Tranh luận: Vô Niệm (thiền tông) có phải chánh niệm (nguyên thủy)

 CHÁNH NIỆM ĐẾN CHÂN NHƯ (VÔ NIỆM, VÔ SANH? Phần 2) Lê Sỹ Minh Tùng:

Trong bài “vô niệm, vô sanh?” (VÔ NIỆM, VÔ SANH? - Lê Sỹ Minh Tùng), chữ vô niệm được hiểu là chánh niệm để đưa hành giả về một trạng thái thức tỉnh toàn vẹn của tâm. Trong kinh Niệm Xứ (Satipatthnasutta) Đức Phật dạy rằng:
-Này các Tỳ kheo! Đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sinh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh tri, chứng ngộ Niết bàn.  Đó là Tứ Niệm Xứ.
Nhưng thế nào là Tứ Niệm Xứ? Đức Phật dạy tiếp rằng:
-Này các Tỳ kheo! Ở đây Tỳ kheo sống “quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống “quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm tỉnh giác; chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống “quán tâm trên tâm, nhiệt tâm tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống “quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.


Nói chung trong phần này Phật dạy chánh niệm để đối trị với những tâm hành sinh diệt, nhưng cốt tủy vẫn đưa chúng sinh đến một cứu cánh tột đỉnh là thức tỉnh tức là “BIẾT”. Vậy biết cái gì? Khi tâm tham phát khởi là biết có tham, không tham thì cũng biết trong tâm không có tham. Sân và si cũng vậy. Nói cách khác khi lục căn tiếp xúc với sắc thanh hương vị xúc pháp thì vọng tâm dấy khởi. Ở đây Đức Phật dạy chúng sinh thực hành chánh niệm để biết rốt ráo tận cùng những biến đổi của tâm mà không cần phải tiêu diệt chúng. Thí dụ thấy tiền nhiều tâm tham liền nổi dậy, nhưng nếu có chánh niệm thì biết ngay sự hiện hữu hình thành trạng thái tham của tâm cho nên tâm tham bây giờ không còn tác động hoành hành được nữa. Nói cách khác, bất cứ một ý niệm vừa khởi lên, chánh niệm cho ta “biết” đó là vọng tưởng. Khi đã biết bộ mặt thật của ý thức thì con người chỉ cần không theo vọng thì vọng tự mất mà không cần phải tiêu diệt chúng. Nói cách khác, không theo vọng, vọng tự tiêu tan tức là mê biến thì thời điểm đó giác tự hiển bày.
        Vài trò của Người tu Phật cũng giống như một vị tướng trấn giữ một cái thành có sáu cửa (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý). Vị tướng giỏi là người lúc nào cũng thức tỉnh sáng suốt (chánh niệm) để biết rõ ràng địch (vọng tưởng) xuất hiện ở cửa thành nào (căn) và sức mạnh bao nhiêu (tham-sân-si). Khi giặc phiền não (vọng tưởng) vừa dấy khởi, vị chủ tướng biết thì giặc không dám hoành hành, tự biến mất mà không cần phải đánh đấm gì hết. Nói cách khác người có tỉnh thức, giữ vững chánh niệm thì biết rằng vọng sinh rồi vọng tự diệt mà con người không cần phải tác ý dụng công chi cả. Đã là “tri vọng” thì tại sao chúng ta chỉ quan tâm đến vọng tâm mà không để ý đến vọng thân hay vọng khẩu? Vì vọng tâm che lấp trí tuệ nên con người không biết rằng thân mình và các pháp bên ngoài không thật có. Bây giờ biết thức tỉnh thì tất cả các pháp là do vọng tâm biến hiện cho nên trừ được vọng tâm thì những kết quả của thân và khẩu tự nó biến mất.
Cốt tủy của giáo lý Phật đà là tam vô lậu học tức là lấy Giới Định Tuệ làm gốc bởi vì giữ giới nghiêm minh để tâm an tịnh thì sẽ sinh định. Có định thì tâm sáng suốt, trí tuệ phát sinh. Khi tâm khai mở, trí tuệ phát chiếu thì tâm trở thành an lạc thanh tịnh Niết bàn. Chính Giới Định Tuệ là chiếc thuyền êm ái và là con đường độc nhất đưa hành giả từ bờ mê đến bến giác. Dựa theo tư tưởng Phật giáo nguyên thủy, hành giả chỉ cần thực hành đứng đắn Tứ Niệm Xứ, nghiêm trì Bát Chánh Đạo thì sẽ giải trừ tất cả các hoặc lậu mà trở thành bậc A la hán. Vì thế vào thời Đức Phật, chư đệ tử thực hành nghiêm túc lời dạy của Phật nên có hàng ngàn, hàng vạn vị vào hàng thánh quả, thoát ly sinh tử luân hồi.
Chính bát chánh đạo là con đường giúp chúng sinh giải thoát ra khỏi vòng sinh tử cho nên Đức Phật lại dạy rằng:
“Con đường cao thượng nhất là Bát chánh đạo. Chân lý cao thượng nhất là Tứ Diệu Đế…Đó là con đường duy nhất, không còn con đường nào khác dẫn đến kiến tịnh. Hãy đi theo con đường ấy để sớm thoát khỏi mọi điên đảo của phiền não khổ đau”.
Chính Đức Phật đã dạy Đại Đức Tu Bạt Đà La (Subhadda) trước khi Ngài nhập diệt:
“Không thể có được bậc Thánh Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm và A La Hán trong bất cứ một tôn giáo nào nếu không có Bát chánh đạo. Nầy Tu Bạt Đà La, trong giáo lý nào có Bát chánh đạo thì tất có hàng Thánh nhân. Ở đây, trong giáo lý của Như Lai lại có con đường Bát chánh, tất nhiên phải có các bậc Thánh mà trong giáo lý khác không thể có được. Nếu chư đệ tử sống chân chánh thì thế gian không thiếu Thánh nhân”.
Thêm nữa, dựa theo duy thức luận thì khi ngủ không phải là đưa tâm thức vào chỗ vô niệm. Bởi vì lúc chúng ta ngủ thì ngũ căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân gần như không hoạt động, nhưng ý căn vẫn tác động với pháp trần khiến tâm thức dấy động ngầm mà đôi khi con người gọi là mộng. Sự hoạt động của ý thức trong trường hợp này gọi là độc đầu ý thức tác động. Ngược lại khi chúng ta thức giấc, nếu mắt nhìn thấy vật gì thì tâm biết là vật mà không biết đó là vật gì cho nên nhãn thức phải có ý thức phân biết cộng vào thì con người mới thấy biết hiện tượng vật thể rõ ràng được.
        Trong Pháp Bảo Đàn kinh, Lục Tổ dạy rằng:
-Vô niệm là đối với niệm mà không niệm, đối trên các cảnh mà tâm không nhiễm.
        Ý của Lục Tổ trong câu trên là khi đối diện với trần cấu thì giữ tâm đừng cho dính mắc, đừng khởi ý niệm tham tức là thấy thì cái gì cũng thấy mà như không thấy gì hết. Cái nghe, nếm, ngữi, biết…cũng vậy. Đây là thực hành đúng như huyễn Tam-ma-đề của người vô tâm. Nói thế thì vô niệm chính là chánh niệm chớ là gì!
 Lý tưởng của Phật giáo Nguyên thủy là lý tưởng giải thoát Niết bàn. Còn lý tưởng Đại thừa thì họ quan niệm rằng Niết bàn không phải là một lý tưởng tối cao mà thật ra lý tưởng tối cao phải là đạt đến Phật tánh tức là tuệ giác siêu việt và đại từ bi.
 Bây giờ hãy lắng nghe lời Bồ-tát Long Thọ viết trong Luận Đại Trí Độ (Bát Nhã) rằng:
-Giới hạnh là da, Thiền định là thịt, Trí tuệ là xương, Diệu tâm là tủy.
Ý của Ngài thế nào?
Tuy người tu Phật có giữ giới, nhưng không tu thiền định thì chỉ là người có đức hạnh tốt cũng như là da vì tâm chưa an tịnh được. Ngược lại tu thiền định mà không giữ giới thì như nấu cát mà muốn thành cơm. Bây giờ hành giả giữ giới nghiêm minh, thiền định vững chắc để thấu biết luật vô thường, tánh duyên sinh của tất cả vạn pháp là phần thịt bên trong. Lúc tâm trí  bừng sáng thấu biết tận cùng, trí tuệ phát sinh là phần xương, là cột trụ của con người. Tuy hành giả mặc dầu có trí tuệ mà không thấu biết bản tâm, thấu rõ chơn tâm, Phật tánh thì chưa vào được phần tủy, phần sống động của con người.  
Vì chỗ khác biệt này mà các phần tử bảo thủ của phái Nguyên thủy phủ nhận chính thống kinh điển Đại thừa. Họ cho rằng đây là những tác phẩm “tưởng tượng”, một loại fiction giống như Harry Potter, của triết gia Long Thọ. Họ còn xác định rằng kinh Bát Nhã là do Long Thọ biến chế vào thế kỷ thứ hai sau dương lịch. Chẳng những thế Nguyên Thủy cũng phủ nhận hệ tư tưởng của Vô Trước và Thế Thân về chủ thuyết Mạt-na thức và A-lai-da-thức và đặc biệt là giáo lý tam thân (Pháp thân, Báo thân và Ứng thân) về Đức Phật. Nguyên Thủy cho rằng Vô Trước và Thế Thân đã giới thiệu hệ thống Phật giáo Thâm Mật, Du già mà trong đó cốt tủy vẫn là các thuyết Phật tánh, Như Lai Tạng bản thể, A Đà Na thức, Yêm ma la thức tức là Bạch Tịnh thức, Chân như thức và Như Lai tạng thức. Đó là những tư tưởng được diễn bày trong Thập đại kinh luận và trong Phật tánh luận sau đó vào trong kinh Thắng Mạn, Đại Thừa Niết Bàn, Lăng Già…Một nghi vấn khác là kinh Hoa Nghiêm được Long Thọ xuống tận Long Cung đem về mà trong ngũ bộ kinh Nikayas Nam Phạn không hề có dấu tích.
Trong hệ Phật giáo Nguyên Thủy, Đức Phật lịch sử giảng pháp trong những hoàn cảnh xã hội bình thường, những bài pháp thoại phản ảnh phong tục, tập quán và những tư tưởng dị biệt của những tôn giáo cùng thời. Trong đó những hình ảnh thiên nhiên như núi rừng hùng vĩ, mùa khô nước đổ, cây cỏ, chim bay, cá lặn…Đặc biệt từ người ăn xin, nhà tu khổ hạnh, ông hoàng bà chúa, thương gia, phú hộ thậm chí những kẻ trộm cướp, giết người ngay cả gái giang hồ thì ai ai cũng được Đức Phật thu nhận làm đệ tử. Đây là một bức tranh sống động trong xã hội Ấn độ lúc bấy giờ. Ngược lại trong kinh điển Đại thừa, hoàn cảnh phản ảnh lại nền văn hóa xứ Ấn độ bây giờ chỉ còn là một bức tranh mờ nhạt. Đức Phật không còn là người khất sĩ, y bát tầm thường xốc xết hay thuyết giảng cho những đệ tử bình thường trong cái xã hội đầy bất công đau khổ. Ngược lại Đức Phật bây giờ uy nghi ngồi trên tòa sen, hào quang sáng chói chiếu rọi đến vô vàn thế giới và chung quanh Ngài có hàng ngàn hàng vạn Bồ-tát, chư Thiên đứng hầu. Khi Phật thuyết pháp, trái đất rung chuyển, mưa hoa mạn đà la từ trời rơi xuống. Thật là thế giới đầy ánh sáng rực rỡ, nhiệm mầu bí mật tuyệt đẹp không có bút mực nào diễn tả được. Thế giới quá mầu nhiệm huyền bí vượt ngoài cái tâm nghĩ bình thường của con người nhất là con người cách nay trên mấy ngàn năm mà có lẽ chỉ xảy ra trong các phim thần thoại Harry Potter của nhà viết ảo tưởng J.K. Rowling ở Anh Quốc.
Theo nguyên thủy thì Đức Phật là vị A la hán đầu tiên và sau đó có hàng ngàn vị A la hán đắc đạo khác. Ngược lại Vô Trước giới thiệu Thập địa là cảnh giới Phật mà A la hán chỉ là nửa đường (hóa thành) chứ chưa đạt đến cảnh giới bảo sở. Vì thế Nguyên thủy cho rằng Đại thừa là giáo lý của chư Tổ chớ không phải của Đức Phật.
Dựa theo tư tưởng Đại thừa thì tâm không có ngằn mé, bao la vô cùng vô tận, hòa đồng vào chân lý vũ trụ vì thế cái tâm này được hiểu là Như Lai Tạng bản thể. Nó chứa đựng tất cả những chủng tử (hạt giống) để duyên khởi hình thành ra tất cả hiện tượng vạn pháp trong thế giới có sinh có diệt này. Phật giáo Nguyên thủy cho rằng thế gian vạn pháp là thật, tham sân si cũng thật nên phải canh phòng cẩn mật. Ngược lại Đại thừa lý luận rằng tất cả vạn pháp có hình tướng đều là giả dối không thật. “Có thật” là vì tâm người chấp chớ tự nó không có chủ thể, không có tự tánh thì tuy có đó mà tự tánh vẫn là “không”.  Thí dụ khi đi bộ thấy có vầng trăng soi bóng xuống đáy nước ở bờ hồ. Nếu bóng trăng là thật thì tại sao ta không vớt nó lên được, còn nếu nói không thì tại sao mắt ta thấy nó?
Tư tưởng Đại thừa cho rằng tuy vạn pháp có kính thước nặng nhẹ khác nhau, màu sắc khác nhau, tướng trạng khác nhau nhưng tất cả đều cùng có chung một thể tánh thanh tịnh bản nguyên hằng giác. Thí dụ ra biển thấy sóng nổi từng đợt lên xuống, nhưng dưới lòng đại dương nước biển vẫn yên lặng thanh tịnh như tờ. Sóng là dụng của nước và nước yên lặng là thể của nước tức là thể và dụng cũng đều do nước mà có bất tức bất ly nghĩa là sắc tức là không và không cũng chính là sắc.
Tuy nhiên, Thể tánh là vô hình nên làm sao đặt tên cho nó được vì thế mà trong kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật tạm gọi nó là chơn tâm. Kinh Pháp Hoa thì gọi là tri kiến Phật, Phật tánh trong kinh Đại Niết Bàn, Trí huệ Phật trong kinh Hoa Nghiêm…thiền tông gọi nó là “Bản lai diện mục”, Lục Tổ gọi nó là “Vô nhất vật”. Vì “không một vật” nên cái Phật tánh này không hề bị khách trần phiền não làm ô nhiễm. Con người vị chạy theo trần cảnh, sáu căn luôn dính mắc sáu trần nên quên đi cái tánh giác, Phật tánh sáng suốt của mình. Nhưng tuy bị lãng quên tánh giác vẫn luôn sáng soi chiếu rọi qua sáu căn mà con người không bao giờ để ý đến. Vì thế nếu chúng sinh quay về hồi quang phản chiếu, soi sáng tự tánh để sống với chơn tánh hằng sáng của mình thì vô minh tan biến, phiền não tiêu trừ.
Khi Tổ Bồ-đề Đạt Ma vào Trung Hoa, Ngài dạy rằng:
“Trực chỉ nhân tâm
Kiến tánh thành Phật”
Nghĩa là: Chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật.
Vậy tánh là gì? Và tại sao kiến tánh có một sức mạnh phi thường giúp người tu đạt đến cứu cánh tối thượng là thành Phật? Phật giáo Nguyên thủy nói rằng chính Đức Phật cũng phải trải qua ba a-tăng-kỳ-kiếp tu hành đến khi tự giác–giác tha, giác hạnh viên mãn mới thành Phật mà Tổ Đạt Ma lại nói chỉ cần thấy tánh tức thì thành Phật? Như vậy có trái với giáo lý Phật chăng?
Chữ kiến tánh mà Tổ Bồ-đề nói ở đây là trực nhận được tánh Phật. Vì thế kiến thành thành Phật là nhận ra Phật nhân của mình còn đến Phật quả thì dĩ nhiên cần phải trải qua bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp tu nữa mới thành chớ không phải thấy tánh thì tức thì thành Phật được. Tại sao? Bởi vì trong ta, tập khí ngã mạn, tham sân si kết nhóm sâu dày nên không dễ gì một sớm một chiều mà nhỗ tận gốc được. Nếu thành Phật thì tại sao chúng sinh không gọi Phật Đạt Ma hay Phật Huệ Năng mà lại gọi là Tổ. Do vậy các Tổ tuy đã kiến tánh, nhưng cũng phải trải qua vô số kiếp tu hành mới thành Phật quả. Đây có lẽ là yếu điểm của Đại thừa vì danh tự, triết lý tuy rất hay, phong phú, trừu tượng  nhưng có giải thoát thì rất khó, rất hiếm bởi vì cái kiến tánh ở đây thật ra cũng chỉ là văn tự bát nhã. Hành giả còn phải đi sâu vào quán chiếu bát nhã thì mới hy vọng đạt được thật chứng bát nhã. Ngược lại lối tu theo thiền nguyên thủy, hành giả luôn giữ chánh niệm loại bỏ ác pháp ly dục, tận diệt tham-sân-si thì tâm dần dần đi tới chỗ thanh tịnh trở thành thánh giả, lìa sanh tử ngay trong đời này. Vì thế người tu theo Đại thừa, tuy có nói lìa thiện lìa ác, tâm trí rỗng rang, mà cái gốc tham-sân-si không nhỗ sạch, tranh chấp vẫn còn nên khó trở về với “vô nhất vật” được. Tuy Lục Tổ nghe câu:”Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” thì Ngài liền ngộ đạo bởi vì tâm Ngài bình thường không dính mắc. Không dính mắc có nghĩa là Ngài đã đốn tận gốc rễ của tham-sân-si. Ngược lại chúng sinh lòng tham đắm sâu dầy, trong chấp ngã ngoài chấp pháp, tranh chấp, đố kỵ không tan cho dù có kiến tánh thì con đường đến Phật quả chắc có lẽ còn xa xôi mù mịt chắc gì đã đến được hóa thành nói chi là bảo sở.
 Ngày xưa chính Tôn giả Ưu Bà Ly chỉ chuyên trì giới mà trở thành A la hán vì thế giới luật có một giá trị tuyệt đối trong đạo Phật. Ngày nay đạo Phật chao đảo chông chênh là vì con người chạy theo hình tướng sinh diệt, xao lãng giới luật hay biến chế giới luật mà lạc mất đường về. Ngày xưa Đức Phật không chú ý đến triết học, không cần giải thích viễn vong, không đưa con người vào những thế giới vô định, ảo tưởng mà mục đích chính của Ngài và đây cũng là tôn chỉ của đạo Phật là nhỗ mủi tên “khổ đau” của nhân loại. Đức Phật và các bậc giải thoát vẫn sống, đi, đứng, nằm, ngồi trong cái thế giới có sinh có diệt này, nhưng các Ngài có được thanh tịnh Niết bàn bởi vì các Ngài đã đoạn trừ tất cả các lậu hoặc. Ngày xưa Đức Phật xuất thân là vị Thái tử quyền uy danh vọng cao sang thế mà khi xuất gia thì Ngài bố thí tất cả để trở thành người khất sĩ. Do đó triết lý cao thượng của đạo Phật là đi ngược lại với cuộc sống của thế tình. Những gì thế gian xem là cao quý thì nhà Phật coi như cỏ rác. Còn những gì mà thế nhân khó thực hành thì nhà Phật mới cho là cao quý. Sau mấy ngàn năm, cây Bồ-đề thật sự lớn mạnh sanh đẻ ra nhiều cành nhiều lá. Lá Bồ-đề ngày nay lượn bay và rớt vào trong tâm hồn của tất cả chúng sinh khắp mợi nơi trên thế giới. Nếu là nhánh thật thì cao quý, hạnh phúc biết bao, ngược lại nếu là “nhánh tháp” thì lá Bồ-đề có thể sẽ thành lá mù u, lá bàng đó.
Những gì Đức Phật dạy phát xuất từ đời sống kinh nghiệm và chứng đắc của bản thân vì thế Ngài dạy chúng sinh những ý chí sắc đá, trí tuệ cao siêu, đức sống vị tha, sự thoát ly và đặc biệt là sống đời gương mẫu làm lợi ích cho mình, cho người. Con người vĩ đại đó, tấm lòng đại từ đại bi đại trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của Đức Phật đã làm cho thế giới kính phục Ngài như một đạo sư siêu việt nhất trong lịch sử nhân loại. Đạo Phật là đạo thực hành nên Đức Phật không dạy chúng sinh những giáo lý ảo tưởng, hoang đường mà Ngài dạy những phương trình, những công thức rất thực dụng để chúng sinh tùy theo căn cơ, sở nguyện của mỗi người mà áp dụng để có thực chứng. Càng loại bỏ các lậu hoặc, các tập khí con người càng an lạc mà không cần phải cầu nguyện, cúng tế chi cả. Đức Phật khi còn tại thế đã cực lực chống đối lối cúng tế nghi lễ phức tạp của Bà la môn và tôn thờ thần thánh một cách mù quáng. Đó là một trong những nguyên nhân đạo Phật ra đời để thổi một luồng sinh khí mới vào trong xã hội phong kiến, đẳng cấp, kỳ thị của Ấn độ lúc bấy giờ. Ngài xiễn dương tình thần khách quan bình đẳng vì ai cũng đều có máu đỏ và nước mắt cùng mặn cho nên thay vì kỳ thị, xua đuổi con người nên gần lại với nhau, cùng nhau xoa dịu những mãnh đời bất hạnh. Ngược lại ngày nay người đệ tử Phật thì chú trọng vào lễ nghi rườm rà, cúng tế, tin tưởng vào thần linh cầu nguyện. Đức Phật y bát bình thường giản dị, ngược lại đệ tử của Ngài thì sặc sở, huy hoàng. Ngài đi khất thực hằng ngày còn đệ tử thì cơm dâng nước cúng ngày ba bửa. Ngài tri túc thiểu dục còn đệ tử thì tiền muôn bạc vạn, tủ lạnh đầy ấp cao lương, mỹ vị. Ngài đi chân đất đầu đội trần còn đệ tử thì ô tô bóng lộng. Ngài dùng thần thông để biết còn đệ tử thì có năm ba iPhone, iPad, iPod…Ngài sống tỉnh mặc còn đệ tử thì mặc tình múa hát với Tuấn Vủ. (http://www.youtube.com/watch?v=yfUbz_gy8xk) Ngài diệt bản ngã còn đệ tử hãnh diện là chùa tôi lớn hơn chùa thầy. Ngài nhỗ tận gốc rễ phong kiến, giai cấp còn đệ tử thì xưng danh Tăng thống, quốc sư. Ngài bỏ công danh phú quý như bỏ đôi dép rách, đệ tử thì lượm đôi dép rách vào. Ngài dạy lục hòa còn đệ tử lập nhiều giáo hội. Ngài dạy ngồi thiền tư duy tỉnh lự còn đệ tử tụng niệm rình rang.
Đạo Phật không có giáo điều bắt tín đồ phải sống chết bảo vệ. Đức Phật khai mở một tôn giáo không thờ hình tượng mê tín mà là một tôn giáo lấy lý trí làm nền tảng, một tôn giáo khoa học, một tôn giáo hòa bình vô ngã vị tha, một tôn giáo không cần giáo hội thống nhất vì thống nhất thì tự nó đã ngầm chứa chia rẽ, phân ly rồi. Thí dụ hai người có hai lý tưởng tu hành khác nhau, con đường giải thoát khác nhau, cứu cánh giác ngộ cũng khác nhau, kẻ mặn người chay mà bây giờ kêu gọi thống nhất với nhau. Vậy thống nhất cái gì? Có đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu thì mới đồng tình được chứ.
Giáo lý Đức Phật là đơn giản, không phức tạp, dễ áp dụng, nhưng thực hành để thành tựu trí tuệ Bồ-đề thì không dễ đòi hỏi hành giả phải có một ý chí sắc đá để viễn ly. Viễn ly những thói hư tật xấu, viễn ly những tham đắm dục tình, viễn ly những tham vọng đê hèn, viễn ly những ý nghĩ bất thiện…Càng viễn ly thì con người càng gần với an lạc thanh tịnh Niết bàn. Do đó toàn bộ giáo lý Đức Phật chỉ là phương tiện mà thực chứng chân lý mới là cứu cánh. Đức Phật dạy chúng sinh đời là bể khổ vì Ngài thấy biết như thế, nếu Đức Phật là đấng thần linh thì Ngài chì cần niệm “Úm ba di bát nhị hồng” rồi phảy cái phất trần thì thế gian làm gì còn đau khổ. Biết đời là bể khổ, con người lặn hụp trong biển trầm luân, nhưng chính Ngài không thể hóa giải nỗi khổ của chúng sinh mà mỗi người phải tự mình giải thoát ra khỏi mọi gông cùm của phiền não khổ đau mà giáo lý Đức Phật chính là tấm hải đồ giúp chúng sinh đến được bờ an lạc.


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Lê Sỹ Minh Tùng



Ý kiến độc giả (25)

Được gửi bởi Dieu Phong (Guest) vào 07/06/2011 08:21 PM
Trả lời GS001:
"Này các Tỷ-kheo, có sự không sinh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi.
Này các Tỷ-kheo, nếu không có cái không sinh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi,
thời ở đây không thể trình bày sự xuất ly khỏi sinh, khỏi hiện hữu, khỏi bị làm, khỏi hữu vi.
Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi,
nên có sự trình bày xuất ly khỏi sinh, khỏi hiện hữu, khỏi bị làm, khỏi hữu vi.”

"Cái không sinh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi" là cái có thật, là sự thật,là Phật tánh. Bởi có thấy nghe hiểu biết mà không có tập khí bất giác vọng tưởng, gọi là không sanh; bởi có tướng mà vô tướng, có thân mà chẳng phải thân này, gọi là không hiện hữu; bởi không còn bất giác, chẳng bị nghiệp dẫn dắt, nên không bị làm; niệm mà không có vọng niệm nên khứ, lai, hiện tại hòa làm một, vượt thoát khỏi số lượng, nên không hữu vi”. Nếu không có sự thật đó thì chẳng thể bảo rằng có sự xuất ly khỏi sự thật "Sinh, hiện hữu, bị làm, hữu vi"

Muốn biết thì đáp vậy. Sự thật là gì thì hỏi Phật Thích Ca.

Đại Thừa, Tiểu Thừa vốn dĩ chẳng có khác. Chỉ dựa trên một pháp mà giải thích khác nhau mà thôi. Thanh Văn, bởi sợ sanh tử, thấy tập liền dứt; tìm giải thoát như lìa nước tìm cá. Hàng Bồ Tát, biết Niết Bàn nơi sanh tử, tìm giải thoát như tìm cá nơi nước. Cho nên, pháp pháp vốn chẳng khác; tùy cách dụng công của mỗi người khác nhau mà thôi. Hành tứ niệm xứ cũng được quả Phật, cũng gọi là Bồ Tát vậy.


Được gửi bởi GS001 (Guest) vào 07/06/2011 03:14 PM
vodanh:

thien kien qua, muon nguoi ta khong thien kien, minh phai khong thien kien, neu a lay cai thien kien de noi nguoi ta, thi cai nay se phat sinh mot thien kien khac nua ma thoi, chang ich loi gi ca


GS001:


Đừng vì thấy có KHEN hay CHÊ mà cho rằng THIÊN KIẾN. Nếu KHEN hay CHÊ mà đúng với SỰ THẬT thì ai cũng phải khen chê như vậy, thì sao gọi là THIÊN KIẾN? Cho nên nếu bạn muốn chứng minh tôi THIÊN KIẾN thì phải chỉ ra cho tôi thấy tôi chê sai chỗ nào hay khen sai chỗ nào? Được như thế tôi xin cám ơn.


Bằng như bạn không chứng minh được thì tôi cho rằng vì bạn có gì tức tối mới phán cho tôi như vậy? Như vậy thì chính bạn mới là người THIÊN KIẾN đấy.

Được gửi bởi vodanh (Guest) vào 07/06/2011 05:07 AM
thien kien qua, muon nguoi ta khong thien kien, minh phai khong thien kien, neu a lay cai thien kien de noi nguoi ta, thi cai nay se phat sinh mot thien kien khac nua ma thoi, chang ich loi gi ca

Được gửi bởi GS001 (Guest) vào 07/05/2011 10:44 PM
LÊ SỸ MINH TÙNG:

Tư tưởng Đại thừa cho rằng tuy vạn pháp có kính thước nặng nhẹ khác nhau, màu sắc khác nhau, tướng trạng khác nhau nhưng tất cả đều cùng có chung một thể tánh thanh tịnh bản nguyên hằng giác. Thí dụ ra biển thấy sóng nổi từng đợt lên xuống, nhưng dưới lòng đại dương nước biển vẫn yên lặng thanh tịnh như tờ. Sóng là dụng của nước và nước yên lặng là thể của nước tức là thể và dụng cũng đều do nước mà có bất tức bất ly nghĩa là sắc tức là không và không cũng chính là sắc.



GS001:


Đại Thừa tự xưng là cao siêu mà sao lại giải thích SẮC/KHÔNG một cách gượng gạo và lũng cũng như thế nhỉ? Xin nghe cách giải thích này xem sao nhé:


1) Khi thực thành TỨ NIỆM XỨ, quán đầy đủ THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP (hoặc chiếu kiến NGỦ UẨN) của TA thì thấy các pháp đều sinh diệt theo duyên (CÁC PHÁP DO DUYÊN SANH), chẳng có cái nào là của ta cả. Đó là lúc giác ngộ TA không có bất cứ một thứ gì hết, tức thấy TA = KHÔNG.


Như vậy do quán SẮC (THỌ, TƯỞNG, HÀNH THỨC) mà thấy KHÔNG nên tuyên bố "SẮC tức thị KHÔNG" (THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC cũng như vậy). Đó là sự giác ngộ thứ nhất.


2) Nhưng mọi SẮC (THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC) do ai mà thấy?


-- Do TA mà thấy! Nhưng theo trên thì TA = KHÔNG. Vậy thì có thể nói rằng "KHÔNG tức thị SẮC" (THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC cũng như vậy). Đó là sự giác ngộ thứ hai.


3) Nhưng giữa SẮC và KHÔNG có đường phân chia không?


-- Không hề có sự phân chia từ đâu là KHÔNG, từ đâu là SẮC. Như vậy SẮC và KHÔNG ở trong cùng một THỂ.


Nói như vậy có nghĩa là "SẮC bất dị KHÔNG", "KHÔNG bất dị SẮC" (THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC cũng như vậy).


---


Đó là cách chứng ngộ BÁT NHÃ từ sự thực hành TỨ NIỆM XỨ, cũng gọi thực hành MINH SÁT TUỆ (hành thâm bát nhã), cũng gọi là CHIẾU KIẾN NGỦ UẨN.


Đó là cách giải thích BÁT NHÃ từ sự thực chứng chứ không bằng lý luận của tư tưởng như mấy ông Tổ TÀU. Nếu chỉ dùng lý luận thì đâu có thể thoát ra khỏi TƯỞNG, đâu thoát ra khỏi NGỦ UẨN. Đâu có thể chứng nổi NGỦ UẨN GIAI KHÔNG.

Được gửi bởi GS001 (Guest) vào 07/05/2011 09:40 PM LÊ SỸ MINH TÙNG:

Phật giáo Nguyên thủy cho rằng thế gian vạn pháp là thật, tham sân si cũng thật nên phải canh phòng cẩn mật. Ngược lại Đại thừa lý luận rằng tất cả vạn pháp có hình tướng đều là giả dối không thật.



GS001:


Tôi không hiểu do ai mà nhiều Phật tử Đại Thừa thường có quan kiến phân biệt Nguyên Thủy, Đại thừa như trên. Tôi hỏi các bạn: Phật giáo Nguyên Thủy có tuyên bố các Pháp là VÔ NGÃ không?


Mà VÔ NGÃ là thế nào?


-- Là CÁI BÀN không phải là CÁI BÀN, CÁI GHẾ không phải là CÁI GHẾ, và ngay cả cái TA còn không có, thì như vậy Pháp là THẬT? hay là KHÔNG THẬT?


Các bạn có bao giờ cảm nhận được "mình không hiện hữu" chưa? Phải chăng vì các bạn chưa thực chứng được VÔ NGÃ là thế nào, cho nên chỉ biết lặp lại các lời của mấy ông Tổ TÀU chưa chứng ngộ để chê bai Phật giáo Nguyên Thủy và đề cao Phật giáo Đại Thừa một cách vô nghĩa. Coi chừng các bạn trở thành những đệ tử TÀU thay vì đệ tử của PHẬT? Tôi thật không muốn Phật giáo VN ta cũng sẽ bị mất gốc như Phật giáo TÀU để rồi bị khô héo và tàn tạ như tình trạng Phật giáo bên Trung Quốc bây giờ.


Với những ai cứ cho rằng giáo lý Đại Thừa, vì có đề cao Phật Tánh, nên cao hơn giáo lý Nguyên Thủy, thì xin giải thích cho tôi nghe những câu kinh sau đây trong Tiểu bộ kinh của Phật giáo Nguyên Thủy thử coi.


“Này các Tỷ-kheo,

có sự không sinh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi.

Này các Tỷ-kheo, nếu không có cái không sinh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi,

thời ở đây không thể trình bày sự xuất ly khỏi sinh, khỏi hiện hữu, khỏi bị làm, khỏi hữu vi.

Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi,

nên có sự trình bày xuất ly khỏi sinh, khỏi hiện hữu, khỏi bị làm, khỏi hữu vi.”


Các bạn đâu biết rằng, nếu các bạn hiểu rõ các kinh tạng Nguyên Thủy thì các bạn sẽ thấy Giáo lý Đại Thừa đều từ đó mà ra. Nếu các bạn không chứng ngộ được VÔ NGÃ qua pháp TỨ NIỆM XỨ của Nguyên Thủy thì đừng hòng các bạn hiểu được chính xác KIM CANG, BÁT NHÃ của Đại Thừa. 





Ý kiến độc giả (25)

Được gửi bởi myPPCT (Guest) vào 07/12/2011 02:54 PM  
DIEU PHONG:

Thanh Văn, bởi sợ sanh tử, thấy tập liền dứt; tìm giải thoát như lìa nước tìm cá. Hàng Bồ Tát, biết Niết Bàn nơi sanh tử, tìm giải thoát như tìm cá nơi nước.
GS001:

Lại cũng chưa muốn bỏ cái cách ăn nói cố tình hạ thấp người khác để đưa cao mình lên cao đó hả? Tôi hỏi đạo hữu, khi giáo lý Nguyên thủy dạy về cách quán của TỨ NIỆM XỨ: "Tâm THAM nổi lên TUỆ TRI biết tâm THAM nổi lên, tâm SÂN nổi lên TUỆ TRI biết tâm SÂN nổi lên" Như vậy là ngay ở trong nước mà thấy sự giải thoát hay là ra khỏi nước? Giáo lý đó có dạy khi thấy THAM, SÂN, SI phải dẹp bỏ ngay hay không? mà đạo hữu quy kết người ta thấy TẬP liền dứt? Ai mới thiệt là BỒ TÁT?

Giai do quí đạo hữu không có sự thực hành đúng pháp, nên không thấy rõ thực chứng của người ta, mà chỉ cứ theo mấy ông tổ TÀU kết án chê bai Nguyên Thủy. Kiểu đó thôi qua TÀU mà tu học cho rồi, theo PHẬT làm chi? Kiểu đó không chóng thì chầy PHẬT GIÁO VN cũng sẽ đi theo sự tàn tạ của PHẬT GIÁO TÀU bởi vì MẤT GỐC của PHẬT.

MyPPCT: Chữ Tiểu Thừa đã bị Phật Giáo Thế Giới khai tử rồi. Nếu họ không lên tiếng thì cũng chẳng làm cho mấy thầy Nam Tông nổi giận. Hãy nhớ lời Đức Phật: MỌI PHÁP đều vô ngã thì làm gì có chuyện có 1 người với tâm "ích kỷ" luôn dao động và tu hành Pháp Nguyên Thủy. Nghĩ lại, nhiều Kinh Đại Thừa tôi rất sợ đọc vì hù dọa "Nếu hành trì Kinh này...thì phước đức vô hạn...gì đó..."...ai phỉ báng thì đọa địa ngục...Đọc Kinh Nguyên Thủy thì tôi không thấy mấy lời này. Còn nữa, nhiều Kinh Đại Thừa dài quá làm sao mà nhớ hết đối với người phàm phu đây? vậy thì nó truyền miệng từ vị Thánh hay phàm? Đọc trên mạng tôi thấy nhiều bài vạch ra Kinh Đại Thừa phần lớn là chế tác vậy thì có công bằng không khi 1 người sơ cơ tu theo kinh giả (nếu điều đó là thật?). Bồ Tát hay Thánh Alahan, Chân Sư, Cao Tăng nào sao không thấy giúp xác chứng việc này??? Đức Phật từng khuyến khích là nên đàm đạo về Pháp nếu còn nghi ngờ? Thật khó khăn cho hậu thế...1 lần sa chân vào Giời Cấm Thủ...không biết bao giờ trở lại làm người....và không biết bao giờ gặp được chánh pháp. Chẳng lẽ lời Đức Thế Tôn sau đây cần suy nghĩ "Hãy lấy pháp làm thầy". Con người ơi, mi lừa dối, pha trộn đủ điều từ thực phẩm hóa học cho đến kinh cũng làm giả. Loài người ơi, mi đúng là vô minh mới là người

Được gửi bởi MyPPCT (Guest) vào 07/12/2011 02:19 PM
Chữ Vô Niệm thật sự làm cho mỗi người mỗi kiểu hiểu, vậy thì chẳng lẽ có nhiều kiểu thành đạo à? Chữ Chánh Niệm trong Tứ Niệm Xứ thì nhiều sư giải thích rất giống nhau. Quả là Đại Thừa bao la pháp hiểu, pháp tu. Có 1 câu hỏi là những vị đệ tử của Lục Tổ ngày xưa và bây giờ hiểu có giống Lục Tổ hay không? Đạo hạnh Lục Tổ thì tôi không dám nghi ngờ nhưng Ngài nhập Niết Bàn chưa (tế nhị ) hay còn đâu đó thực hành Bồ Tát đạo để thành Phật Chánh Đẳng Chánh Giác mai sau? Theo tôi, tôi chọn Chánh Niệm trong Tứ Niệm Xứ chắc ăn hơn vì nó có lộ trình tu tập 16 tuệ, cụ thể biết mình đang ở đâu mà bước tiếp. 
 
Được gửi bởi GS001 (Guest) vào 07/07/2011 09:28 AM
vodanh:

Pham da noi ra la thien kien roi


GS001:


Không! nếu nói đúng SỰ THẬT thì không có THIÊN KIẾN. Vì SỰ THẬT là cái mà ai cũng chấp nhận. (Trừ khi kẻ tuyên bố SỰ THẬT mà không thiệt là SỰ THẬT thì tôi không bàn đến)

Được gửi bởi GS001 (Guest) vào 07/07/2011 09:24 AM
DIEU PHONG:

"Cái không sinh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi" là cái có thật, là sự thật,là Phật tánh. Bởi có thấy nghe hiểu biết mà không có tập khí bất giác vọng tưởng, gọi là không sanh; bởi có tướng mà vô tướng, có thân mà chẳng phải thân này, gọi là không hiện hữu; bởi không còn bất giác, chẳng bị nghiệp dẫn dắt, nên không bị làm; niệm mà không có vọng niệm nên khứ, lai, hiện tại hòa làm một, vượt thoát khỏi số lượng, nên không hữu vi”. Nếu không có sự thật đó thì chẳng thể bảo rằng có sự xuất ly khỏi sự thật "Sinh, hiện hữu, bị làm, hữu vi"


GS001: Như vậy giáo lý Nguyên Thủy cũng có nói đến Phật tánh chứ đâu khác gì Đại Thừa phải không? Tuy nhiên cái khôn ngoan là nói đến Phật tánh mà không có danh tánh. Như thế mới không lôi kéo chúng sanh trở lại sự CHẤP NGÃ, CHẤP THỦ, CHẤP HỮU. Như thế mới hoàn toàn ra ra khỏi vòng luân hồi 12 NHÂN DUYÊN.


Và ngày trong cái câu nói: "CÓ" MỘT CÁI "KHÔNG HIÊN HỮU" (không hiện hữu mà vẫn có) thì đó là đã làm nổi bật tư tưởng SẮC/ KHÔNG của BÁT NHÃ. Mấy ông tổ TÀU vì bị mất gốc (do chê bai giáo lý Nguyên Thủy để được nổi trội hơn), không có pháp thực hành TỨ NIỆM XỨ đúng gốc của Phật, nên không có THỰC CHỨNG, mới diễn tả BÁT NHÃ bằng lý luận của TƯ TƯỞNG, là trình độ còn nằm trong vòng NGŨ UẨN, thì làm sao có thể đạt đến trình độ NGỦ UẨN GIAI KHÔNG của BÁT NHÃ được.




DIEU PHONG:


Thanh Văn, bởi sợ sanh tử, thấy tập liền dứt; tìm giải thoát như lìa nước tìm cá. Hàng Bồ Tát, biết Niết Bàn nơi sanh tử, tìm giải thoát như tìm cá nơi nước.


GS001:


Lại cũng chưa muốn bỏ cái cách ăn nói cố tình hạ thấp người khác để đưa cao mình lên cao đó hả? Tôi hỏi đạo hữu, khi giáo lý Nguyên thủy dạy về cách quán của TỨ NIỆM XỨ: "Tâm THAM nổi lên TUỆ TRI biết tâm THAM nổi lên, tâm SÂN nổi lên TUỆ TRI biết tâm SÂN nổi lên" Như vậy là ngay ở trong nước mà thấy sự giải thoát hay là ra khỏi nước? Giáo lý đó có dạy khi thấy THAM, SÂN, SI phải dẹp bỏ ngay hay không? mà đạo hữu quy kết người ta thấy TẬP liền dứt? Ai mới thiệt là BỒ TÁT?


Giai do quí đạo hữu không có sự thực hành đúng pháp, nên không thấy rõ thực chứng của người ta, mà chỉ cứ theo mấy ông tổ TÀU kết án chê bai Nguyên Thủy. Kiểu đó thôi qua TÀU mà tu học cho rồi, theo PHẬT làm chi? Kiểu đó không chóng thì chầy PHẬT GIÁO VN cũng sẽ đi theo sự tàn tạ của PHẬT GIÁO TÀU bởi vì MẤT GỐC của PHẬT.


Thân ái.

Được gửi bởi webadmin (Administrator) vào 07/07/2011 02:39 AM
Trước hết xin cám ơn bạn GS001đã có lởi chỉ bảo. Tôi chỉ có vài lời hy vọng sẽ làm bạn hài lòng.

1)Lý luận Sắc, Không của bạn tuy dài dòng khó hiểu nhưng cốt yếu cũng lấy “Pháp Duyên Sanh” làm cơ bản chớ chẳng có triết lý gì cao siêu huyền diệu cả. Thí dụ khi duyên kết các pháp trùng trùng duyên khởi, nương gá tác động mà tạo ra bạn tức là Sắc. Nhưng trong bạn không có pháp nào có tự tánh nên tuy bạn đang sống mà tự thể là Không vì thế khi duyên tan, các pháp tan rã thì bạn trở về với cát bụi. Do đó tuy bạn Có mà vẫn như Không tức là Sắc tức là Không vậy. Nói cách khác tuy bạn còn thở, nhưng cái chết lúc nào cũng chực chờ nghĩa là sắc tức là không đó bạn. Trong không gian trống rỗng bạn đâu có thấy gì, nhưng cũng từ cái trống rỗng đó mà nếu bạn mở Cell phone thì nói chuyện với bạn bè được ngay. Phải chăng đây chính là không tức là sắc ? Giải thích như thế có dễ hiểu không bạn? Thêm nữa, “Không” theo quan niệm Đại thừa không phải là cái không có gì hết, như rông rùa sừng thỏ mà “Không” là chỉ cho những gì mà ngũ quan của con người không nhận biết được đó thôi. Nếu bạn thích thú thì trong kinh Lăng Nghiêm cũng có câu:”Tánh sắc chơn không, tánh không chơn sắc” để bạn thưởng lãm.


2)Nếu bạn cho rằng tham-sân-si là không thật thì tại sao Phật lại dạy Khổ đế, Tập đế? Nếu tham-sân-si không thật, nỗi khổ không thật, phiền não không thật thì tại sao Phật dạy giải thoát (Niết bàn Diệt đế) để làm gì? Nếu không thật thì tại sao Phật lại dạy 37 phẩm trợ đạo để diệt khổ? Không khổ thì lấy cái gì để diệt, thưa bạn? Không lẽ Phật lại dạy diệt cái không như bạn nói?


Kính chúc bạn thường an lạc


Lê Sỹ Minh Tùng

Được gửi bởi vodanh (Guest) vào 07/06/2011 10:58 PM
tu cai thien kien cua anh moi sinh ra cai thien kien cua toi, va muon van cai thien kien khac, ma da co thien kien tat phai co xung dot vi phai bao ve thien kien, tu xung dot ve tu tuong va ca xung dot ve hanh dong, tham chi la chien tranh xay ra, the gian bi kho boi cai nay nhieu roi, boi vi day la hien tuong pho bien cua the gian, neu anh co thien kien cung giong nhu do dau them vao lua thoi

Được gửi bởi vodanh (Guest) vào 07/06/2011 10:32 PM
Pham da noi ra la thien kien roi, loi toi noi cung chang ngoai le, anh muon bao ve ly le cua anh, chang le nguoi khac ho khong muon bao ve y kien cua ho sao, ma da co thien kien thi dan den hanh dong thien kien, tu hanh dong thien kien dan den xung dot la le tat nhien


Ý kiến độc giả (25)

Được gửi bởi webadmin (Administrator) vào 07/08/2011 07:46 AM
GS001:
Thật ra tôi đã biết bạn có nhiều tri kiến giống tôi, nhưng tại còn một vài chút ảnh hưởng "hơi TÀU" đó thôi. Tánh tôi thích phê bình thẳng thắn, xin cứ vui vẻ nhé.
Lê Sỹ Minh Tùng:
Rất cám ơn bạn quá khen mà cho tôi có tri kiến giống bạn. Một người quê mùa dốt nát thiếu đức hạnh như tôi thật không dám nhận những lời khích lệ của bạn. Bởi vì người quê mùa dốt nát như tôi thì không dám nhục mạ người, không đố kỵ nguời Tàu, người Ấn, người Tây hay người Việt vì Phật dạy rằng ai ai máu cũng cùng đỏ và nước mắt cùng mặn như nhau.
GS001:
Huyền diệu là ở chỗ THỰC NGHIỆM LÝ DUYÊN KHỞI (bằng sự thấy của TỨ NIỆM XỨ) chứ không phải chỉ chấp nhận qua ngôn từ lý thuyết. Có chính mắt thực nghiệm sự duyên sanh của các pháp, kể cả cái tâm của mình, mới chứng thực VÔ NGÃ một cách vững chắc, để không còn có thể bị NGÃ mê hoặc nữa.
Lê Sỹ Minh Tùng:
Nếu tôi hiểu không lầm thì lối giải thích ở trên chứng tỏ rằng bạn đã chứng ngã không? Nếu thế thì trong tâm của bạn đã hoàn toàn tịch mà chiếu được chưa? Tịch là không còn thấy mình nghĩa là không còn bị những vẫn đục tham-sân-si làm bận lòng, khó chịu mà nặng tiếng với người. Chiếu là tâm soi sáng, biết thế gian cũng” không” nên có cái gì trên đời làm bạn bực bội buồn phiền? Chắc bạn đã biết rằng tri ngộ chưa phải là liễu ngộ. Còn nếu chưa liễu ngộ thì chúng ta tất cả cũng đều là những con cóc dưới đáy giếng nhìn đời qua óc tưởng tượng phải không bạn? Tôi rất sợ câu:”tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri” đó bạn ạ.
GS001:

Muốn khám phá cái "KHÔNG THẬT" thì phải nhìn thẳng vào cái "THẬT" để thấy rõ THỰC TÁNH của nó. Chứ không phải áp chế tâm cho rằng KHÔNG THẬT trong khi tập khí xưa nay vẫn cho là THẬT. Đó là lý do PHẬT dạy CHÁNH NIỆM (nhìn thẳng vào cái thật) chứ không dạy VÔ NIỆM như mấy ông tổ TÀU.

Lê Sỹ Minh Tùng:
Thật tánh mà bạn nói ở trên chẳng qua là lối nói khác của lý vô thường, vô ngã của vạn pháp chớ có cái gì là thật tánh đâu? Bạn lý luận rằng nhìn thẳng vào tam khổ, bát khổ để khám phá cái “không thật” của nó. Vậy cái không thật của “khổ” là gì? Hay nói theo từ ngữ của bạn thì “thực tánh” của khổ là gì? Nhờ bạn trích dùm một đoạn nào trong kinh Nguyên thủy về vấn đề nầy dùm. Cám ơn bạn trước.


Còn Đại thừa giải thích thế nào? ... (Xem tiếp phần 2 - do bài viết quá 800 chữ)

Được gửi bởi GS001 (Guest) vào 07/08/2011 07:26 AM
VÔ DANH:

Anh noi khong u? co bip thien ha khong do? anh cho rang loi anh noi la dung su that la chan ly, duoc nhieu nguoi chap nhan, cai anh noi la dung u? anh dang bao ve cai tu tuong cua anh do, cai ly luan cua anh do, anh dang bao ve cai nhin cua anh do, noi mot cach khac la anh dang bao ve cai nga cua anh, ma da bao ve ve cai nga roi thi co phai la thien kien khong?


GS001:


Nếu tôi ĐÚNG thì chẳng cần bảo vệ, nó vẫn ĐÚNG (chỉ cần giải thích thôi). Nếu tôi SAI thì dầu tôi có bảo vệ đi nữa, nó vẫn SAI. Cho nên tôi không cố bảo vệ cái gì cả. Tôi đang chờ đạo hữu chỉ ra cái sai của tôi cho tôi được học hỏi thêm, và tôi mong được học hỏi cái đúng hơn, nếu có. Cho nên sự chọn lựa của tôi không do THIÊN KIẾN mà do TRÍ TUỆ. Đạo hữu đừng nhìn tôi qua đầu óc THIÊN KIẾN của đạo hữu.



VÔ DANH:


tu cai thien kien cua anh sanh ra mot cai thien kien nua do la, nguoi ta cung cho nguoi ta la dung, con anh noi la sai, nguoi ta cung ly luan cung dan chung, ho dau co chiu thua anh, dau co chiu nghe anh, ho cung bao ve ho co ma. Anh bao ve anh, ho bao ve ho, lay cai tu cach gi ma anh noi anh dung ho sai, anh thay ro thien kien cua anh chua?Bay gioi toi hoi anh cai nao la cai dung, cai nao la cai sai, cai anh cho la dung nhung nguoi ta cho la sai, cai nguoi ta cho la dung nhung anh cho la sai, cai dung voi doi tuong nay nhung sai voi doi tuong kia, cung nhu voi nhom nguoi nay voi nhom nguoi kia, noi rong ra tu quoc gia nay den quoc gia khac, co cai truoc day la dung nhung bay gioi la sai, co cai truoc kia la sai nhung bay gio la dung, co khi cai dung di truoc cai sai theo sau roi, cung co luc cai sai di truoc cai dung theo sau, co khi thay la sai do nhung no la dung, nhung co khi thay dung do, nhung no la sai, dung o goc do nay la dung, nhung o goc do khac la sai, co luc nguoi ta muon cai dung de lam cai sai, co luc muon cai sai de lam cai dung, toi hoi anh trong khong gian va thoi gian anh dung o goc do nao de phan xet ma noi dung sai, hay anh chi dung o khia canh cua anh thoi?ma the gian vo cung, thoi gian vo tan,chung sanh thi vo luong, du cac loai, chang le chap nhan chi dung o khia canh anh ma noi dung sai thoi sao? hay anh dang dung duoc tren tat ca khia canh nay ma noi dung sai


GS001:


Vậy tôi hỏi đạo hữu:


1) Khi ĐỨC PHẬT tuyên bố: "ĐỜI LÀ VÔ THƯỜNG" thì điều đó sai vào lúc nào? sai như thế nào?


2) Nếu không có SỰ THẬT thì những gì mà ĐỨC PHẬT đã giác ngộ, đã khám phá ra, cũng chẳng phải là SỰ THẬT? TAM PHÁP ẤN của Phật cũng là vô nghĩa ư?


3) Nếu cái gì cũng chẳng SAI chẳng ĐÚNG, chẳng CHÁNH chẳng TÀ, thì theo như đạo hữu, khỏi cần tôn xưng PHẬT là đấng CHÁNH BIẾN TRI (1 trong 10 danh hiệu của PHẬT) à?

Được gửi bởi Dieu Phong (Guest) vào 07/07/2011 09:23 PM
GS001: Lại cũng chưa muốn bỏ cái cách ăn nói cố tình hạ thấp người khác để đưa cao mình lên cao đó hả? Tôi hỏi đạo hữu, khi giáo lý Nguyên thủy dạy về cách quán của TỨ NIỆM XỨ: "Tâm THAM nổi lên TUỆ TRI biết tâm THAM nổi lên, tâm SÂN nổi lên TUỆ TRI biết tâm SÂN nổi lên" Như vậy là ngay ở trong nước mà thấy sự giải thoát hay là ra khỏi nước? Giáo lý đó có dạy khi thấy THAM, SÂN, SI phải dẹp bỏ ngay hay không? mà đạo hữu quy kết người ta thấy TẬP liền dứt? Ai mới thiệt là BỒ TÁT?

Dieu Phong:

Tôi chỉ nói cách hành của Thanh Văn chứ chẳng nói cách hành của Phật Giáo Nguyên Thủy. Tôi chẳng thấy kinh Đại Thừa và Tiểu Thừa chống đối nhau; chỉ thấy người Tiểu Thừa và Đại Thừa chống đối nhau. Cho nên : tôi chẳng nói Phật Giáo Nguyên Thủy là Thanh Văn.

Đó là đạo hữu nói cách quán của hành giả khi còn thấy được tham, sân, si; còn tôi nói cái thấy khi thành đạo mà phân biệt Thanh Văn và Bồ Tát. Hàng Thanh Văn nhờ định lực của giác quán mà tham, sân, si không nổi lên; tuy tham sân si không hiện hữu nhưng gốc tham sân si chưa bị diệt trừ. Cho nên nói: tuy giải thoát khỏi ràng buộc của tham sân si nhưng không phải lấy tham sân si làm nhân; gọi là tìm cá ngoài nước. Cũng gọi là giải thoát do tạo tác mà được; chẳng gọi là bản tâm thanh tịnh, cái vốn sẵn có.


Người xưa xem sanh tử như lửa cháy đầu, quyến một đời chứng ngộ; chứ chẳng phải người thời nay ung dung chốn thành thị, chờ ba a tăng kỳ kiếp mới thành đạo. Bởi thế mới có chuyện vào rừng núi, ngồi mãi chẳng nằm; ra khỏi sanh tử mới được nghỉ ngơi. Do điều kiện đó nên tâm chẳng duyên cảnh, tham sân si chẳng có điều kiện sanh khởi. Vì dứt đúng gốc bệnh nên gọi là Bồ Tát, chẳng diệt đúng gốc bệnh gọi là Thanh Văn. Thanh văn chỉ chưa hoàn thành Phật Đạo chứ chẳng bảo rằng sai đường.


Đạo hữu có cái nhìn thực dụng của người đời nay, luôn tìm hiểu cái này là có hay không, thật hay giả. Tôi chỉ là phàm phu, chẳng dám bảo mình đúng, trách người sai. Nếu chẳng biết nó thì bỏ nó qua một bên chứ chẳng phỉ báng, tự hại mình hại người. Vài nghìn năm sau, chắc nghiên cứu Phật Thích Ca có thật hay không rồi mới chịu tu đạo.


Được gửi bởi vodanh (Guest) vào 07/07/2011 07:23 PM
Anh noi khong u? co bip thien ha khong do? anh cho rang loi anh noi la dung su that la chan ly, duoc nhieu nguoi chap nhan, cai anh noi la dung u? anh dang bao ve cai tu tuong cua anh do, cai ly luan cua anh do, anh dang bao ve cai nhin cua anh do, noi mot cach khac la anh dang bao ve cai nga cua anh, ma da bao ve ve cai nga roi thi co phai la thien kien khong? tu cai thien kien cua anh sanh ra mot cai thien kien nua do la, nguoi ta cung cho nguoi ta la dung, con anh noi la sai, nguoi ta cung ly luan cung dan chung, ho dau co chiu thua anh, dau co chiu nghe anh, ho cung bao ve ho co ma. Anh bao ve anh, ho bao ve ho, lay cai tu cach gi ma anh noi anh dung ho sai, anh thay ro thien kien cua anh chua?Bay gioi toi hoi anh cai nao la cai dung, cai nao la cai sai, cai anh cho la dung nhung nguoi ta cho la sai, cai nguoi ta cho la dung nhung anh cho la sai, cai dung voi doi tuong nay nhung sai voi doi tuong kia, cung nhu voi nhom nguoi nay voi nhom nguoi kia, noi rong ra tu quoc gia nay den quoc gia khac, co cai truoc day la dung nhung bay gioi la sai, co cai truoc kia la sai nhung bay gio la dung, co khi cai dung di truoc cai sai theo sau roi, cung co luc cai sai di truoc cai dung theo sau, co khi thay la sai do nhung no la dung, nhung co khi thay dung do, nhung no la sai, dung o goc do nay la dung, nhung o goc do khac la sai, co luc nguoi ta muon cai dung de lam cai sai, co luc muon cai sai de lam cai dung, toi hoi anh trong khong gian va thoi gian anh dung o goc do nao de phan xet ma noi dung sai, hay anh chi dung o khia canh cua anh thoi?ma the gian vo cung, thoi gian vo tan,chung sanh thi vo luong, du cac loai, chang le chap nhan chi dung o khia canh anh ma noi dung sai thoi sao? hay anh dang dung duoc tren tat ca khia canh nay ma noi dung sai

Được gửi bởi GS001 (Guest) vào 07/07/2011 09:59 AM
LÊ SỸ MINH TÙNG:

Trước hết xin cám ơn bạn GS001đã có lởi chỉ bảo. Tôi chỉ có vài lời hy vọng sẽ làm bạn hài lòng.


GS001:


Thật ra tôi đã biết bạn có nhiều tri kiến giống tôi, nhưng tại còn một vài chút ảnh hưởng "hơi TÀU" đó thôi. Tánh tôi thích phê bình thẳng thắn, xin cứ vui vẻ nhé.



LÊ SỸ MINH TÙNG:


1)Lý luận Sắc, Không của bạn tuy dài dòng khó hiểu nhưng cốt yếu cũng lấy “Pháp Duyên Sanh” làm cơ bản chớ chẳng có triết lý gì cao siêu huyền diệu cả.



GS 001:


Huyền diệu là ở chỗ THỰC NGHIỆM LÝ DUYÊN KHỞI (bằng sự thấy của TỨ NIỆM XỨ) chứ không phải chỉ chấp nhận qua ngôn từ lý thuyết. Có chính mắt thực nghiệm sự duyên sanh của các pháp, kể cả cái tâm của mình, mới chứng thực VÔ NGÃ một cách vững chắc, để không còn có thể bị NGÃ mê hoặc nữa.


PHẬT NGÔN: "Này Ananda, giáo pháp Duyên khởi này thâm thúy, thật sự thâm thúy. Này Ananda, chính vì không giác ngộ, không thâm hiểu giáo pháp này mà chúng sanh hiện tại bị rối loạn như một ổ kén, rối ren như một ống chỉ, giống như cỏ munja và lau sậy babaja (ba-ba-la) không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sanh tử. "



(Kinh Đại Duyên, Trường bộ kinh)




LÊ SỸ MINH TÙNG:


Thêm nữa, “Không” theo quan niệm Đại thừa không phải là cái không có gì hết, như rông rùa sừng thỏ mà “Không” là chỉ cho những gì mà ngũ quan của con người không nhận biết được đó thôi. Nếu bạn thích thú thì trong kinh Lăng Nghiêm cũng có câu:”Tánh sắc chơn không, tánh không chơn sắc” để bạn thưởng lãm.


GS001:


Khi chúng sanh còn CHẤP THỦ, CHẤP HỮU thì rất khó chứng được KHÔNG TÁNH của chính mình và các pháp. Cho nên không cần bàn về KHÔNG THẬT hay KHÔNG GIẢ. Mà chỉ cần "NHẤT THIẾT KHÔNG" (kinh Diệu Pháp Liên Hoa) thì sẽ rõ biết mọi chuyện thực hư như thế nào. Cho nên giáo lý Nguyên Thủy chỉ cần nói đến VÔ NGÃ là đủ rồi. Khi đã hết sạch sự CHẤP THỦ, CHẤP HỮU để thực chứng VÔ NGÃ thì sẽ có thể thấy rõ CHÂN NHƯ NIẾT BÀN như thế nào.





LÊ SỸ MINH TÙNG:


2)Nếu bạn cho rằng tham-sân-si là không thật thì tại sao Phật lại dạy Khổ đế, Tập đế? Nếu tham-sân-si không thật, nỗi khổ không thật, phiền não không thật thì tại sao Phật dạy giải thoát (Niết bàn Diệt đế) để làm gì?


GS001:


Muốn khám phá cái "KHÔNG THẬT" thì phải nhìn thẳng vào cái "THẬT" để thấy rõ THỰC TÁNH của nó. Chứ không phải áp chế tâm cho rằng KHÔNG THẬT trong khi tập khí xưa nay vẫn cho là THẬT. Đó là lý do PHẬT dạy CHÁNH NIỆM (nhìn thẳng vào cái thật) chứ không dạy VÔ NIỆM như mấy ông tổ TÀU. 
Ý kiến độc giả (25)

Được gửi bởi MyPPCT (Guest) vào 07/12/2011 02:19 PM
Chữ Vô Niệm thật sự làm cho mỗi người mỗi kiểu hiểu, vậy thì chẳng lẽ có nhiều kiểu thành đạo à? Chữ Chánh Niệm trong Tứ Niệm Xứ thì nhiều sư giải thích rất giống nhau. Quả là Đại Thừa bao la pháp hiểu, pháp tu. Có 1 câu hỏi là những vị đệ tử của Lục Tổ ngày xưa và bây giờ hiểu có giống Lục Tổ hay không? Đạo hạnh Lục Tổ thì tôi không dám nghi ngờ nhưng Ngài nhập Niết Bàn chưa (tế nhị ) hay còn đâu đó thực hành Bồ Tát đạo để thành Phật Chánh Đẳng Chánh Giác mai sau? Theo tôi, tôi chọn Chánh Niệm trong Tứ Niệm Xứ chắc ăn hơn vì nó có lộ trình tu tập 16 tuệ, cụ thể biết mình đang ở đâu mà bước tiếp.

Được gửi bởi vodanh (Guest) vào 07/10/2011 06:02 PM
Dau tien anh cho toi hoi mot cau: Anh da dat den cho nay chua? toi khong can biet anh noi that hay doi.
Mot lan nua anh lai Lao Lua Bip tiep: anh noi anh UA TRU DAU THI TRU, anh dinh chay tron u?cho du anh muon chay di dau toi deu duoi theo anh duoc, anh len troi, toi len troi,a xuong dat, toi xuong dat,anh vao nuoc toi vao nuoc, anh vao lua, toi vao lua, anh vao Khong toi vao Khong, anh vao Co toi vao Co, anh noi Nga, toi noi Nga, anh noi Vonga, toi noi Vonga, noi chung la anh muon chay di dau, muon tron tranh di dau, bat ky dang hinh thai nao, toi deu co the theo anh. Nhung cai dang nay chang phai cho Tru cu a anh sao?, sao bao la Votru? Noi xang noi bay, chi che day cai ban nga cua anh thoi, kheo che mat thien ha, dung lua nua.Hay tro ve thuc tai di.
Anh noi khong nhi bien, noi ve Vonga, cho du vo nga bao gom cai gi, vay anh bao Phat thuyet nay no, co phai noi xang noi bay khong? chinh anh phu nhan ma? anh dung co choi nay choi no, hay nhin ky vao di.

Được gửi bởi GS001 (Guest) vào 07/10/2011 08:20 AM
VODANH:

Anh nói rằng anh không đứng đâu cả là nói Láo, Bịp, Lừa, anh đang đứng ở chỗ Vô trụ của anh đó, sao bảo không đứng ở đâu cả.


GS001:


Thế là đạo hữu chỉ chấp vào nghĩa "KHÔNG" của VÔ TRỤ. Nếu đạo hữu chỉ hiểu VÔ TRỤ theo nghĩa phân biệt như vậy thì VÔ TRỤ của đạo hữu còn "HỮU TRỤ".


VÔ TRỤ của tôi còn có nghĩa "ƯA TRỤ VÀO ĐÂU THÌ TRỤ". Đó là ý nghĩa "vừa KHÔNG vừa SẮC", "KHÔNG tức thị SẮC", "SẮC tức thị KHÔNG". Đó là ý nghĩa "BẤT NHỊ" của VÔ TRỤ. VÔ TRỤ như thế mới thật là không đứng vào đâu cả.



VODANH:


anh không thấy anh hiện hữu ư (Vô ngã)? vậy ai thấy? , ai cho rằng mình không hiện hữu? có phải anh không? anh có phải lấy tay mà che mắt thiên hạ không đó?

Như anh đã đề cập đến vấn đề Vô ngã, vậy ai nói, ai thuyết mà bảo là Phật thuyết này nọ, có phải là bịp thiên hạ không?

GS001:


Một lần nữa đạo hữu lại chỉ chấp vào nghĩa KHÔNG của VÔ NGÃ. Phải thấy được rằng khi Phật tuyên bố: "VẠN PHÁP VÔ NGÃ" thì có nghĩa mọi NGÃ đều VÔ NGÃ. Ví dụ, ngay khi đạo hữu tuyên bố với sự phân biệt ngã chấp: "Đây là TÔI", "đây là ANH", thì những lời tuyên bố đó cũng vẫn VÔ NGÃ (do duyên sanh, không do đạo hữu).


Cho nên khi đạo hữu còn ở trong thế giới của NGÃ CHẤP thì đạo hữu thấy cái gì cũng HỮU NGÃ, người nói VÔ NGÃ cũng hữu ngã, Phật cũng hữu ngã. Nhưng trong thế giới của các bậc đã chứng ngộ VÔ NGÃ thì mọi sắc tướng của NGÃ đều VÔ NGÃ. Do đó khi Đức Phật thuyết pháp, dầu cho ngài có phân biệt TA, NGƯƠI, v.v. thì ngài vẫn ở trong VÔ NGÃ.


Câu hỏi "ai nói VÔ NGÃ?" của đạo hữu là do còn NGÃ CHẤP mới hỏi như vậy. Khi còn NGÃ CHẤP thì luôn luôn đòi hỏi ai? ai? Nhưng câu hỏi đó mà đem hỏi các bậc VÔ NGÃ thì nghe buồn cười lắm. Đang ở trong VÔ NGÃ, đang có VÔ NGÃ, mà lại không hay biết, cứ tưởng mình chưa hề có VÔ NGÃ. Hỏi như thế chẳng khác gì con cá đang ở trong nước mà cứ hỏi "nước ở đâu?", "nước ở đâu?" Hì hì, nghe buồn cười lắm đạo hữu ơi!


Cho nên phải biết rằng VÔ NGÃ bao luôn cả NGÃ, chứ nếu VÔ NGÃ mà còn phân biệt khác NGÃ, thì VÔ NGÃ cũng có NGÃ rồi. Đạo hữu phải thấy được cái ý nghĩa "BẤT NHỊ" của VÔ NGÃ. Nếu đạo hữu còn dùng cái đầu óc "NHỊ BIÊN" để hiểu VÔ NGÃ, thì sẽ chẳng bao giờ hiểu đúng được VÔ NGÃ của Phật đâu.


Nói tóm lại, những Phật tử Đại thừa nào mà còn chê bai VÔ NGÃ của giáo lý Nguyên thủy, thì đó là những kẻ còn ở trình độ "TIỂU THỪA", chưa thiệt phải là ĐẠI THỪA. Vì còn đầu óc "NHỊ BIÊN". Nói như vậy tôi muốn nhấn mạnh rằng mấy ông Tổ TÀU chê bai giáo lý NGUYÊN THỦY, thì mấy ông còn thuộc hàng hạ căn, nhị biên, tiểu thừa. Đại thừa của họ là loại "ĐẠI THỪA MẤT GỐC", "ĐẠI THỪA KHÔ HÉO", không thể là "ĐẠI THỪA CHƠN THẬT".


"ĐẠI THỪA CHƠN THẬT" phải không lìa gốc rể NGUYÊN THỦY, phải trân quí gốc rể NGUYÊN THỦY, phải bảo tồn gốc rể NGUYÊN THỦY như phần sống chết, cốt lỏi của mình. Có như thế ĐẠI THỪA mới luôn luôn TƯƠI TỐT, vừa CAO, vừa RỘNG, bao trùm tất cả. Đó là tôi tuyên xưng cái nghĩa "ĐẠI THỪA CHƠN THẬT" cho PHẬT GIÁO VIỆT NAM. Đừng u mê từ bỏ gốc NGUYÊN THỦY để thành "ĐẠI THỪA KHÔ HÉO" của PHẬT GIÁO TRUNG HOA.


Thân ái.

Được gửi bởi vodanh (Guest) vào 07/09/2011 09:02 PM
Truoc tien toi khang dinh lai mot lan nua la toi van nam trong thien kien, nhu toi da noi truoc day.
Con anh cho rang anh noi la that, la chan ly, khong thien kien, theo y cua anh co ma, anh tu do phan xet theo y kien cua anh co ma, cung nhu co nguoi cho minh da dac Alahan, Tudahoan, Tudaham.
Anh hoi toi dung o dau, toi xin thua, toi dung trong khong gian, thoi gian, va trong chung sanh, cai nhin con han hep lam, nen toi dau co cho minh la dung, la chan ly
Anh noi rang anh khong dung dau ca la noi Lao, Bip, Lua, anh dang dung o cho Votru cua anh do, sao bao khong dung o dau ca, anh khong thay anh hien huu u (Vonga)? vay ai thay?, ai cho rang minh khong hien huu? co phai anh khong? anh co phai lay tay ma che mat thien ha khong do?
Nhu anh da de cap den van de Vonga, vay ai noi, ai thuyet ma bao la Phat thuyet nay no, co phai la bip thien ha khong?

Được gửi bởi GS001 (Guest) vào 07/09/2011 03:44 PM
VO DANH:

Anh tuyen bo rang anh noi su that u, noi cai su that u? nhung toi hoi anh Anh Dung O Dau ma tuyen bo nhu vay? trong cai khong gian vo tan, thoi gian vo cung, chung sanh vo luong vo bien, va anh noi anh dung u?, mot dieu het suc ngong cuong, long ngon, tu dat minh vao trung tam cua vu tru sao?


GS001:


Thế đạo hữu đứng ở đâu mà đạo hữu tuyên bố "không gian vô tận, thời gian vô cùng, chúng sanh vô biên"? Những điều đó đạo hữu có cho là SỰ THẬT không? Tôi không thấy tôi đứng ở đâu cả (VÔ TRỤ), thậm chí tôi không thấy tôi hiện hữu (VÔ NGÃ) thì như vậy đâu thể nói tôi đứng ở đâu? Nhưng tôi vẫn biết thế gian vũ trụ này có 3 SỰ THẬT mà không ai chối cải được: VÔ THƯỜNG, KHỔ, VÔ NGÃ. Đạo Phật gọi đó là TAM PHÁP ẤN. Ai muốn tuyên bố rằng mình là bậc chứng ngộ thì phải thấy rõ ba sự thật đó.


Về sự KHỔ còn có thêm các sự thật khác nữa: KHỔ CÓ NGUYÊN NHÂN và nguyên nhân đó là VÔ MINH CHẤP NGÃ. NIẾT BÀN là khi sự khổ được chấm dứt, tức hết VÔ MINH CHẤP NGÃ. Và, con đường đi tới NIẾT BÀN là BÁT CHÁNH ĐẠO trong đó CHÁNH NIỆM là pháp quan sát và TÌM HIỂU CHÍNH MÌNH để thấy rõ thực tướng VÔ NGÃ của mình. Thực chứng VÔ NGÃ rồi thì ra khỏi VÔ MINH CHẤP NGÃ và chấm dứt khổ đau.


Đó là những sự thật mà tôi đã học được từ ĐỨC PHẬT. Nếu đạo hữu tin và thực hành thì sẽ có lợi ích và sẽ không còn phải tu theo các con đường mông lung như từ trước tới nay. Tôi chẳng phô trương gì cả. Đã học được đạo VÔ NGÃ của Phật thì không u mê làm chuyện đó.



VO DANH:


toi hoi anh mot cai don gian thoi? anh dung truoc buc tuong, dang sau buc tuong co gi? anh tra loi duoc khong?do la mot khong gian nho day, neu khong tra loi khong duoc sao dam ca gan phan xet cai nay dung cai kia sai, khen cai nay che cai no.


GS001:


Thế đạo hữu có biết ngay trước con mắt của đạo hữu có bao nhiêu lông mi chưa, mà dám nói chuyện xa vời là vũ trụ vô biên. Đâu phải không biết chuyện gần thì chẳng biết chuyện xa. Ngay cái thân tâm gần nhất của mình, đạo hữu đã hiểu biết được bao nhiêu? Tôi không thấy có gì xứng đáng và lợi ích hơn là hiểu biết chính mình. Đạo hữu nên bỏ thì giờ thực hành TỨ NIỆM XỨ để hiểu biết thêm về chính mình hơn là công kích tôi.



VO DANH:


Anh co biet Phat thuyet phap bon muoi chin nam, cuoi cung tuyen bo khong noi loi nao khong?


GS001:


Phật có tuyên bố như vậy thật ư? Nếu Phật không nói lời nào thì ai nói những lời đó? Mà nếu Phật đã nói những lời đó thì sao lại bảo không tuyên bố lời nào?


Phật là ĐẤNG SỰ THẬT, tất cả những gì Phật nói ra đều là SỰ THẬT. Phật đâu thể chối bỏ sự thật đã thuyết pháp 49 năm. Đừng phỉ báng Phật là kẻ bất nhất làm một đường nói một nẻo. Lẻ nào Pháp mà Phật đã ban cho là đèn sáng để hướng dẫn chúng sanh ra khỏi vô minh, rồi lại muốn tắt đi để chúng sanh lại quờ quạng. Tôi không tin là Phật đã nói câu đó, Chính các ông Tổ TÀU muốn đặt câu đó vào miệng Phật để cho Phật tử quên đi giáo lý của Phật rồi chỉ theo lời dạy của mấy ông TÀU mà thôi. Chính cái tội lỗi làm cho Phật giáo bị mất gốc đó mà bây giờ PHẬT GIÁO TRUNG HOA đã bị suy tàn.



VO DANH:


anh co doc cau: nhuoc di sac kien phat, di am thanh cau phat, thi nhan hanh ta dao, bat nang kien nhu lai


GS001:


Đạo hữu có muốn tôi giảng câu đó cho đạo hữu một cách rõ ràng và cụ thể không?


-- Ý Phật dạy rằng muốn thấy Phật phải nhìn vào trong chính mình tức thực hành TỨ NIỆM XỨ (con đường độc nhất), chứ không chạy theo trần cảnh bên ngoài, theo sắc tướng, theo âm thanh. Thế nhưng từ xưa tới nay có bao nhiêu đạo hữu đã được dạy thực hành TỨ NIỆM XƯ? Lỗi đó do ai? Có phải do nhiều ông tổ TÀU đã chê bai giáo lý Nguyên thủy không? Qúi đạo hữu không thực hành TỨ NIỆM XỨ thì đừng hòng hiểu được chính xác KIM CANG, BÁT NHÃ. Tôi khẳng định như vậy. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét