Cuộc sống của Thầy Thích Đạo Tâm ở Bắc Kinh, Trung Quốc không chỉ là thời gian ở chùa và ngồi thiền. Là một Tăng sĩ trẻ trong thời hiện đại, Thầy đã dùng nhiều phương tiện truyền thông để đưa sự thuyết giáo của mình đạt được nhiều thành quả khác nhau.
Thầy đã phát hành một album và hai bài lẻ, từ khi thầy đến Bắc Kinh lần đầu tiên, cách đây hai năm.
Nhiều bài hát của thầy đã đề cao giáo lý của Đức Phật, được thể hiện thành công trên Vô tuyến truyền hình quốc gia và radio Trung hoa, đã nhận được hàng nghìn những sự ngợi khen trên Internet.
Nhiều bài hát của thầy đã đề cao giáo lý của Đức Phật, được thể hiện thành công trên Vô tuyến truyền hình quốc gia và radio Trung hoa, đã nhận được hàng nghìn những sự ngợi khen trên Internet.
Thầy Thích Đạo Tâm nói: “Tôi nghĩ làm thế nào để Đạo Phật tiến triển trong tương lai là đìều rất quan trọng. Nó sẽ vẫn giữ nguyên như cũ theo thời gian với việc các nhà sư thuyết Pháp tại chùa, hay nó sẽ theo kịp với thế giới hiện đại đa phương tiện, bằng cách sử dụng Internet để có thể tiếp cận đến nhiều người hơn? Tôi là người đầu tiên làm điều đó ”.
Thầy cũng đang có kế hoạch phát hành album thứ hai của mình trong năm nay, điểm đặc trưng của album là qua bài hát sẽ dể dàng hiểu về Phật giáo. Số tiền kiếm được từ việc phát hành album thầy sẽ tặng cho hội từ thiện.
Cô Wu De, một người theo Đạo Phật, cho biết đời cô đã bị bế tắc cho đến khi cô gặp được thầy Thích Đạo Tâm và cô đã có được đĩa CD của thầy. Cô nói: “Mọi người trong gia đình tôi thực hành theo Đạo Phật. Tôi nghe thầy hát rất hay, vì vậy tôi đã mua album của thầy để mở cho họ xem. Chúng tôi sẽ cẩn thận lắng nghe và học từ thầy . A Di Đà Phật”.
Không phải mọi người ai cũng thích ý tưởng một thầy tu mà sử dụng một IPOD, mang kính đen và sự trả lời thư điện tử của người hâm mộ. Tuy nhiên, cách tiếp cận mới này cũng góp phần đưa Phật giáo đến đông đảo quần chúng hơn.
Phản hồi (53 bài gửi):
Tuệ Tân vào lúc 29/04/2009 17:45
Đây là một việc làm hay. Nên khuyến khích trong Phật giáo Việt Nam. Hành động này cho thấy Sư Thích Đạo Tâm là người hành Bồ Tát đạo thật sự, với cái Dũng của Bồ Tát đạo, Sư không hề sợ dư luận chỉ trích hay phê phán.
Thông thường ở Việt Nam người ta sợ bị chỉ trích, phê phán, nên đợi các nước khác làm rồi mới làm theo. Trung Quốc có rất nhiều bài hát Phật giáo Nam Tông lẫn Bắc Tông các bài Chú Đại Bi, Bát Nhã, Rải Tâm Từ v.v. rất nhiều. Trong khi đó ở Việt Nam chẳng ai làm.
Thông thường ở Việt Nam người ta sợ bị chỉ trích, phê phán, nên đợi các nước khác làm rồi mới làm theo. Trung Quốc có rất nhiều bài hát Phật giáo Nam Tông lẫn Bắc Tông các bài Chú Đại Bi, Bát Nhã, Rải Tâm Từ v.v. rất nhiều. Trong khi đó ở Việt Nam chẳng ai làm.
TriMinh vào lúc 30/04/2009 09:17
Việc này Việt Nam chúng ta đã làm từ 70 trước rồi bạn ạ. Các bài Phật ca được sáng tác từ khi chấn hưng Phật giáo. Nếu không có thì trong những ngày lễ như lễ Phật đản lấy đâu ra ca khúc mà hát.Nhiều băng đĩa đã được thực hiện, nhiều kinh đã được phổ nhạc, nhiều danh hiệu Phật cũng được phổ nhạc. MOng rằng chúng ta sẽ xem xét kỹ mọi việc trước khi nhận xét.
Đức Quy vào lúc 30/04/2009 13:03
Ở Việt Nam hiện nay , xu hướng chuyển thể Lời kinh Phật sang âm nhạc tuy chưa nhiều nhưng đã có , chẳng hạn như các thầy Chân Quang , NhậtTừ .
Các Thầy đã mạnh dạn chuyển thể nên đã thu hút được nhiều phật tử về tu tập với đạo Phật . Nhất là giới trẻ .. lực lượng kế thừa quan trọng cho Phật Pháp tương lai trong kế hoạch hộ pháp và xuất gia . Bình thường , trong lúc làm việc , đặc biệt là nơi công sở , chổ đông người ta có thể nhớ Phật bằng cách thì thầm tụng kinh Phật qua giai điệu nhạc chứ không thể tụng theo nghi thức truyền thống hiện nay ..rất khó coi
Nhưng cái khó là hiện nay chưa được sự đồng thuận , hổ trợ từ hệ thống tuyên truyền của Giáo hội làm sao cho phật tử được hiểu rằng kinh tụng bằng nhạc hiện đại cũng là một cách phương tiện , theo đúng nghĩa tất cả các Pháp đều là Phật pháp không xa rời chân lý Tứ Diệu Đế .
Ngay tại gia đình tôi , nếu tôi tụng kinh qua nhạc thì mẹ tôi không thích và bảo :" Mấy Thầy trên chùa bảo rằng không phải Chánh Pháp .
Người già thì bảo vậy còn giới trẻ hoan nghênh .. Theo ai đây ? nếu không có sự giáo huấn , tuyên truyền , hổ trợ từ trên xuống
Các Thầy đã mạnh dạn chuyển thể nên đã thu hút được nhiều phật tử về tu tập với đạo Phật . Nhất là giới trẻ .. lực lượng kế thừa quan trọng cho Phật Pháp tương lai trong kế hoạch hộ pháp và xuất gia . Bình thường , trong lúc làm việc , đặc biệt là nơi công sở , chổ đông người ta có thể nhớ Phật bằng cách thì thầm tụng kinh Phật qua giai điệu nhạc chứ không thể tụng theo nghi thức truyền thống hiện nay ..rất khó coi
Nhưng cái khó là hiện nay chưa được sự đồng thuận , hổ trợ từ hệ thống tuyên truyền của Giáo hội làm sao cho phật tử được hiểu rằng kinh tụng bằng nhạc hiện đại cũng là một cách phương tiện , theo đúng nghĩa tất cả các Pháp đều là Phật pháp không xa rời chân lý Tứ Diệu Đế .
Ngay tại gia đình tôi , nếu tôi tụng kinh qua nhạc thì mẹ tôi không thích và bảo :" Mấy Thầy trên chùa bảo rằng không phải Chánh Pháp .
Người già thì bảo vậy còn giới trẻ hoan nghênh .. Theo ai đây ? nếu không có sự giáo huấn , tuyên truyền , hổ trợ từ trên xuống
Thích thanh Mão Hưng Yên vào lúc 01/05/2009 05:15
Phật Pháp tại thế gian bất ni thế gian giác-đây là phương châm hoằng pháp mang tính phổ thông ,quần chúng ,đang được khuyến khích, song đối tượng đẻ tuyền truyền thì những ai tham gia cần hết sức thận trọng ,nếu không sẽ lợi bất cập hại. vì giới trẻ hôm nay đến với âm nhạc rất nhạy cảm .Việt Nam có nhiều nhạc sĩ,ca sĩ nổi tiếng đã và đang cống hiến cho sự nghiệp ca nhạc Phật giáo như : nhạc sĩ Hằng Vang,Trịnh công sơn..vì vậy tôi thấy Tăng, Ni trẻ Hãy lấy giới luật làm đầu ,trong đó có giới (cấm xem nghe..) để thúc niễm thân Tâm.việc âm nhạc ca ngợi Phật Pháp đã có giới chuyên môn của hàng cư sĩ.trong chúng ta mấy ai đủ Tam Minh Lục Thông cùng các năng lực đặc biệt như các bậc cổ đức để mà (phương tiện). giới Tăng Ni trẻ hãy "hòa đồng chứ đừng hòa tan"
Sila vào lúc 01/05/2009 17:03
Mười giới của SaDi (Samanera Vinaya)
1. Không sát sanh
2. Không trộm cắp
3. Không tà dâm
4. Không nói dối
5. Không uống rượu
6. Không ăn phi thời (sau ngọ)
7. Không đàn ca múa hát
8. Không trang điểm, đeo vật trang sức, thoa vật thơm.
9. Không nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp
10. Không sử dụng và giữ tiền hoặc vàng bạc.
CÁC GIỚI NHƯ: ĂN SAU NGỌ, NẰM NGỒI NƠI CAO, GIỮ TIỀN BẠC TÀI SẢN, XEM NGHE HOẶC THỰC HIỆN ĐÀN CA HÁT MÚA
ngày nay có lẽ khó thực hiện... phải chăng chúng ta nên uyển chuyển?
1. Không sát sanh
2. Không trộm cắp
3. Không tà dâm
4. Không nói dối
5. Không uống rượu
6. Không ăn phi thời (sau ngọ)
7. Không đàn ca múa hát
8. Không trang điểm, đeo vật trang sức, thoa vật thơm.
9. Không nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp
10. Không sử dụng và giữ tiền hoặc vàng bạc.
CÁC GIỚI NHƯ: ĂN SAU NGỌ, NẰM NGỒI NƠI CAO, GIỮ TIỀN BẠC TÀI SẢN, XEM NGHE HOẶC THỰC HIỆN ĐÀN CA HÁT MÚA
ngày nay có lẽ khó thực hiện... phải chăng chúng ta nên uyển chuyển?
Đức Quy vào lúc 01/05/2009 21:57
Thật ra , âm điệu khi tụng kinh hiện nay cũng là một hình thức âm nhạc , mà ngày xưa các bậc tiền bối cũng đã mạnh dạn chuyển thể .
Chắc hồi đó ,các vị cũng bị mọi người phê phán thậm chí còn bị cho là phạm giới nửa .
Thời Đức Phật còn tại thế thì không có tụng kinh mà chỉ có những lời dạy của Ngài . Về sau được kết tập lại thành các bản văn vần hoặc văn xuôi .
Nhưng đọc thì không hay lắm vì nghe ngang ngang ,nên các bậc tiền bối mới đưa âm nhạc cổ vào cho dể đọc , dể nghe .
Bây giờ cũng vậy , trải qua mấy ngàn năm con người cũng tiến bộ theo thời gian âm nhạc cổ cũng không còn phù hợp nửa và không thể thu hút được mọi người .
Chúng ta cố giử nếp xưa mà không uyển chuyển thì sẽ không thể nào phát triển đạo cho tốt được thì lại mắc tội với Phật nhiều hơn .
Ngay trong nghệ thuật sân khấu cải lương hiện nay người ta còn phải cải cách cho hiện đại hợp với thời thế . Nếu không thì sẽ chẳng còn một người xem .
Đạo phật ta cũng vậy nếu không năng động , uyển chuyển để mai này thế hệ các cụ già ra đi thì còn ai kế thừa .. Chúng ta cũng không nên quá sợ lớp trẻ đến với âm nhạc rất nhạy cảm . Bởi nhạc đạo khác với nhạc đời . Cần có cái nhìn xa hơn hôm nay...
Chắc hồi đó ,các vị cũng bị mọi người phê phán thậm chí còn bị cho là phạm giới nửa .
Thời Đức Phật còn tại thế thì không có tụng kinh mà chỉ có những lời dạy của Ngài . Về sau được kết tập lại thành các bản văn vần hoặc văn xuôi .
Nhưng đọc thì không hay lắm vì nghe ngang ngang ,nên các bậc tiền bối mới đưa âm nhạc cổ vào cho dể đọc , dể nghe .
Bây giờ cũng vậy , trải qua mấy ngàn năm con người cũng tiến bộ theo thời gian âm nhạc cổ cũng không còn phù hợp nửa và không thể thu hút được mọi người .
Chúng ta cố giử nếp xưa mà không uyển chuyển thì sẽ không thể nào phát triển đạo cho tốt được thì lại mắc tội với Phật nhiều hơn .
Ngay trong nghệ thuật sân khấu cải lương hiện nay người ta còn phải cải cách cho hiện đại hợp với thời thế . Nếu không thì sẽ chẳng còn một người xem .
Đạo phật ta cũng vậy nếu không năng động , uyển chuyển để mai này thế hệ các cụ già ra đi thì còn ai kế thừa .. Chúng ta cũng không nên quá sợ lớp trẻ đến với âm nhạc rất nhạy cảm . Bởi nhạc đạo khác với nhạc đời . Cần có cái nhìn xa hơn hôm nay...
Tâm vào lúc 03/05/2009 02:36
Kính thưa quý vị ban biên tập,
Thành thật cám ơn quý vị đã đăng ý kiến của tôi. Nhưng khi đọc lại tôi nghĩ có thể bị hiểu lầm. Nếu được, xin quý vị hoan hỷ sửa lại cho rõ hơn.
Ý của tôi là quý thầy có thể tưởng rằng mình thu hút được quần chúng là nhờ tài ca hát, nhưng thật ra là nhờ vào cái áo tu sĩ của mình thôi.
Xin thành thật cám ơn quý vị
Thành thật cám ơn quý vị đã đăng ý kiến của tôi. Nhưng khi đọc lại tôi nghĩ có thể bị hiểu lầm. Nếu được, xin quý vị hoan hỷ sửa lại cho rõ hơn.
Ý của tôi là quý thầy có thể tưởng rằng mình thu hút được quần chúng là nhờ tài ca hát, nhưng thật ra là nhờ vào cái áo tu sĩ của mình thôi.
Xin thành thật cám ơn quý vị
tran thi thanh thao vào lúc 03/05/2009 17:27
minh thay ns bach tuyet chuyen the kinh phat thanh nhung bai vong co cung rat duoc nhieu nguoi hoan nghenh .chung ta dang song trong thoi dai moi, nen nhieu viec cung can phai thay doi trong do dao phat chung ta cung can thay doi detiep voi cuoc song nhat a gioi tre hom nay .nen minh thay viec kinh ,phap phat duoc chuyen the cung la mot dieu hay chung ta nen phat huy . xin muon loi cua mot bna da noi chung ta nen hoa nhap chu dung hoa tan
Anh Tuan vào lúc 05/05/2009 07:26
Kính thưa quý vị,
Chúng ta nên cổ động những việc làm tương tự như của Thầy Đạo Tâm để truyền bá Phật pháp đến gần với giới trẻ hơn, đó là việc đang cấp thiết tại VN hiện nay. Theo chúng tôi được biết, hiện nay cũng có rất nhiều Nghệ sĩ phát tâm theo Phật pháp nhưng đa phần là cải lương, vọng cổ thì làm sao đến với giới trẻ được? Và cần lắm những bạn trẻ có tâm đạo để thưc hiện trên mặt trận văn hóa này, như đạo diễn trẻ Trịnh Hoàng Xuân Phúc-môt người trẻ tiên phong trong việc đạo diễn các chương trình Phật giáo đã từng tâm sự "Tôi là một người trẻ, tôi hiểu được giới trẻ cần gì ở văn hóa Phật giáo"
Chúng ta nên cổ động những việc làm tương tự như của Thầy Đạo Tâm để truyền bá Phật pháp đến gần với giới trẻ hơn, đó là việc đang cấp thiết tại VN hiện nay. Theo chúng tôi được biết, hiện nay cũng có rất nhiều Nghệ sĩ phát tâm theo Phật pháp nhưng đa phần là cải lương, vọng cổ thì làm sao đến với giới trẻ được? Và cần lắm những bạn trẻ có tâm đạo để thưc hiện trên mặt trận văn hóa này, như đạo diễn trẻ Trịnh Hoàng Xuân Phúc-môt người trẻ tiên phong trong việc đạo diễn các chương trình Phật giáo đã từng tâm sự "Tôi là một người trẻ, tôi hiểu được giới trẻ cần gì ở văn hóa Phật giáo"
Duy vào lúc 06/05/2009 12:47
Tôi thì ngược lại với quý vị...
Thử nghĩ xem, Giới Lụật là do Phật ban ra (mục đích để làm gì thì có lẽ quỳ vị hiểu hơn tôi), thế thì trong chúng ta có ai tự xưng mình là Phật hoặc hơn cả Phật để thay đổi??? Nếu không thì với con mắt phàm tục của mình, chúng ta "phải" theo nếp tu học xưa thì may ra mới có thể đạt đạo, vì chư Phật 3 đời đều tu hành như thế...
Đạo Phật là đạo trí tuệ và giác ngộ. Những ai nhận chân được khổ, vô thường thế gian thì đến với đạo Phật chỉ một tâm - đó là tâm giải thoát. Ngược lại thì chỉ quanh quẩn trong cõi Ta Bà mà thôi. Thế thì cái "nhân" quý vị đến với Đạo như thế nào là quan trọng. Mọi tạo tác, sửa đổi... gì gì đó để gọi là phù hợp với thời đại chỉ là chuyện phù phiếm vô ích mà thôi. Chư Phật có Phật nhãn thấu suốt ba thời, không chỉ hơn 2500 năm sau mà còn vô lượng thời gian... sau nữa. Thế mới biết Đạo là vô giá, là quý báu thế nào... với những ai thật sự là con Phật.
Thử nghĩ xem, Giới Lụật là do Phật ban ra (mục đích để làm gì thì có lẽ quỳ vị hiểu hơn tôi), thế thì trong chúng ta có ai tự xưng mình là Phật hoặc hơn cả Phật để thay đổi??? Nếu không thì với con mắt phàm tục của mình, chúng ta "phải" theo nếp tu học xưa thì may ra mới có thể đạt đạo, vì chư Phật 3 đời đều tu hành như thế...
Đạo Phật là đạo trí tuệ và giác ngộ. Những ai nhận chân được khổ, vô thường thế gian thì đến với đạo Phật chỉ một tâm - đó là tâm giải thoát. Ngược lại thì chỉ quanh quẩn trong cõi Ta Bà mà thôi. Thế thì cái "nhân" quý vị đến với Đạo như thế nào là quan trọng. Mọi tạo tác, sửa đổi... gì gì đó để gọi là phù hợp với thời đại chỉ là chuyện phù phiếm vô ích mà thôi. Chư Phật có Phật nhãn thấu suốt ba thời, không chỉ hơn 2500 năm sau mà còn vô lượng thời gian... sau nữa. Thế mới biết Đạo là vô giá, là quý báu thế nào... với những ai thật sự là con Phật.
huy minh vào lúc 07/05/2009 00:50
Kính thua quý vị! Chẳng nhẽ quý vị không biết âm nhạc đã có ở loài ngươi từ rất lâu. Ngay khi Đưc Phât còn tại thế cũng đã rất phát triển. Thời nào chẳng vậy con ngươi luôn thích âm nhạc và xem hát . Thế mà chưa từng nghe nói Đức Phật và chư đại tổ sư từ Tây Thiên cho đến Đông Thổ,tu Nam đến Bắc, khắp các tông môn từ trước tới nay lấy ca hát ,nhảy múa ,âm nhạc để truyền bá Phật Pháp .Người đời nay lại cứ tưởng mình mới phát minh ra âm nhạc và bây giờ con người mới thích âm nhạc hay sao? mà vội hí hửng hô hào cổ vũ tu sĩ đem âm nhạc để truyền bá Phật Pháp chẳng chịu cân nhắc thiệt hơn! Họ thấy có nhiều người thích thì hí hửng hô làm.Mọi người cũng biết đến hấp dẫn như các loại thần thông không gì hơn đươc! mà Đưc Phật còn cấm chư Tăng đùng để hoằng Pháp huống hồ mấy thứ ca hát này? Vì vậy các chư Tăng ,Ni phai luôn sống theo giơi luât để có giới hạnh giới đức sẽ tự khắc thu hút phật tử .Tuyêt đối chăng nên lấy ca hát nhảy múa làm phương tiện hoăng pháp việc này có nhiều hậu quả lớn như mất oai nghi của chư Tăng là vi dụ .Xưa Phật ,TỔ đã không làm nay ta cũng không nên đề sướng.Tuy nhiên trong kinh{Dươc Sư} Thế Tôn từng giậy dùng các thứ âm nhạc cúng dường Chư Phât nên ta cũng theo đó mà dùng âm nhạc sao cho nhiều lơi ích. Việc dùng âm nhạc để truyền bá Phật Pháp nên để các cư sĩ phật tử làm dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Quý Thầy sao cho không sai với Phật Pháp.Các Thầy co năng khiếu âm nhac có thể cộng tác vơi ca sĩ, nhạc sĩ phật tử để chuyển tải phật pháp qua âm nhạc nhưng Quý thầy không nên thâu hình ảnh hoăc biểu diễn một mình. Nếu có ghi hình thi tất cả hành động nhất nhất đều phải giữ đươc oai nghi của bậc sa môn.Vậy ngày nay có thể dùng âm nhạc ca vũ các loại hình nghệ thuật khác để hoăng dương phật pháp nhưng viêc này các cư sĩ phải tích cực chủ động tham gia dưới sự cố vấn của quý thầy mới hòng đem lại lợi ích to lớn mà không để lại hậu quả xấu!
Duy vào lúc 07/05/2009 13:29
Kính thưa quý vị!
Tiếp theo thư trước, toi xin mạo muội được trao đổi tiếp thêm vài điều...
Chúng ta tu theo Phật, học giáo lý, Kinh điển..., chúng ta phải biết được "lý giải thoát" từ Kinh, từ đó tinh tấn trau tâm đến khi giác ngộ hoàn toàn. Ta không nên hiểu cứng nhắc Kinh diển y theo văn tự mà sai lầm ý Phật, Tổ, để rồi uổng phí một đời tu, cho mình và cho người. Pháp Phật thuyết ra là vì điều này, nguyện lực cứu độ chúng sinh. Ai trong chúng ta cũng biết Bố Thí Pháp là thù thắng hơn cả, và chư Phật, chư Tổ xưa lấy "sự tu hành của chính mình" mà giáo hóa độ sanh. Người con Phật phải có nguyện lực tự giác-giác tha (Tín-Hạnh-Nguyện), phải có đạo phong trang nghiêm, thanh tịnh..., phải lấy Tứ Vô Lượng Tâm (Từ, Bi, Hỷ, Xã), Lục Độ (Bố thí, Trì Giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền Định, Trí Huệ)... mà trau tâm... Các Ngài đã "tu như thế, và giáo hóa độ sanh như thế". Nào phải đàn ca nhảy múa... rồi viện lý do muốn chỉnh sửa lại Giới Luật cho phù hợp thời đại??! Than ôi cho đạo Phật! Chỉ hại mình đã đành, còn hại muôn người, dẫn dắt sai lầm cả thế hệ thì khác gì tự mình mở đường xuống đại ngục, cho tà ma dẫn lối...
Đức Phật từng dạy: nếu dùng âm thanh sắc tướng cầu Đạo thì càng xa rời Đạo. Đạo Phật là đạo trau tâm, là đạo từ bi, trí huệ, đạo giác ngộ. Tâm đã vô hình vô tướng thì lấy tướng tầm Đạo sao tương ưng cho được???!!! Thế thì nói gì đến dùng âm thanh mà quảng bá đạo Phật - chỉ là cách nói và suy nghĩ của tâm vọng tưởng si mê, nào phải tông phong của người con Phật.... Xin đừng mượn lý do "quảng bá đạo Phật cho phù hợp thời đại" mà thỏa mãn cho dục vọng phàm phu và ý nghĩ sai lầm của minh...
Còn vấn đề dùng âm nhạc trong kinh Dược Sư mà đạo hữu Huy Minh đã nói, có thể hiểu rằng: tâm người tu Phật chân chánh nỗ lực không ngừng vì nguyện lực hoằng pháp độ sanh theo tinh thần vô ngã, thì "càng tu tâm càng thanh tịnh". Lúc đó mọi dục vọng tham sân si... đều dần dần được thanh lọc thành Giới-Định-Huệ... Tâm hành giả lúc ấy nào khác gì "nhạc trời du dương" xua tan mọi phiền não, đau khổ của thế gian. Dùng thứ nhạc ấy (tức tâm chân chánh ấy) để cúng dường chư Phật thì còn gì quý giá cho bàng, bởi hành giả ấy không ngừng tự giác-giác tha theo tinh thần vô ngã - từ bi mà Phật đã dạy.
Ngoài ra, nếu muốn góp phần trang nghiêm cho Đạo đến với tất cả chúng sanh, thì ta phải tư mình nỗ lực tiến tu, đồng thời hành nguyện Bồ Tát độ sanh (nhưng phải đúng với những gì Phật dạy, với nếp tu học độ sanh xưa vì chư Phật 3 đời đều như thế mà đạt đạo). Mọi chuyện đều vì tất cả chúng sanh, không có gì cho mình như tinh thần vô ngã bố thí, vô ngã độ sanh. Đến cả tu cũng là tu cho chúng sanh! Thế thì tự nhiên sẽ được "Phật độ", mọi chuyện "tự nhiên" thành vì tất cả đều lưu xuất từ hạnh nguyện trang nghiêm, từ sự nỗ lực tinh tấn và đạo phong từ bi, giải thoát... của chính mình. Khi đó, ai nhìn cũng kính trọng, ai nhìn cũng đều muốn tu theo Phật như Đức Phật và chư Tổ xưa đã từng...
Mạt pháp không phải vì Pháp Phật mạt (mà kêu gào sửa đổi...) mà vì tâm chúng sanh mạt. Thế thì chúng ta tự xưng là người Phật tử thì nên tu thế nào???
Mong lắm thay hai chữ "trí huệ" trong đạo Phật!
A Di Đà Phật
Tiếp theo thư trước, toi xin mạo muội được trao đổi tiếp thêm vài điều...
Chúng ta tu theo Phật, học giáo lý, Kinh điển..., chúng ta phải biết được "lý giải thoát" từ Kinh, từ đó tinh tấn trau tâm đến khi giác ngộ hoàn toàn. Ta không nên hiểu cứng nhắc Kinh diển y theo văn tự mà sai lầm ý Phật, Tổ, để rồi uổng phí một đời tu, cho mình và cho người. Pháp Phật thuyết ra là vì điều này, nguyện lực cứu độ chúng sinh. Ai trong chúng ta cũng biết Bố Thí Pháp là thù thắng hơn cả, và chư Phật, chư Tổ xưa lấy "sự tu hành của chính mình" mà giáo hóa độ sanh. Người con Phật phải có nguyện lực tự giác-giác tha (Tín-Hạnh-Nguyện), phải có đạo phong trang nghiêm, thanh tịnh..., phải lấy Tứ Vô Lượng Tâm (Từ, Bi, Hỷ, Xã), Lục Độ (Bố thí, Trì Giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền Định, Trí Huệ)... mà trau tâm... Các Ngài đã "tu như thế, và giáo hóa độ sanh như thế". Nào phải đàn ca nhảy múa... rồi viện lý do muốn chỉnh sửa lại Giới Luật cho phù hợp thời đại??! Than ôi cho đạo Phật! Chỉ hại mình đã đành, còn hại muôn người, dẫn dắt sai lầm cả thế hệ thì khác gì tự mình mở đường xuống đại ngục, cho tà ma dẫn lối...
Đức Phật từng dạy: nếu dùng âm thanh sắc tướng cầu Đạo thì càng xa rời Đạo. Đạo Phật là đạo trau tâm, là đạo từ bi, trí huệ, đạo giác ngộ. Tâm đã vô hình vô tướng thì lấy tướng tầm Đạo sao tương ưng cho được???!!! Thế thì nói gì đến dùng âm thanh mà quảng bá đạo Phật - chỉ là cách nói và suy nghĩ của tâm vọng tưởng si mê, nào phải tông phong của người con Phật.... Xin đừng mượn lý do "quảng bá đạo Phật cho phù hợp thời đại" mà thỏa mãn cho dục vọng phàm phu và ý nghĩ sai lầm của minh...
Còn vấn đề dùng âm nhạc trong kinh Dược Sư mà đạo hữu Huy Minh đã nói, có thể hiểu rằng: tâm người tu Phật chân chánh nỗ lực không ngừng vì nguyện lực hoằng pháp độ sanh theo tinh thần vô ngã, thì "càng tu tâm càng thanh tịnh". Lúc đó mọi dục vọng tham sân si... đều dần dần được thanh lọc thành Giới-Định-Huệ... Tâm hành giả lúc ấy nào khác gì "nhạc trời du dương" xua tan mọi phiền não, đau khổ của thế gian. Dùng thứ nhạc ấy (tức tâm chân chánh ấy) để cúng dường chư Phật thì còn gì quý giá cho bàng, bởi hành giả ấy không ngừng tự giác-giác tha theo tinh thần vô ngã - từ bi mà Phật đã dạy.
Ngoài ra, nếu muốn góp phần trang nghiêm cho Đạo đến với tất cả chúng sanh, thì ta phải tư mình nỗ lực tiến tu, đồng thời hành nguyện Bồ Tát độ sanh (nhưng phải đúng với những gì Phật dạy, với nếp tu học độ sanh xưa vì chư Phật 3 đời đều như thế mà đạt đạo). Mọi chuyện đều vì tất cả chúng sanh, không có gì cho mình như tinh thần vô ngã bố thí, vô ngã độ sanh. Đến cả tu cũng là tu cho chúng sanh! Thế thì tự nhiên sẽ được "Phật độ", mọi chuyện "tự nhiên" thành vì tất cả đều lưu xuất từ hạnh nguyện trang nghiêm, từ sự nỗ lực tinh tấn và đạo phong từ bi, giải thoát... của chính mình. Khi đó, ai nhìn cũng kính trọng, ai nhìn cũng đều muốn tu theo Phật như Đức Phật và chư Tổ xưa đã từng...
Mạt pháp không phải vì Pháp Phật mạt (mà kêu gào sửa đổi...) mà vì tâm chúng sanh mạt. Thế thì chúng ta tự xưng là người Phật tử thì nên tu thế nào???
Mong lắm thay hai chữ "trí huệ" trong đạo Phật!
A Di Đà Phật
Uu Tu vào lúc 13/05/2009 11:41
Qua các ý kiến phản đối trên, tôi xin được nhận xét như sau:
Thứ nhất, sau một hồi lí luận phân tích thì thấy rằng các vị đều phản đối, phản đối gay gắt, phản đối mạnh và quyết liệt. Tuy rằng có thể các vị đó vẫn thừa nhận âm nhạc đã được sử dụng trong phật giáo, nhưng lại hạn chế các đối tượng chỉ là cư sĩ mới nên sử dụng hoặc nhạc dùng trong phật giáo phải là nhạc trời du dương xuất phát từ tâm thanh tịnh, nhưng cụ thể thế nào là nhạc trời du dương và tâm thanh tịnh là thế nào thì các vị ấy nói chưa rõ….
Thứ hai, qua quan điểm của các vị ấy thì nói trắng ra là vị thầy nào dùng nhạc hoằng pháp nên xem lại mình đã có đủ tâm thanh tịnh chưa và nhạc đó có phải là nhạc trời du dương cúng dàng chư phật hay chưa…
Thứ ba, các vị ấy hướng về tu giới định tuệ và nỗ lực trau dồi tâm để mà cúng dàng chư phật.
Tóm lại, lời lẽ của các vị đó không khác gì kinh, không ngoài lời dạy của phật của tổ, nói thế thì ai mà dám cãi các vị ấy nữa.
Tôi nói nhanh cho nó vuông, các vị ấy nói toàn đúng, chẳng sai tí nào.
NHƯNG…
Cái nhưng này mới là vấn đề cần bàn, tôi xin hỏi thẳng các vị đó hai câu:
Một là, các vị có thừa nhận phật giáo hiện đại cũng nên sử dụng âm nhạc hay không? Hay là phật giáo đã có đủ các thứ âm nhạc du dương xuất phát từ tâm thanh tịnh rồi nên thôi từ này khỏi cần sư nào hát hò gì nữa.?? Mà thử hỏi sư không hát thì làm sao biết gì mà dạy bảo đệ tử tại gia hát thế nào cho đúng chính pháp.???
Hai là, nếu các vị đó thừa nhận phật giáo hiện đại cũng nên sử dụng âm nhạc thanh tịnh thì âm nhạc thế nào là “âm nhạc thanh tịnh”?? Cái gọi là âm nhạc thanh tịnh khác với âm nhạc thế tục ở chỗ nào các vị xin nói rõ ra để người ta còn biết mà hát? Nếu các vị không nói rõ là nó bất tịnh ở đâu thì hoá ra các vị đoán mò nói bừa à? Hay là các vị ấy lại quay lại kinh sách tịnh hay bất tịnh là do tâm tự cảm nhận nên cũng chả cần gì các tiêu chuẩn cụ thể gì nữa. ??
Xin các vị trả lời cho rõ để đại chúng từ nay thấy sư hát còn “đề phòng”…..
Thứ nhất, sau một hồi lí luận phân tích thì thấy rằng các vị đều phản đối, phản đối gay gắt, phản đối mạnh và quyết liệt. Tuy rằng có thể các vị đó vẫn thừa nhận âm nhạc đã được sử dụng trong phật giáo, nhưng lại hạn chế các đối tượng chỉ là cư sĩ mới nên sử dụng hoặc nhạc dùng trong phật giáo phải là nhạc trời du dương xuất phát từ tâm thanh tịnh, nhưng cụ thể thế nào là nhạc trời du dương và tâm thanh tịnh là thế nào thì các vị ấy nói chưa rõ….
Thứ hai, qua quan điểm của các vị ấy thì nói trắng ra là vị thầy nào dùng nhạc hoằng pháp nên xem lại mình đã có đủ tâm thanh tịnh chưa và nhạc đó có phải là nhạc trời du dương cúng dàng chư phật hay chưa…
Thứ ba, các vị ấy hướng về tu giới định tuệ và nỗ lực trau dồi tâm để mà cúng dàng chư phật.
Tóm lại, lời lẽ của các vị đó không khác gì kinh, không ngoài lời dạy của phật của tổ, nói thế thì ai mà dám cãi các vị ấy nữa.
Tôi nói nhanh cho nó vuông, các vị ấy nói toàn đúng, chẳng sai tí nào.
NHƯNG…
Cái nhưng này mới là vấn đề cần bàn, tôi xin hỏi thẳng các vị đó hai câu:
Một là, các vị có thừa nhận phật giáo hiện đại cũng nên sử dụng âm nhạc hay không? Hay là phật giáo đã có đủ các thứ âm nhạc du dương xuất phát từ tâm thanh tịnh rồi nên thôi từ này khỏi cần sư nào hát hò gì nữa.?? Mà thử hỏi sư không hát thì làm sao biết gì mà dạy bảo đệ tử tại gia hát thế nào cho đúng chính pháp.???
Hai là, nếu các vị đó thừa nhận phật giáo hiện đại cũng nên sử dụng âm nhạc thanh tịnh thì âm nhạc thế nào là “âm nhạc thanh tịnh”?? Cái gọi là âm nhạc thanh tịnh khác với âm nhạc thế tục ở chỗ nào các vị xin nói rõ ra để người ta còn biết mà hát? Nếu các vị không nói rõ là nó bất tịnh ở đâu thì hoá ra các vị đoán mò nói bừa à? Hay là các vị ấy lại quay lại kinh sách tịnh hay bất tịnh là do tâm tự cảm nhận nên cũng chả cần gì các tiêu chuẩn cụ thể gì nữa. ??
Xin các vị trả lời cho rõ để đại chúng từ nay thấy sư hát còn “đề phòng”…..
Duy vào lúc 13/05/2009 18:33
Xin có vài lời trao đổi:
1. Tôi không nói "thừa nhận âm nhạc đã được sử dụng trong Phật giáo", cũng không "hạn chế đối tượng chỉ là cư sĩ mới nên sử dụng", cũng không nói rằng "nhạc dùng trong Phật giáo phải là nhạc trời du dương xuất phát từ tâm thanh tịnh" như nhận xét áp đặt của đạo hữu Uu Tu.
2. Tôi cũng không nói "phải dùng nhạc để hoằng pháp" như đạo hữu Uu Tu đã viết
3. và tôi cũng không nói "vị thầy nào dùng nhạc hoằng pháp nên xem lại mình đã có đủ tâm thanh tịnh chưa và nhạc đó có phải là nhạc trời du dương cúng dàng chư phật hay chưa…"
Vì vậy, trước khi đạo hữu Uu Tu góp ý thì nên đọc và suy nghiệm cho kỹ, tránh hiểu lệch lạc, áp đặt suy nghĩ của mình hay bóp méo suy nghĩ của người khác.
Kinh Phật ai cũng có thể đọc, bởi đọc chỉ đơn thuần là đọc. Suy nghiệm "lý giải thoát" từ Kinh mới quan trọng bởi đạo Phật là đạo giải thoát (vì mình tu là để giải thoát cho mình và cho người). Đừng y cứ theo văn tự (nghĩa đen) mà quên lý (nghĩa bóng). Đây là lý do mỗi người có suy nghiệm về Đạo khác nhau, nhưng xin nhớ rằng suy nghiệm đúng (Chánh Tư Duy) để hành trì (Chánh pháp) thì duy nhất. Không có sự lẫn lộn giữa Đúng và Sai hoặc hỗn tạp. Do có "sự" nên tôi mới mượn "sự" mà nói "lý". "Sự" ở đây là đạo hữu Huy Minh nói đến "kinh Dược Sư, Đức Phật có nói rằng dùng âm nhạc cúng dường...,ta nên theo đó mà làm". Nếu thế thì Đức Phật bảo dùng tiền... để cúng dường thì ta cũng lấy tiền... mà dâng cúng hay sao??? Đạo Phật đâu có tầm thường và vô vị (vị giải thoát) đến thế. Đức Phật là bậc trí huệ, bậc giải thoát, không lẽ ý Ngài như thế sao??? Do đó, tôi mới tạm dùng "sự" (âm nhạc) mà nói "lý" (theo suy nghĩ của cá nhân tôi) rằng, Đức Phật ngụ ý dạy bảo các vị đệ tử của Ngài hãy lấy "sự tu hành chân chánh" của mình mà cúng dường chư Phật (xin đọc thư phản hồi trên). Mà lời Phật dạy đâu phải chỉ cho các đệ tử Ngài ở thời Ngài còn tại thế mà cho bất kỳ ai là Phật tử ở bất cứ thời gian nào, không gian nào --> thế thì xuyên suốt không gian-thời gian. Do đó, lời Phật dạy là chân lý, mà chân lý thì bất di bất dịch với không-thời gian. Vậy thì đừng hiểu nghĩa đen là đem âm nhạc cúng dường Phật mà hãy hiểu rằng
. mình hãy cố gắng tu hành theo đúng như lời Phật dạy (tự giác-giác tha, vô ngã, từ bi...) để cúng dường chư Phật, xứng đáng là con Phật.
. và đừng bao giờ làm sai lời Phật dạy. Những ai cãi lời bậc trí huệ, bậc giác ngộ thì có bao giờ kẻ ấy là người trí huệ, giác ngộ đâu. Tu theo Phật mà không làm theo lời Phật dạy, rồi tự ngã cống cao mà thay đổi Giới Luật, cho rằng như ý mình mới gọi là tu, là hay, là hiện đại hợp thời, thử hỏi sao nên đặng. Giới Phật nêu ra đâu phải tầm thường, cũng nào phải vô ích... mà muốn sửa đổi. Phật đã dạy "Sau khi Ngài nhập diệt thì lấy Giới làm Thầy". Vậy ai dám khẳng định mình hơn Phật mà thay đổi???! Người xuất gia (Thích Đạo Tâm) biết Giới (cấm đàn ca múa hát) mà vẫn phạm, thế thì lấy tư cách phẩm hạnh gì mà hoằng pháp độ sanh như đã hô hào, cũng chẳng đáng là con Phật!!!
Còn tâm thanh tịnh thế nào thì chỉ có tu mới cảm, nào phải trong phạm vi nói năng ngôn tự...
Tóm lại, tôi chưa từng nói phải dùng "nhạc để hoằng pháp" hay gì gì đó như đạo hữu Uu Tu gán ghép???!!! Nếu tự cho rằng mình biết Đạo thì cũng cách Đạo rất xa nếu không hiểu tận tường "sự, lý" mà hành trì. Tu Phật ai cũng biết rằng tu tâm. Nhưng xin hỏi tu như thế nào mới gọi là tu tâm, và giáo hóa độ sanh như thế nào mới "đúng theo chánh pháp"? Đó mới là điều quan trọng.
Than ôi cho câu hỏi của đạo hữu Uu Tu! Thương lắm thay!
A Di Đà Phật
1. Tôi không nói "thừa nhận âm nhạc đã được sử dụng trong Phật giáo", cũng không "hạn chế đối tượng chỉ là cư sĩ mới nên sử dụng", cũng không nói rằng "nhạc dùng trong Phật giáo phải là nhạc trời du dương xuất phát từ tâm thanh tịnh" như nhận xét áp đặt của đạo hữu Uu Tu.
2. Tôi cũng không nói "phải dùng nhạc để hoằng pháp" như đạo hữu Uu Tu đã viết
3. và tôi cũng không nói "vị thầy nào dùng nhạc hoằng pháp nên xem lại mình đã có đủ tâm thanh tịnh chưa và nhạc đó có phải là nhạc trời du dương cúng dàng chư phật hay chưa…"
Vì vậy, trước khi đạo hữu Uu Tu góp ý thì nên đọc và suy nghiệm cho kỹ, tránh hiểu lệch lạc, áp đặt suy nghĩ của mình hay bóp méo suy nghĩ của người khác.
Kinh Phật ai cũng có thể đọc, bởi đọc chỉ đơn thuần là đọc. Suy nghiệm "lý giải thoát" từ Kinh mới quan trọng bởi đạo Phật là đạo giải thoát (vì mình tu là để giải thoát cho mình và cho người). Đừng y cứ theo văn tự (nghĩa đen) mà quên lý (nghĩa bóng). Đây là lý do mỗi người có suy nghiệm về Đạo khác nhau, nhưng xin nhớ rằng suy nghiệm đúng (Chánh Tư Duy) để hành trì (Chánh pháp) thì duy nhất. Không có sự lẫn lộn giữa Đúng và Sai hoặc hỗn tạp. Do có "sự" nên tôi mới mượn "sự" mà nói "lý". "Sự" ở đây là đạo hữu Huy Minh nói đến "kinh Dược Sư, Đức Phật có nói rằng dùng âm nhạc cúng dường...,ta nên theo đó mà làm". Nếu thế thì Đức Phật bảo dùng tiền... để cúng dường thì ta cũng lấy tiền... mà dâng cúng hay sao??? Đạo Phật đâu có tầm thường và vô vị (vị giải thoát) đến thế. Đức Phật là bậc trí huệ, bậc giải thoát, không lẽ ý Ngài như thế sao??? Do đó, tôi mới tạm dùng "sự" (âm nhạc) mà nói "lý" (theo suy nghĩ của cá nhân tôi) rằng, Đức Phật ngụ ý dạy bảo các vị đệ tử của Ngài hãy lấy "sự tu hành chân chánh" của mình mà cúng dường chư Phật (xin đọc thư phản hồi trên). Mà lời Phật dạy đâu phải chỉ cho các đệ tử Ngài ở thời Ngài còn tại thế mà cho bất kỳ ai là Phật tử ở bất cứ thời gian nào, không gian nào --> thế thì xuyên suốt không gian-thời gian. Do đó, lời Phật dạy là chân lý, mà chân lý thì bất di bất dịch với không-thời gian. Vậy thì đừng hiểu nghĩa đen là đem âm nhạc cúng dường Phật mà hãy hiểu rằng
. mình hãy cố gắng tu hành theo đúng như lời Phật dạy (tự giác-giác tha, vô ngã, từ bi...) để cúng dường chư Phật, xứng đáng là con Phật.
. và đừng bao giờ làm sai lời Phật dạy. Những ai cãi lời bậc trí huệ, bậc giác ngộ thì có bao giờ kẻ ấy là người trí huệ, giác ngộ đâu. Tu theo Phật mà không làm theo lời Phật dạy, rồi tự ngã cống cao mà thay đổi Giới Luật, cho rằng như ý mình mới gọi là tu, là hay, là hiện đại hợp thời, thử hỏi sao nên đặng. Giới Phật nêu ra đâu phải tầm thường, cũng nào phải vô ích... mà muốn sửa đổi. Phật đã dạy "Sau khi Ngài nhập diệt thì lấy Giới làm Thầy". Vậy ai dám khẳng định mình hơn Phật mà thay đổi???! Người xuất gia (Thích Đạo Tâm) biết Giới (cấm đàn ca múa hát) mà vẫn phạm, thế thì lấy tư cách phẩm hạnh gì mà hoằng pháp độ sanh như đã hô hào, cũng chẳng đáng là con Phật!!!
Còn tâm thanh tịnh thế nào thì chỉ có tu mới cảm, nào phải trong phạm vi nói năng ngôn tự...
Tóm lại, tôi chưa từng nói phải dùng "nhạc để hoằng pháp" hay gì gì đó như đạo hữu Uu Tu gán ghép???!!! Nếu tự cho rằng mình biết Đạo thì cũng cách Đạo rất xa nếu không hiểu tận tường "sự, lý" mà hành trì. Tu Phật ai cũng biết rằng tu tâm. Nhưng xin hỏi tu như thế nào mới gọi là tu tâm, và giáo hóa độ sanh như thế nào mới "đúng theo chánh pháp"? Đó mới là điều quan trọng.
Than ôi cho câu hỏi của đạo hữu Uu Tu! Thương lắm thay!
A Di Đà Phật
Uu tu vào lúc 13/05/2009 22:24
Cảm ơn đạo hữu Duy đã có lòng thương tôi. Tôi còn mê mờ, chưa rõ lắm, chẳng biết là âm nhạc có thể được phật giáo ngày nay sử dụng làm phương tiện truyền bá giáo lý hay không??? Cũng chả biết sử dụng âm nhạc có đúng với chính pháp hay không?? và nếu được phép sử dụng thì sử dụng thế nào mới đúng?? Đặc trưng nào mới là "nhạc phật"?? Hay là phật pháp không cần đến âm nhạc??? Tôi hỏi mãi mà chả ai trả lời?? Khiến tôi cứ băn khoăn hoài à?? Bài hát "Niềm An Vui" rất hay... Đó có là nhạc phật giáo không vậy?? Có được hát không hả đạo hữu?? Hát bài đó có đúng chính pháp không?? Nếu hát bài đó mà không đúng chính pháp thì tôi xin chừa từ nay không dám hát nữa. Và hát bài đó được thì sao hát các bài khác lại không được??? Đạo hữu có tâm hoằng pháp thì cần giải thích một cách cụ thể để tôi còn hiểu?? Tôi xin láy lại câu hỏi để đạo hữu rõ (1) âm nhạc có nên/cần (hoặc đã) được sử dụng trong phật giáo hay chưa? (2)Nếu sử dụng thì sử dụng thế nào mới là đúng chính pháp?? Nhạc nào mới là nhạc phật đúng chính pháp???
Xin đạo hữu trả lời thẳng (là vì tôi thấy đạo hữu nhiều chữ quá, nói câu nào cũng đúng theo kinh, nhưng câu hỏi của tôi đạo hữu vẫn chưa trả lời cho). Còn nếu đạo hữu cứ viết theo kiểu đại thừa "phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng" thì tôi mở bài khác ra xem hay hơn....
Xin đạo hữu trả lời thẳng (là vì tôi thấy đạo hữu nhiều chữ quá, nói câu nào cũng đúng theo kinh, nhưng câu hỏi của tôi đạo hữu vẫn chưa trả lời cho). Còn nếu đạo hữu cứ viết theo kiểu đại thừa "phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng" thì tôi mở bài khác ra xem hay hơn....
huy minh vào lúc 14/05/2009 02:43
Kính thưa quý độc giả qua lời tổng kết của đạo hữu Ưu Tư và phản hồi của đạo hữu Duy tôi xin mạn đàm mấy ý sau
1 :tôi đã nói rõ quan điển của mình về lấy âm nhạc để hoằng pháp có nên hay không? và nên làm thế nào?xem lại khắc rõ tranh trích dẫn thiếu mà gây hiểu lầm.
2 :đối với chúng sinh hàng tín tâm thuần thục cố nhiên không cần dùng âm nhạc vì đối với họ thời gian để tu tập tận hưởng Pháp vị. Chẳng vì không âm nhạc mà họ từ bỏ Phật Pháp.Còn hàng sơ cơ hậu học có thể mở một phương tiện âm nhạc để dẫn dắt họ vào đạo ,tài bồi tâm địa cho họ có sư thâm tin noi Phật Pháp khi đó họ tự biết tìm đến Pháp Vị để mà hưởng lợi ích chân thật
3:không nên lẫn lộn Lý Sự như đạo hữu Uu Tu vì âm nhạc đúng chính pháp thì nội dung phải chuyển tải Phật Pháp chân chính ,các Thầy chỉ cần thẩm định nội dung đâu cần phải dậy cư sĩ Phật tử hát vì các Phật tử có năng khiếu âm nhac rất nhiều,họ có kỹ năng Nhạc Học hiểu rõ âm luật cách hát vậy thì họ dậy Thầy cách hát hay Thầy dậy họ? Phải có Thầy thẩm định vì sợ kiến thức Phật học của cư sĩ làm nhạc non kém sáng tác nội dung chưa được tòan mỹ hoặc đảo nộn chính tà nói sai lời Phật hoặc giả Tà Ma ngọai đạo lợi dụng mà cổ súy mê tín dị đoan họai lọan Phật Pháp bằng âm nhạc
4:Xét về Tịnh hay không ?mang phạm trù tương đối. Lấy ví dụ nếu quý Thầy ca hát mà nhảy múa lọan sạ trên sân khấu hỏi có tịnh chăng? Tịnh thì tất thẩy hành vi đều phải đoan chính,nhất nhất mọi việc tuân theo giới luật,luôn luôn hợp với lễ nghĩa.Đó là nói qua về sự Tịnh còn về phần lý rốt ráo vô cùng hàng phàm phu ta chẳng nên bàn đến .Từ ví dụ có thể suy ra các trường hợp khác tương tự như vậy.
5:Âm nhạc vốn tự tính không có Tịnh hay Nhơ mà tùy thuộc con người Phân Âm Định Luật mới phâm ra tốt sấu"xét theo khía cạnh hoằng pháp lợi sinh ,ảnh hưởng tới tâm địa đồ chúng" nếu âm nhạc thuần thúy mỹ học có vẻ đẹp thanh nhã thì mang cúng dường chư Phật khác gì mang các thứ hương hoa cúng dường chư Phật đó chẳng phải Thế Tôn đại từ đại bi muốn tài bồi ruộng phước cho chúng sinh mà nói ra sao? Mà xét rộng ra Khổng Tử thánh nhân của Trung Quốc sọan ra Thi, Thư ,Lễ ,Nhạc mà trong chốn Phật môn chẳng có chuông chống bát nhã,mõ kiểng khánh tiu, thời nào khóa ấy dùng làm pháp âm pháp khí đó thôi!Đấy chẳng là dùng âm nhạc cúng dường chư Phật mà cũng là tín hiệu để đại chúng cử hành đồng loạt nghi lễ là gì? Không nên bỏ hết các Sự tìm Lý ,lúc đó tìm Lý ở hư không chắc? Giống như bỏ Thân tìm Tâm ,tìm Tâm đâu thấy được !Đó là vài lời muốn góp ý cùng đạo hữu Duy.Là người con Phật không nên nghĩ thiên lệch thế!Sao có thể ví cái đẹp của âm nhạc với tiền rôi đưa ra kết luận như trên khác gì nói không cần đến sự mà hiển được lý. Tôi hiêu đạo hưu tín tâm thuần thục không có âm nhạc cũng chẳng rời Phật Pháp nhưng cũng nên mở một phương tiện để thu nhiếp kẻ sơ cơ miễn sao tùy duyên dùng phương tiện nhưng phải luôn nhớ bất biến là được!
1 :tôi đã nói rõ quan điển của mình về lấy âm nhạc để hoằng pháp có nên hay không? và nên làm thế nào?xem lại khắc rõ tranh trích dẫn thiếu mà gây hiểu lầm.
2 :đối với chúng sinh hàng tín tâm thuần thục cố nhiên không cần dùng âm nhạc vì đối với họ thời gian để tu tập tận hưởng Pháp vị. Chẳng vì không âm nhạc mà họ từ bỏ Phật Pháp.Còn hàng sơ cơ hậu học có thể mở một phương tiện âm nhạc để dẫn dắt họ vào đạo ,tài bồi tâm địa cho họ có sư thâm tin noi Phật Pháp khi đó họ tự biết tìm đến Pháp Vị để mà hưởng lợi ích chân thật
3:không nên lẫn lộn Lý Sự như đạo hữu Uu Tu vì âm nhạc đúng chính pháp thì nội dung phải chuyển tải Phật Pháp chân chính ,các Thầy chỉ cần thẩm định nội dung đâu cần phải dậy cư sĩ Phật tử hát vì các Phật tử có năng khiếu âm nhac rất nhiều,họ có kỹ năng Nhạc Học hiểu rõ âm luật cách hát vậy thì họ dậy Thầy cách hát hay Thầy dậy họ? Phải có Thầy thẩm định vì sợ kiến thức Phật học của cư sĩ làm nhạc non kém sáng tác nội dung chưa được tòan mỹ hoặc đảo nộn chính tà nói sai lời Phật hoặc giả Tà Ma ngọai đạo lợi dụng mà cổ súy mê tín dị đoan họai lọan Phật Pháp bằng âm nhạc
4:Xét về Tịnh hay không ?mang phạm trù tương đối. Lấy ví dụ nếu quý Thầy ca hát mà nhảy múa lọan sạ trên sân khấu hỏi có tịnh chăng? Tịnh thì tất thẩy hành vi đều phải đoan chính,nhất nhất mọi việc tuân theo giới luật,luôn luôn hợp với lễ nghĩa.Đó là nói qua về sự Tịnh còn về phần lý rốt ráo vô cùng hàng phàm phu ta chẳng nên bàn đến .Từ ví dụ có thể suy ra các trường hợp khác tương tự như vậy.
5:Âm nhạc vốn tự tính không có Tịnh hay Nhơ mà tùy thuộc con người Phân Âm Định Luật mới phâm ra tốt sấu"xét theo khía cạnh hoằng pháp lợi sinh ,ảnh hưởng tới tâm địa đồ chúng" nếu âm nhạc thuần thúy mỹ học có vẻ đẹp thanh nhã thì mang cúng dường chư Phật khác gì mang các thứ hương hoa cúng dường chư Phật đó chẳng phải Thế Tôn đại từ đại bi muốn tài bồi ruộng phước cho chúng sinh mà nói ra sao? Mà xét rộng ra Khổng Tử thánh nhân của Trung Quốc sọan ra Thi, Thư ,Lễ ,Nhạc mà trong chốn Phật môn chẳng có chuông chống bát nhã,mõ kiểng khánh tiu, thời nào khóa ấy dùng làm pháp âm pháp khí đó thôi!Đấy chẳng là dùng âm nhạc cúng dường chư Phật mà cũng là tín hiệu để đại chúng cử hành đồng loạt nghi lễ là gì? Không nên bỏ hết các Sự tìm Lý ,lúc đó tìm Lý ở hư không chắc? Giống như bỏ Thân tìm Tâm ,tìm Tâm đâu thấy được !Đó là vài lời muốn góp ý cùng đạo hữu Duy.Là người con Phật không nên nghĩ thiên lệch thế!Sao có thể ví cái đẹp của âm nhạc với tiền rôi đưa ra kết luận như trên khác gì nói không cần đến sự mà hiển được lý. Tôi hiêu đạo hưu tín tâm thuần thục không có âm nhạc cũng chẳng rời Phật Pháp nhưng cũng nên mở một phương tiện để thu nhiếp kẻ sơ cơ miễn sao tùy duyên dùng phương tiện nhưng phải luôn nhớ bất biến là được!
Duy vào lúc 14/05/2009 08:52
Xin lưu ý câu hỏi của đạo hữu ở 2 thư là hoàn toàn khác nhau!
Ở thư đầu đạo hữu hỏi:
"Một là, các vị có thừa nhận phật giáo hiện đại cũng nên sử dụng âm nhạc hay không? Hay là phật giáo đã có đủ các thứ âm nhạc du dương xuất phát từ tâm thanh tịnh rồi nên thôi từ này khỏi cần sư nào hát hò gì nữa.?? Mà thử hỏi sư không hát thì làm sao biết gì mà dạy bảo đệ tử tại gia hát thế nào cho đúng chính pháp.???
Hai là, nếu các vị đó thừa nhận phật giáo hiện đại cũng nên sử dụng âm nhạc thanh tịnh thì âm nhạc thế nào là “âm nhạc thanh tịnh”?? Cái gọi là âm nhạc thanh tịnh khác với âm nhạc thế tục ở chỗ nào các vị xin nói rõ ra để người ta còn biết mà hát? Nếu các vị không nói rõ là nó bất tịnh ở đâu thì hoá ra các vị đoán mò nói bừa à? Hay là các vị ấy lại quay lại kinh sách tịnh hay bất tịnh là do tâm tự cảm nhận nên cũng chả cần gì các tiêu chuẩn cụ thể gì nữa. ??"
Và thư sau:
"(1) âm nhạc có nên/cần (hoặc đã) được sử dụng trong phật giáo hay chưa? (2)Nếu sử dụng thì sử dụng thế nào mới là đúng chính pháp?? Nhạc nào mới là nhạc phật đúng chính pháp???"
Câu hỏi ở thư đầu chứng tỏ đạo hữu không hiểu gì ý tôi nói mà gán ghép suy nghĩ của mình cho tôi...
Và sau khi tôi "nhiều lời" giải thích thì câu hỏi ở thư sau, đạo hữu chuyển sang đề tài có nên sử dụng âm nhạc để truyền pháp hay không.
Xin lưu ý, tôi chỉ trả lời những gì liên quan đến sư Thích Đạo Tâm hát nhạc pop. Tôi không đồng tình với ý kiến của đạo hữu khi cho rằng "thử hỏi sư không hát thì làm sao biết gì mà dạy bảo đệ tử tại gia hát thế nào cho đúng chính pháp". Tôi cho rằng đó là phạm Giới. Và cổ xúy cho cái sai là tai hại...
Thế thì vấn đề dùng nhạc để truyền pháp, tự đạo hữu suy ngẫm. Tôi không muốn nhiều lời vô ích, nhưng dù đã nhiều lời mà đạo hữu vẫn không hiểu.
A Di Đà Phật
Ở thư đầu đạo hữu hỏi:
"Một là, các vị có thừa nhận phật giáo hiện đại cũng nên sử dụng âm nhạc hay không? Hay là phật giáo đã có đủ các thứ âm nhạc du dương xuất phát từ tâm thanh tịnh rồi nên thôi từ này khỏi cần sư nào hát hò gì nữa.?? Mà thử hỏi sư không hát thì làm sao biết gì mà dạy bảo đệ tử tại gia hát thế nào cho đúng chính pháp.???
Hai là, nếu các vị đó thừa nhận phật giáo hiện đại cũng nên sử dụng âm nhạc thanh tịnh thì âm nhạc thế nào là “âm nhạc thanh tịnh”?? Cái gọi là âm nhạc thanh tịnh khác với âm nhạc thế tục ở chỗ nào các vị xin nói rõ ra để người ta còn biết mà hát? Nếu các vị không nói rõ là nó bất tịnh ở đâu thì hoá ra các vị đoán mò nói bừa à? Hay là các vị ấy lại quay lại kinh sách tịnh hay bất tịnh là do tâm tự cảm nhận nên cũng chả cần gì các tiêu chuẩn cụ thể gì nữa. ??"
Và thư sau:
"(1) âm nhạc có nên/cần (hoặc đã) được sử dụng trong phật giáo hay chưa? (2)Nếu sử dụng thì sử dụng thế nào mới là đúng chính pháp?? Nhạc nào mới là nhạc phật đúng chính pháp???"
Câu hỏi ở thư đầu chứng tỏ đạo hữu không hiểu gì ý tôi nói mà gán ghép suy nghĩ của mình cho tôi...
Và sau khi tôi "nhiều lời" giải thích thì câu hỏi ở thư sau, đạo hữu chuyển sang đề tài có nên sử dụng âm nhạc để truyền pháp hay không.
Xin lưu ý, tôi chỉ trả lời những gì liên quan đến sư Thích Đạo Tâm hát nhạc pop. Tôi không đồng tình với ý kiến của đạo hữu khi cho rằng "thử hỏi sư không hát thì làm sao biết gì mà dạy bảo đệ tử tại gia hát thế nào cho đúng chính pháp". Tôi cho rằng đó là phạm Giới. Và cổ xúy cho cái sai là tai hại...
Thế thì vấn đề dùng nhạc để truyền pháp, tự đạo hữu suy ngẫm. Tôi không muốn nhiều lời vô ích, nhưng dù đã nhiều lời mà đạo hữu vẫn không hiểu.
A Di Đà Phật
Duy vào lúc 14/05/2009 11:21
Xin có đôi lời với đạo hữu Huy Minh:
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn đạo hữu đã nhắc nhở.
Xin được nhắc lại: Từ đâu có sự luận bàn hôm nay? Từ việc sư hát nhạc pop. Sự phạm Giới đã thấy rõ, vậy tại sao ta lại có sự nhầm lẫn giữa việc dùng nhạc để truyền pháp và việc phạm Giới của người xuất gia, rồi lại cổ xúy, xu hướng? Sao ta lại đánh đồng hai sự việc trong khi đó là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau. Việc người xuất gia phạm Giới lấy danh nghĩa là con Phật để hoằng pháp độ sanh thì tai hai khôn lường. Bao nhiêu người chưa biết Đạo hoặc còn mập mờ chưa thông, chạy theo xu hướng tà vọng này, cho rằng đó là đúng thì mối Đạo đi về đâu? Còn đâu bổn hoài chư Phật bởi Đạo Phật mà không còn Giới thì chẳng còn là đạo, người tu mà phạm Giới thì sao gọi là Thích Tử được. Đó là chưa kể đến những người từ các đạo khác luôn có tâm đả phá đạo Phật, sẵn sàng chực hờ một sai lầm..., dù nhỏ, để lên tiếng chê bai, kích động... Tai hại thật khôn lường!
Còn việc tôi nói đến "tiền", chẳng phải là tôi bỏ sự mà chấp lý như đạo hữu nghĩ (nhưng xin cảm ơn đạo hữu đã nhắc nhở). Tu theo Phật thì "không bỏ cũng không chấp". Nhưng đã kẹt trong luận bàn nên tôi mới gọi là "tạm mượn sự mà nói lý" để cho rõ. Đó chỉ là cách hỏi cách nói để phá bỏ cái chấp nơi sự mà bỏ quên lý, điều mà đa phần người tu thời nay đều dính mắc mà thôi. Và cẩn thận để tránh lỗi lầm, sau chữ tiền tôi có thêm "..." ("Nếu thế thì Đức Phật bảo dùng tiền... để cúng dường thì ta cũng lấy tiền... mà dâng cúng hay sao??? "). Tiền, hay âm nhạc hay gì có tướng có thanh thì đều sanh diệt. Dùng pháp sanh diệt để cúng dường Phật thì đâu cao quý (như tôi đã nói trong các thư trước). Hãy xem đây là lời nhắc nhở và rộng mở phương tiện cho những ai có tâm cầu giải thoát sanh tử.
Phật dạy: nếu dùng âm thanh sắc tướng cầu đạo thì người đó đang hành tà đạo. Nếu thế mang âm thanh sắc tướng để truyền đạo, há chẳng phải truyền đạo tà sao??? Đối với người chưa hiểu biết về Đạo, sao không cho họ biết cuộc sống là vô thường... để họ phát tín tâm mạnh mẽ mà cầu đạo??? Sao không lấy thân giáo mà giáo hóa họ (điều này tôi cũng đã trao đổi rồi)? Kinh Phật, phải đọc đi đọc lại nhiều lần, trải qua thời gian tu mới có thể nghiệm được lý Kinh. Huống hồ gì dùng âm nhạc, nghe vui tai, thoáng qua, có thể khiến họ phát tín tâm sao? Chưa kể để lại bao nhiêu sai quấy phát sanh, dẫn đến ngày nay sư hát nhạc pop... Kể cả việc tăng đoàn làng Mai đứng lên hát trong các buổi lễ cũng đã là phạm Giới rồi. Thời nay đúng sai lẫn lộn. Không biết tiếp theo sẽ còn việc gì nữa...
Hướng người phát tâm tu Phật cũng giống như dạy con trẻ. Sự dạy bảo đúng, phương pháp, cách thức đúng... thì sẽ hình thành nếp suy nghĩ đúng. Nếu sai, thì con trẻ sẽ định hình nếp suy nghĩ sai, rồi cho là đúng thì sau này sau có thể khiến nó sửa sai được. Lúc ấy, lỗi là tại người dạy đó thôi. Định hình nếp suy nghĩ (Chánh Kiến, Chánh Tư Duy) đúng hay sai ngay thuở đầu là quan trọng, chứ không phải sau này.
Xin đừng nhầm lẫn pháp âm, pháp khí và âm nhạc.
- Chuông là pháp khí. Tiếng chuông,đó là âm thanh cảnh tỉnh người tu tập, mang lợi ích thiết thực cho đạo pháp nên gọi là pháp âm. Nghe tiếng chuông, ta như cảnh tỉnh. Tâm lắng dịu xuống, từ đó suy xét lỗi lầm, suy nghiệm vô thường thế gian, lo cho mối Đạo trăm bề...
- Còn âm nhạc, nghe vui tai, tâm chạy theo cảm thọ sanh diệt, không có tác dụng cảnh tỉnh, tịnh tâm, sao gọi là pháp âm được, nói gì đến cúng dường. Vả lại, tâm chúng sanh không ngừng chạy theo cảnh trần, bộn bề với mưu sinh. Nếu không cho họ lắng tâm lắng lòng xuống, để chiêm nghiệm lẽ đạo huyền vi, thì sao họ phát tâm chân chánh cầu đạo được.
- Đó là âm thanh ta nghe được. Thế thì lời Phật dạy thế nào? Lời Phật dạy cũng là pháp âm, dù ta không nghe được thành tiếng. Mang lời Phật dạy đến với chúng sanh là cúng dường Phật rồi. Chỉ thế thôi!
A Di Đà Phật
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn đạo hữu đã nhắc nhở.
Xin được nhắc lại: Từ đâu có sự luận bàn hôm nay? Từ việc sư hát nhạc pop. Sự phạm Giới đã thấy rõ, vậy tại sao ta lại có sự nhầm lẫn giữa việc dùng nhạc để truyền pháp và việc phạm Giới của người xuất gia, rồi lại cổ xúy, xu hướng? Sao ta lại đánh đồng hai sự việc trong khi đó là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau. Việc người xuất gia phạm Giới lấy danh nghĩa là con Phật để hoằng pháp độ sanh thì tai hai khôn lường. Bao nhiêu người chưa biết Đạo hoặc còn mập mờ chưa thông, chạy theo xu hướng tà vọng này, cho rằng đó là đúng thì mối Đạo đi về đâu? Còn đâu bổn hoài chư Phật bởi Đạo Phật mà không còn Giới thì chẳng còn là đạo, người tu mà phạm Giới thì sao gọi là Thích Tử được. Đó là chưa kể đến những người từ các đạo khác luôn có tâm đả phá đạo Phật, sẵn sàng chực hờ một sai lầm..., dù nhỏ, để lên tiếng chê bai, kích động... Tai hại thật khôn lường!
Còn việc tôi nói đến "tiền", chẳng phải là tôi bỏ sự mà chấp lý như đạo hữu nghĩ (nhưng xin cảm ơn đạo hữu đã nhắc nhở). Tu theo Phật thì "không bỏ cũng không chấp". Nhưng đã kẹt trong luận bàn nên tôi mới gọi là "tạm mượn sự mà nói lý" để cho rõ. Đó chỉ là cách hỏi cách nói để phá bỏ cái chấp nơi sự mà bỏ quên lý, điều mà đa phần người tu thời nay đều dính mắc mà thôi. Và cẩn thận để tránh lỗi lầm, sau chữ tiền tôi có thêm "..." ("Nếu thế thì Đức Phật bảo dùng tiền... để cúng dường thì ta cũng lấy tiền... mà dâng cúng hay sao??? "). Tiền, hay âm nhạc hay gì có tướng có thanh thì đều sanh diệt. Dùng pháp sanh diệt để cúng dường Phật thì đâu cao quý (như tôi đã nói trong các thư trước). Hãy xem đây là lời nhắc nhở và rộng mở phương tiện cho những ai có tâm cầu giải thoát sanh tử.
Phật dạy: nếu dùng âm thanh sắc tướng cầu đạo thì người đó đang hành tà đạo. Nếu thế mang âm thanh sắc tướng để truyền đạo, há chẳng phải truyền đạo tà sao??? Đối với người chưa hiểu biết về Đạo, sao không cho họ biết cuộc sống là vô thường... để họ phát tín tâm mạnh mẽ mà cầu đạo??? Sao không lấy thân giáo mà giáo hóa họ (điều này tôi cũng đã trao đổi rồi)? Kinh Phật, phải đọc đi đọc lại nhiều lần, trải qua thời gian tu mới có thể nghiệm được lý Kinh. Huống hồ gì dùng âm nhạc, nghe vui tai, thoáng qua, có thể khiến họ phát tín tâm sao? Chưa kể để lại bao nhiêu sai quấy phát sanh, dẫn đến ngày nay sư hát nhạc pop... Kể cả việc tăng đoàn làng Mai đứng lên hát trong các buổi lễ cũng đã là phạm Giới rồi. Thời nay đúng sai lẫn lộn. Không biết tiếp theo sẽ còn việc gì nữa...
Hướng người phát tâm tu Phật cũng giống như dạy con trẻ. Sự dạy bảo đúng, phương pháp, cách thức đúng... thì sẽ hình thành nếp suy nghĩ đúng. Nếu sai, thì con trẻ sẽ định hình nếp suy nghĩ sai, rồi cho là đúng thì sau này sau có thể khiến nó sửa sai được. Lúc ấy, lỗi là tại người dạy đó thôi. Định hình nếp suy nghĩ (Chánh Kiến, Chánh Tư Duy) đúng hay sai ngay thuở đầu là quan trọng, chứ không phải sau này.
Xin đừng nhầm lẫn pháp âm, pháp khí và âm nhạc.
- Chuông là pháp khí. Tiếng chuông,đó là âm thanh cảnh tỉnh người tu tập, mang lợi ích thiết thực cho đạo pháp nên gọi là pháp âm. Nghe tiếng chuông, ta như cảnh tỉnh. Tâm lắng dịu xuống, từ đó suy xét lỗi lầm, suy nghiệm vô thường thế gian, lo cho mối Đạo trăm bề...
- Còn âm nhạc, nghe vui tai, tâm chạy theo cảm thọ sanh diệt, không có tác dụng cảnh tỉnh, tịnh tâm, sao gọi là pháp âm được, nói gì đến cúng dường. Vả lại, tâm chúng sanh không ngừng chạy theo cảnh trần, bộn bề với mưu sinh. Nếu không cho họ lắng tâm lắng lòng xuống, để chiêm nghiệm lẽ đạo huyền vi, thì sao họ phát tâm chân chánh cầu đạo được.
- Đó là âm thanh ta nghe được. Thế thì lời Phật dạy thế nào? Lời Phật dạy cũng là pháp âm, dù ta không nghe được thành tiếng. Mang lời Phật dạy đến với chúng sanh là cúng dường Phật rồi. Chỉ thế thôi!
A Di Đà Phật
Duy vào lúc 15/05/2009 12:45
Đây không phải là vấn đề thích hay không. Mọi luận bàn nếu không căn cứ trên chuẩn mực thì sao tường đúng sai được. Vậy đâu là chuẩn mực? Là lời Phật dạy, là Giới Luật. Vì chỉ có lời Phật dạy là chân lý mà thôi bởi Ngài là bậc giác ngộ chân lý. Mọi chuẩn mực khác đều không đáng để bàn...
Ngay trong hàng xuất gia cũng có nhiều ý kiến đối lập nhau. Người thì cho rằng đó là phạm Giới (cấm đàn ca múa hát), người thì không. Và quý vị thấy, ngay cả tăng thân Làng Mai đứng lên hát tập thể thì cũng có ai, nói thẳng là không có, đặt để vấn đề phạm Giới cấm đâu. Những người nhận ra vấn đề cũng lặng thinh vì không muốn đụng chạm... Hàng xuất gia còn trái ngược nhau thế, vậy còn tại gia? Tôi có dịp tiếp xúc nhiều cư sĩ lẫn người chưa biết Đạo, đa phần họ đều không đồng tình. Có người hỏi: tại sao đạo Phật ngày nay lắm hình thức thế? Sao tăng ni đứng lên hát chẳng khác nào con chiên, thanh tịnh uy nghi chỗ nào? Đạo Phật pha tạp đủ thứ thì sao còn sự cao quý vốn có (giải thoát, tịch tịnh mà những đạo khác không có) nữa? Đạo Phật là đạo tu tâm, dạy cho chúng sanh là dạy tu trở về tự tâm, sao lại có chuyện Tăng Ni và Phật tử dạy nhau hát vậy? Và nhiều lắm. Đạo Phật ngày nay là thế đấy. Xin hỏi: Nếu không ai đứng ra xiển dương cái đúng thì đạo nghiệp chúng sanh sẽ về đâu??? Và phải chăng: Phê phán cái sai hay cao quý hơn nữa, tự nhận mình sai (tự giác, tự tứ, vô ngã) là cách để hiển bày lẽ đúng, lẽ chân thật, lẽ Đạo.
Người tu học thời nào cũng thế, đều từ xuất phát điểm là chưa biết gì (theo quý vị gọi là sơ cơ). Ngay cả chư Phật - Bồ Tát xưa cũng thế, cũng như chúng ta hiện giờ. Tích xưa kể lại: hàng Bà La Môn, ngoại đạo và cả những người chưa biết Đạo (sơ cơ) khi gặp Phật và đệ tử của Ngài đều bị "cảm hóa" trước tiên bởi đạo phong uy nghi, đoan chánh, từ bi giải thoát cả (đấy là thân giáo), dù các Ngài đều chưa nói gì. Và sau đó, Phật dạy khổ-vô thường-vô ngã, dạy pháp giải thoát sanh tử, dạy câu niệm "Nam mô A Di Đà Phật". Chỉ thế thôi mà số người phát tín tâm tu theo Phật là rất đông, và số người đắc đạo cũng không ít. Người xưa "tu và giáo hóa độ sanh" như thế đấy (tôi đã bàn trong các thư trước). Đâu cần rườm rà hình thức cho lao nhọc thân tâm. Chỉ lấy sự tu hành của mình (tự giác) mà giáo hóa (giác tha), lấy sự giáo hóa (giác tha) mà tu dưỡng cho nhân giải thoát (tự giác) của mình. Và những ai tu mà chưa đạt kết quả thì Phật đều không cho phép đi giáo hóa cả vì tránh sao mắc phải lỗi lầm. Thế mới gọi là "Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả". Đến khi đạt quả vô sanh rồi thì rộng mở phương tiện độ sanh. Và phương tiện thiện xảo độ sanh của chư Phật Bồ Tát là tùy duyên bất biến, là bất khả tư nghì (chứ nào phải phương tiện do chúng sanh phàm phu lập bày chế tác). Vì sao? Vì mỗi phương tiện các Ngài giáo hóa chúng sanh đều “mang đạo vị giải thoát” cả, không ẩn chứa nhân sai lầm tác nghiệp. Kết quả là vô số chúng sanh đạt Đạo từ đó, nối tiếp nhau "tâm ấn tâm, tâm truyền tâm" (tâm giải thoát), tiếp nối bổn hoài của Chư Phật.
Chúng ta thời nay, số tu thì nhiều mà số người đạt đạo có mấy ai, thật khác xưa nhiều. Nếu bảo rằng tại vì chúng ta cách Phật quá xa, vậy sao ta không lấy Giới Luật, lấy lời Phật dạy làm thầy (Phật đã dạy thế). Tu Phật thì phải theo lời Phật dạy mới mong nên đặng. Phải giữ Giới Luật mà tu, đừng chế biến cải sửa. Dùng âm nhạc truyền pháp: độ chúng sanh không thấy, chỉ thấy Tăng-Ni-Phật tử cùng nhau xu hướng, phạm Giới cấm môn quy, để lại nhiều mối nghi cho người sơ cơ..., tạo đề tài cho luận bàn không nghĩ, tổn nhọc thân tâm, uổng phí thời giờ cho sự tu tập, lợi bất cập hại, nào đúng với lý tùy duyên bất biến hay rộng mở phương tiện bất khả tư nghì mà chư Bồ Tát đã từng. Chúng ta phàm phu, tài trí đến đâu mà năng tạo tác, sao không thức tỉnh tịnh thân-khẩu-ý, thu nhiếp 6 căn...y lời Phật dạy mà tu hành và giáo hóa. Đừng năng tạo tác bởi nhân không lành thì quả có lành đâu. Dù có tâm nhưng không đủ trí + lực ắt sẽ có sai lầm và kết quả như đã thấy, đạo vị giải thoát bị pha tạp với đủ vị sanh diệt. Không lẽ Phật tự mâu thuẫn với lời dạy của mình: cấm đàn ca múa hát (Giới), khuyên người tu không nên cầu đạo qua sắc tướng âm thanh mà lại bảo dùng âm nhạc, ca hát để truyền đạo sao???!!! Vô lý quá! Xin đừng đổ tội lên Phật.
Những nhận xét của tôi trong các thư đều dựa trên lời Phật dạy làm chuẩn mực, không phải là ý kiến cá nhân tôi. Bản thân tôi không là gì để có thể đưa ra ý kiến gọi là của mình. Tu theo Phật, tôi cố gắng từng bước làm theo lời Phật dạy, giữ nếp tu học và giáo hóa độ sanh xưa mà hành trì.
Vài lời tâm sự sau cùng. Mong quý vị tịnh tâm suy nghiệm cho tận tuờng.
Tịnh!
A Di Đà Phật
Ngay trong hàng xuất gia cũng có nhiều ý kiến đối lập nhau. Người thì cho rằng đó là phạm Giới (cấm đàn ca múa hát), người thì không. Và quý vị thấy, ngay cả tăng thân Làng Mai đứng lên hát tập thể thì cũng có ai, nói thẳng là không có, đặt để vấn đề phạm Giới cấm đâu. Những người nhận ra vấn đề cũng lặng thinh vì không muốn đụng chạm... Hàng xuất gia còn trái ngược nhau thế, vậy còn tại gia? Tôi có dịp tiếp xúc nhiều cư sĩ lẫn người chưa biết Đạo, đa phần họ đều không đồng tình. Có người hỏi: tại sao đạo Phật ngày nay lắm hình thức thế? Sao tăng ni đứng lên hát chẳng khác nào con chiên, thanh tịnh uy nghi chỗ nào? Đạo Phật pha tạp đủ thứ thì sao còn sự cao quý vốn có (giải thoát, tịch tịnh mà những đạo khác không có) nữa? Đạo Phật là đạo tu tâm, dạy cho chúng sanh là dạy tu trở về tự tâm, sao lại có chuyện Tăng Ni và Phật tử dạy nhau hát vậy? Và nhiều lắm. Đạo Phật ngày nay là thế đấy. Xin hỏi: Nếu không ai đứng ra xiển dương cái đúng thì đạo nghiệp chúng sanh sẽ về đâu??? Và phải chăng: Phê phán cái sai hay cao quý hơn nữa, tự nhận mình sai (tự giác, tự tứ, vô ngã) là cách để hiển bày lẽ đúng, lẽ chân thật, lẽ Đạo.
Người tu học thời nào cũng thế, đều từ xuất phát điểm là chưa biết gì (theo quý vị gọi là sơ cơ). Ngay cả chư Phật - Bồ Tát xưa cũng thế, cũng như chúng ta hiện giờ. Tích xưa kể lại: hàng Bà La Môn, ngoại đạo và cả những người chưa biết Đạo (sơ cơ) khi gặp Phật và đệ tử của Ngài đều bị "cảm hóa" trước tiên bởi đạo phong uy nghi, đoan chánh, từ bi giải thoát cả (đấy là thân giáo), dù các Ngài đều chưa nói gì. Và sau đó, Phật dạy khổ-vô thường-vô ngã, dạy pháp giải thoát sanh tử, dạy câu niệm "Nam mô A Di Đà Phật". Chỉ thế thôi mà số người phát tín tâm tu theo Phật là rất đông, và số người đắc đạo cũng không ít. Người xưa "tu và giáo hóa độ sanh" như thế đấy (tôi đã bàn trong các thư trước). Đâu cần rườm rà hình thức cho lao nhọc thân tâm. Chỉ lấy sự tu hành của mình (tự giác) mà giáo hóa (giác tha), lấy sự giáo hóa (giác tha) mà tu dưỡng cho nhân giải thoát (tự giác) của mình. Và những ai tu mà chưa đạt kết quả thì Phật đều không cho phép đi giáo hóa cả vì tránh sao mắc phải lỗi lầm. Thế mới gọi là "Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả". Đến khi đạt quả vô sanh rồi thì rộng mở phương tiện độ sanh. Và phương tiện thiện xảo độ sanh của chư Phật Bồ Tát là tùy duyên bất biến, là bất khả tư nghì (chứ nào phải phương tiện do chúng sanh phàm phu lập bày chế tác). Vì sao? Vì mỗi phương tiện các Ngài giáo hóa chúng sanh đều “mang đạo vị giải thoát” cả, không ẩn chứa nhân sai lầm tác nghiệp. Kết quả là vô số chúng sanh đạt Đạo từ đó, nối tiếp nhau "tâm ấn tâm, tâm truyền tâm" (tâm giải thoát), tiếp nối bổn hoài của Chư Phật.
Chúng ta thời nay, số tu thì nhiều mà số người đạt đạo có mấy ai, thật khác xưa nhiều. Nếu bảo rằng tại vì chúng ta cách Phật quá xa, vậy sao ta không lấy Giới Luật, lấy lời Phật dạy làm thầy (Phật đã dạy thế). Tu Phật thì phải theo lời Phật dạy mới mong nên đặng. Phải giữ Giới Luật mà tu, đừng chế biến cải sửa. Dùng âm nhạc truyền pháp: độ chúng sanh không thấy, chỉ thấy Tăng-Ni-Phật tử cùng nhau xu hướng, phạm Giới cấm môn quy, để lại nhiều mối nghi cho người sơ cơ..., tạo đề tài cho luận bàn không nghĩ, tổn nhọc thân tâm, uổng phí thời giờ cho sự tu tập, lợi bất cập hại, nào đúng với lý tùy duyên bất biến hay rộng mở phương tiện bất khả tư nghì mà chư Bồ Tát đã từng. Chúng ta phàm phu, tài trí đến đâu mà năng tạo tác, sao không thức tỉnh tịnh thân-khẩu-ý, thu nhiếp 6 căn...y lời Phật dạy mà tu hành và giáo hóa. Đừng năng tạo tác bởi nhân không lành thì quả có lành đâu. Dù có tâm nhưng không đủ trí + lực ắt sẽ có sai lầm và kết quả như đã thấy, đạo vị giải thoát bị pha tạp với đủ vị sanh diệt. Không lẽ Phật tự mâu thuẫn với lời dạy của mình: cấm đàn ca múa hát (Giới), khuyên người tu không nên cầu đạo qua sắc tướng âm thanh mà lại bảo dùng âm nhạc, ca hát để truyền đạo sao???!!! Vô lý quá! Xin đừng đổ tội lên Phật.
Những nhận xét của tôi trong các thư đều dựa trên lời Phật dạy làm chuẩn mực, không phải là ý kiến cá nhân tôi. Bản thân tôi không là gì để có thể đưa ra ý kiến gọi là của mình. Tu theo Phật, tôi cố gắng từng bước làm theo lời Phật dạy, giữ nếp tu học và giáo hóa độ sanh xưa mà hành trì.
Vài lời tâm sự sau cùng. Mong quý vị tịnh tâm suy nghiệm cho tận tuờng.
Tịnh!
A Di Đà Phật
huy minh vào lúc 16/05/2009 02:53
Kính thưa đạo hữu duy và cùng toàn thể quý phật tử,tôi phản hồi ý kiến không có mục đích đánh giá hành động của Thầy Đạo Tâm. Mà chỉ muốn nói quan điểm của mình về cách lấy âm nhạc để hoằng pháp sao cho lợi lạc mà không quá xa rời chính pháp xem thư trước sẽ rõ.
1 tôi xin cảm ơn đạo hữu duy vì tôi và đa số người học phật thời nay mà phá cái chấp sự quên lý <thư thứ 5 cua duy>.Chẳng phải tôi không biết mang tâm thanh tịnh,tâm chân chính cúng dường chư Phật mới là cao quy nhất. Nhưng tôi tự thấy mình phàm phu hậu học,tuệ căn non kém,chướng nặng nghiệp dầy Lý rốt ráo của việc cúng dường đó chưa thể làm được. Đành ngửa tin lời Phật dậy trong các kinh lấy Sự "hương ,hoa, âm nhạc,... "cúng dường tài bồi phước đức cho bản thân mà cũng thầm mong dần đạt được Lý.Tôi kẻ phàm phu,lục căn ấu trĩ thấy Phât bằng mắt, nghe Pháp bằng tai nên cũng đành lương theo âm thanh sắc tướng để cầu đạo.
vẫn biết lời khuyên của đạo hữu đúng nhưng kẻ ngu như tôi chưa thể theo được !'pháp quý ở khế lý khế cơ'. đạo hữu đã dốc lòng vì tôi và đa phần người tu hiện nay chỉ bảo tôi xin cám ơn nhưng cũng xin duy lưu ý:
đạo hữu cái gì cũng quy về tâm thanh tịnh cúng dường mới cao quý còn hương hoa âm nhạc không bằng thử hỏi đám sơ cơ mới vào đạo hoặc các chúng tại gia biết được họ khư khư ôm lấy cái lý thuyết đó lấy ai tứ sự cúng dường chu cấp chư Tăng,hộ trì Tam Bảo? Lại lữa vì đã sơ cơ làm gì có tâm thanh tịnh mà cúng dường .Lý đã không đạt Sự thì không làm rốt cuộc một mảy may phước đức cũng chả có ,chẳng đáng thương sao?chẳng đáng buồn sao? Thế Tôn đã đại từ đại bi muốn tài bồi ruộng phước cho chúng sinh mới nói ra pháp cúng dường hương,hoa,âm nhạc... mà chẳng y theo .Nay đạo hữu nói chưa cao quý nhất nếu làm thì đao phât tâm thường và vô vị thế sao?<thư 3 của duy.> thật sư chăng khế cơ chút nào. Cái Lý mà đao hữu nói chẳng phải bâc đai căn cơ siêu pham nhap thánh liễu thoat sinh tử thừa nguyện tái lai hỏi mấy ai làm được ? Tôi nghĩ kinh Phât nhiều tầng ý nghĩa tùy theo căn cơ chúng sinh mà tự có kiến giải cho phù hợp chẳng nên lạm bàn lung tung. Đạo hữu đã chẳng hiểu tâm bi triệt để của Thế Tôn thì thôi lại còn nói ra kiến giải cứ như sợ không còn kẻ luân hồi? Thật như tổ Ấn Quang nói nhân thiện mà chiêu quả ác, khéo quá hóa vụng, có tâm muốn chúng sinh thăng mà làm họ thêm đọa.Thât là đáng tiếc!
2 đạo hữu cứ muốn không qua sắc tướng cầu pháp mới thấy phật. thử hỏi buổi ban xơ đạo hữu vào đạo lấy gì để cầu pháp? Kinh Phật, ảnh Phật, Tượng Phật lời thuyết pháp của chư Tăng ...là có âm thanh sắc tướng hay là không có??? Nếu có chẳng phải đạo hữu đã tìm đạo tà sao??? Nếu không có hình tướng chẳng phải mọi người làm đúng sao còn kêu lỗi gì? Và lại đạo hữu nên biết chúng sinh cơ cảm khác nhau chẳng mấy ai ngoan ngoãn tự nhiên đến chùa ngồi yên nghe nói vô thường ,vô ngã ,khổ ,không,... đâu. vì thế phải dùng mọi phương tiện để nhiếp hóa họ mong cho họ được lợi ích. Âm nhạc cũng vậy phải lồng cái hay cái đẹp Phật Tâm ý Tổ vào đó thu hút họ khi họ thâm tín lơi chư Phật rồi mới trao các pháp khác. Đạo hữu làm như quý Thầy va các phật tử không thích ngồi tu chỉ mong đi hát để dẫn chúng sinh vao đạo tà hay sao? Tôi hỏi đạo hữu một ngươi trẻ chưa biêt gì về đạo họ thích ngồi nghe đạo hữu tụng kinh hay nghe hát?
3 tôi thấy đạo hữu tuy miệng nói muốn gìn giữ giới luật ,kêu gọi hô hào thân hành giáo hóa nhưng lại hủy báng Tăng bảo,nói thầy phạm giới.Hỏi đạo hữu có biết giới đệ tử tại gia không được biết giới của người suất gia và biết giới kẻ tại gia không đươc nói xấu chư Tăng không? Đừng bảo tôi là đạo hữu vì tâm từ bi muốn hồi tà hiển chánh mà quên mình để nói. Đức phât có dậy báng phât còn cứu được báng tăng thì phật cũng chả cứu được đạo hữu đừng quên! Đạo hữu cứ thấy hát liền kêu phạm giới chẳng chịu xét xem đã hát như nào thể hiện ra sao? Liệu có đang chấp giới mà vẫn hí hửng tưởng hay? Cứ như đạo hữu thì bài đạo ca phải bỏ,đạo kỳ phải vứt vì chư tăng không được hát và lại chúng đều là âm thanh và hình tướng. Than ôi đọc đại thừa cho lắm chẳng thấy Trung Đạo Ở Đâu? Tùy Duyên Ở Đâu? Bất Biến Ở Đâu? Đọc Luật Giữ Luật cho nhiều mà nói sấu chư Tăng thấy lỗi Tăng bảo, thật đáng thương thay ! thật đang buồn thay!
Thật là ưu tư khó nói! vui buồn ai hay!tôi kẻ phàm tình,thấy nghe măt thit,hành ngôn định ngữ chẳng thể không sai xot vậy có gì thât thố xin đạo hưu duy cùng quý phật tử hoan hỷ lượng thứ cho!
NAM MÔ CẦU SÁM HỐI BỒ TÁT MA HA TÁT!
1 tôi xin cảm ơn đạo hữu duy vì tôi và đa số người học phật thời nay mà phá cái chấp sự quên lý <thư thứ 5 cua duy>.Chẳng phải tôi không biết mang tâm thanh tịnh,tâm chân chính cúng dường chư Phật mới là cao quy nhất. Nhưng tôi tự thấy mình phàm phu hậu học,tuệ căn non kém,chướng nặng nghiệp dầy Lý rốt ráo của việc cúng dường đó chưa thể làm được. Đành ngửa tin lời Phật dậy trong các kinh lấy Sự "hương ,hoa, âm nhạc,... "cúng dường tài bồi phước đức cho bản thân mà cũng thầm mong dần đạt được Lý.Tôi kẻ phàm phu,lục căn ấu trĩ thấy Phât bằng mắt, nghe Pháp bằng tai nên cũng đành lương theo âm thanh sắc tướng để cầu đạo.
vẫn biết lời khuyên của đạo hữu đúng nhưng kẻ ngu như tôi chưa thể theo được !'pháp quý ở khế lý khế cơ'. đạo hữu đã dốc lòng vì tôi và đa phần người tu hiện nay chỉ bảo tôi xin cám ơn nhưng cũng xin duy lưu ý:
đạo hữu cái gì cũng quy về tâm thanh tịnh cúng dường mới cao quý còn hương hoa âm nhạc không bằng thử hỏi đám sơ cơ mới vào đạo hoặc các chúng tại gia biết được họ khư khư ôm lấy cái lý thuyết đó lấy ai tứ sự cúng dường chu cấp chư Tăng,hộ trì Tam Bảo? Lại lữa vì đã sơ cơ làm gì có tâm thanh tịnh mà cúng dường .Lý đã không đạt Sự thì không làm rốt cuộc một mảy may phước đức cũng chả có ,chẳng đáng thương sao?chẳng đáng buồn sao? Thế Tôn đã đại từ đại bi muốn tài bồi ruộng phước cho chúng sinh mới nói ra pháp cúng dường hương,hoa,âm nhạc... mà chẳng y theo .Nay đạo hữu nói chưa cao quý nhất nếu làm thì đao phât tâm thường và vô vị thế sao?<thư 3 của duy.> thật sư chăng khế cơ chút nào. Cái Lý mà đao hữu nói chẳng phải bâc đai căn cơ siêu pham nhap thánh liễu thoat sinh tử thừa nguyện tái lai hỏi mấy ai làm được ? Tôi nghĩ kinh Phât nhiều tầng ý nghĩa tùy theo căn cơ chúng sinh mà tự có kiến giải cho phù hợp chẳng nên lạm bàn lung tung. Đạo hữu đã chẳng hiểu tâm bi triệt để của Thế Tôn thì thôi lại còn nói ra kiến giải cứ như sợ không còn kẻ luân hồi? Thật như tổ Ấn Quang nói nhân thiện mà chiêu quả ác, khéo quá hóa vụng, có tâm muốn chúng sinh thăng mà làm họ thêm đọa.Thât là đáng tiếc!
2 đạo hữu cứ muốn không qua sắc tướng cầu pháp mới thấy phật. thử hỏi buổi ban xơ đạo hữu vào đạo lấy gì để cầu pháp? Kinh Phật, ảnh Phật, Tượng Phật lời thuyết pháp của chư Tăng ...là có âm thanh sắc tướng hay là không có??? Nếu có chẳng phải đạo hữu đã tìm đạo tà sao??? Nếu không có hình tướng chẳng phải mọi người làm đúng sao còn kêu lỗi gì? Và lại đạo hữu nên biết chúng sinh cơ cảm khác nhau chẳng mấy ai ngoan ngoãn tự nhiên đến chùa ngồi yên nghe nói vô thường ,vô ngã ,khổ ,không,... đâu. vì thế phải dùng mọi phương tiện để nhiếp hóa họ mong cho họ được lợi ích. Âm nhạc cũng vậy phải lồng cái hay cái đẹp Phật Tâm ý Tổ vào đó thu hút họ khi họ thâm tín lơi chư Phật rồi mới trao các pháp khác. Đạo hữu làm như quý Thầy va các phật tử không thích ngồi tu chỉ mong đi hát để dẫn chúng sinh vao đạo tà hay sao? Tôi hỏi đạo hữu một ngươi trẻ chưa biêt gì về đạo họ thích ngồi nghe đạo hữu tụng kinh hay nghe hát?
3 tôi thấy đạo hữu tuy miệng nói muốn gìn giữ giới luật ,kêu gọi hô hào thân hành giáo hóa nhưng lại hủy báng Tăng bảo,nói thầy phạm giới.Hỏi đạo hữu có biết giới đệ tử tại gia không được biết giới của người suất gia và biết giới kẻ tại gia không đươc nói xấu chư Tăng không? Đừng bảo tôi là đạo hữu vì tâm từ bi muốn hồi tà hiển chánh mà quên mình để nói. Đức phât có dậy báng phât còn cứu được báng tăng thì phật cũng chả cứu được đạo hữu đừng quên! Đạo hữu cứ thấy hát liền kêu phạm giới chẳng chịu xét xem đã hát như nào thể hiện ra sao? Liệu có đang chấp giới mà vẫn hí hửng tưởng hay? Cứ như đạo hữu thì bài đạo ca phải bỏ,đạo kỳ phải vứt vì chư tăng không được hát và lại chúng đều là âm thanh và hình tướng. Than ôi đọc đại thừa cho lắm chẳng thấy Trung Đạo Ở Đâu? Tùy Duyên Ở Đâu? Bất Biến Ở Đâu? Đọc Luật Giữ Luật cho nhiều mà nói sấu chư Tăng thấy lỗi Tăng bảo, thật đáng thương thay ! thật đang buồn thay!
Thật là ưu tư khó nói! vui buồn ai hay!tôi kẻ phàm tình,thấy nghe măt thit,hành ngôn định ngữ chẳng thể không sai xot vậy có gì thât thố xin đạo hưu duy cùng quý phật tử hoan hỷ lượng thứ cho!
NAM MÔ CẦU SÁM HỐI BỒ TÁT MA HA TÁT!
Duy vào lúc 16/05/2009 23:21
Thương thay! Lành thay! Đường đi đến Phật chỉ một lối. Phật dạy sau khi Ngài nhập diệt, lấy Giới làm thầy theo đó mà tu. Người tu phải hộ trì Tam Bảo Phật-Pháp-Tăng. Muôn pháp vạn pháp khi tu đúng đường thì là vô pháp.
Thời mạt pháp, căn cơ chúng sanh trì độn, khó nói khó nghe, cao tăng có nói cũng chưa chắc nghe, huống gì nhạc gảy ngoài tai. VỌNG thì phải có TỊNH để ĐỐI TRỊ, sao VỌNG LẠI THÊM VỌNG? Sao vọng tưởng cưỡng cầu cố chấp, tưởng rằng sau khi nghe nhạc thì họ đến với đạo ư? TỚI CHÙA, THẬM CHÍ Ở CHÙA THÌ LÀ GẶP ĐẠO SAO? CHÍNH NƠI TỊNH, VỌNG MỚI TÌM ĐẾN. Người xuất gia lẫn tại gia đã sống với Chánh pháp thế nào, sao không mang chén Pháp cho họ uống để đến với Đạo? Hai từ "Chánh Pháp" thấy dễ nói ra nhưng thật đáng để suy nghiệm nghĩa lý của nó.
Dâng hương hoa cúng Phật để vun trồng phước đức, có gì để bàn. Theo đó hành trì, sao lại thêm thắt (âm nhạc)? Đừng lẫn lộn giữa pháp âm (âm thanh từ pháp khí như chuông mõ) với âm nhạc (âm thanh + tiết tấu từ nhạc cụ như trống, đàn...). Sự khác biệt là ở chỗ tác dụng "tịnh tâm" của pháp âm mà âm nhạc không có. Cứ lẫn lộn mãi, bàn hoài.
Phật đã dạy "chúng sanh có tâm cầu Đạo thì đừng qua sắc tướng âm thanh". Đạo hữu hiểu ý này thế nào mà hỏi tôi như vậy? Lời Phật dạy là sai sao? Thế đạo hữu tu Phật, lạy Phật là để làm gì? Có phải tu Phật là tu với bức tượng Phật trên trang thờ không? Và lạy Phật là lạy Phật bằng đồng bằng gỗ đó sao? Phật đâu có hình tướng sanh diệt như thế! Sao cứ CHẤP thế, rồi chẳng hiểu SỰ LÝ gì cả.
Xưa, Đức Phật và chư đệ tử, nhất bát tam y, đầu trời chân đất đi khắp nơi hoằng pháp độ sanh, tứ đại giai không, đâu cũng là nhà, chỉ bổn nguyện độ sanh là duy nhất trong tâm các Ngài. Mọi tiền tài, vật chất, hư danh... đều là cỏ rác. Thời nay, Tăng tu chùa cao chùa rộng, áo mão lộng che, tiện nghi đủ thứ... chẳng khác gì phàm phu. Chùa càng lớn, Phật tử càng nhiều, tiện nghi càng lắm thì tâm càng sa đọa, ngã mạn cống cao, xem mình số 1. Chỉ việc ăn uống cũng trái thời trái chỗ, câu chấp món này món kia, ăn cho ngon nhìn cho đẹp, bồi dưỡng cái thây thúi này mà quên mất bổn phận Thích tử, Phật tử của mình. Tăng phạm Giới (cấm đàn ca múa hát) đâu còn là Tăng bảo mà bảo tôi "báng Tăng"?! Áo cà sa lẽ ra phải trả lại cho nhà Phật. Phật đã nói: Sau khi Ta nhập diệt, thời mạt pháp tà ma sẽ mặc áo Ta, ăn cơm Ta rồi "ị" trong bát Ta, phá đạo Ta... Và Ngài cũng dạy: Đừng vội nghe những gì Ngài dạy mà hãy dùng TRÍ HUỆ mình suy xét ĐÚNG SAI trước khi hành trì... Vì vậy, hai chữ "báng Tăng" tôi xin trả lại cho đạo hữu. Đúng sai bất phân, lặng thinh câm nín nào khác gì đồng tình, chưa kể cổ xúy cho cái sai thêm sai mãi, mở đường cho tà ma dẫn lối hàng hậu học, NGHIỆP TỘI mới là chỗ này và BI TRÍ DŨNG cũng là chỗ này. Đạo Phật là đạo TRÍ HUỆ, vậy mong lắm thay người tu Phật cũng là NGƯỜI TRÍ.
Muốn biết thế nào là bậc cao tăng đắc đạo, thế nào là vô ngã độ sanh độ tử thì quý vị có thể ghé thăm địa chỉ dưới đây rồi sẽ rõ:
Sư Ông Thích Liễu Minh
Chùa Nhơn Phước - ở ngã tư Đồng Tâm, tỉnh Tiền Giang (tại ngã tư hỏi ai cũng biết)
Trao đổi Đạo để dìu dắt nhau tiến tu, ngã mạn cố chấp hơn thua gì ở đây mà luận bàn mãi. Nào khó gì đâu, cứ "VÔ TƯỚNG - VÔ NGÃ - VÔ CHẤP - VÔ TRỤ" làm kim chỉ nam mà hành trì. Cốt tủy đạo Phật gói gọn trong bấy nhiêu chữ đó thôi. Những gì quý vị thắc mắc, đọc và NGHIỆM lại các thư tôi gởi rồi sẽ rõ.
A Di Đà Phật
Thời mạt pháp, căn cơ chúng sanh trì độn, khó nói khó nghe, cao tăng có nói cũng chưa chắc nghe, huống gì nhạc gảy ngoài tai. VỌNG thì phải có TỊNH để ĐỐI TRỊ, sao VỌNG LẠI THÊM VỌNG? Sao vọng tưởng cưỡng cầu cố chấp, tưởng rằng sau khi nghe nhạc thì họ đến với đạo ư? TỚI CHÙA, THẬM CHÍ Ở CHÙA THÌ LÀ GẶP ĐẠO SAO? CHÍNH NƠI TỊNH, VỌNG MỚI TÌM ĐẾN. Người xuất gia lẫn tại gia đã sống với Chánh pháp thế nào, sao không mang chén Pháp cho họ uống để đến với Đạo? Hai từ "Chánh Pháp" thấy dễ nói ra nhưng thật đáng để suy nghiệm nghĩa lý của nó.
Dâng hương hoa cúng Phật để vun trồng phước đức, có gì để bàn. Theo đó hành trì, sao lại thêm thắt (âm nhạc)? Đừng lẫn lộn giữa pháp âm (âm thanh từ pháp khí như chuông mõ) với âm nhạc (âm thanh + tiết tấu từ nhạc cụ như trống, đàn...). Sự khác biệt là ở chỗ tác dụng "tịnh tâm" của pháp âm mà âm nhạc không có. Cứ lẫn lộn mãi, bàn hoài.
Phật đã dạy "chúng sanh có tâm cầu Đạo thì đừng qua sắc tướng âm thanh". Đạo hữu hiểu ý này thế nào mà hỏi tôi như vậy? Lời Phật dạy là sai sao? Thế đạo hữu tu Phật, lạy Phật là để làm gì? Có phải tu Phật là tu với bức tượng Phật trên trang thờ không? Và lạy Phật là lạy Phật bằng đồng bằng gỗ đó sao? Phật đâu có hình tướng sanh diệt như thế! Sao cứ CHẤP thế, rồi chẳng hiểu SỰ LÝ gì cả.
Xưa, Đức Phật và chư đệ tử, nhất bát tam y, đầu trời chân đất đi khắp nơi hoằng pháp độ sanh, tứ đại giai không, đâu cũng là nhà, chỉ bổn nguyện độ sanh là duy nhất trong tâm các Ngài. Mọi tiền tài, vật chất, hư danh... đều là cỏ rác. Thời nay, Tăng tu chùa cao chùa rộng, áo mão lộng che, tiện nghi đủ thứ... chẳng khác gì phàm phu. Chùa càng lớn, Phật tử càng nhiều, tiện nghi càng lắm thì tâm càng sa đọa, ngã mạn cống cao, xem mình số 1. Chỉ việc ăn uống cũng trái thời trái chỗ, câu chấp món này món kia, ăn cho ngon nhìn cho đẹp, bồi dưỡng cái thây thúi này mà quên mất bổn phận Thích tử, Phật tử của mình. Tăng phạm Giới (cấm đàn ca múa hát) đâu còn là Tăng bảo mà bảo tôi "báng Tăng"?! Áo cà sa lẽ ra phải trả lại cho nhà Phật. Phật đã nói: Sau khi Ta nhập diệt, thời mạt pháp tà ma sẽ mặc áo Ta, ăn cơm Ta rồi "ị" trong bát Ta, phá đạo Ta... Và Ngài cũng dạy: Đừng vội nghe những gì Ngài dạy mà hãy dùng TRÍ HUỆ mình suy xét ĐÚNG SAI trước khi hành trì... Vì vậy, hai chữ "báng Tăng" tôi xin trả lại cho đạo hữu. Đúng sai bất phân, lặng thinh câm nín nào khác gì đồng tình, chưa kể cổ xúy cho cái sai thêm sai mãi, mở đường cho tà ma dẫn lối hàng hậu học, NGHIỆP TỘI mới là chỗ này và BI TRÍ DŨNG cũng là chỗ này. Đạo Phật là đạo TRÍ HUỆ, vậy mong lắm thay người tu Phật cũng là NGƯỜI TRÍ.
Muốn biết thế nào là bậc cao tăng đắc đạo, thế nào là vô ngã độ sanh độ tử thì quý vị có thể ghé thăm địa chỉ dưới đây rồi sẽ rõ:
Sư Ông Thích Liễu Minh
Chùa Nhơn Phước - ở ngã tư Đồng Tâm, tỉnh Tiền Giang (tại ngã tư hỏi ai cũng biết)
Trao đổi Đạo để dìu dắt nhau tiến tu, ngã mạn cố chấp hơn thua gì ở đây mà luận bàn mãi. Nào khó gì đâu, cứ "VÔ TƯỚNG - VÔ NGÃ - VÔ CHẤP - VÔ TRỤ" làm kim chỉ nam mà hành trì. Cốt tủy đạo Phật gói gọn trong bấy nhiêu chữ đó thôi. Những gì quý vị thắc mắc, đọc và NGHIỆM lại các thư tôi gởi rồi sẽ rõ.
A Di Đà Phật
vào lúc 18/07/2009 22:57
-Nam mô bổn sư Thích-Ca-Mâu-Ni-Phật!
-Kính thưa các thầy!
-Kính các đạo hữu!
theo tôi nghĩ việc đúng sai là do sự quán xét và hiểu biết của từng cá nhân. tôi thiết nghĩ ngày nay đạo đức con người càng suy đồi, lấy bản ngã của mình làm mục đích sống và phấn đấu vì nó... đắm chìm trong bể khổ mà không biết.
Việc dùng nhạc, lời ca để thuyết pháp nhất là với lớp trẻ hiện nay nếu đúng cách thì tôi nghĩ cũng coi như là một "phương tiện". Ta thử lấy một ví dụ thế này: nếu biết có một vị sư "có tiếng" đang thuyết pháp-giảng đạo... liệu các cô cậu "ten" kia có tới để nghe hay không? Nếu kẻ tu hành chỉ biết có "trì giới" thì chỉ làm sạch được bản thân mình, trì đạo mà thấy vất vả khổ sở là không thấy đạo, khoác áo tu đạo mà thấy mình oai phong, cao cả... là sa vào ngã mạn... Người tu hành là ai? -là người làm gương trước về đạo đức...rồi tìm thấy cái giải thoát trong chính cái tâm mình, an vui, tự tại, thanh thản giữa cõi này. Từ đó tìm bằng nhiều cách(phương tiện), tùy duyên chỉ cho người khác được như mình, vì vậy có thể bằng thơ, bằng kinh, bằng chuyện và tôi nghĩ cũng có thể bằng nhạc, miễn sao họ hiểu đạo-> có đạo-> thấy được sự giải thoát cho mình, xã hội đầy đạo đức an bình...
-Kính thưa các thầy!
-Kính các đạo hữu!
theo tôi nghĩ việc đúng sai là do sự quán xét và hiểu biết của từng cá nhân. tôi thiết nghĩ ngày nay đạo đức con người càng suy đồi, lấy bản ngã của mình làm mục đích sống và phấn đấu vì nó... đắm chìm trong bể khổ mà không biết.
Việc dùng nhạc, lời ca để thuyết pháp nhất là với lớp trẻ hiện nay nếu đúng cách thì tôi nghĩ cũng coi như là một "phương tiện". Ta thử lấy một ví dụ thế này: nếu biết có một vị sư "có tiếng" đang thuyết pháp-giảng đạo... liệu các cô cậu "ten" kia có tới để nghe hay không? Nếu kẻ tu hành chỉ biết có "trì giới" thì chỉ làm sạch được bản thân mình, trì đạo mà thấy vất vả khổ sở là không thấy đạo, khoác áo tu đạo mà thấy mình oai phong, cao cả... là sa vào ngã mạn... Người tu hành là ai? -là người làm gương trước về đạo đức...rồi tìm thấy cái giải thoát trong chính cái tâm mình, an vui, tự tại, thanh thản giữa cõi này. Từ đó tìm bằng nhiều cách(phương tiện), tùy duyên chỉ cho người khác được như mình, vì vậy có thể bằng thơ, bằng kinh, bằng chuyện và tôi nghĩ cũng có thể bằng nhạc, miễn sao họ hiểu đạo-> có đạo-> thấy được sự giải thoát cho mình, xã hội đầy đạo đức an bình...
monk_ lotus212 vào lúc 27/07/2009 17:30
Naccagītavāditavisūkadassanā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi
( Con xin vâng giữ điêù học là cố ý tránh xa sự xem múa hát, xem thổi kèn đờn và múa hát, thổi kèn đờn)
Nguyên văn, Văn phạm Pali đó được ghi lại trong Luật Tạng. Những giới luật mà Đức Phật đưa ra. Nhưng ...........hiện nay nhiều tu sĩ đã quá lạm dụng và tự cho đó là "phương tiện" . Nếu Đức Phật cho đó là "phương tiện" vậy há phải chăng Ngài đưa ra giới luật là thừa thải
( Con xin vâng giữ điêù học là cố ý tránh xa sự xem múa hát, xem thổi kèn đờn và múa hát, thổi kèn đờn)
Nguyên văn, Văn phạm Pali đó được ghi lại trong Luật Tạng. Những giới luật mà Đức Phật đưa ra. Nhưng ...........hiện nay nhiều tu sĩ đã quá lạm dụng và tự cho đó là "phương tiện" . Nếu Đức Phật cho đó là "phương tiện" vậy há phải chăng Ngài đưa ra giới luật là thừa thải
vo danh vào lúc 11/11/2009 01:29
phật đã rao giảng chân lý từ rất lâu mà mãi đến bây giờ nhân loại có bao nhiêu người thấu hiểu ? hay dù có hiểu cũng chẳng thực hành được,VÔ NGÃ,nếu khg coi cái ngã của mình quá lớn thì đã khg tranh luận để chứng minh ý kiến của mình là đúng,chỉ có 2 ý trái ngược mà đã"bất phân thắng bại" lời qua lời lại mấy lần lý lẽ dông dài thế kia thì bảo sao thế giới khg phân chia quá nhiều tín ngưỡng ,tôn giáo và ai cũng cho là đạo của mình là"chân lý" rồi "đánh nhau" rồi "chê nhau",thế giới này mãi mãi chiến tranh vì số người thấu hiểu hai chử VÔ NGÃ quá hiếm,như tôi đây cũng đang đọc chử vô ngã như con vẹt nên mới bỏ công ra mà gõ mấy dòng này đây.
Thien Tam vào lúc 17/11/2009 20:52
Vô danh hiểu Vô Ngã như thế nào, xin hãy trình bày. Đâu phải trơ trơ bất động, vô tâm vô cảm... là Vô Ngã đâu. Nói như bạn thì Bi Trí Dũng để chỗ nào? Chánh Kiến, Chánh Tư Duy để ở đâu? Theo cách bạn nói đủ để thấy bạn vô Ngã đến trình độ nào rồi. Bạn hãy tự nghiệm lại mình.
Đạo Phật không phải là tôn giáo. Đức Phật không phải là nhà truyền giáo nên Ngài không hề rao giảng. Đề nghị bạn, nếu đã tu theo Phật thì nên kính trọng Ngài, phải viết hoa...
Đạo Phật không phải là tôn giáo. Đức Phật không phải là nhà truyền giáo nên Ngài không hề rao giảng. Đề nghị bạn, nếu đã tu theo Phật thì nên kính trọng Ngài, phải viết hoa...
muzic7x vào lúc 29/11/2009 17:52
Con đã nghe các sư Tây tạng tụng kinh, niệm thần chú bằng nhạc, hay mê li. và có tu viện sản xuất video clip nhạc pop nữa. Rõ ràng nhạc đạo cũng là một phương tiện để hoằng pháp.
Ở Việt Nam có thượng tọa Thích Chân Quang sáng tác nhạc Phật giáo rất hay, đi vào lòng người. Ví dụ một đoạn ngắn Tam tự Quy Y mà thầy Thích Chân Quang viết lên một đoạn nhạc hay vô cùng, khiến cho người hát phải nhớ mãi Tam Quy y là gì!
Hoặc thầy sáng tác nhạc cho Kinh nhật tụng. Câu Kinh "Điều ác xin chớ làm, duyên lành xin gắng gieo..." cứ tự nhiên đi vào lòng người bằng những khúc nhạc nhẹ nhàng...
Ở Việt Nam có thượng tọa Thích Chân Quang sáng tác nhạc Phật giáo rất hay, đi vào lòng người. Ví dụ một đoạn ngắn Tam tự Quy Y mà thầy Thích Chân Quang viết lên một đoạn nhạc hay vô cùng, khiến cho người hát phải nhớ mãi Tam Quy y là gì!
Hoặc thầy sáng tác nhạc cho Kinh nhật tụng. Câu Kinh "Điều ác xin chớ làm, duyên lành xin gắng gieo..." cứ tự nhiên đi vào lòng người bằng những khúc nhạc nhẹ nhàng...
Nguyễn Phước vào lúc 01/12/2009 09:08
Theo cái sự hiểu của tôi,ta nên phân biệt hai việc: việc tu và việc truyền bá.
Việc tu thì phải có giới luật và mục đích cuối cùng là phải rốt ráo - "ngộ"(như các đại sư từng khuyên), việc truyền bá thì tùy theo đối tượng mà nói ( tùy theo lứa tuổi,địa vị, nghề nghiệp...) mới có hiệu quả. Dĩ nhiên, mình phải thực tu để có chút vốn liếng, để việc truyền bá ít bị sai lệch ( vì đó là chuyện làm của bộ não- thuộc về kiến, văn, giác, tri). Lời của Phật dạy dành cho người đang tu; việc làm của thầy Thích Đạo Tâm lại để giới thiệu Phật pháp đến lớp trẻ ( khi thậm chí có người chưa biết Phật là gì?),hai việc hoàn toàn khác nhau. Tôi tin rằng nếu có ai tìm đến hỏi thầy về đạo pháp,thầy lại không hát nhạc pop, mà thầy lại đem cái " rốt ráo" ra giảng ( nếu thầy có một nội lực công phu thâm hậu).
Việc này ở VN đã làm từ lâu, nhất là trong GĐPT ( có cái là những điệu Pop,Rock xưa kia chưa có); song song với việc công phu miên mật của các vị chân tăng, các vị chân cư sĩ...chẳng có gì lạ mà phải tranh luận cả.
Kính chúc quí vị thân tâm thường lạc
Việc tu thì phải có giới luật và mục đích cuối cùng là phải rốt ráo - "ngộ"(như các đại sư từng khuyên), việc truyền bá thì tùy theo đối tượng mà nói ( tùy theo lứa tuổi,địa vị, nghề nghiệp...) mới có hiệu quả. Dĩ nhiên, mình phải thực tu để có chút vốn liếng, để việc truyền bá ít bị sai lệch ( vì đó là chuyện làm của bộ não- thuộc về kiến, văn, giác, tri). Lời của Phật dạy dành cho người đang tu; việc làm của thầy Thích Đạo Tâm lại để giới thiệu Phật pháp đến lớp trẻ ( khi thậm chí có người chưa biết Phật là gì?),hai việc hoàn toàn khác nhau. Tôi tin rằng nếu có ai tìm đến hỏi thầy về đạo pháp,thầy lại không hát nhạc pop, mà thầy lại đem cái " rốt ráo" ra giảng ( nếu thầy có một nội lực công phu thâm hậu).
Việc này ở VN đã làm từ lâu, nhất là trong GĐPT ( có cái là những điệu Pop,Rock xưa kia chưa có); song song với việc công phu miên mật của các vị chân tăng, các vị chân cư sĩ...chẳng có gì lạ mà phải tranh luận cả.
Kính chúc quí vị thân tâm thường lạc
Thien Tam vào lúc 07/12/2009 12:40
Bạn phân biệt rạch ròi giữa tu và truyền bá, chẳng phải lầm lạc sao? Mang (truyền bá) "lời Phật dạy" đến với mọi người, bản thân hành giả, đừng nói sâu xa, "ít nhất" phải nghiêm trì giới luật mới có tư cách (con Phật) này! Nếu không tu, không trì giới luật mà truyền bá thì thật ra đạo Phật chỉ là cái danh mà quý vị cố gán cho đạo của mình đó thôi.
Nhìn lại gương chư Phật, chư Tổ xưa mà "hành đạo"!
Nhìn lại gương chư Phật, chư Tổ xưa mà "hành đạo"!
minh tam vào lúc 08/12/2009 23:09
rieng tôi xin nhận xét và có ý kiến với thầy Đạo Tâm. nên xem lại việc hát nhạc pop của mình có đáng nên làm hay không khi bản thân mình là một tu sĩ mặc áo nhà tu?
nếu bạn cho đó là việc cần làm và nên làm, hãy nhìn lại những ý kiến phản ứng của các đọc giả được bao nhiêu phần trăm ủng hộ mình?
theo tôi, nếu bạn chọn phương pháp này để mang Phật pháp đến mọi người thì tốt hơn hết bạn hãy mặc lên mình chiếc áo phật tử hay hơn áo nhà tu.
nếu bạn cho đó là việc cần làm và nên làm, hãy nhìn lại những ý kiến phản ứng của các đọc giả được bao nhiêu phần trăm ủng hộ mình?
theo tôi, nếu bạn chọn phương pháp này để mang Phật pháp đến mọi người thì tốt hơn hết bạn hãy mặc lên mình chiếc áo phật tử hay hơn áo nhà tu.
Phu Thanh vào lúc 04/01/2010 22:35
Vinayo sāsanamūlaṃ
Luật la cội rể của Giao Pháp
Trong phần xin 8 điều học của hang Phật tử , chúng con của xin học giới này : "Naccagītavāditavisūkadassanā veramaṇī sikkhā padaṃ samādiyāmi, Con xin vâng giữ điều học là kiêng tránh sự ca nhạc khiêu vũ." Gọi là "Ca nhạc" tức là hát lên những bài hát; tự mình ca hát hoặc nghe người khác ca hát, cũng gọi là thưởng thức ca nhạc.
Phật tử thông hường đã xin giới như vây rồi huống chi đây là Tăng. Vấn đề được nêu ra thêm là hát cũng để truyền bá “Giáo Pháp” , nghe ma con thấy sợ thật đó. Thật sư mà nói ngày nay chúng ta đã ứng nhiều phương tiện để làm Pháp thí. Nhưng thành thật mà nói Pháp thí một cách mơ hồ mà quên đi Giới Luật thì nghiệp sẽ dẫn ta đi về đâu? Có thể chúng ta sẽ nhờ phước này để sinh khi Phật vị lai ra đời nhưng chắc sẽ không được nghe Pháp Phật, vây thì cũng bằng thừa sao? Đôi khi những điều học ta cho la nhỏ bé , vậy tai sao Đức Phật ban hành, con mắt vô minh của chúng ta sánh bằng con mắt trí tuệ của Bậc Chánh Đẳng Giác sao? Mong rằng chúng ta suy xét lại, chứ đừng để một kẻ mù và dẫn cả đòan người mù theo sau. Mong rằng Phât Giáo tròn đủ 5000 năm
Luật la cội rể của Giao Pháp
Trong phần xin 8 điều học của hang Phật tử , chúng con của xin học giới này : "Naccagītavāditavisūkadassanā veramaṇī sikkhā padaṃ samādiyāmi, Con xin vâng giữ điều học là kiêng tránh sự ca nhạc khiêu vũ." Gọi là "Ca nhạc" tức là hát lên những bài hát; tự mình ca hát hoặc nghe người khác ca hát, cũng gọi là thưởng thức ca nhạc.
Phật tử thông hường đã xin giới như vây rồi huống chi đây là Tăng. Vấn đề được nêu ra thêm là hát cũng để truyền bá “Giáo Pháp” , nghe ma con thấy sợ thật đó. Thật sư mà nói ngày nay chúng ta đã ứng nhiều phương tiện để làm Pháp thí. Nhưng thành thật mà nói Pháp thí một cách mơ hồ mà quên đi Giới Luật thì nghiệp sẽ dẫn ta đi về đâu? Có thể chúng ta sẽ nhờ phước này để sinh khi Phật vị lai ra đời nhưng chắc sẽ không được nghe Pháp Phật, vây thì cũng bằng thừa sao? Đôi khi những điều học ta cho la nhỏ bé , vậy tai sao Đức Phật ban hành, con mắt vô minh của chúng ta sánh bằng con mắt trí tuệ của Bậc Chánh Đẳng Giác sao? Mong rằng chúng ta suy xét lại, chứ đừng để một kẻ mù và dẫn cả đòan người mù theo sau. Mong rằng Phât Giáo tròn đủ 5000 năm
nhuthanhhieu vào lúc 29/01/2010 09:36
Kính Thưa các đạo hữu!!!
Tôi nghĩ mọi việc cứ để tùy duyên thôi, khi thật sự đã là môt vị tu chân chính thì sự chấp không phát sanh, không ràng buộc bất cứ cái sanh ra, bởi do không hề có sanh thì có chấp cũng là vô ngã, vậy thì chấp chi cứ để tự sanh rồi kết quả là những thành quả đã đạt được từ những cái không.
Hát hay không đó không phải là vấn đề quan trọng mà quan trọng người phật tử hoặc các đà-na thí chủ có hành hay không mà thôi. Hình thức hoằng đạo sao cũng tốt miễn sao con người có thể theo đó mà có cuộc song bớt đi đau khổ, mà biết thực hành cuộc sống tốt đời đẹp đạo.
Đó là một chân lý đúng nếu tất cả mọi chúng sanh co thể hành theo.
Tôi nghĩ mọi việc cứ để tùy duyên thôi, khi thật sự đã là môt vị tu chân chính thì sự chấp không phát sanh, không ràng buộc bất cứ cái sanh ra, bởi do không hề có sanh thì có chấp cũng là vô ngã, vậy thì chấp chi cứ để tự sanh rồi kết quả là những thành quả đã đạt được từ những cái không.
Hát hay không đó không phải là vấn đề quan trọng mà quan trọng người phật tử hoặc các đà-na thí chủ có hành hay không mà thôi. Hình thức hoằng đạo sao cũng tốt miễn sao con người có thể theo đó mà có cuộc song bớt đi đau khổ, mà biết thực hành cuộc sống tốt đời đẹp đạo.
Đó là một chân lý đúng nếu tất cả mọi chúng sanh co thể hành theo.
Thiện Tâm vào lúc 01/02/2010 12:31
Đọc phản hồi bạn nhuthanhhieu, tôi không biết bạn muốn nói gì khi bảo "..một vị tu chân chánh thì sự chấp khônng phát sanh....có hành hay không.... Hình thức hoằng đạo sao cũng tốt...". Hành cái gì và hoằng đạo gì? Nếu nói đạo Phật thì hãy theo Giới mà "hành" và "hoằng đạo".
Nếu bảo ý kiến nào cũng hay cũng đúng, hoằng pháp sao cũng được, đừng cố chấp thì tôi mạn phép bảo rằng đạo Phật là đạo gì đó của ông này bà nọ cũng được (không cần phải chấp đó là đạo Phật), tu theo Phật thì tu sao cũng được gọi là tu Phật thì xin miễn bàn...
Thế mới bảo Pháp Phật không mạt mà vì tâm chúng sanh mạt. Thời mạt pháp nên gọi là thời mạt tâm.
Mô Phật!
Nếu bảo ý kiến nào cũng hay cũng đúng, hoằng pháp sao cũng được, đừng cố chấp thì tôi mạn phép bảo rằng đạo Phật là đạo gì đó của ông này bà nọ cũng được (không cần phải chấp đó là đạo Phật), tu theo Phật thì tu sao cũng được gọi là tu Phật thì xin miễn bàn...
Thế mới bảo Pháp Phật không mạt mà vì tâm chúng sanh mạt. Thời mạt pháp nên gọi là thời mạt tâm.
Mô Phật!
Em hoc dao vào lúc 26/05/2010 17:00
Em mới học đạo Phật vài chục năm thôi, xin góp đôi lời đễ xoa dịu cơn nóng bức vừa qua. Thiết nghĩ âm nhạc có từ sơ khai loài người, trước cả Đạo Phật ra đời trên trái đất này( xin đừng nhắc lại cõi ta bà vì em đã biết). T. T Đạo Tâm có tâm truyền đạo, theo em là tâm tốt. Về phương tiện ngài đem đạo Phật, kinh Phật...hòa quyện với âm nhạc là điều em cho là hợp lý( đạo Phật gọi là khế lý). Vì chính bản thân em khi hướng dẫn các em nhỏ cũng thấy dạy hát dễ đi vào lòng người hơn. Và cũng vì sợ sai nên em cũng đã đi học nhạc lý... may mắn thay hiện tại ai cũng gọi em là Thầy dạy nhạc. Em cũng tận mắt chứng kiến một người vì nghe tiếng gõ đêm cũa một cậu bé bán hũ tiếu gõ mà buông đao đồ tể không hạ sát một người. Ôi! Gieo nhân lành như quý ngài T. Đạo Tâm lại bị nhiều người chỉ trích đến thế ư? Không sao, em vẫn ủng hộ thầy bởi vì em cũng" Pháp dùng phương tiện".
Kiến Tính vào lúc 04/06/2010 12:08
Nam mô A di đà Phật,
Kẻ chưa hiểu thế nào là Phật này cho rằng cũng chỉ là phương tiện mà thôi. Hay với người này nhưng dở với người khác. Người nghe qua thấy thích có thể kính tín mà chuyên tâm học Phật. Người vừa nghe thấy chói tai thì nên tìm phương tiện khác. Phật pháp xưa nay chỉ một đường, tranh luận nhau về câu chữ thì cũng hay nhưng đi bao lâu mới về được? Thà rằng nghe qua, cười một tiếng rồi tự quên đi.
Kẻ chưa hiểu thế nào là Phật này cho rằng cũng chỉ là phương tiện mà thôi. Hay với người này nhưng dở với người khác. Người nghe qua thấy thích có thể kính tín mà chuyên tâm học Phật. Người vừa nghe thấy chói tai thì nên tìm phương tiện khác. Phật pháp xưa nay chỉ một đường, tranh luận nhau về câu chữ thì cũng hay nhưng đi bao lâu mới về được? Thà rằng nghe qua, cười một tiếng rồi tự quên đi.
nhuthanhhieu vào lúc 03/09/2010 17:46
xin quý đạo hữu cho tôi có đôi lời:
Tuy rằng trong tăng ni phật tử ca hát là phạm giới, nhưng khi đã nói là thời kỳ mạt pháp, tôi nghĩ cái phương tiện gì mà làm cho con người có thể tiếp thu và sữa đổi tâm tánh: từ hung dữ thành hiền lành, từ kẻ ích kỷ thành rộng lượng luôn tha thứ cho kẻ khác, từ cái xấu thành cái tốt hơn thì chắc rằng các vị Phật cũng đồng ý (Phật vốn dĩ là vị từ bi luôn muốn có một phương tiện tốt nhất để chúng sanh dứt hết khổ não, và hỷ xã mọi tội lỗi của chúng sanh luôn vì chúng sanh tìm những điều tốt nhất cho chúng sanh được giải thoát, ngài luôn mong muốn cứu vớt tất cả muôn loài theo cách nào dễ nhất), vả lại đã là đời mạt pháp thì các vị Phật và Ơn trên đã đại ân xá để cho mọi loài mọi vật có phương tiện dễ tiếp thu, dễ hành, dễ làm để tu giải khổ, vì thế thiết nghĩ tại sao một phương tiện nào đó (không riêng gì âm nhạc) mà dễ đi vào lòng con người lại không được mở rộng thêm? vẫn biết phật có dạy rằng: "Khi ta mất đi hãy lấy giới luật làm thầy". Nhưng các vị cũng đã nói rằng đời mạt pháp này là do tâm con người mạt thì tại sao có bất cứ một phương tiện nào đó có thể làm cho con người quay đầu hướng thiện, lánh dữ làm lành, học theo điều tốt cải sữa bản thân lại không thể chấp nhận được.
Nam mô tây phương cực lạc thế giới quá khứ hiện tại vị lai 3 đời phật đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn phổ độ chúng sanh a di đà phật.
Tuy rằng trong tăng ni phật tử ca hát là phạm giới, nhưng khi đã nói là thời kỳ mạt pháp, tôi nghĩ cái phương tiện gì mà làm cho con người có thể tiếp thu và sữa đổi tâm tánh: từ hung dữ thành hiền lành, từ kẻ ích kỷ thành rộng lượng luôn tha thứ cho kẻ khác, từ cái xấu thành cái tốt hơn thì chắc rằng các vị Phật cũng đồng ý (Phật vốn dĩ là vị từ bi luôn muốn có một phương tiện tốt nhất để chúng sanh dứt hết khổ não, và hỷ xã mọi tội lỗi của chúng sanh luôn vì chúng sanh tìm những điều tốt nhất cho chúng sanh được giải thoát, ngài luôn mong muốn cứu vớt tất cả muôn loài theo cách nào dễ nhất), vả lại đã là đời mạt pháp thì các vị Phật và Ơn trên đã đại ân xá để cho mọi loài mọi vật có phương tiện dễ tiếp thu, dễ hành, dễ làm để tu giải khổ, vì thế thiết nghĩ tại sao một phương tiện nào đó (không riêng gì âm nhạc) mà dễ đi vào lòng con người lại không được mở rộng thêm? vẫn biết phật có dạy rằng: "Khi ta mất đi hãy lấy giới luật làm thầy". Nhưng các vị cũng đã nói rằng đời mạt pháp này là do tâm con người mạt thì tại sao có bất cứ một phương tiện nào đó có thể làm cho con người quay đầu hướng thiện, lánh dữ làm lành, học theo điều tốt cải sữa bản thân lại không thể chấp nhận được.
Nam mô tây phương cực lạc thế giới quá khứ hiện tại vị lai 3 đời phật đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn phổ độ chúng sanh a di đà phật.
Tam Chon vào lúc 08/09/2010 09:39
Bạn Nhutthanhhieu đừng cưỡng từ đoạt lý, vàng thau lẫn lộn nữa. Bạn biết nói lấy Giới Luật làm thầy, vậy thì còn gì mà bạn khư khư chấp cái sai nữa. Chính vì Đức Phật từ bi nên mới khai Giới để chúng sanh thăng tiến trên bước đường tu tập. Nay bạn lại lấy Giới Luật ra để bào chữa cho sự phá Giới... Rõ là thời nay mạt tâm! Lỗi tại bạn học Phật chưa thông chứ chẳng phải do Đức Phật mâu thuẫn khi chế Giới lại còn tùy duyên bất biến, khiến hàng hậu học chẳng tường sự lý!
Không phải phương tiện nào cũng là Chánh Pháp. Cứ y Pháp Phật mà phụng hành!
Đức Phật không ban phước giáng họa ai. Ngài cũng không "đại ân xá" đâu bạn ạ!
Phật tử muốn ca hát thì tùy, cứ theo Ngũ giới và Bát Chánh Đạo mà trì. Còn tu sĩ thì nên biết mình phải thế nào rồi, không cần phải bàn mãi!
Không phải phương tiện nào cũng là Chánh Pháp. Cứ y Pháp Phật mà phụng hành!
Đức Phật không ban phước giáng họa ai. Ngài cũng không "đại ân xá" đâu bạn ạ!
Phật tử muốn ca hát thì tùy, cứ theo Ngũ giới và Bát Chánh Đạo mà trì. Còn tu sĩ thì nên biết mình phải thế nào rồi, không cần phải bàn mãi!
Duy vào lúc 05/11/2010 14:18
Thế nào là đúng với Chánh pháp, thế nào là Giới Luật nhà Phật còn chưa thông thì tốt hơn hết đừng lạm bàn mãi. Căn bản chưa rõ thì đừng nói đến cao siêu. Phạm Giới đồng với Trì Giới, Phật thuyết đồng với Ma thuyết... Đó là do chẳng biết Đúng - Sai, chẳng biết thế nào là Phật Pháp - Phi Pháp... Lạc vào Tà đạo mà không hay!
Khi rõ biết được thế nào là Chánh Pháp, là Giới Luật nhà Phật thì mọi sự tùy duyên (chẳng chấp) để hồi tà hiển chánh, hoằng dương Phật Pháp, chuyển mê khai ngộ... Rõ ràng luôn cần cái "Đúng" trên con đường tu Phật và hoằng Pháp (tạm gọi là "chấp" nhưng "chấp" Chánh Pháp), nếu không muốn chúng sanh lầm đường lạc lối. Thế mới gọi Chấp tức Không Chấp, Không Chấp tức Chấp, Sắc tức Không, Không tức Sắc vậy. Hoằng dương Pháp Phật chứ không phải Pháp của ông này bà nọ!
Phật trọng nhân duyên. Tất cả do duyên. Ở thế gian, một người không muốn làm điều gì thì khó ai ép họ nổi. Cũng vậy, người chưa có thiện duyên với Phật Pháp thì dù có đàn ca múa hát, có ai "dám" thay đổi Giới Luật nhà Phật, cho là đạo Phật lỗi thời lạc hậu cần hiện đại hóa... thì cũng chẳng xoay chuyển họ được. Chỉ khi họ thấy được đời sống phạm hạnh cao quý thánh thiện của Tăng Ni (thân giáo) thì tự tâm họ tầm về với Phật đạo, với Phật tánh của chính mình mà thôi. Chư Phật chư Tổ xưa đều lấy thân giáo, đời sống phạm hạnh Giới-Định-Huệ mà hoằng pháp độ sanh. Vậy thì Tăng Ni con Phật nay phải làm gì, chắc không cần nói mãi...
Đời sống phạm hạnh nghiêm trì Giới Luật của Tăng Ni con Phật mới thật sự là sức sống của đạo Phật. Đạo Phật có trường tồn hay không, chúng sanh có tầm về hay không cũng từ đấy mà thôi.
Tịnh - Tu
A Di Đà Phật
Khi rõ biết được thế nào là Chánh Pháp, là Giới Luật nhà Phật thì mọi sự tùy duyên (chẳng chấp) để hồi tà hiển chánh, hoằng dương Phật Pháp, chuyển mê khai ngộ... Rõ ràng luôn cần cái "Đúng" trên con đường tu Phật và hoằng Pháp (tạm gọi là "chấp" nhưng "chấp" Chánh Pháp), nếu không muốn chúng sanh lầm đường lạc lối. Thế mới gọi Chấp tức Không Chấp, Không Chấp tức Chấp, Sắc tức Không, Không tức Sắc vậy. Hoằng dương Pháp Phật chứ không phải Pháp của ông này bà nọ!
Phật trọng nhân duyên. Tất cả do duyên. Ở thế gian, một người không muốn làm điều gì thì khó ai ép họ nổi. Cũng vậy, người chưa có thiện duyên với Phật Pháp thì dù có đàn ca múa hát, có ai "dám" thay đổi Giới Luật nhà Phật, cho là đạo Phật lỗi thời lạc hậu cần hiện đại hóa... thì cũng chẳng xoay chuyển họ được. Chỉ khi họ thấy được đời sống phạm hạnh cao quý thánh thiện của Tăng Ni (thân giáo) thì tự tâm họ tầm về với Phật đạo, với Phật tánh của chính mình mà thôi. Chư Phật chư Tổ xưa đều lấy thân giáo, đời sống phạm hạnh Giới-Định-Huệ mà hoằng pháp độ sanh. Vậy thì Tăng Ni con Phật nay phải làm gì, chắc không cần nói mãi...
Đời sống phạm hạnh nghiêm trì Giới Luật của Tăng Ni con Phật mới thật sự là sức sống của đạo Phật. Đạo Phật có trường tồn hay không, chúng sanh có tầm về hay không cũng từ đấy mà thôi.
Tịnh - Tu
A Di Đà Phật
nguyễn vấn sắc vào lúc 25/12/2010 21:43
Kể cái chuyện tán tụng trong nghi lễ tôn giáo của nhà Phật(mà nếu chưa ngộ được lý vô ngã dù ít dù nhiều),thì cũng là việc làm lăng xăn của những người coi chuyện giải quyết sinh tử là chuyện đùa (chớ chẳng phải đại sự ),huống gì đàn ca múa hát(dù là nhac đạo),Đây không muốn nói là đã phạm một trong tám giới của luật sa di.Tôi xin chia sẽ lời dạy của chư cổ đức đối với người xuất gia như vầy:'Là người xuất gia nên biết ba điều khổ tiêu biểu:1/Ngày ăn một bửa, tương rau chay lạc đạm bạc.
2/Ngủ ít,thức khuya,dậy sớm,để lo việc tu học.
3/Thời khắc bó buột,không dùng thời giờ để thong thả rong chơi...
Lại nữa,chỉ những vì đạt đạo (như Milarepa)mới có đủ trình độ để truyền tải tâm lực của mình (khế lý khế cơ)đến với người mộ đạo.Còn ta,chuyện sinh tử còn mê mê ,lại đem chuyện mê mê để làm mềm yếu lòng ngừoi(có thể chuyện này dành cho cư sỹ thì không đáng trách mấy)
Nên nhớ Phật dạy ,giáo lý còn như cái dao hai lưỡi,có thể cứu người mà cũng có thể giết người ,chứ đừng nói chi nhac ,nhẹt.Lời nói thẳng hơi trái tai,chuyện tu hành để giải quyết sinh tử không phải là chuyện đùa mà đem ra hát hò ,nhảy nhót(coi kỳ quá,nhiều người cư sỹ hiểu biết chút ít giáo lý ngừoi ta cũng bàn tán chuyện này đến thối tai người tu tụi tôi,bởi khi hát hò thì tâm ta sẽ bị ảnh hưởng,và bị rung động theo lời ca tiếng nhạc,như vậy là đã vốn u mê lại càng bị lục trần níu kéo...Ai là người thật sự tu hành thì nên bỏ cái lề lối nầy đi,đừng tiếp làm trò cười cho thiên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét