền hiến cúng để quý thầy dùng cái gì thì phải phải đều là hàng hiệu, hàng sang, đạo tràng kéo nhau đi đến đâu thì lại thể hiện đặc trưng bằng hàng đoàn xe đời mới sang trọng, quý phái nối đuôi nhau. Nhưng thật buồn cười, họ cùng nhau đến lễ lạy “một người ăn xin tiêu biểu”: Đức Phật. Các vị thượng tọa, hòa thượng đến trên những chiếc xe hơi đắt tiền như chủ nhà băng đó, khi hành lễ, cũng lại khoác trên người chiếc áo của người ăn xin, mà theo truyền thống, may bằng những mảnh vải vụn nối lại.
“Lợi dưỡng”, xa hoa là gắn mác tu giả rõ ràng (như đối với vị tăng Singapore chẳng hạn). Ấy thế mà Phật tử như Trung Hoa ở Singapore cũng vẫn cúng hồng bao (bao đựng tiền lì xì) cho ông (như tin đã đưa). Không lẽ Phật giáo chuyển biến đến đỗi vậy chăng. Người tu sĩ có tiền xa hoa thì chỉ là hiện tượng cá nhân, còn số đông Phật tử ủng hộ tiền của cho sự xa hoa vô lý đó, thì giải thích làm sao? Nhà sư đâu phải chủ ngân hàng. Họ phải nhận tiền cúng dường từ Phật tử để mua xe hạng sang, cất thất như biệt thự…Có phải là một sự tán thành tập thể?
Người viết có nghe câu chuyện hạt gạo nhà chùa đè chìm chiếc y, với lời giải thích là hạt gạo đàn na, tín thí cúng dường nặng đến như vậy. Lẽ nào các vị sư hưởng dụng vật chất như chủ nhà băng kia lại không biết luật nhân quả? Không nghĩ đến nỗi khổ trả nợ về sau?
Thiết tưởng, các diễn đàn Phật giáo trên mạng cần phải lên tiếng tích cực để hạn chế tình trạng các vị tỳ kheo lợi dưỡng, xa hoa. Xin nhắc lại, cái họa nhà sư hưởng thụ như chủ nhà băng không kém gì họa sư giả. Một đàng không phải người ăn xin, nhưng đóng giả làm người ăn xin để đánh vào lòng thương hại của người khác, còn một đàng chính là người ăn xin, đệ tử của người bỏ cung vàng điện ngọc đi làm người ăn xin, lại lấy “tiền ăn xin” đi để tập tành vẻ bên ngoài của chủ ngân hàng để người ta phải nể trọng, theo kiểu làm mọi người phải nhìn lên họ như đối với người giàu sang, quyền quý.
MT
Phản hồi (21 bài gửi):
Tự Phúc Đạt (Tây Hồ - Hà Nội) vào lúc 18/12/2009 16:00
Thật ra,theo tôi, sư lợi dưỡng và sư giả thì cũng đều là giả danh sư, đều thuộc về lục sư ngoại đạo cả.
Bây giờ ở nước ta, nhất là ở các thành phố lớn hay ở các chùa có nhiều lộc thì các thầy (không phải là ít) không chỉ sống xa hoa mà có thể gọi là sống vương giả.
nếu nói rằng sống xa hoa hoa - vương giả là phương tiện để phục vụ tốt hơn cho Phật sự thì chỉ là một sự ngụy biện trơ chẽn. Bây giờ tình trạng các "phú tăng" là khá phổ biến.
Đơn cử, trên Vĩnh Phúc, chùa Biện Sơn có 1 nhà sư, tuổi chừng 40, tu theo Mật giáo, nổi tiếng với nghi lễ cúng hỏa thực - cầu tài cho rất nhiều doanh nghiệp ăn nên làm ra, rất hãnh diện vì đang sở hữu 2 "con la già" nhập ngoại khá xịn trị giá khoảng trên 6 tỷ đồng, và luôn nói rằng bây giờ tôi tiêu 5 - 700 ( triệu) thì không phải nghĩ.
Đúng là thời mạt pháp, lại nhớ đến mấy câu Cụ Đệ tam Pháp chủ thường răn: "Thế gian hoa mắt áo quần sang/ Tăng sĩ cần chi phải điểm trang/ Đẹp lắm thời càng đam mê lắm/ Ăn nhờ tín thí chớ huênh hoang"
Bây giờ ở nước ta, nhất là ở các thành phố lớn hay ở các chùa có nhiều lộc thì các thầy (không phải là ít) không chỉ sống xa hoa mà có thể gọi là sống vương giả.
nếu nói rằng sống xa hoa hoa - vương giả là phương tiện để phục vụ tốt hơn cho Phật sự thì chỉ là một sự ngụy biện trơ chẽn. Bây giờ tình trạng các "phú tăng" là khá phổ biến.
Đơn cử, trên Vĩnh Phúc, chùa Biện Sơn có 1 nhà sư, tuổi chừng 40, tu theo Mật giáo, nổi tiếng với nghi lễ cúng hỏa thực - cầu tài cho rất nhiều doanh nghiệp ăn nên làm ra, rất hãnh diện vì đang sở hữu 2 "con la già" nhập ngoại khá xịn trị giá khoảng trên 6 tỷ đồng, và luôn nói rằng bây giờ tôi tiêu 5 - 700 ( triệu) thì không phải nghĩ.
Đúng là thời mạt pháp, lại nhớ đến mấy câu Cụ Đệ tam Pháp chủ thường răn: "Thế gian hoa mắt áo quần sang/ Tăng sĩ cần chi phải điểm trang/ Đẹp lắm thời càng đam mê lắm/ Ăn nhờ tín thí chớ huênh hoang"
Nguyen Hoang Quan vào lúc 18/12/2009 21:22
Thực trạng ngày nay có rất nhiều sư giả lợi dụng danh nghĩa Phật giáo đi khất thực ngoài đường phi pháp, do đó cũng cần phải cảnh giác cao với "nhiều vị sư không mời mà đến". Nếu ngày nay tin tưởng Tam Bảo, chúng sanh chỉ hộ trì tại chỗ chùa chiền hoặc ủng hộ cúng dường quý thầy cô tu học đúng pháp mà thôi.Mình cần xây dựng nếp sống chánh tín và không đồng tình với sự hưởng dụng vật chất lớn như thế, tốt nhất là đi con đường Trung đạo như Phật tổ đã từng dạy: Thiểu dục tri túc (Ít muốn, xài vừa đủ" và xa rời hai cực đoan (Sung sướng và khổ hạnh),như thế tôi nghĩ chúng ta cần xem lại chính mình là hay nhất, nếu đi lạc đường, chúng ta phải điều chỉnh, mong sao quý thấy cô có thể đẩy mạnh phong trào tu học, đem Phật pháp ứng dụng vào cuộc đời vốn có quá nhiều khổ đau, bế tắc, như vậy sự hưởng dụng sự an lạc của quý vị mới có thể có kết quả sau khi đã độ sanh.
minh ngọc vào lúc 18/12/2009 23:56
Cách đây vài năm, tình cờ tôi có được dịp hầu chuyện một Đại đức trẻ (sư thật hẳn hoi)trên mạng và tôi có hỏi Thầy rằng Thầy nghĩ sao khi đời sống của Tu sĩ hiện nay rất tiện nghi, đi xe máy, xài điện thoại đắt tiền...? Thật bất ngờ khi Thầy ấy cho rằng đó là điều bình thường, thời hiện đại thế kỷ 21 rồi chứ đâu còn như ngày xưa phải đi bộ vất vả. Thầy còn lấy ví dụ là Ngài Đường Tam Tạng thuở xưa phải đi bộ sang Ấn Độ thỉnh Kinh vất vả, còn bấy giờ thì có ai đi bộ như thế, người ta đi bằng máy bay. Tôi đồng ý. Tôi hỏi tiếp, thế thì bây giờ các Thầy đi xe máy cũng bình thường, nhưng sao không đi lại bằng những chiếc xe bình thường mà đi những chiếc xe SH, tay ga đắt tiền. Đến đây thì thầy không trả lời.
Lần khác, tôi có nghe các vị Phật tử kể chuyện cho nhau về một vị Đại đức còn trẻ, tu ở chùa nọ rất hăng say làm từ thiện. Phật tử cúng dường cho Thầy điện thoại, đồng hồ đắt tiền thì Thầy nói là Thầy xin nhận tấm lòng, còn những thứ kia xin hãy đổi ra tiền mặt rồi đi làm từ thiện, vì người nghèo còn nhiều, nhiều hoàn cảnh cần giúp đỡ...
Tôi nghĩ là vấn đề này chúng ta có thể chấn chỉnh được, vì Giáo Hội có quyền ra hiến chương, quy định mà các vị Tăng Ni (sư thật) do Giáo Hội quản lý, có quyền tước Tăng tịch nếu ai vi phạm...
Thế nhưng vấn đề chính là ở đây. Giáo Hội, quý Thầy Cô có nhận định như thế nào, suy nghĩ như thế nào? Và các vị lãnh đạo có chịu thay đổi hiến chương, nội quy cho Tăng Ni hay không là chuyện khác.
Thêm vài điều vào nội quy của Tăng Ni như không hút thuốc, không vào quán cà phê, không được nghỉ trong khách sạn mà phải ở chùa, không sở hữu xe hơi, xe máy đắt tiền vv....là không khó, nhưng ai thay đổi Hiến chương, Nội quy cho Tăng Ni cơ chứ? Dĩ nhiên không phải là Phật tử chúng ta rồi.
Lần khác, tôi có nghe các vị Phật tử kể chuyện cho nhau về một vị Đại đức còn trẻ, tu ở chùa nọ rất hăng say làm từ thiện. Phật tử cúng dường cho Thầy điện thoại, đồng hồ đắt tiền thì Thầy nói là Thầy xin nhận tấm lòng, còn những thứ kia xin hãy đổi ra tiền mặt rồi đi làm từ thiện, vì người nghèo còn nhiều, nhiều hoàn cảnh cần giúp đỡ...
Tôi nghĩ là vấn đề này chúng ta có thể chấn chỉnh được, vì Giáo Hội có quyền ra hiến chương, quy định mà các vị Tăng Ni (sư thật) do Giáo Hội quản lý, có quyền tước Tăng tịch nếu ai vi phạm...
Thế nhưng vấn đề chính là ở đây. Giáo Hội, quý Thầy Cô có nhận định như thế nào, suy nghĩ như thế nào? Và các vị lãnh đạo có chịu thay đổi hiến chương, nội quy cho Tăng Ni hay không là chuyện khác.
Thêm vài điều vào nội quy của Tăng Ni như không hút thuốc, không vào quán cà phê, không được nghỉ trong khách sạn mà phải ở chùa, không sở hữu xe hơi, xe máy đắt tiền vv....là không khó, nhưng ai thay đổi Hiến chương, Nội quy cho Tăng Ni cơ chứ? Dĩ nhiên không phải là Phật tử chúng ta rồi.
Dharma vào lúc 19/12/2009 09:54
Sadhu! lanh thay nhung van nan cua ban. Toi mong rang co nhieu nguoi quan tam hon den van de nay, cung nhu Giao Hoi, nhat la Bab giao duc Tang Ni cua Giao Hoi Phat giao Viet nam phai dem van de nay ra thao luan. Hom qua, khi moi tro lai VN, toi da nghe mot so Phat tu complaint ve van de cac Thay (dai duc, TT, HT) nay song qua xa hoa, va doi hoi Phat tu phai cung phung qua nhieu tien nghi. Day la noi dau cua Sangha noi rieng va la noi dau cua Phat giao noi chung. Rat tiec, Phat tu Viet nam va Trung hoa thuong hay co nhieu 'le cau sieu, cau an, giai han, vv' khien cac Thay ro thanh nhung Thay cung thoi thuong nen ho moi co nhieu 'phuong tien' dat tien nhu vay.
Hien Nguyen vào lúc 19/12/2009 13:38
Đọc bài thấy lòng bùi ngùi và xót xa quá. Sao lại vậy? Uy đức của giáo hội, của các bậc trưởng lão, của thầy bổn sư, thầy y chỉ sư không thay đổi được hiện trạng nầy sao? Chẳng lẽ quý ngài không thấy, không biết? Không hiểu những vị nghĩ nhiều đến lợi dưỡng có dịp học Tỳ Ni, Sa Di, Oai Nghi và Cảnh sách không? Cầu mong cho những vị nghĩ đến lợi dưỡng nghĩ lại và dừng lại. rất mong thế. Kính.
An Quang vào lúc 19/12/2009 17:08
Sư mà tiêu sài xa hoa muốn khẳng định mình bằng vật chất thì đó chỉ là sự biểu hiện của sự nghèo nàn về tri thức ,sự bạc nhược trong tâm hồn hay nói đúng hơn đó là những biểu hiện của những người hạ lưu.
Người ta hay nguỵ biện cho sự xa hoa của mình bằng từ 'phương tiện'nhưng thử hỏi những phương tiện như xe hơi, laptop đắt tiền...rồi kể cả những ngôi chùa nguy nga lộng lẫy mà quanh năm chẳng mấy khi sử dụng phục vụ cho số đông tín đồ, liệu những thứ phương tiện đó có mang lại lợi ích gì cho số đông Phật tử
"Phương tiện" chỉ được phép sử dụng khi nó làm lợi cho đạo cho đời mà thôi chứ không có thứ "phương tiện" để thụ hưởng cá nhân
Người ta hay nguỵ biện cho sự xa hoa của mình bằng từ 'phương tiện'nhưng thử hỏi những phương tiện như xe hơi, laptop đắt tiền...rồi kể cả những ngôi chùa nguy nga lộng lẫy mà quanh năm chẳng mấy khi sử dụng phục vụ cho số đông tín đồ, liệu những thứ phương tiện đó có mang lại lợi ích gì cho số đông Phật tử
"Phương tiện" chỉ được phép sử dụng khi nó làm lợi cho đạo cho đời mà thôi chứ không có thứ "phương tiện" để thụ hưởng cá nhân
HIẾU ANH (HIROSHIMA - JAPAN) vào lúc 19/12/2009 21:40
Con thật sự cảm động khi qua các cuộc gặp gỡ trực tiếp và qua thông tin báo chí, được thấy, được biết ngay thời này, các bậc trưởng thượng của Tăng già Việt Nam và thế giới như Đức Đệ tam Pháp chủ, Đức Đạtlai Lạtma, Ôn Làng Mai, Thầy Huyền Diệu, v,v, đều có một cuộc sống và tiện nghi mọi mặt rất mực giản đơn, cộng chúng. Trong khi các Ngài đều có thể được (hoặc bị ép) sống và thụ hưởng ở mức rất rất "xa hoa". Vấn đề nằm ở giới hạnh và phẩm hạnh tu hành mà thôi.
Con tin chắc là sự xa hoa của các sư lợi dưỡng là có nguyên nhân tự tâm. không tu theo giới hạnh của Phật mà tu theo "giới hạnh" của Ma tham dục thì tất sẽ xa hoa. Đó chính là bọn ngoại đạo len vào Tăng già để phá hoại chính pháp. Trong Đại thừa kim cương kinh luận Phật đã khuyến cáo các bậc Bồ tát phải làm gì để làm trong sạch Tăng đoàn.
Con tin chắc là sự xa hoa của các sư lợi dưỡng là có nguyên nhân tự tâm. không tu theo giới hạnh của Phật mà tu theo "giới hạnh" của Ma tham dục thì tất sẽ xa hoa. Đó chính là bọn ngoại đạo len vào Tăng già để phá hoại chính pháp. Trong Đại thừa kim cương kinh luận Phật đã khuyến cáo các bậc Bồ tát phải làm gì để làm trong sạch Tăng đoàn.
thienly vào lúc 20/12/2009 05:45
nếu những tiện nghi đó dành cho việc phụng sự phật pháp thì hay biết bao .đời sống mỗi thời đại tuy khác .nhưng dù sao hình ảnh của một vị thầy vào đời phải bằng trí tuệ và bằng trái tim phụng sự vẫn là đẹp nhất .không nằm ở chổ bần khổ hay xa hoa .người xưa nói nếu chẳng biết phật pháp thì một giọt nước cũng khó tiêu .đã hiểu rồi thì trong lầu ngọc cũng là chuyện phật pháp .dù sao đạo phật đẹp nhất vẫn ở trái tim va lòng phụng sự .có một vi hòa thương nổi danh trên thế giới mà cách sống vô cũng giản dị .thật đáng khâm phục .
dung doi vào lúc 20/12/2009 08:24
Người viết chỉ nhìn nhận và hiểu biết một cách phiếm diện, chỉ biết nêu lên những cái khuyết điểm và chỉ đánh giá qua hình thức bên ngoài, chưa hiểu được cuộc sống ở nhà chùa như thế nào, mình đừng nên vơ đũa cả nắm để mà nói lên những điều đó.Người ta nói lưỡi không xương nhiều đường lắc léo, miệng đời người ta muốn nói thế nào cũng được. Tôi gặp một trường hợp, nhà gia chủ có đám tang, đem chiếc xe hơi đến đón nhà làm lễ, trong lúc quý thầy ngồi trên xe của gia chủ vậy mà đi ngoài đường người ta nói, thầy tu ma đi xe hơi sang, vậy quý vị nghĩ thế nào, thầy đâu có nói gia chủ thuê xe sang đến đón rướt đâu, vậy mà người ta còn nói, vậy quý vị nghĩ một thầy tu là phải suốt đời đi bộ à, nếu như quý vị nói thầy tu mà đi xe sang, thử nghĩ khi một ông thầy đi xe củ, đụng đâu hư đó, lỡ như đi giữa đường bị hư, bị hỏng quý vị có đến đó mà chở và mang chiếc xe của ông thầy đó về giúp không? chỉ có một số nhỏ nhặt muốn phá đạo nên mới sống và suy nghĩ như vậy. Một con sâu làm rầu nồi canh,cho nên cần đừng nên nói thầy tu sống xa hoa..................
Nguyễn Khoa vào lúc 20/12/2009 08:25
Sự xa hoa, vun xới cho cái “túi da” tươi tốt, hưởng thụ cá nhân quá mức chỉ làm tăng thêm những tham muốn dục lạc, dẫn đến những hành vi thoả dục.
Về vật lý, khi cái thân bị nhuộm bởi những tiện nghi quá mức thì sẽ dẫn đến những đòi hỏi về thể xác.
Về tinh thần, khi tâm trí chỉ dồn hết vào việc làm giàu, sài sang, luồn cúi trước những đại gia thì không còn thời gian đâu mà học hỏi Phật pháp, một ngày được một hai thời kinh tụng (đã thuộc sẵn) thì có ích gì?
Khi còn là Sa-di thì luật viết: “không được nằm giường cao tốt đẹp, rộng lớn”, “không được cầm giữ vàng bạc, của báu…”,… nhưng đến khi lên Tỳ-kheo rồi thì những cái đó bay biến đâu mất cả.
Đề cập đến vấn đề sư giả như tác giả Minh Thạnh thật xác đáng, nhiều vị có vợ con đùm đề ở bên ngoài, đời sống thì sa đoạ, nhưng hàng ngày vẫn không biết hổ thẹn đi dự trai tăng cúng dường của người Phật tử.
Khi những người tu không còn tin nhân quả, không còn biết hổ thẹn khi tiêu dùng của tam bảo một cách quá lãng phí. Mua một con xe hơi sang trọng đắt tiền rồi làm nô lệ cho nó. Thử hỏi nhà tu mà như vậy thì đời sống xã hội sao lại không bát nháo lên để chạy theo vật dục?
Về vật lý, khi cái thân bị nhuộm bởi những tiện nghi quá mức thì sẽ dẫn đến những đòi hỏi về thể xác.
Về tinh thần, khi tâm trí chỉ dồn hết vào việc làm giàu, sài sang, luồn cúi trước những đại gia thì không còn thời gian đâu mà học hỏi Phật pháp, một ngày được một hai thời kinh tụng (đã thuộc sẵn) thì có ích gì?
Khi còn là Sa-di thì luật viết: “không được nằm giường cao tốt đẹp, rộng lớn”, “không được cầm giữ vàng bạc, của báu…”,… nhưng đến khi lên Tỳ-kheo rồi thì những cái đó bay biến đâu mất cả.
Đề cập đến vấn đề sư giả như tác giả Minh Thạnh thật xác đáng, nhiều vị có vợ con đùm đề ở bên ngoài, đời sống thì sa đoạ, nhưng hàng ngày vẫn không biết hổ thẹn đi dự trai tăng cúng dường của người Phật tử.
Khi những người tu không còn tin nhân quả, không còn biết hổ thẹn khi tiêu dùng của tam bảo một cách quá lãng phí. Mua một con xe hơi sang trọng đắt tiền rồi làm nô lệ cho nó. Thử hỏi nhà tu mà như vậy thì đời sống xã hội sao lại không bát nháo lên để chạy theo vật dục?
yellow leaf vào lúc 20/12/2009 11:18
Tôi cũng hoàn toàn lên án sự xa hoa, xa xỉ trong đội ngũ Sư Tăng.
Tuy nhiên "bần Tăng" thì không thể có sắc tướng, . . . để giáo hóa chúng sanh trong thời đại ngày nay được. Mọi chuyện đều mang tính tương đối.
Nếu lên án Sư Tăng đi máy bay với quảng đường xa là chưa chính xác. Ví dụ, dịp Vesak 2008 vừa qua tôi biết rất nhiều vị chọn đường hàng không để di chuyển về Hà Nội. Chúng ta cần xét đến vấn đề hiệu quả công việc.
Ngày xưa ta lên án Sư Tăng đi cub rồi đến DD, rồi đến Dream II, nay đến xe tay ga, otô. Vậy sự lên án này cũng theo bước tiến xã hội. Nếu ngày nay Sư nào đi xe cub thì được cho là Sư trong sạch?
Nếu Sư ở Mỹ, không di chuyển bằng ô tô thì phải di chuyển bằng gì đây?
Dùng điện thoại di động? thời nay anh đạp ba gác cũng dùng phương tiện này để liên lạc. Nếu Sư Tăng dùng cellphone để xem film, chơi game, thay đổi theo mode , . . . thì cần tẩy chay; còn họ dùng để liên lạc, làm việc thì quá bình thường - tiến bộ cùng xã hội thôi.
Thực tế có người sẳn sàng bỏ ra hàng trăm triệu đồng, hàng chục tấn gạo để tham gia cứu trợ đồng bào bị thiên tai; nếu người này mộ đạo, kính mến Sư Tăng thì họ cũng có thể bỏ hàng chục triệu để mua cellphone, bỏ ra hàng trăm triệu để mua ô tô "cúng dường".
Cho nên tôi mới nói, vấn đề đáng quan tâm là thái độ của Sư Tăng đối với những phương tiện đó. Và ta cũng cần lư ý là Sư Tăng cũng chưa phải Thánh, Bồ Tát, . . . đang trên đường tu cả.
Tuy nhiên "bần Tăng" thì không thể có sắc tướng, . . . để giáo hóa chúng sanh trong thời đại ngày nay được. Mọi chuyện đều mang tính tương đối.
Nếu lên án Sư Tăng đi máy bay với quảng đường xa là chưa chính xác. Ví dụ, dịp Vesak 2008 vừa qua tôi biết rất nhiều vị chọn đường hàng không để di chuyển về Hà Nội. Chúng ta cần xét đến vấn đề hiệu quả công việc.
Ngày xưa ta lên án Sư Tăng đi cub rồi đến DD, rồi đến Dream II, nay đến xe tay ga, otô. Vậy sự lên án này cũng theo bước tiến xã hội. Nếu ngày nay Sư nào đi xe cub thì được cho là Sư trong sạch?
Nếu Sư ở Mỹ, không di chuyển bằng ô tô thì phải di chuyển bằng gì đây?
Dùng điện thoại di động? thời nay anh đạp ba gác cũng dùng phương tiện này để liên lạc. Nếu Sư Tăng dùng cellphone để xem film, chơi game, thay đổi theo mode , . . . thì cần tẩy chay; còn họ dùng để liên lạc, làm việc thì quá bình thường - tiến bộ cùng xã hội thôi.
Thực tế có người sẳn sàng bỏ ra hàng trăm triệu đồng, hàng chục tấn gạo để tham gia cứu trợ đồng bào bị thiên tai; nếu người này mộ đạo, kính mến Sư Tăng thì họ cũng có thể bỏ hàng chục triệu để mua cellphone, bỏ ra hàng trăm triệu để mua ô tô "cúng dường".
Cho nên tôi mới nói, vấn đề đáng quan tâm là thái độ của Sư Tăng đối với những phương tiện đó. Và ta cũng cần lư ý là Sư Tăng cũng chưa phải Thánh, Bồ Tát, . . . đang trên đường tu cả.
Việt Quang vào lúc 20/12/2009 13:56
Những nhà sư thể hiện lối sống ham muốn hay phô trương sự xa hoa cá nhân của mình theo tôi là những tấm gương rất tiêu cực, nó như những cú đánh trí mạng vào lòng tin còn non nớt với đạo Phật của một số đông người yêu và muốn đến với đạo Phật. Một nhà sư còn thích xênh xang, thích thể hiện những ham muốn thấp kém như vậy, nói chi người đời đâm chém giành giựt nhau để đoạt lấy những lợi lạc cho mình.
Còn nữa, lối sống xa hoa, chìm vào hưởng thụ hay ham biểu hiện cá nhân chính là biểu thị rằng mình không có niềm tin vào giáo lý của Phật giáo. Mặc dù trên miệng vẫn nói trơn tru vanh vách các giáo lý này. Theo nhân quả một lối sống trên mức đủ dùng tức là ta đang phải vay từ tương lai của chính mình, các vị chấp nhận vơ vét tương lai của mình để thể hiện một lần xuất hiện "hoành tráng, ấn tượng, bằng hoặc hơn người" trong cõi đời này ư?
Còn nữa, lối sống xa hoa, chìm vào hưởng thụ hay ham biểu hiện cá nhân chính là biểu thị rằng mình không có niềm tin vào giáo lý của Phật giáo. Mặc dù trên miệng vẫn nói trơn tru vanh vách các giáo lý này. Theo nhân quả một lối sống trên mức đủ dùng tức là ta đang phải vay từ tương lai của chính mình, các vị chấp nhận vơ vét tương lai của mình để thể hiện một lần xuất hiện "hoành tráng, ấn tượng, bằng hoặc hơn người" trong cõi đời này ư?
vào lúc 20/12/2009 19:38
Theo tôi nghĩ Tác giả bài viết chưa hiểu hết lời đức Phật dạy , sự hiểu biết của Minh Thạnh chỉ là lắm lá trên tay so với lá trong rừng . Tôi có ý kiến như sau : Trước kia đức Phật đi tu theo pháp môn tu khổ hạnh nhưng cuối cùng Phâtj còn bỏ để tu Trung đạo ( nếu bạn là người đã đọc và học Phật thì bạn hiểu tại sao có tượng Tuyết sơn ) . Đức Phật dạy : Tùy thời tùy quócc độ tức là cũng lời Phật dạy nhưng tùy thời điểm tùy đất nứoc mà uyển chuyển nếu không Y Kinh Liễu nghĩa tam Thế Phật oan nghĩa là dựa vào kinh mà hiểu theo lời Phật dạy thì ba đời Đức Phật bị oan . Việc xe hơi chỉ là cái phương tiện đi lại để cho thuận tiện và nhanh cho công việc . Điện thoại cũng là vật để liên lạc , điều hòa để đảm bảo sức khỏe ..... nếu chúng ta thiển cẩn mà nhìn vào đó thì chúng ta là người kem hiểu biết và làm tụt lùi sự phát triển của xã hội . còn việc các thầy sư vào khác san cũng là chuyện bình thường vì khác sạn chỉ là cái nhà để ở mà thôi nếu. Ngày xưa con ngựa là phương tiện để đi lại khi đi thỉnh kinh chỉ có Đường Tăng đựoc ngồi ( cưỡi ) . nếu chư sư ( tăng bây giời mà tu như ngày xưa thời Đức Phật thì tôi nghĩ sư sẽ góp phần là cho xã hội suy đồi . Chúng ta nên nhìn vào những cái tốt đẹp mà các sư đã hy sinh và cống hiến ( không vợ , không con , .... ) cái bản năng mà chúng ta khó bỏ nhất mà các Thầy còn bỏ .... Trong nhà có phòng khách có phòng ngủ , , bếp , nhà vệ sinh ( nơi không thanh tịnh nhất ) tại sao chúng ta cứ nhìn vào chỗ ko thanh tinh mà cứ nhìn vào không thanh tịnh ? Tất cả chúng ta thủ đi tu ( xuất gia xem chúng ta làm đc những gì . Nếu chúng ta là Phật tử mà chúng ta cứ nhìn vào cái lỗi của người khác thì như tôi được biết Phật dạy " kẻ trí nhìn vào lỗi mình kẻ ngu nhìn vào lỗi người khác . lại theo tôi các Thầy cũng là con người nhu cầu được hưởng những gì chúng ta đc hưởng ( ngoại trừ những gì phi đạo đức . tại sao chúng ta hưởng đủ thứ mà lại cứ mong người khác không đc hưởng như vậy có Vô Minh và ích kỷ quá ko . ( cùng chia sẻ thiển cận mong tác gia bài viết hoan hỷ )
vũ vào lúc 20/12/2009 19:53
Toi kg ngụy biện cho việc xài đồ sang đi xe đắc tiền của Tăng Ni, nhưng tôi chỉ nói lên sự việc mình biết qqua sự thật. tôi có quen 1 vị sư trẻ lần đâu tiên gặp sư tôi thấy sư đi xe máy bình thường như bao người khác,với chiếc xe máy này sư phải đi về trên 200 cây số mỗi tuần để dạy cho 1 trường phật học trải qua gần 15 năm như thế, gặp bao mưa nắng kết quả sư bị nhiểm phong hàn bị bịnh phổi rất nặng, nhưng rôi thời gian sau tôi gặp lại sư thì thấy sư đi trên chiếc xe hơi đắc tiền hạng sang, tôi tìm hiểu thì được biết người chị ruột của sư ở nước ngoài về mua bằng tiền của toàn thể anh chị em đại gia đình bên ấy cho vì không muốn sư đi xa bằng xe máy nữa kể cả mọi thứ mà vị sư này có như máy laptop cũng do các cháu mua từ bên mỹ cầm về, sư tâm sự với tôi nhiều lúc không muốn đi nhưng đi xe máy thì không có sức nữa, theo sư đến nơi ở tôi thấy không có thứ gì trong phòng đáng giá cả ngoài kinh sách ra không còn thứ gì khác trong phòng chỉ có cái bình nước nóng lạnh loại nhỏ là đáng giá, nếu nhìn thấy sư đi xe hơi xài laptop, Điện thoại di động khi ở bên ngoài thì không ai nghỉ sư ở 1 cách đơn giản như thế qua đây tôi cũng muốn chia sẽ với bạn có những vị Tăng ni đi xe tốt xài đò sang nhưng phải xem coi nhưng thứ đắc tiền đó từ đâu ra,có những phật tử do làm ăn phát đạt nhất định mua cúng cho chùa những chiếc xe hơi hạng sang thẳm chí có những thầy không nhận thì phật tử lại buồn, cho nên bạn ạ việc gì cũng có những mặc tích cực và tiieu cực của nó, đứng phiếm diện 1 bên mà phê phán chê bai chỉ trích là không hay lắm. có bạn còn đề nghị giáo hội sữa đổi hiến chương thêm vào điiều này điều nọ, xin thưa các bạn Quý HT trưởng lão lãnh đạo giáo hội có trí tuệ lắm các Ngài thấy biết mọi việc chứ, nhưng các Ngài biết điiều gì nên làm và điều gì không nên làm thử hỏi chỉ vì phật tử cúng cho quý thầy xe đi mà bị kỷ luật thì chuyện này ra sao? tóm lại bạn có ý tốt nhưng bài viết của bạn mang tính chê bai, đã kích, nói xấu nhiều hơn là xuất phát từ tam hoan hỷ xây dựng. bạn ơi nhân quả xưa nay nhiệm mầu lắm, cẩn thận đấy bạn ạ không nên ỷ ta đây biết tu người khác không biết, ta đây có tu người khác không tu, bạn nên nhớ trong cuộc sống này có những điều chỉ nhìn bên ngoài mà đánh giá nhận định là 1 sai lầm lớn đấy
Một Đệ tử Phật vào lúc 20/12/2009 21:17
Vấn đề này mình đã nghĩ đến từ lâu. Từ hiện tượng sư giả đi ngoài đường để lừa những người có yêu mến Phật giáo bố thí cho họ. Tôi nghĩ rằng những người này làm cho hình ảnh Đạo Phật xấu đi, trông họ thật tội nghiệp và đáng thương vì họ không hiểu được luật nhân quả, không có cơ hội tiếp nhận giáo lý của Đức Phật nên họ như vậy. Còn người tu "Thật" chúng ta thì sao?.Xót xa lắm chứ!.Tuổi trẻ bỏ cha mẹ, người thân, xóm làng thân thương vào chùa theo thầy tu học.Những năm tháng đầu tiên đi vào cửa đạo, tâm hồn ai cũng đẹp cả, lý tưởng ai cũng đẹp. Sống và tu tập trong giai đoạn đó đẹp sao. Nhưng rồi, càng ngày càng lớn lên, tuổi đời cũng cao, tuổi đạo cũng lớn, chức phận giáo phẩm cũng tăng lên. Nhiều người biết đến, lắm mối quan hệ với xã hội bên ngoài. Từ đó người tu dần dần đánh mất đi cái hoài bảo sơ tâm xuất gia ban đầu.Khi mình đi tu không có gì cả, hai bàn tay trắng, mượn của Phật tu tập, nhận sự cúng dường của đệ tử tại gia để gieo duyên đạo với họ. Nhưng đời sống thế tục bên ngoài có nhiều thứ lợi dưỡng hấp dẫn nên người tu bây giờ đắm say trong những thứ đó. Điều này bản chất của nó là do ai?. Điều kiện bên ngoài xã hội đưa lại?, người tu không vượt qua được những cám dỗ đời thường?. Sự phát tâm cúng dường của Phật tử tại gia quá nhiều...? Còn nhiều nguyên nhân nữa chúng ta phải lắng lòng nhìn lại. Cách đây một năm, tôi có về thăm lại thầy giáo thụ của tôi một thời làm tiểu. Tôi hỏi thầy, tại sao người tu bây giờ tu tập ngày càng kém đi như vậy? Thầy trả lời tôi: Nguyên nhân là người xuất gia bây giờ không có cơ hội tiếp xúc với khô đau. Tôi suy nghĩ mãi và thấy đúng quá. Người xuất gia bây giờ, được cung dưỡng đầy đủ quá, đâu còn có cơ hội để tiếp xúc với những nỗi khổ niềm đau bên ngoài thế tục đâu. Mọi tiện nghi trong cuộc sống đến với họ quá dễ dàng, không phải nuôi ai,đâu phải nghĩ đến cơm áo gạo tiền của cuộc sống bên ngoài. Nhờ ân đức của Tam bảo mà được cung phụng quá nhiều, nghĩ cho cùng ta được cung phụng đâu phải là do giới đức đạo hạnh của mình làm cho Phật tử đến cúng cho ta đâu. Nhờ chiếc áo cà sa giải thoát, nhờ đầu tròn áo vuông gợi nhớ đến hình ảnh Đức Phật mà ta có ngày hôm nay đây.Hai chữ phương tiện bây giờ bị lạm dụng quá nhiều: Hành đạo sai cũng phương tiện, sống xa hoa hơn thế tục cũng phương tiện, đi đến những nơi không phải người tu nên đến cũng phương tiện.... còn nhiều thứ phức tạp chướng ngại cho việc tu tập của người xuất gia đều cho nó là phương tiện hết. Đến thời điểm bây giờ chữ phương tiện được dàng phổ biến quá nên không còn mấy người suy nghĩ đến vấn đề hưởng thụ của người xuất gia nưa. Vì trong thâm tâm họ cho hưởng thụ cũng là phương tiện rồi.Những điều đó cả người xuất gia và người tại gia cần phải suy nghĩ cho thật thấu đáo. Học Phật phải hiểu lời Phật dạy chứ đừng mơ hồ mà cả tin không biết đến đúng sai, người tại gia yêu đạo Phật, mến chư tăng là nên mến đời sống thiểu dục tri túc chứ đừng có mến hình sắc bên ngoài, chức vụ quyền hạn, phẩm vị cao cấp.Đừng có vì lý do làm phước, kiếm phước cho mình mà hộ pháp một cách sai lạc như vậy. Tình thương của mình đối với người xuất gia là tình thương có lý trí chứ đừng dùng tình thương như của thế gian thương tình để mình chu cấp quá đầy đủ cho người xuất gia để họ dần quyên đi lý tưởng của họ.Tôi có nghe câu chuyện của một người tu, thầy là một trong những vị tu sĩ có kiến thức và tinh hoa Phật học và hạnh tu của Việt Nam ta đương thời. Nhưng thôi, không để ý thầy là ai mà nghe câu chuyện về đời thầy: Trong những năm khó khăn trong cuộc đời thầy, một lần về quê thăm mẹ, mẹ con ngồi tâm sự hàn huyên với nhau, thương thây mẹ nhắn nhủ: Con à, nếu đã đi tu rồi thì dù vất vã, cực khổ, khó khăn con cũng đừng nản chí mà ra đời hoàn tục nghe! Mẹ nói với con, ở ngoài vất vã cực khổ lắm, lấy vợ, nuôi con thật khốn khổ, con thấy thế mà đừng ra đời nghe! Thầy trả lời với mẹ rằng: Đi tu là việc khó khăn thử thách hơn trăm ngàn lần đời sống thế tục, nếu con ở ngoài đời, lấy vợ, sinh một vài đứa con, kiếm sống nuôi gia đình mà thấy sợ, thấy không đủ tự tịn, không lo nỗi cho họ thì làm sao con ở trong đời sống xuất gia được, đi tu là lo cho hàng trăm hàng vạn người đó mẹ a!. Nếu con sợ một nỗi khó khăn ngoài thế tục như vậy thì là sao con gánh lấy cái khó khăn lớn trong chùa đựoc. Không đương đầu nỗi với đời sống xuất gia đạm bạc thà rằng con về quê lấy vợ sinh con, báo hiếu cho mẹ còn hơn!. Câu chuyện này đáng để cho người tu suy nghĩ lắm chứ!Nếu ai có cơ hội nên đọc cuốn sách: Nói chuện với người xuất gia trẻ của Thiền sư Nhất Hạnh thì đời tu mình sẽ tiến bộ nhiều, sơ tâm xuất gia của mình luôn bùng cháy và cháy mãi. Thương cho chúng ta những người xuất gia lắm chưa! Đêm về tĩnh lặng, nghĩ lại xem! Tại sao chúng ta bỏ cha mẹ người thân đi tu? Tại sao ta đành bỏ lỡ một cơ hội báo hiếu cho cha mẹ mình để đi tu? Tại sao ta bỏ đi hạnh phúc đời thường để đi tu? Tại sao ta bỏ đi nghĩa vị thiêng liêng với non sông đất nước của một người công dân để đi tu? Ta bỏ đi tu để được cái gì, ta đã làm gì cho đạo Phật, ta có xứng đáng với sự cung kính cúng dường của tín đồ hay không....Tự ta hỏi và ta hãy chân thật trả lời vậy.
ngộ-chơn -lý vào lúc 21/12/2009 09:09
QUA CÁC BÀI VIẾT CỦA MINH THẠNH ĐỘC GIẢ NÊN SUY NGHĨ KỸ RỒI PHẢN HỒI .VÌ TÔI NHẬN THẤY TÁC GIẢ VIẾT RẤT CHÍNH XÁC NHỮNG SỰ ĐAULÒNG MÀ MẮT THẤY TAI NGHE (BẰNG TRÍ TUỆ) MINH THẠNH KHÔNG VƠ ĐŨA CẢ NẮM MÀ LÀ SỰ TRĂN TRỞ THẬT LÒNG CỦA NGƯỜI CON PHẬT TRƯỚC NHỮNG SUY ĐỒI ĐẠO ĐỨC CỦA (CON SÂU LÀM RẦU NỒI CANH)TÁC GIẢ KHÔNG CHỈ TRÍCH AI MÀ LÀ LỜI THAN THỞ MONG THẤU TẬN ( NHỮNG NHÀ SƯ GIẢ )ĐANG DẦN ĐÁNH MẤT TÂM NGUYỆN BAN SƠ KHI VÀO CỬA KHÔNG.TÔI MONG ƯỚC NHỮNG VỊ ẤY HÃY LẮNG LÒNG XÉT LẠI HÀNH VI CỦA MÌNH CHO HÀNG PHẬT TỬ CHÚNG CON MỖI KHI CÚNG DƯỜNG VÀO TAM BẢO LÀ PHỤNG DƯỠNG CHƯ TĂNG MONG PHẬT PHÁP THƯỜNG CÒN Ở THẾ GIAN KHÔNG PHẢI BẬN LÒNG MÌNH CÚNG DƯỜNGLÀ MÌNH CÓ NỐI GIÁO CHO GIẶC HAY KHÔNG .CON NGHE THẦY PHÁP HOÀ CÓ NÓI .
(ĐẢ ĐI VÀO CHỐN CỬA KHÔNG -THI XIN HÃY SỐNG TRỌN LÒNG BAN SƠ ).
(ĐẢ ĐI VÀO CHỐN CỬA KHÔNG -THI XIN HÃY SỐNG TRỌN LÒNG BAN SƠ ).
tqh009 vào lúc 21/12/2009 11:35
Chúng ta, những đệ tử của Đức Phật trong thời hiện đại này cần phải thực hiện phẩm hạnh của bậc thánh.
Vì lòng tôn trọng Giáo Pháp, lòng biết ơn tha thiết đối với Chánh Pháp thệ nguyện không thay đổi Chế định của Đức Phật tự ngàn xưa, dù dưới bất kỳ hình thức nào.Mọi tư tưởng thay đổi các chế định này đều cần phải xếp vào loại bất kính, không có lòng biết ơn đối với Đức Phật.
Vì sao? Những giới luật là phương tiện tối thắng nhất để đưa đến một đời sống phạm hạnh, ý nghĩa, lợi ích. Những chế định được đưa ra bởi trí tuệ của Đấng Chánh Đẳng Giác nhằm ngăn ngừa các ác pháp, hổ trợ và làm cho các thiện pháp tăng trưởng. Đã được Thế Tôn dày công chế định, trải qua rất nhiều thời gian, phương tiện, vì lòng từ bi, vì lợi ích cho chúng ta.
Chủ trương phương tiện và trợ duyên ngày hôm nay đã biến thành một kiểu ác tà kiến. Một loại ngụy biện luận, trườn uốn như con lươn, phần nhiều nhằm che đậy cho lối sống hưởng thụ, xa rời dần con đường trung đạo. Thật là đau lòng.
Vì lòng tôn trọng Giáo Pháp, lòng biết ơn tha thiết đối với Chánh Pháp thệ nguyện không thay đổi Chế định của Đức Phật tự ngàn xưa, dù dưới bất kỳ hình thức nào.Mọi tư tưởng thay đổi các chế định này đều cần phải xếp vào loại bất kính, không có lòng biết ơn đối với Đức Phật.
Vì sao? Những giới luật là phương tiện tối thắng nhất để đưa đến một đời sống phạm hạnh, ý nghĩa, lợi ích. Những chế định được đưa ra bởi trí tuệ của Đấng Chánh Đẳng Giác nhằm ngăn ngừa các ác pháp, hổ trợ và làm cho các thiện pháp tăng trưởng. Đã được Thế Tôn dày công chế định, trải qua rất nhiều thời gian, phương tiện, vì lòng từ bi, vì lợi ích cho chúng ta.
Chủ trương phương tiện và trợ duyên ngày hôm nay đã biến thành một kiểu ác tà kiến. Một loại ngụy biện luận, trườn uốn như con lươn, phần nhiều nhằm che đậy cho lối sống hưởng thụ, xa rời dần con đường trung đạo. Thật là đau lòng.
mtue vào lúc 23/12/2009 00:20
qua một hồi dài đọc tất cả các bài phản hồi twf bài viết của tác giả Minh Thạnh, thật sự tôi rất boăn khoăn. vì chỉ một sự việc mà có vô số ý kiến khác nhau. là một Phật tử, tôi thật đau lòng khi chứng kiến hình ảnh tăng ni hiện nay. tăng ni hòa vào dòng đời với ý nghĩa "nhập thế" là điều đáng hoan nghênh vì đã phát huy tinh thần phật giáo Đại thừa mà bậc cha anh đi trước đã làm. thế nhưng, việc không "hóa được xã hội" mà ngược lại bị "xã hội hóa" thì thật đáng thuơng tâm.
tuy nhiên, nếu nhìn một cách chung chung mà xét thì khó phân trần trắng đen. cuộc đời muôn hình vạn trạng nên một khía cạnh không thể phản ảnh được gì.
mỗi người có một tâm nguyện và có cách hành pháp khác nhau. nhiều lúc ta không thấu suốt vấn đề thì việc nhìn nhận ai là người đạo hạnh, không đạo hạnh hay ai là thấy tu chơn chánh, không chơn chánh là rất khó và không nên. bởi, nếu ta lỡ mang bất kính với một vị đạo cao đức trọng mà ta cho là không đúng với thầy tu khuôn mẫu ta ấn định thì ta sẽ bị tổn phước rất lớn.
tinh thần tự giác trong đạo phật khiến cho đoàn thể tăng đoàn Phật giáo trở nên khó kiểm soát. nhưng cái thể thanh tịnh hòa hợp của tăng già có được nhờ tinh thần này mãi hiện hữu và nó sẽ đào thải những thành phần trái ngược.
đây là niềm tin của tôi mà sau bao lần bị "sốc" (vì đối với tôi người tu rất thánh thiện) tôi vẫn giữ vững tín tâm vơi tam bảo đến ngày hôm nay.
tôi khong cho rằng đời nay là đời mạt pháp nên xuất hiện tình trạng trên. theo tôi được biết qua sách vở thì tình trạng tăng ni sống hưởng thọ dục thì đời nào cũng có. khác chăn chỉ là mức đọ và thời cuộc.
trên tinh thần là người con Phật, tôi mong tất cả chúng ta hãy nhìn ra được cái gọi là "tăng bảo" mà chúng ta nương tựa để tu tập đây, tìm ra những mặt tích cực của những thành viên tăng bảo đó để hộ trì (cung dưỡng) làm cho cái thể thanh tịnh hòa hợp ấy lớn mạnh lên. chắc chắn rằng những thành phần đi ngược lại sẽ sớm bị loại trừ.
tuy nhiên, nếu nhìn một cách chung chung mà xét thì khó phân trần trắng đen. cuộc đời muôn hình vạn trạng nên một khía cạnh không thể phản ảnh được gì.
mỗi người có một tâm nguyện và có cách hành pháp khác nhau. nhiều lúc ta không thấu suốt vấn đề thì việc nhìn nhận ai là người đạo hạnh, không đạo hạnh hay ai là thấy tu chơn chánh, không chơn chánh là rất khó và không nên. bởi, nếu ta lỡ mang bất kính với một vị đạo cao đức trọng mà ta cho là không đúng với thầy tu khuôn mẫu ta ấn định thì ta sẽ bị tổn phước rất lớn.
tinh thần tự giác trong đạo phật khiến cho đoàn thể tăng đoàn Phật giáo trở nên khó kiểm soát. nhưng cái thể thanh tịnh hòa hợp của tăng già có được nhờ tinh thần này mãi hiện hữu và nó sẽ đào thải những thành phần trái ngược.
đây là niềm tin của tôi mà sau bao lần bị "sốc" (vì đối với tôi người tu rất thánh thiện) tôi vẫn giữ vững tín tâm vơi tam bảo đến ngày hôm nay.
tôi khong cho rằng đời nay là đời mạt pháp nên xuất hiện tình trạng trên. theo tôi được biết qua sách vở thì tình trạng tăng ni sống hưởng thọ dục thì đời nào cũng có. khác chăn chỉ là mức đọ và thời cuộc.
trên tinh thần là người con Phật, tôi mong tất cả chúng ta hãy nhìn ra được cái gọi là "tăng bảo" mà chúng ta nương tựa để tu tập đây, tìm ra những mặt tích cực của những thành viên tăng bảo đó để hộ trì (cung dưỡng) làm cho cái thể thanh tịnh hòa hợp ấy lớn mạnh lên. chắc chắn rằng những thành phần đi ngược lại sẽ sớm bị loại trừ.
Minh Đức vào lúc 04/03/2011 13:53
Sư Thầy lợi dưỡng ,xa hoa là góp phần vào sự suy đồi, mất tin tưởng nơi hàng Phật Tử sơ cơ.
Hạnh Đầu đà là gì vậy?
Đi tu thì tu cái gì?
Hỏi sao Phật tử VN không cải đạo?
Kiểu nầy, trong tương lai sẽ có nhiều người "Đi Tu" và sau khi ra trường thì thích ở lại Thành Phố hoặc những thành thị sầm uất (bắt chước đại gia đi trước và có một vài kẻ cổ võ sự hưởng thụ nầy).
Theo cái đà nầy, tôi thấy nguy hiểm cho tiền đồ của Giáo Hội quá.
Việc băn khoăn của TG Minh Thạnh là có căn cứ.
Ở vào thời điểm nào (Từ thời thưởng cổ lúc Phật Đản Sanh cho đến ngay nay) Đã gọi là đi Tu, xuất gia thì Tăng Đoàn luôn là tấm gương sáng: Sống trong Bần Tăng, nhưng tâm không khổ thì đó mới là hạnh xuất gia chơn chánh mà Đức Bổn Sư mong mỏi. Cũng là hình ảnh thoát tục chói sáng cho Phật tử noi theo và trân trọng.
Sư Tăng cứ sống xa hoa kiểu nầy là tục hóa tăng đoàn rồi, còn gì?
Hạnh Đầu đà là gì vậy?
Đi tu thì tu cái gì?
Hỏi sao Phật tử VN không cải đạo?
Kiểu nầy, trong tương lai sẽ có nhiều người "Đi Tu" và sau khi ra trường thì thích ở lại Thành Phố hoặc những thành thị sầm uất (bắt chước đại gia đi trước và có một vài kẻ cổ võ sự hưởng thụ nầy).
Theo cái đà nầy, tôi thấy nguy hiểm cho tiền đồ của Giáo Hội quá.
Việc băn khoăn của TG Minh Thạnh là có căn cứ.
Ở vào thời điểm nào (Từ thời thưởng cổ lúc Phật Đản Sanh cho đến ngay nay) Đã gọi là đi Tu, xuất gia thì Tăng Đoàn luôn là tấm gương sáng: Sống trong Bần Tăng, nhưng tâm không khổ thì đó mới là hạnh xuất gia chơn chánh mà Đức Bổn Sư mong mỏi. Cũng là hình ảnh thoát tục chói sáng cho Phật tử noi theo và trân trọng.
Sư Tăng cứ sống xa hoa kiểu nầy là tục hóa tăng đoàn rồi, còn gì?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét