Tranh luận: THIỀN VÀ VÔ NIỆM (Cư Sĩ Nguyên Giác)

THIỀN VÀ VÔ NIỆM (Cư Sĩ Nguyên Giác)

Tác giả : Nguyên Giác

THIỀN VÀ VÔ NIỆM

Nguyên Giác xin góp ý vài lời về một đề tài đang thảo luận trên Thư Viện Hoa Sen, nhưng xin tách riêng làm mục từ "Thiền và Vô Niệm," vì nhiều lý do tiện dụng.

Thứ nhất, lẽ ra ngôn ngữ bất xứng  như “giấu nghề kiểu Trung Hoa... chuyện lừa bịp... rinh hết về tàu...” không nên có trong nhà chùa. Nếu có ai vào sân chùa (ở Mỹ) mà la lối rằng sư này lừa, sư kia bịp, thì Chư Tăng Ni không đối thoại, có thể sẽ là im lặng nhẫn nhục, hoặc có thể bấm số 911 gọi cảnh sát. Ngôn ngữ đối thoại, dù là khi Phật Giáó đối thoaị với Ky Tô Giáo, với Hồi Giáo, với Khổng Giáo... đều không ai dùng ngôn ngữ như thế.

Thứ nhì, có chỗ tế nhị, rằng khi nơi đây phải nói rằng Hòa Thượng Thích Minh Châu đã dịch sai, khi Ngài dùng chữ Tứ Niệm Xứ là pháp "duy nhất" (only) -- thực ra là "trực tiếp" (direct) mới đúng. Nhưng thực ra chuyện này không quan trọng, nếu mọi người thực tu, thực sự quan sát, và chịu đọc nghiêm chỉnh. Ngài Bodhi đã phân tích cách dịch 2 chữ naỳ (mà bây giờ tôi không tìm link được) và chọn cách dịch "direct path" cho Tứ Niệm Xứ. Tôi không muốn bàn sâu chuyện này, xin để cho các học giả quan tâm. Nhiều dịch giả khác, như Thanissaro cũng dịch là "direct path". Còn lý do nào Ngài Minh Châu dịch đó là "pháp duy nhất" thì tôi không rõ.


http://www.dhammawheel.com/viewtopic.php?f=25&t=1874&start=0
MN 10 PTS: M i 55
Satipatthana Sutta: Frames of Reference
translated from the Pali by
Thanissaro Bhikkhu


"The Blessed One said this: "This is the direct path for the purification of beings, for the overcoming of sorrow & lamentation, for the disappearance of pain & distress, for the attainment of the right method, & for the realization of Unbinding — in other words, the four frames of reference. Which four?"

Chỗ đó tìm dễ, chỉ cần vào Google.com, gõ nhóm chữ "four foundations  mindfulness direct path" là ra nhiều links.

Nhưng Tổ Sư Thiền  nhấn mạnh về pháp đốn ngộ, thực ra cũng là một hình thức Tứ Niệm Xứ cho một số trường hợp đặc biệt. Mà Đức Phật đã nhiều lần, vừa nói xong, nhiều vị lập tức giác ngộ, điển hình trong đó có ngàì Bahiya, có chàng trai Uggasena... lập tức đắc quả A La Hán.

Nhưng thế nào là pháp của Lục Tổ Huệ Năng:
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-648_5-50_6-2_17-88_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
http://old.thuvienhoasen.org/kinhphapbaodan-minhtruc-04.htm
PHÁP BẢO ĐÀN KINH
Minh Trực Thiền Sư Việt dịch
4. Phẩm Định Huệ

(Nói về phápThiền Định và Trí Huệ)
"Chư Thiện tri thức, pháp môn của ta đây từ trên truyền xuống, trước hết lập Không Niệm (Vô Niệm) làm tông, Không Tướng (Vô Tướng) làm thể, Không Trụ (Vô Trụ) làm gốc.  Không niệm nghĩa là trong khi niệm, lòng không động niệm.  Không tướng nghĩa là đối với sắc tướng, lòng lìa sắc tướng.  Không trụ có nghĩa là đối với các điều lành dữ, tốt xấu ở thế gian, cùng với kẻ thù, người thân, đối với lúc nghe các lời xúc pham, châm chích, khinh khi, tranh đấu, Bổn tánh con người xem cả thảy như không không, chẳng nghĩ đến việc đền ơn trả oán.  Trong niệm niệm lòng không nghĩ đến các cảnh mình đã gặp trước.  Nếu niệm trước, niệm nay, niệm sau, niệm niệm nối tiếp nhau chẳng dứt, thì gọi là bị buộc ràng.  Đối với các pháp, niệm niệm lòng không trụ vào đâu thì khỏi bị buộc ràng.  Ấy là lấy Không Trụ làm Gốc. "

Những chỗ đó, bản thân mình đã tập hầu hết các pháp nhà Phật, và lòng không còn phân biệt nữa. Thực sự như thế. Ngaỳ xưa, Sư Thúc tôi là Thầy Thường Chiếu nói "vô niệm là xong." Nhưng khi tôi hỏi Thầy Tịch Chiếu, có phải như thế, Thầy Tịch Chiếu nói rằng chưa phải, nhưng Thầy im lặng, không giaỉ thích.

Sau này, trải qua nhiều thập niên, và học qua nhiều cơ duyên, nhiều pháp, tôi không thắc mắc nữa. Và tôi đã viết về Thiền Là Tứ Niệm Xứ. Xem:
http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-93_5-50_6-1_17-16_14-1_15-1_4-10928/
http://old.thuvienhoasen.org/cusi-gopyvecachtiepcan.htm
GÓP Ý VỀ CÁCH TIẾP CẬN
Cư Sĩ Nguyên Giác

"Tất nhiên, bạn có thể chọn pháp môn khác của nhà Phật, tùy nghi. Một trong các pháp khác mà tôi ưa thích là tham thoại đầu về chữ “Ai.” Cứ đi đứng nằm ngồi, trong từng cử động, trong từng niệm khởi, trong từng cảm thọ... hãy cứ  quan sát xem ai đang cử động, ai đang khởi niệm, ai đang cảm thọ. Tự nhiên, tâm mình sẽ lặng lẽ dễ dàng. Như thế, pháp Thiền Thoại Đầu này cũng thực sự là Tứ Niệm Xứ, vì là bạn đang niệm toàn thân, niệm toàn tâm và niệm toàn thọ.  Hoặc là bạn nên Niệm Phật, tập lắng nghe từng danh hiệu ngài."

Hay là, khi giải thích về Kinh Pháp Cú. Mời xem:

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-79_4-8618_5-50_6-1_17-9_14-2_15-1/
55 Bậc Nhất
Chúng ta nên hỏi câu này: Ai đã vượt qua cả thiện và ác?
Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật nói trong đoạn 39 rằng người đã buông bỏ cả thiện và ác thì không sợ hãi gì, nói trong đoạn 97 rằng người đã phá hủy các nhân duyên cho mọi pháp thiện và ác là người tối thắng, nói trong đoạn 126 rằng người không trụ vào tất cả pháp thiện và ác thì thành tựu Niết Bàn, nói trong đoạn 267 rằng người đã ném bỏ hết mọi pháp thiện và ác thì được gọi là một vị sư, và nói trong đoạn 412 rằng người vượt qua sự trói buộc của mọi pháp thiện và ác thì được Phật gọi là một vị Bà La Môn.

55 The Highest
We should ask the following question here: who has gone beyond both good and evil?
In The Dhammapada, Buddha says in verse 39 that the person who drops all good and evil has no fear at all, in verse 97 that the person who destroys causes for all good and evil is the ultimate human, in verse 126 that the person who does not cling to all good and evil attains Nirvana, in verse 267 that the person who throws out all good and evil is called a monk, and in verse 412 that the person who transcends the ties of all good and evil is called by Buddha a brahman.


Xin mời xem lại các đoạn Pháp Cú trên.

Xin chúc lành
Cư Sĩ Nguyên Giác

Ban biên tập ghi lại các links trong phần góp ý của cư sĩ Nguyên Giác mà một trong các link đã bị cut off do bài góp ý dài hơn 900 chữ
Kinh Trung Bộ giảng giải - Bài 002: Kinh Bảy Cách Tu
Thánh nhân trong kinh điển Pali
6 con đường tới Niết Bàn, Tự Điển Wikipedia
Quan điểm Phật Giáo Miến Điện: DIFFERENT WAYS TO NIRVANA (NIBBANNA)
Ý kiến độc giả (14)
  Được gửi bởi Ban Mai (Guest) vào 05/10/2011 07:21 PM
Cuộc tranh luận về thiền và vô niệm xuất phát từ bạn GS001 cho thấy thực trạng của Phật Giáo VN hiện nay là: Thiếu một sự chương trình hoằng pháp bài bản xuất phát từ việc khảo sát căn cơ của từng nhóm người trong xã hội VN. Mỗi nhóm người trong xã hội VN sẽ thích hợp với một loại kinh hoặc một pháp tu. Tuy nhiên, thực trạng tại VN là thày nào chuyên về pháp tu nào thì chủ yếu lo xiển dương pháp tu của mình là tốt nhất, xem nhẹ các pháp tu khác, không quan tâm tới căn cơ của người đệ tử của mình có hợp với mình không. Đặc biệt là chẳng có chuyện vị thày ở pháp tu này giới thiệu đệ tử tới vị thày khác có pháp môn khác phù hợp hơn.

Sau đây là vài câu hỏi căn cốt để mọi người cùng suy ngẫm, may ra đến tai được những người thực lòng mong muốn đem Phật Pháp ra đời cứu độ CHÚNG SINH TRONG ĐỜI NÀY.


Các câu hỏi này dành cho những Tăng, Ni, Phật Tử Thời Nay:

1/ Đã có ai đã thực sự trải qua nhiều pháp tu khác nhau một cách nghiêm túc để mà thực tâm thấy rõ được rằng Phật phải nói về nhiều pháp tu, nhiều kinh khác nhau để cứu độ chúng sinh có căn cơ rất khác nhau? Và các kinh và pháp tu này cùng dẫn chúng sinh tới giác ngộ như nhau?

2/ Đã có ai sau khi đạt tứ thiền chứng đắc được tam minh để thấy mình viên ngộ chưa? Nếu đạt được tứ thiền hoài mà không giác ngộ thì làm cái gì tiếp?


3/ Người tu thiền tứ niệm xứ quán sát bát chánh đạo làm sao trả lời rốt ráo câu hỏi vô minh ở đâu mà có chưa? Có đọc kỹ thiền luận của DT.Suziki để thấy ông chỉ rõ cái khiếm khuyết này ra sao chưa?


4/ Có người bảo Phật Pháp thời này là mạt phát, Phật Giáo Nguyên Thủy là giành cho thời Chánh Pháp khi Phật còn sống không phải thời nay. Vậy đã có chứng cứ lịch sử nào rõ ràng để mà phân biệt được 3 thời Mạt Phát, Tượng Pháp và Chánh Pháp?


5/ Có người bảo vì là thời mạt pháp nên chỉ có pháp môn tịnh độ lấy kinh A Di Đà làm tâm yếu là thích hợp cho thời nay. Những vị giáo thọ pháp môn này có thấy là chỉ có chủ yếu là ông già bà lão và những người chán đời tới với mình, còn đa số những người thành đạt trong đời sống tránh xa mình, và có thể sau khi gặp mình tránh xa luôn cả Phật Pháp chăng?

5.1/ Có thấy mình tội lỗi với nhóm người này khi mà không giới thiệu cho họ Kinh Dược Sư thích hợp với căn cơ của họ hơn nhiều chăng?
5.2/ Có thấy là nếu cả xã hội chán sống ở cõi ta bà này thì chính mình có còn được yên thân mà tu tới khi nhất tâm niệm A Di Đà tới lúc lâm chung chăng?

6/ Tại sao hầu hết các pháp môn Phật Pháp tại VN chủ yếu khuyên con người trở nên yếm thế và tránh xa trần tục mà không nhập thế để khuyên con người sống lành mạnh, tạo ra sự thịnh vượng từ việc làm ăn chân chính? Chẳng lẽ Phật giáo tạo ra sự đói nghèo?


7/ Người tu tiểu thừa thường bảo mình phải giác ngộ trước mới mong độ người. Người tu đại thừa thì bảo không thể có hạnh phúc một mình nếu những người xung quanh mình không có hạnh phúc, do đó không thể cách ly thế gian. Nếu ai cũng cách ly thế gian thì những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, chỗ ở, chữa bịnh... do ai phục cho mình để mà mình tu. Vậy ai đúng?


8/ Người tu theo thiền tông Trung Hoa thường theo lối đốn trước tiệm sau, bỏ qua tứ thiền. Người theo thiền minh sát thì tuần tự từng buớc. Vậy ai đúng?


9/ Tại sao, hầu như trong kinh nào Phật cũng bảo rằng việc hành trì theo kinh đấy là con đường duy nhất đạt tới giác ngộ, hoặc phải có phước đức nhiều đời mới gặp kinh ấy, do vậy phải hành trì kinh đó hết mình?


10/ Cuối cùng, cho dù theo pháp môn nào, nếu ai đó tu hoài mà không giác ngộ được thì người đó phải làm cái gì tiếp theo để không thối chuyển? Có nên chuyển pháp tu chăng?


Kính chúc mọi người luôn sáng suốt và hạnh phúc.
Được gửi bởi GS001 (Guest) vào 05/10/2011 07:22 AM
Có lẻ Đạo hữu NGUYÊN GIÁC chưa chính mình thực nghiệm pháp tu cho đến nơi đến chốn để xác định con đường giải thoát chân thật, mà chỉ tìm con đường giải thoát qua các dịch giả, nên mới thắc mắc không biết TỨ NIỆM XỨ có phải là con đường ĐỘC NHẤT hay không chăng? Tại sao đạo hữu không đem kinh tạng Pali ra đối chiếu mà lại chê hòa thượng Minh Châu đã dịch sai bởi không dịch giống với các dịch giả khác. Không lẻ ngài không biết hai danh tự "độc nhất" và "trực tiếp" trong tiếng Pali sao?

Tôi đã từng thấy nhiều dịch giả Đại Thừa khi dịch kinh TỨ NIỆM XỨ trong bộ A HÀM đã cố tình tránh né không dùng hai chữ "ĐỘC NHẤT". Họ không thể tin được chuyện "ĐỘC NHẤT" vì trong đầu óc họ đã bị tiêm nhiễm các tư tưởng; "vạn pháp là Phật Pháp" hoặc "Đạo Phật có 84000 pháp môn". Trong khi đó tôi không thấy ở kinh sách nào Phật đã nói những câu nói mông lung như thế.


Thật ra chuyện phải đi qua TỨ NIỆM XỨ để đến NIẾT BÀN (chấm dứt khổ) là chuyện quá dễ hiểu vì không thể có sự giác ngộ, không thể có sự tận diệt khổ đau, khi chưa hiểu chính mình. Bởi gốc cội khổ đau, gốc cội vô minh, gốc cội tham ái, đều ở trong ta, chứ không ở bên ngoài. Cho nên muốn nhổ sạch các gốc cội đó bắt buộc phải quan sát tìm hiểu chính ta. Tìm hiểu chính ta chính là thực hành TỨ NIỆM XỨ. Đạo hữu có thể tin rằng có một bậc gọi là giác ngộ mà chưa hiểu được chính mình ư?


Đức Phật nếu không tìm hiểu chính ngài thì ngài cũng đâu thể thành Phật. Bởi thế ngày đắc đạo ngài đã tâm sự như sau:


153. Lang thang bao kiếp sống

Ta tìm nhưng chẳng gặp,
Người xây dựng nhà này,
Khổ thay, phải tái sanh.



154. Ôi! Người làm nhà kia

Nay ta đã thấy ngươi!
Người không làm nhà nữa.
Ðòn tay ngươi bị gẫy,
Kèo cột ngươi bị tan
Tâm ta đạt tịch diệt,
Tham ái thảy tiêu vong.

(Kinh Pháp Cú)
Được gửi bởi NL (Guest) vào 05/10/2011 05:51 AM
Trang 441, note 25 trong cuốn "In the Buddha's Words"- Tỳ Khưu Bodhi đề cập đến nguyên văn chữ “Ekāyano ayaṃ, bhikkhave, maggo.". Ngài dịch là "a one way road"(con đường một chiều) thay vì "the only way"(con đường duy nhất). Ngài dẫn chứng trong Vinaya, Luật Tạng, từ này được dùng nhiều lần để chỉ cho con đường một chiều. Như vậy, hành giả Satipatthana tu tập trên "con đường một chiều" sẽ hướng đến một đích nhắm xác định là Nibbana. Nhưng không có nghĩa là đây là một con đường duy nhất. Lẽ dĩ nhiên là Thày Minh Châu không phải là người duy nhất dịch là "the only way", các Thày Soma Thera, Nyanaponika Thera cũng dịch như vậy. Nhưng theo thiển ý, cách dịch "one way road" thích hợp hơn và "phương tiện thiện xảo" hơn. Lý do hiển nhiên là vì cách dịch "the only way" đã gây khá nhiều tranh luận "nóng bỏng" về chuyện phải quấy đúng sai giữa các phương pháp hành trì. Kính chúc các quý đạo hữu thân tâm thường lạc.
Được gửi bởi Bhikkhu Indacanda (Guest) vào 05/09/2011 09:15 PM
Trích Dẫn: "Thứ nhì, có chỗ tế nhị, rằng khi nơi đây phải nói rằng Hòa Thượng Thích Minh Châu đã dịch sai, khi Ngài dùng chữ Tứ Niệm Xứ là pháp "duy nhất" (only) -- thực ra là "trực tiếp" (direct) mới đúng."
Góp ý:
- CĂN CỨ VÀO ĐÂU MÀ NÓI LÀ HT. MINH CHÂU DỊCH SAI? Vì dịch không giống với 2 dịch giả người Mỹ??? TỐT HƠN NÊN NHẬN XÉT NHƯ VẦY: HT. MINH CHÂU "DỊCH KHÁC" VỚI 2 DỊCH GIẢ KIA.
- TẠI SAO CỨ CHO CÁC BẢN DỊCH TIẾNG ANH LÀ CHUẨN MỰC ĐỂ SO SÁNH? HỌ DỊCH CŨNG BỊ "SAI" NHIỀU LẮM ("DỊCH SAI" CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ "DỊCH KHÁC" NHƯ SỰ ĐÁNH GIÁ Ở TRÊN). TÔI ĐÃ TRÌNH BÀY MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ ĐIỂM NÀY Ở INTERNET. Tk. Indacanda. 
Được gửi bởi NL (Guest) vào 05/12/2011 06:02 AM
Rất cám ơn đh Nguyên Giác đã cung cấp many good references về các phương pháp hành trì. Như vậy các đạo hữu khác có thể dùng các nguồn này và tìm một phương pháp thích hợp cho khuynh hướng tu tập của mình. đh GS001 ạ, đh Nguyên Giác có ý tốt đấy. Để ý thấy tất cả các phương pháp tu tập đều được Nguyên Giác dẫn chứng nguồn từ Kinh Bộ Nikaya, do chính đức Thế Tôn thuyết chứ không phải từ các dịch giả hay các người tu chưa thành Phật đâu. Tôi cũng hiểu ý đh GS001 muốn nhấn mạnh đến sự chuyên tâm, đừng tu tạp nhap. Do đó tôi xin thêm ý kiến như thế này: pháp tu thì có nhiều, các quý đh hoàn toàn tự do để thí nghiệm và chọn lựa, nhưng khi đã lựa được pháp môn thích hợp rồi, thì phải dồn hết nỗ lực và chuyên tâm về pháp môn đó thôi. Như vậy thì tốt đẹp cả. Chúc tất cả nhiều an lạc.
Được gửi bởi Phuong Minh (Guest) vào 05/12/2011 02:47 AM
Đáp lời đạo hữu Hải Đăng. (ý kiến của đạo hữu ngày 11/5)

Có lẽ đạo hữu hiểu Hòa thượng Thích Thông Lạc chưa được bao nhiêu mà vội kết luận HT là sân si.


Có thể chính sân si từ bạn khi thấy Hòa thượng nói rất rõ cái đúng, cái sai của Phật giáo, ai được khen thì mừng, ai bị chạm lòng tự ái thì nổi đóa nên. Như vậy mọi người rất dễ nhận ra là người học theo pháp môn nào.


Việc Hòa thượng đã làm là Chánh Hạnh chứ không phải Nghịch Hạnh. Nếu có thể, đạo hữu hãy đến đảnh lễ Hòa thượng một lần, sau đó rồi nói những lời trên cũng chưa muộn.


Thân ái.
Được gửi bởi GS001 (Guest) vào 05/12/2011 12:08 AM
Nếu Đh NGUYÊN GIÁC cứ loay hoay đi tìm kiếm con đường chứng ngộ qua sách vở, qua các dịch giả, qua các người tu chưa thành Phật, thì chắc qua hết cuộc đời, vẫn sẽ còn loay hoay và hoang mang như hôm nay. Sao bạn không đem ra phân tích chỉ những lời của Phật về đoạn đường cuối cùng này mà thôi? Nếu theo thiên hạ, mỗi người hiểu Phật mỗi cách. 100 người 1000 ý, lúc thế ngày lúc thế khác, biết đâu là chắc ăn?

NGUYÊN GIÁC: Cần nói thêm rằng tiến trình và cách thức mà một hành giả trở thành bậc A-la-hán luôn luôn khác nhau tuỳ thuộc vào căn cơ của từng người.


GS001: Khi đã kể từ căn cơ của chúng sanh thì đương nhiên có những con đường khác nhau, vì nó ra đi từ những vị trí khác nhau.



NGUYÊN GIÁC:


4) Về 6 con đường tới Niết Bàn, Tự Điển Wikipedia:

...

GS001: Tất cả những liệt kê trên người ta vẫn kể hết cả con đường dài, từ đầu tới cuối thì đương nhiên phải khác nhau, phải có nhiều đường khác nhau.


Bạn nên để ý thế này nữa:


1. Cho dù dịch với danh từ "DIRECT PATH" cho TỨ NIỆM XỨ thì cái đó cũng chứng tỏ TỨ NIỆM XỨ là đoạn cuối để đi thẳng tới NIẾT BÀN. Thông thường nếu là đoạn cuối thì có nghĩa là đoạn cuối cùng mà ai cũng phải đi qua đó. Ví dụ thiên hạ có thể đến nhà tôi từ vô số nẻo đường khác nhau, tùy theo vị trí của từng người. Nhưng ở đoạn cuối thì tất cả đều cùng đi qua một ngỏ như nhau từ đường vào nhà.


2. Phải hiểu thế nào là NIẾT BÀN? thế nào là A LA HÁN? mới biết rõ cách để đạt đến các mục tiêu đó. NIẾT BÀN là sự chấm dứt khổ. Tức là phải giác ngộ được VÔ NGÃ. Một vị A LA HÁN cũng là một vị đã đắc chứng VÔ NGÃ.. Mà sự thay đổi từ NGÃ qua VÔ NGÃ thì chắc chắn đòi hỏi nhìn thẳng vào cái NGÃ của mình mới có thể khám phá ra thực tướng VÔ NGÃ của nó. Đó cũng như một người phải nhìn thẳng vào nước biển XANH mới khám phá ra nước TRONG (không màu). Không có cách nào khác hơn được.


3. Nếu không cần tới TỨ NIỆM XỨ mà người ta vẫn có thể đắc đạo NIẾT BÀN thì Đức Phật đã không nói rằng khi mất TỨ NIỆM XỨ thì đạo pháp sẽ suy tàn:


Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Thắng Lâm, khu vườn ông Cấp Cô Ðộc. Rồi một Bà-la-môn đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, vị Bà-la-môn ấy thưa với Thế Tôn:

--"Do nhân gì, do duyên gì, thưa Tôn giả Gotama, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không được tồn tại lâu dài? Do nhân gì, do duyên gì, thưa Tôn giả Gotama, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài?"

--"Do bốn niệm xứ không được tu tập, không được làm cho sung mãn, này Bà-la-môn, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không có tồn tại lâu dài. Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài. Thế nào là bốn?


Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời, trú, quán thọ trên các thọ ... trú, quán tâm trên tâm ... trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.


Do không tu tập, không làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không được tồn tại lâu dài. Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài."


Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn: -- "Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Từ nay cho đến mạng chung, xin Ngài cho con được trọn đời quy ngưỡng".


Như vậy chứng tỏ mất TỨ NIỆM XỨ là mất sự sản sanh người chúng ngộ. Không có cách nào khác để tới đó.


http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-vbud/vbkin068.htm

Được gửi bởi Nguyên Giác (Guest) vào 05/11/2011 08:57 AM
Kính bạch quý Thầy và quý cư sĩ

Cảm ơn về các góp ý. Tôi nghĩ là tôi học thêm một số điều. Nơi đây, xin giảỉ thích thêm.


1) Khi đọc Kinh Pháp Cú, các đoạn dẫn trên, tôi thấy ngôn ngữ Đức Phật trong Pháp Cú được Lục Tổ Huệ Năng diễn dịch lại, không khác. Ccá đoạn Kinh Pháp Cú như thế chính là pháp vô niệm của ngài Huệ Năng.


2) Còn Thầy Thích Minh Châu là ngưòi tôi mang ơn, vì đọc Thầy từ thời thơ ấu. Bất đắc dĩ mới đưa vào chuyện này. Chữ "duy nhất" (only) và "trực tiếp" (direct) khác nghĩa nhau. Tôi nghĩ, pháp nào nhìn vào tâm đều là trực tiếp, vì tâm là chủ. Pháp Thiền Trung Hoa và Thiền Tây Tạng đều nhìn vào tâm, nhưng phương pháp đều hướng dẫn cho thấy tánh không trước. Nhìn vào tâm, là trực tiếp. Nơi đây, để thu hẹp, tôi sẽ không nhắc tới TQ và Tây Tạng, kể cả ngài Dalai Lama.


3) Thầy Thích Nhật Từ (một vị mà tôi đọc nhiều và học nhiều từ Thầy này) có bài này:

http://daitangkinhvietnam.org/nghien-cuu-phat-hoc/phat-hoc-can-ban/2828-kinh-trung-bo-giang-giai-bai-002-kinh-bay-cach-tu.html
Kinh Trung Bộ giảng giải - Bài 002: Kinh Bảy Cách Tu
xin mời xem.

3) Cũng Thầy Thích Nhật Từ có bài này:

http://www.daophatngaynay.com/vn/mobile/kinh-dien/van-hoc-kd/5611-Thanh-nhan-trong-kinh-dien-Pali.html
Thánh nhân trong kinh điển Pali
Trích:
Cần nói thêm rằng tiến trình và cách thức mà một hành giả trở thành bậc A-la-hán luôn luôn khác nhau tuỳ thuộc vào căn cơ của từng người. Có nhiều vị chứng quả A-la-hán sau khi hoàn tất sự huấn luyện về đạo đức và trí tuệ mà thuật ngữ Phật giáo thường gọi là bậc vô học (asekha). Có nhiều vị do có niềm tin bất động về Ba Ngôi Báu và nhờ vào trí tuệ hân hoan và trí tuệ năng hoạt (haasupa~n~na and javanapa~n~na) mà chứng đắc giác ngộ.[94] Có nhiều vị chứng A-la-hán do liên tục thực hành thiền định về bản chất của năm nhóm nhân tính tâm vật lý là không thường còn, không có thật thể và đau khổ.[95] Cũng có hạng A-la-hán chứng ngộ đạo quả giải thoát bằng đốn ngộ sau khi nghe một bài kinh của Phật dạy...

4) Về 6 con đường tới Niết Bàn, Tự Điển Wikipedia:

http://en.wikipedia.org/wiki/Nirvana#Paths_to_Nirvana_in_the_Pali_canon
Trích:
Paths to Nirvana in the Pali canon

In the Visuddhimagga, Ch. I, v. 6 (Buddhaghosa & Ñāṇamoli, 1999, pp. 6–7), Buddhaghosa identifies various options within the Pali canon for pursuing a path to nirvana,[34] including:


by insight (vipassana) alone (see Dh. 277)[35]

by jhana and understanding (see Dh. 372)[36]
by deeds, vision and righteousness (see MN iii.262)[37]
by virtue, consciousness and understanding (7SN i.13)[38]
by virtue, understanding, concentration and effort (see SN i.53)[39]
by the four foundations of mindfulness (see Satipatthana Sutta, DN ii.290)[40]

Depending on one's analysis, each of these options could be seen as a reframing of the Buddha's Threefold Training of virtue, mental development[41] and wisdom.


5) Quan điểm Phật Giáo Miến Điện: DIFFERENT WAYS TO NIRVANA (NIBBANNA)

http://aminor-amajor.blogspot.com/2010/09/different-ways-to-nirvana-nibbanna.html

Awareness of the body as a collection of organs is a wa y to unconstruct...

The four foundations of awareness is a wa y to this uncreated dimension...
Serene calm and profound insight is a wa y to this unconditioned sphere...
Concentrated directed thought & sustained examination is such a wa y ...
Absorption into emptiness, signlessness, and into the uninclined is a wa y ...
The four right efforts is a wa y to this unconditional state...
The four roads to force is a wa y to this unchanging state...
The five pure abilities is a wa y to this unfailing state...
The five pure powers is a wa y to this undeca y ing state...
The seven links to awakening is a wa y to this deathless state...

The Noble 8-
Được gửi bởi hải đăng (Guest) vào 05/11/2011 06:20 AM
Bạn Ban Mai hỏi: "Đã có ai sau khi đạt tứ thiền chứng đắc được tam minh để thấy mình viên ngộ chưa? Nếu đạt được tứ thiền hoài mà không giác ngộ thì làm cái gì tiếp?"

Tôi đọc đây đó trên các websites và biết được HT. Thích Thông Lạc đã chứng được tứ thiền và tam minh. Và sau khi "chứng ngộ", việc làm tiếp của HT Thông Lạc là phủ nhận hết hảy giáo lý Đại thừa, và cũng chê các sư thuộc tông phái Theravada là "bẻ vụn giới" là "tự chế giới luật". Và một điều tôi thắc mắc là, không biết sao HT Thông Lạc đã "chứng ngộ" mà ngôn ngữ lại rất "sân si". Phải chăng là "nghịch hạnh"?! 
 
Được gửi bởi tamnhulac (Guest) vào 05/16/2011 04:07 PM
THIỀN VÀ VÔ NIỆM.

Tôi là cư sĩ Pháp Định,lần đầu tiên tôi tham gia diễn đàn phật pháp của TVHS, với vài ý tưởng về bài Thiền và Vô Niệm của Nguyên Giác và các đạo hữu.

Thiền là trở về tự tánh, tự nhiên tánh có sẳn của mỗi con người chúng ta : như:tánh thấy , tánh nghe, tánh ngửi, ….tánh của ý.
Thiền là tập trung cao độ quan sát và lắng nghe ( trước mọi đối tượng cần biết ), với cái đầu trạng thái tróng không ( vô niệm) không đánh giá hay bình luận. Nơi đây,ta phát sinh sự hiểu biế và. biết cái điều ta muốn biết.
Nghĩa là trong trạng thái cái đầu 0, ta tiếp thu tất cả thông tin và cho ta cách xử lý tất cả thông tin. Cũng chính nơi đây, giúp ta khám phá vấn đề, cho ta nhiều biện pháp và ý tưởng chính xác, suy nghĩ chính xác,cảm xúc chân chính vậy. Phật gọi là chân pháp, pháp chân thật chỉ có trong hiện tại, nó cũng luôn thay đổi , nó không có trong kinh nghiệm, văn tự hay kiến thức nào để truyền, nó không có giáo pháp nào để dạy, chân pháp là pháp chân thật chỉ xuất hiện vào hoàn cảnh trong hiện tại đó thôi, và nơi đó cho ta cách xử lý và biện pháp giải quyết tốt đẹp cũng từ nơi đó mà thôi.
Đây là sự thật, mong quý đạo hữu trải nghiệm xem thử sẽ thấy kết quả tức thì. Đừng dùng kiến thức kinh điển mà suy đoán vè thiền, sẽ bị cột .
Các bạn thực hành thử xem, niệm tin và phước báo giúp các bạn thành công.,mầu nhiệm có ở ngay bây giờ, và chính nơi ta.
Tạm biệt có duyên gặp lại. MÔ-PHẬT.
16-05-2010. PĐ.

Được gửi bởi webadmin (Administrator) vào 05/16/2011 02:08 PM
Thưa toàn thể quý đạo hữu,
Nhân dịp Lễ Phật Đản 2011 PL 2555, Ban Biên Tập Website Thư Viện Hoa Sen kính chúc toàn thể quý đạo hữu một mùa Phật Đản tràn đầy an lạc, thân tâm cát tường như ý.
Cũng luôn tiện kính tin quý độc giả hay, sau Lễ Phật Đản tức sau ngày 17-05-2011 một số thư mục trong TVHS sẽ không được update hàng ngày, trong đó có thư mục Ý KIẾN ĐỘC GIẢ. Trong thời gian này chúng tôi sẽ hiệu chỉnh lại phần mềm (software), như phần “Ý Kiến Độc Giả” có một số chức năng hiện bị giới hạn cần phải hủy bỏ và thêm vào đó một số chức năng khác tiện ích hơn cho độc giả. Chúng tôi rất cảm ơn quý đạo hữu đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho độc giả và TVHS trong thời gian qua.
BBT Website TVHS
Được gửi bởi tamnhulac (Guest) vào 05/16/2011 06:58 AM
Cám ơn mọi người.Hay quá!
Được gửi bởi GS001 (Guest) vào 05/12/2011 05:03 PM
NGUYÊN GIÁC: đoạn 126 rằng người không trụ vào tất cả pháp thiện và ác thì thành tựu Niết Bàn.


GS001:


Chứng Niết bàn không phải dễ như vậy đâu thưa đạo hữu. Đạo hữu đã hiểu sai kinh Phật rồi. Đoạn kinh Pháp cú đó nguyên văn như thế này:


126.

Một số sinh bào thai,
Kẻ ác sinh địa ngục,
Người thiện lên cõi trời,
Vô lậu chứng Niết Bàn.

Như vậy ý của kinh là: VÔ LẬU chứng NIẾT BÀN. Chứ không phải như đạo hữu hiểu "không trụ vào tất cả pháp thiện và ác thì thành tựu Niết Bàn."


Hiểu như đạo hữu thì không lẽ mấy kẻ hôn mê, không trụ ác, không trụ thiện, cũng chứng Niết bàn sao? Hoặc những kẻ có lòng DỤC chủ trương không trụ ÁC không trụ THIỆN cũng có thể chứng NIẾT BÀN sao?


Phải đạt đến trình độ VÔ LẬU mới chứng NIẾT BÀN. Mà VÔ LẬU có nghĩa là đã hết mọi hệ lụy phiền não. Bậc đó phải chứng VÔ NGÃ mới có thể dứt hết mọi hệ lụy để thành VÔ LẬU.


Cho nên tôi biết phương pháp VÔ NIỆM của Tổ Sư Thiền để tránh nhị biên, không ác không thiện, không thể nào đi đến được NIẾT BÀN. Vì với cái lòng DỤC muốn đạt sự VÔ NIỆM đó thì ngay cả SƠ THIỀN cũng không thể đạt được. Vì SƠ THIỀN là phải LY DỤC + LY ÁC PHÁP.


Đó là chưa nói rằng khi cố tránh NHỊ BIÊN tức là vẫn còn ở trong NHỊ BIÊN. Vì vẫn còn phân biệt "NHỊ BIÊN" với "KHÔNG NHỊ BIÊN". Cho nên TỔ SƯ THIỀN là một pháp thiền vừa sai cả lý thuyết lẫn thực hành, mà nguyên do chỉ vì hiểu lầm kinh BÁT NHÃ, rồi đem cái hiểu đó ra mà thực hành.


Tôi thành thật khuyên các đạo hữu nên trở về tu CHÁNH NIỆM (Tứ Niệm Xứ) của Phật đi, càng sớm càng tốt. Vì tuổi già với đầy bệnh hoạn cũng sắp đến với quí đạo hữu rồi.


Thân ái.

Được gửi bởi GS001 (Guest) vào 05/12/2011 09:29 AM
NL: đh GS001 ạ, đh Nguyên Giác có ý tốt đấy. Để ý thấy tất cả các phương pháp tu tập đều được Nguyên Giác dẫn chứng nguồn từ Kinh Bộ Nikaya

GS001: Cũng có ý tốt, nhưng cũng có ÁI, THỦ, HỮU ôm chấm những gì đã dính mắc.


Tôi muốn khi bàn luận về Phật Pháp, chúng ta phải trưng dẫn ra bằng cớ với các PHẬT NGÔN, với các link đi vào các KINH TẠNG có thực để cho Phật tử đọc đàng hoàng chứ không trưng dẫn những bài viết của những người chưa chứng ngộ, bất chấp ngài đó nổi danh cở nào.


Có thiếu gì thầy nổi danh tuyên bố Phật nói rằng Đạo Phật có 84000 pháp môn tu hoặc "Vạn pháp là Phật pháp". Nhưng thật ra chẳng có một kinh tạng nào mà Phật đã tuyên bố những lời mông lung như thế cả. Nếu thế thì Đạo Phật đã không cần có các danh từ như CHÁNH ĐẠO như CHÁNH KIẾN, CHÁNH BIẾN TRI v.v.. Khi đã có CHÁNH thì đương nhiên không thể "Vạn Pháp là Phật Pháp" được. Tôi cho đó chỉ là những lời biện hộ của các ông thầy không nắm vững Pháp của Phật.


Tất cả những references của đh Nguyên Giác vẫn chỉ đem ra các bài viết từ những con người chưa chứng ngộ, chứ chưa hề reference thẳng đến các Kinh tạng chứa đựng các Phật ngôn cho tôi thấy. Dầu cho từ một vị sư nổi tiêng nào đó tuyên bố rằng cái này lấy từ Kinh tạng PALI hay PHẠN NGỮ thì tôi vẫn đòi hỏi cho thấy nguyên văn Phật ngôn đã nói như thế nào và từ ở kinh nào?


Với tôi, nếu nói về đường tu từ căn cơ của mỗi chúng sanh thì tôi đồng ý có vô số nẻo đường. Nhưng khi chỉ nói đến đoạn cuối cùng, để chứng ngộ NIẾT NÀN, thì bắt buộc phải "ĐỘC NHẤT" qua TỨ NIỆM XỨ như Phật đã nói. Vì nếu chưa thấy rõ THỰC TƯỚNG VÔ NGÃ của chính mình thì chưa thê đắc đạo được. Mà TỨ NIỆM XỨ là pháp bắt buộc phải qua cho những ai chưa giác ngộ THỰC TƯỚNG VÔ NGÃ của mình. Nếu không cần thiết như vậy thì Phật đã không tuyên bố CHÁNH PHÁP sẽ suy tàn khi mất TỨ NIỆM XỨ (xem trưng dẫn của tôi lần trước). Vì đó là pháp để tạo ra người chứng ngộ, để hiển dương lại CHÁNH PHÁP.


Thông thường, như tôi đã nói trước đây, với những người còn đứng dưới chân núi nhìn lên thì đều tưởng mọi con đường lên núi đều đi tới đỉnh. Nhưng khi lên gần tới đỉnh mà nhìn xuống thì không phải như vậy. Sẽ thấy vô số đường bị cụt, vô số đường ngoằn ngoèo chẳng lên tới đỉnh. Tôi nói như vậy cũng chỉ cốt giúp cho Phật tử không phí hết cuộc đời vì các đường tu lang bang theo kiểu 84000 pháp môn.


Hãy cố gắng đi vào CHÁNH ĐẠO ngay trong kiếp này. Vì không dễ gì sinh lại được làm người để tiếp tục tu học. Đó là chưa nói mỗi khi TÀ KIẾN (VÔ MINH) đã tạo ra HÀNH thì cái HÀNH sẽ tạo ra NGHIỆP THỨC để giam giữ chúng sanh ở mãi trong TÀ KIẾN càng ngày càng sâu dày hơn (xem 12 NHÂN DUYÊN). Lúc đó phải chờ nhân duyên gặp được bậc đại trí tuệ mới có thể gở ra khỏi TÀ KIẾN.
 

1 nhận xét:

  1. ĐẶNG QUỐC TUẤNlúc 00:45 27 tháng 2, 2013

    Trong LUẬN LÝ HỌC có câu "Chưa biết rõ mà phê phán là HỒ ĐỒ". GIÁO LÝ CỦA PHẬT THÍCH-CA có 2 điều cơ bản: TRÙNG TRÙNG DUYÊN KHỞI LUÂN HỒI (tục đế) và VÔ NGÃ (chân đế); Dễ dàng khế hợp lại rất rõ là "LUÂN HỒI NHƯNG VÔ NGÃ". Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC đã chỉ thương mở cho chúng sanh xoay quanh PHẬT Ý đó và NHƯ PHẬT THÍCH-CA đã từng thổi tan CÁC LUẬN ĐIỆU VÔ MINH CHẤP LUÂN HỒI HỮU NGÃ (kề cả của những người xưng họ THÍCH - như Đại kinh Saccaka); Do vậy cũng xứng "ĐẠI BI - ĐẠI TRÍ - ĐẠI DŨNG" như PHẬT THÍCH-CA chớ đâu chỉ A-LA-HÁN !

    Trả lờiXóa